Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa »» Chương V: Tuệ Trung Thượng Sĩ »»

Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa
»» Chương V: Tuệ Trung Thượng Sĩ

Donate

(Lượt xem: 4.928)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa - Chương V: Tuệ Trung Thượng Sĩ

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông sinh năm 1230 và viên tịch năm 1291. Tên thật là Trần Tung hay Trần Quốc Tung, là một thành viên trong Hoàng tộc Nhà Trần với tước hiệu là Hưng Ninh Vương và là một Thiền sư Việt Nam. Ông là người hướng dẫn Vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Ông là người Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ của Vua Trần Thánh Tông. Nhìn lại Tộc Phả của họ Trần thì ta thấy Trần Thừa tuy không làm vua, nhưng sau khi con là Trần Cảnh lên làm vua (Trần Thái Tông) đã phong cho ông là Thái Tổ, ông có được 2 người con trai, đó là Trần Liễu và Trần Cảnh.

Trần Liễu là anh và nhánh của ông sau này chỉ sinh ra những tướng tài như Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay Hoàng hậu như Thiên Cảm (vợ của vua Thánh Tông). Đến đời cháu nội của Trần Liễu (con của Hưng Đạo Vương) thì có đến 4 tướng tài. Đó là Hưng Vũ Vương Quốc Nghiễn sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông hai lần vào năm 1285 và 1288 được Vua Trần Nhân Tông phong đến chức Khai Quốc Công Thần; rồi Hưng Hiển Vương Quốc Uy; Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng và Hưng Trí Vương Quốc Hiện. Cũng có một Hoàng hậu, đó là Khâm Từ Hoàng hậu (vợ Vua Trần Nhân Tông.)

Còn bên phía Trần Cảnh thì làm vua suốt cả nhiều đời trong triều đại Nhà Trần. Từ Trần Thái Tông, đến Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông v.v… nhưng có một điểm đặc biệt trong Triều Trần là anh em nhà Chú lấy anh em nhà Bác hay ngược lại. Nếu đánh giá về huyết thống và gia phong thì nó quá gần gũi, đôi khi trở thành “loạn luân” với nhau, mà chuyện này không phải là không có, sau này có cảnh em ruột thông dâm với chị mình theo lời khuyên của một lão phù thủy. Việc này thực khó chấp nhận trên hành vi đạo đức, nhưng nếu đứng về phương diện luân hồi nhân quả thì có thể hiểu được. Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm làm vợ, tức là con nhà Chú lấy con nhà Bác và sinh ra Trần Nhân Tông. Còn Tuệ Trung Thượng Sĩ là anh ruột của Hưng Đạo Vương, Vũ Thành Vương Doãn và Thiên Cảm Hoàng hậu, như vậy Thánh Tông phải gọi Tuệ Trung Thượng Sĩ là Sư huynh và Nhân Tông phải gọi Tuệ Trung là Cậu. Cậu cháu chắc chắn gặp nhau rất thường nơi cung nội cũng như những nơi tiêu dao ở Thượng Uyển. Có lẽ vì vậy mà Tuệ Trung có nhiều cơ hội để nói cho cháu mình nghe về đạo lý của nhà Phật. Từ đó Nhân Tông mới thấm nhuần giáo lý này.

