Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Lấy sức định huệ hàng phục ma oán »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Lấy sức định huệ hàng phục ma oán

Donate

(Lượt xem: 8.025)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lấy sức định huệ hàng phục ma oán

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong Vô Lượng Thọ, đức Phật dạy chúng ta cần phải có đầy đủ cả hai thứ định lực và huệ lực thì mới có khả năng hàng phục ma oán. Vậy, định lực và huệ lực ở đây mang ý nghĩa gì? Định lực là đối với nhiều loại ma oán vẫn không bị chúng dụ hoặc. Huệ lực là thấy rõ chân tướng của sự lý nhân quả. Có bốn loại ma oán; đó là phiền não ma, ấm ma, tử ma và thiên ma. Phiền não ma là tham, sân, si, mạn, nghi, ganh ghét, thị phi v.v… thường gây hại đến thiện pháp của con người. Ấm ma là thân ngũ ấm của con người bao gồm “sắc, thọ, tưởng, hành, thức” thường hoại diệt lẫn nhau. Tử ma là hủy hoại mạng căn của người. Thiên ma là ngoại ma thích phá hoại sự lành của người khác.

Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh, đức Thế Tôn nói: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật,” nghĩa là “tâm này là Phật, tâm này làm Phật.” Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp nhiều người hiểu lầm ý nghĩa của chữ Phật và ma rất nhiều. Có người nghe tiếng ma thì rất sợ hãi dù chưa bao giờ tận mắt thấy ma, họ chẳng biết con ma đáng sợ nhất luôn quanh quẫn bên mình chính là mình, chớ chẳng phải là con ma bên ngoài. Nếu gặp phải người hay sợ ma, chúng ta nên dùng câu “tâm này là Phật, tâm này làm Phật” để giải thích cho họ biết rõ: Phật là ta, ma cũng là chính ta! Vì sao? Vì đức Phật đã bảo: “Tâm, Phật và chúng sanh là ba thứ không sai biệt.” Tâm có ba loại là Nhục đoàn tâm, Duyên lự tâm và Linh tri tâm. Nhục đoàn tâm là quả tim hiện đang ở trong cái thân do cha mẹ sanh ra. Duyên lự tâm là cái vọng tâm đang phân biệt mọi thứ cảnh giới thiện ác, thuận nghịch v.v... Linh tri tâm, còn được gọi là Chân tâm Tự tánh, thì chứa đựng trăm ngàn vạn ức thứ sai khác nhưng lại chẳng hề bị động loạn; dù trải khắp ba thời quá khứ, hiện tại và vị lại, nhưng Linh tri tâm chẳng hề đổi dời. Linh tri tâm luôn chiếu sáng rạng ngời, bao trùm cùng khắp cả mười phương thế giới; thế mà nó vẫn đứng riêng một cách độc lập, không hòa lẫn với trần cảnh, nơi Thánh nó chẳng tăng, nơi phàm nó cũng chẳng giảm. Chư Phật đã trở về Linh tri tâm nên gọi là giác. Chúng sanh còn rong rủi chạy theo vọng thức nên gọi là mê. Chỉ do một niệm giác hay mê mà lại sanh ra vô vàn các tướng sai biệt giữa Phật và chúng sanh. Nhưng thật ra nơi Tự tánh, Phật, Tâm và chúng sanh chỉ là một, không phải là hai. Nơi Thật tánh, Phật chính là chúng sanh, chúng sanh chính là Phật, ngoài tâm không có Phật cũng không có chúng sanh. Như vậy, chẳng thể ngoài tâm mình mà tìm thấy Phật, Tây Phương Tịnh độ và bản tánh Di Đà, lại không có niệm nào chẳng phải nương vào từ phụ A Di Đà Phật để tìm thấy Chân tâm Phật tánh; bởi vì Phật chính là Chân tâm của mình, còn ma chính là vọng tâm của chính mình.