Vậy thì vai trò của ông cũng rất quan trọng, nhưng trong lịch sử nước nhà ít được nhắc đến, nếu có chăng chỉ đề cập Trần Quốc Tung anh ruột Trần Hưng Đạo. Thêm nữa, trong 2 lần chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1285 và 1288 đều có sự góp sức của ông, nhưng lịch sử cũng thờ ơ không ít. Ở đây người biên tập bộ “Tiểu thuyết phóng tác về lịch sử cuối Lý đầu Trần” này muốn trả lại những giá trị lịch sử đích thực cho những người làm nên lịch sử về lại với chỗ đứng của họ trong lòng dân tộc Việt, nên chỉ ghi thêm đậm nét đặc biệt của những vị vua, quan, tướng, Hoàng hậu, Công chúa dưới thời Lý cũng như Trần để sau này nếu ai đó đọc đến lịch sử Việt Nam thì có thể hiểu rõ ràng cho một thời đại như thế. Nếu không có những bậc nhân tài hiền đức như vậy xuất thân, thì Việt Nam chúng ta sẽ xoay qua một hướng khác, có thể không độc lập tự chủ được một thời gian dài trong 400 năm như thế.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Tống vào năm 1258, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã 28 tuổi (ông sinh năm 1230), nhưng không thấy sử sách ghi công trạng của ông và ông đã làm gì trong thời gian này, đến năm 1285 và 1288 trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông này ông đều trực tiếp tham gia. Sử chép rằng ngày 10 tháng 6 năm 1285 ông cùng với Hưng Đạo Vương đem hơn 20.000 quân giao chiến với tướng nhà Nguyên là Lưu Thế Anh và đuổi Thoát Hoan chạy dài đến sông Như Nguyệt (sông Cầu) và trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 năm 1288, ông còn được giao những nhiệm vụ ngoại giao quan trọng, từng đến đồn trại đối phương vờ ước hẹn trá hàng, làm cho họ mất cảnh giác, sau đó cho quân đến đánh phá.

Chỉ xem một đoạn sử ngắn như bên trên chúng ta cũng thấy vị trí của Tuệ Trung Thượng Sĩ là gì. Ông đã cùng Trần Hưng Đạo, tức là em ruột của mình chiến đấu với tướng của nhà Nguyên và đuổi Thoát Hoan thua chạy đến sông Như Nguyệt. Với 20.000 quân tinh nhuệ dưới sự cầm đầu của ông và Trần Hưng Đạo, các tướng sĩ của nhà Nguyên và ngay cả Thoát Hoan cũng phải liều mình chạy trối chết, thì thử hỏi ông không phải là một người cầm quân đại tài sao? Nhưng tại sao sử sách ta chỉ thấy nhắc nhở đến Trần Hưng Đạo mà ít đề cập đến ông? Có lẽ vì ông đã đi xuất gia đầu Phật. Khi thấy quê hương đất nước lầm than chinh chiến bởi quân Nguyên Mông, ông đã cởi bỏ áo cà sa lại chùa, sát cánh cùng em mình chống giặc mãnh liệt, khiến cho Thoát Hoan phải chạy trối chết. Sau khi chiến trận thành công, ông cũng chẳng màng lợi danh gì cả nên không cần cháu mình là Nhân Tông phong vương hay phong tướng. Vả lại những chức vụ ấy chỉ là hư danh nơi chốn triều đình, chứ có ý nghĩa gì đâu so với một bậc xuất trần làm Thượng Sĩ!

Đến lần thứ 3 năm 1288 thì ông lại được giao cho việc ngoại giao, có nhiệm vụ đến đồn trại của đối phương vờ ước hẹn trá hàng, làm cho họ mất cảnh giác và sau đó cho quân đến đánh phá. Như vậy lúc này ông mặc đồ tu hay đồ trận? Trong luật Phật chế thì “người xuất gia không được ở lại nơi quân trận quá 3 đêm”, có lẽ nơi đó là chốn đấu tranh kiên cố, thưởng phạt kẻ có công cũng như người có tội, cho nên Phật không cho phép người xuất gia hiện diện. Nhưng ở đây Tuệ Trung Thượng Sĩ cùng với Nhân Tông hay Hưng Đạo Vương vốn là người nhà, mà đất nước đang lâm nguy thì người trong một nhà không thể làm ngơ ngồi đó mà tu hành được, nên ông phải phương tiện giúp đời dưới hình thức là một vị tướng, nhưng với tâm thức và hành động của một nhà tu, lời nói dịu dàng, văn chương bút đàm linh hoạt, đượm vẻ từ bi, trí tuệ nên quân giặc tin chăng? Và cuối cùng ở những buổi bút đàm ấy làm cho quân giặc mất cảnh giác và họ đã bị thua qua tài trí, mưu lược của một Tuệ Trung Thượng Sĩ. Nếu ông không phải là một người tài thì chắc rằng ông không được tin dùng, để làm một gạch nối giữa đôi bên như vậy.

Sau khi kháng chiến tuy ông cũng được phong cho chức Tiết Độ Sứ cai quản phủ Thái Bình, nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay là huyện Vĩnh Bảo), ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân Trang để nuôi dưỡng nghiệp Thiền. Như vậy cả hai bên chính quyền của Vua Trần Nhân Tông vẫn không quên công cán của ông, nhưng với ông việc được phong chức tước Tiết Độ Sứ ấy nó không cần thiết, nên ông về lại Tịnh Bang để an dưỡng nơi Dưỡng Chân Trang để tìm lại chính mình. Đây là hành động thật cao cả của những bậc Chân Tăng xưa nay trong thiên hạ vậy. Không nhất thiết chỉ là Việt Nam mới có những bậc Cao Tăng, thạc đức, hữu học như vậy, mà đa phần những vị vua hay tướng của Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Mông Cổ, Thái Lan, Miến Điện v.v…đều làm như vậy cả. Vì vinh hoa phú quý đối với họ giờ đây không có ý nghĩa gì. Suốt một cuộc đời làm vua, làm tướng hay công hầu nơi chốn triều ca, cuối cùng rồi cũng chỉ là một bả hư danh rỗng tuếch và tất cả đều bị luật vô thường chi phối. Họ đã hiểu được điều này, nên mới xử sự như vậy.

Năm 1291, Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch, thọ 69 tuổi và suốt một cuộc đời dài hơn 60 năm ấy, lịch sử cho ta thấy ngay khi còn trẻ ông cũng không thích công danh, có lẽ do ông sinh ra trong một gia đình có quá nhiều nghịch cảnh về vấn đề hôn nhân cận huyết giữa bên nội lẫn bên ngoại nên ông chẳng tha thiết gì với đời sống gia đình, ông đã tìm đến Thiền sư Tiêu Dao để học đạo rất sớm. Ông vừa học Thiền, thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ, vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Ông đã trực tiếp tham dự vào những thời khắc quyết định của lịch sử về vận mệnh đất nước, do đó ông đã nhận định rất rõ về chân tính cuộc đời và chọn lối sống hòa ái, tự tại. Tư tưởng chính của Tuệ Trung Thượng Sĩ thể hiện qua lời đáp: “Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt được từ ai khác” cho câu hỏi của Vua Trần Nhân Tông: “Tông chỉ của Thiền là gì?”

Ông được Vua Trần Thánh Tông nể vì, do kiến thức uyên bác về nội ngoại điển, được Vua tôn làm Đạo huynh. Ông sáng tác nhiều thi, kệ, một số được kết tập trong “Thượng Sĩ Ngữ Lục” rất nổi tiếng.

Hiện thơ ông còn tất cả 49 bài, được xếp trong bộ Thượng Sĩ Ngữ Lục và ở đây xin trích dẫn 4 bài để nắm bắt được phần nào tư tưởng của ông.

Dưỡng Chân

Suy táp hình hài khởi túc vân,
Phi quan lão hạc tị kê quần,
Thiên thanh vạn thúy mê hươngquốc,
Hải giác thiên đầu thị dưỡng chân.

Nuôi dưỡng chân tính

Thân xác đau gầy há đáng than,
Phải đâu hạc cả lánh gà đàn,
Nghìn xanh muôn thúy mờ non nước,
Góc biển lưng trời, nơi dưỡng chân.

Sau khi đọc 4 câu thơ này ta thấy ý tứ của Thượng Sĩ rất thoát tục, dầu cho có ở góc biển hay chân trời nào đi chăng nữa thì non xanh nước biếc, vốn là chốn bồng lai tiên cảnh, đâu phải nệ hà gì là chỗ nọ, chỗ kia. Cho nên đừng phân biệt bỉ thử nữa làm gì cho hao gầy thân xác. Hãy quán cảnh ấy và thân này là một, vì Phật tánh không ngoài chân tâm mà có, chân tâm ấy không thể tìm cầu bên ngoài được, mà mỗi người hãy tự trở về với chính mình thì mới nên.

Giản đề tùng

Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên,
Hưu ta địa thế sở cư thiên,
Đống lương vị dụng nhân hưu quái,
Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền.