Trong Tám Tướng Thành Đạo của Tiểu thừa và Đại thừa đều nói đến hàng phục ma. Đối với Tiểu thừa chủ yếu là hàng phục ngoại ma. Còn Đại thừa thì chỉ coi trọng việc hành phục nội ma, tức vọng tâm của mình. Vì sao? Bởi vì ma là một, chẳng hai. Giác ngộ, ma bèn thành Phật; mê rồi, Phật biến thành ma, chuyện là như vậy đó, thảy đều là chính mình. Nói cách khác, mê là ma, giác là Phật. Tâm thì sao? Tâm không có giác hay mê, giác hay mê là vọng tâm, chân tâm chẳng có giác hay mê. Vì vậy, đã giác ngộ, mà quý vị còn ý niệm giác ngộ, tức là quý vị vẫn chưa giác ngộ, vẫn rớt trong hai ba (tam tâm, nhị ý). Hai ba là bất giác; [nhận thấy] mê và giác đối lập, làm gì đi nữa thì vẫn là hai thứ! Đại thừa biết rằng: Phật và ma chỉ là một, chẳng phải là hai. Khi giác ngộ ma bèn thành Phật, mê rồi thì Phật biến thành mama là một, chẳng hai. Giác ngộ, ma bèn thành Phật; mê rồi, Phật biến thành ma, chuyện là như vậy đó, thảy đều là chính mình. Nói cách khác, mê là ma, giác là Phật. Tâm thì sao? Tâm không có giác hay mê, giác hay mê là vọng tâm, chân tâm chẳng có giác hay mê. Vì vậy, đã giác ngộ, mà quý vị còn ý niệm giác ngộ, tức là quý vị vẫn chưa giác ngộ, vẫn rớt trong hai ba (tam tâm, nhị ý). Hai ba là bất giác; [nhận thấy] mê và giác đối lập, làm gì đi nữa thì vẫn là hai thứ!. Nói cho ngắn gọn, mê là ma, giác là Phật. Đối với Đại thừa, phàm bất cứ những gì gây chướng ngại cho việc tu đạo giải thoát của mình đều là ma cả. Vì vậy, muốn hàng phục ma chướng thì trước hết phải hàng phục vọng tâm của chính mình. Xưa kia đức Phật Thích Ca ở dưới gốc Bồ-đề, đầu đêm thì có ma nữ đến quấy nhiễu, nửa đêm thì có ma quân cùng đến bức não. Trong khoảnh khắc ấy, Phật nhập vào Đại Từ Định khiến binh khí của chúng đều biến thành hoa sen, quân ma thất bại, hoảng sợ, chạy tâu với ma vương Ba Tuần sự việc. Thiên ma nghe vậy, liền tự mình đến quấy phá Phật, Phật liền dùng Bình Đẳng Tánh trí quán thấy ma và Phật chẳng hai, liền nhập vào Đại Tịch Định. Thiên ma không quấy động nổi tâm Phật nên cũng phải thối lui. Chúng ta thấy, đức Phật chẳng hề ra tay chiến đấu với thiên ma, Ngài chỉ hàng phục cái tâm của chính Ngài; thế mà thiên ma cũng phải chịu thua bỏ chạy.

Đối với Viên giáo, Chân tâm chẳng hề có giác hay mê; giác hay mê đều là vọng tâm. Bởi vì nếu đã giác ngộ mà còn có ý niệm giác ngộ thì tức là chưa giác. Vì sao vậy? Vì tâm còn bị rơi vào hai bên, còn có phân biệt đối đãi thì làm gì có thật sự giác ngộ; vì vậy vô tâm mới chính là Phật tâm. Thế nào là Phật tâm? Đề tựa “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh” đã nêu rõ Phật tâm trong năm chữ “Thanh tịnh Bình đẳng Giác.” Thật ra, Phật không khó nhận biết như chúng ta tưởng, nếu hằng ngày chúng ta luôn cảm thấy tâm mình thanh tịnh và bình đẳng khi tiếp xúc tất cả mọi người, mọi sự, mọi vật thì đó chính là Phật tâm. Ngược lại, dù chúng ta thấu hiểu Phật pháp thâm sâu đến đâu mà hằng ngày đều sanh tâm phiền não thì đó không phải là Phật tâm, mà đó chính là vọng tưởng điên đảo. Nếu chúng ta giữ được tâm “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” thì những mê hoặc điên đảo, bùa chú, tà pháp không thể nào lôi cuống chúng ta được. Vì thế, Phật ở chỗ này dạy chúng ta phải dùng sức định huệ để hàng phục ma oán. Sức định là chính mình có chủ tể, không bị cảnh giới bên ngoài dao động; đó cũng chính là Thanh tịnh Bình đẳng. Sức huệ là thấy rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, có năng lực phân biệt tà chánh, thiện ác; đó chính là Giác. Do có cả hai lực định và huệ đầy đủ và cân bằng với nhau nên không bị cảnh giới bên ngoài làm mê hoặc điên đảo.