Cây tùng ở đáy khe

Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên
Đừng than thế mọc lệch cùng xiên
Cột rường chưa dụng người thôi lạ,
Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen.

Bài này tả cảnh một cây tùng bị mọc chen vào giữa một khe đá. Ý nói như ông, sinh ra trong đời này chung quanh bị vây hãm bởi thị phi nhân nghĩa, nhưng tâm ông không ganh ghét với người tài giỏi hay kẻ kém hèn hơn ông, mà ông quan niệm rằng nếu cây tùng ấy chưa làm được gì thì cũng miễn cho đi. Dẫu sao đi nữa ở trước đám cỏ dại và hoa hèn, thì tùng cũng đang ngẩng cao mặt lên với trời đất để vươn thẳng cành lá vào không trung đấy!

Chiếu thân

Tiêu đầu lạn ngạch bị kim bào,
Ngũ thất niên gian thị xưởng tào,
Túng dã siêu quần kiêm bạt tụy
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao.

Soi mình

Sém đầu giập trán vận kim bào,
Ta bấy năm nay chốn xưởng tào,
Hễ đã hơn người và vượt bậc
Vẻ vang rồi lại đến lao đao.

Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông hai lần vào năm 1285 và 1288 với em ruột mình là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ông đã được chú (cậu) mình là Vua Trần Thánh Tông cùng cháu mình là Trần Nhân Tông phong làm Tiết Độ Sứ cai quản phủ Thái Bình, nhưng ông nhận thấy áo mão cân đai của quan lại không phù hợp với mình, nên ông hay tự xét mình qua hình ảnh của một ông quan trước vua chúa và triều thần bá quan văn võ phải tung hô vạn tuế và giập trán, cúi đầu dạ dạ vâng vâng. Bao nhiêu năm như thế ở chốn công đường, thấy xảy ra nhan nhản không biết bao nhiêu là chuyện ganh tị, đố kỵ lẫn nhau. Nếu ai đó giỏi giang hơn người khác và trội lên về những phương diện chuyên môn của văn hay võ thì việc ấy vẫn bị gièm pha dị nghị như thường. Đúng là vẻ vang đó, nhưng lao đao lận đận ở chốn quan trường cũng đó.

Cố Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu cũng đã dịch nhiều bài thơ chữ Hán của Tuệ Trung Thượng Sĩ khi Ngài còn sanh tiền và sau đây là bài “Xuất trần”, cũng nói lên được cái ý thoát tục của Tuệ Trung Thượng Sĩ vậy.

Xuất trần

Tằng vi vật dục dịch lao khu,
Bài lạc trần hiêu thế ngoại du.
Tán thủ ná biên siêu Phật Tổ.
Nhất hồi đẩu tẩu, nhất hồi hưu.

Ra khỏi cảnh trần

Tấm thân vật dục cuốn lôi,
Xa rời trần cảnh, rong chơi cõi ngoài.
Bên kia Phật Tổ thảnh thơi,
Một thời gột rửa, một thời an vui.

Cái đạo làm người nó quá gian nan đi chứ! Vì lẽ con người luôn bị vật dục như: Tài, sắc, danh, thực, thùy cuốn trôi, làm cho thân thể phải mệt nhọc. Muốn ra khỏi chốn trần lao não phiền ấy để rong chơi bên ngoài thị phi, nhơn nghĩa thì phải buông bỏ cảnh huyên náo của trần tình. Buông bỏ hết để vượt qua cảnh giới của chư Phật, sau khi đã gột rửa được hết tất cả những não phiền, thì đó mới là sự an lạc miên viễn. Chỉ có nội tâm phong phú, an lạc tự tại thì ta mới mong cảm hóa được người bên cạnh, nếu không phải là vậy, tất cả đều chỉ là sự thể của thế gian mà thôi.

Ông là con nhà quan, nhà tướng, hoàng tộc, sĩ phu và là người tiêu dao tự tại nơi cửa thiền nên khi ông còn sống cũng có nhiều giai thoại rất thiền, rất đặc biệt như sau:

Một hôm Hoàng Thái Hậu Thiên Cảm mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay. Tuệ Trung Thượng Sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn.

Hoàng Thái Hậu hỏi: “Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?”

Ông cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh. Em không nghe các bậc cổ đức nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?”

Đúng là câu nói của những Thiền sư đã đạt đạo. Chỉ những người liễu đạt được tánh không thì mới trả lời được như vậy. Cái không ấy vượt lên trên tất cả cái có và cái không; nghĩa là Thiền sư khi làm động tác ấy không trụ vào có mà cũng không trụ vào không, mà ông trụ vào chỗ vô trụ; nghĩa là làm cũng như không làm, không làm nhưng mà làm. Đó là bản chất của Thiền, là sự tiêu dao tự tại của những Thiền sư lâu nay vốn vẫn là như vậy. Trong bữa tiệc này có cả Vua Trần Nhân Tông, Vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhưng chưa tiện hỏi. Vua Trần Nhân Tông gọi Tuệ Trung Thượng Sĩ là cậu. Khi ông đến với triều đình trong bữa tiệc này với tư cách là một Thiền sư, vì ông đã học Thiền với Thiền sư Tiêu Dao rồi. Do vậy mà Trần Nhân Tông lưu ý đến câu nói cũng như hành động của ông qua sự tra hỏi của Hoàng Thái Hậu Thiên Cảm, mẹ của ông đối với cậu ruột của mình. Câu “Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát”. Có nghĩa là sự giải thoát này nó không liên quan gì tới Văn Thù hết. Ăn là ăn, tu là tu, Thiền là Thiền… mỗi cái đều độc lập với nhau, không xen lẫn vào nhau. Đây cũng là tư tưởng của Vua Trần Nhân Tông sau này khi đã trở thành Điều Ngự Giác Hoàng của Phái Trúc Lâm Yên Tử:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền
Có báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền.

Thiền này là Thiền tự tại. Ví như đói thì cứ ăn, mệt thì cứ nghỉ. Khi đói không nên tìm cách cưỡng lại cái đói và khi mệt thì không cần phải cố gắng gì hơn nữa cả. Trong tâm hiện đã có Phật tánh sẵn rồi, khi đối cảnh thì tâm ấy đã là tâm Phật rồi, không cần phải tìm kiếm đâu xa xôi gì nữa cả.

Có nhiều sử gia vẫn lầm tưởng ông là Trần Quốc Tảng, cũng không phải là Trần Quốc Tuấn, mà ông là Trần Quốc Tung, anh ruột của Trần Quốc Tuấn, tức là Hưng Đạo Vương. Có lẽ lâu nay sách sử ít đề cập về cuộc đời của ông một cách chi tiết, nên mới như vậy. Trong thời gian gần đây các Sử gia Phật giáo như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Học giả Thích Tuệ Sỹ, Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhất là Thiền sư Thích Thanh Từ đã chú giải những bài thơ và viết nên lịch sử của Tuệ Trung Thượng Sĩ một cách rõ ràng, nên nhiều người mới quan tâm đến. Là Phật tử, là người Việt Nam, chúng ta không thể quên công ơn to lớn của ông đã cùng Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông, nên ngày nay chúng ta mới có cơ hội tồn tại trên dải đất hình cong như chữ S này.

Ngoài ra những ai nhận phái Trúc Lâm Yên Tử làm tông phái của mình để tu hành thì không thể không biết đến Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, vốn là Thầy của Vua Trần Nhân Tông, người sáng lập ra Thiền phái này. Sự truyền thừa của Trúc Lâm Tam Tổ rất rõ ràng. Đó là Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang, nhưng nếu không nhờ hình bóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ ở chốn triều đình, thì làm sao ai có thể ảnh hưởng đến Vua Trần Nhân Tông được? Do vậy chúng ta cũng có thể kết luận rằng: Tuệ Trung Thượng Sĩ chính là người mở đường dẫn lối cho Vua Trần Nhân Tông đi vào cửa Đạo và sau này trở thành Sơ Tổ của Phái Trúc Lâm Yên Tử vậy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Ai vào địa ngục


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.234.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...