Trên đạo Bồ-đề, ma chướng oan gia trái chủ quá đông, nếu chúng ta không có sức định huệ thì ngay một đời này chúng ta sẽ phải luôn sống trong lo sợ, đau khổ, phiền não, không thể thành tựu được đạo giải thoát. Trong cảnh giới hiện tiền, bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, chúng ta đều phải giữ tâm mình như như bất động, một niệm không khởi, mới hòng có thể hàng phục ma oán. Để giữ tâm mình như như bất động thì chúng ta phải quán tưởng tất cả mọi cảnh vật xung quanh đều là Tây Phương Cực Lạc, mọi người xung quanh đều là Phật A Di Đà. Ai cũng là Phật, cái gì cũng là Phật, hiện tượng nào cũng là Phật, cây cối, hoa, lá, cọng cỏ v.v… cũng là Phật. Với sức định huệ mạnh mẽ như thế, chúng ta mới hòng có thể hàng phục ma oán, thành tựu Phật tâm, tức thành tựu tâm Thanh tịnh Bình đẳng Giác. Nói cách khác, “hàng phục ma oán” cũng chính là “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.” Chúng sanh đó là ai? Chúng sanh đó chính là những vọng thức sanh ra trong tâm mình. Khi vọng tưởng vừa sanh ra, liền dùng câu Phật hiệu để trả nó trở về chỗ vô sanh, tức là độ những chúng sanh ấy vào vô dư Niết-bàn. Chúng ta độ chúng sanh như thế cho đến khi không còn thấy có một chúng sanh nào để độ nữa thì lúc ấy Phật đạo tự nhiên thành. Nói cách khác, khi vọng tưởng không còn, tức không còn chúng sanh nào để độ nữa, thì phiền não cũng chẳng thể sanh, nên mới nói là “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.” Vọng tưởng, phiền não đều đoạn sạch, tức vô biên chúng sanh đã được độ vào vô dư Niết-bàn hết rồi, thì tâm sẽ thông, tâm thông thì vạn pháp đều thông; đó chính là: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.” Cuối cùng, do tâm được sáng sạch, thông suốt nên Chân tâm Tự tánh hiển lộ thì đó chính là: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.” Vậy, Phật bảo chúng ta “hàng phục ma oán, được Pháp Vi Diệu, thành Tối Chánh Giác” chính là nói đến phương pháp tu hành để thành tựu Tứ Hoằng Đại Thệ Nguyện vậy!

Khi xưa, tuy Ngài A Nan là thị giả của Phật, nổi tiếng là đệ nhất đa văn, nhưng vì chưa chứng Thánh quả nên vọng tưởng sắc dục vẫn còn dấy khởi; vì lẽ đó mà Ngài mắc phải tà chú Satìcala của nàng Ma-Đăng-Già dùng bắt Ngài vào phòng, làm cho Ngài gần mất giới thể. Lúc ấy, đức Phật biết A Nan đang mắc phải tà chú của Ma-Đăng-Già nên bảo Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi đem thần chú Thủ Lăng Nghiêm đến cứu A Nan, khiến cho tà chú Satìcala bị tiêu diệt, rồi dẫn A Nan và Ma-Đăng-Già về chỗ Phật để nghe lời Phật dạy dỗ. Ông A Nan mắc phải tà chú, gần mất giới thể cho chúng ta thấy rằng: Nếu tâm thường không định thì một khi vô minh ái dục chợt đến bất ngờ, liền mất tự chủ. Đến khi được Bồ-tát Văn Thù đem thần chú hóa giải thì vô minh biến mất, ái dục tiêu tan. Thần chú của Bồ-tát Văn Thù là gì? Ngài Văn Thù là tượng trưng cho Căn Bản trí thì tất nhiên câu thần chú của Ngài chính là “thức tỉnh là giác, vô minh là mê,” tức là giác sanh thì mê diệt, hễ ánh sáng trí tuệ vừa đến thì màn đêm hắc ám vô minh tức khắc tan biến. Nàng Ma-Đăng-Già là tượng trưng cho dục vọng, nặng luyến ái đam mê; ngược lại Đại Trí Văn Thù biểu tượng cho ánh sáng trí tuệ. Cho nên, việc Bồ-tát Văn Thù đem thần chú đến cứu giải có nghĩa là chỉ có ánh sáng của lý trí mới có thể rọi vào mà hóa giải dục vọng đen tối của đam mê trong lòng A Nan. Do đó, ái dục là cái gốc của sanh tử và đại định là cái nhân để thành Phật. Con người có rơi vào sanh tử luân hồi, có bị ràng buộc trong ngục tù tam giới cũng đều là do bởi tâm dâm. Ái dục đưa con người vào hố sâu vực thẳm, không có lối thoát. Người có tâm dâm, cho dù có tu thiền định cũng sẽ bị rơi vào đường ma, làm quyến thuộc của ma và không bao giờ phát sanh trí tuệ để khai mở con mắt tâm mà giác ngộ chân lý. Đức Phật cũng khẳng định rằng: “Nếu không đoạn tâm dâm mà tu thiền định thì chẳng khác nào nấu cát mà muốn thành cơm, không bao giờ đạt được.” Ái dục chính là vọng tâm điên đảo luôn phát khởi làm tâm không an định. Khi hành giả bắt đầu tham thiền hay niệm Phật, lúc tâm từ từ đi vào cõi định thì những hình ảnh về dâm từ từ xuất hiện từ vi tế đến thô thiển, khiến chánh định biến mất. Do đó, trong bốn món bất tịnh “dâm, sát, đạo, vọng” thì đức Phật dạy về cái tai hại của dâm trước nhất.

Ngài Văn Thù tượng trưng cho Nhất Hạnh tam muội, cũng chính là Niệm Phật tam muội, nên câu thần chú mà Ngài dùng để phá tà chú của nàng Ma-Đăng-Già ắt phải là Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn. Vậy, niệm Phật chính là “niệm giác mà chẳng mê,” như cổ nhân đã dạy: “Thanh châu gieo vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong; niệm Phật gieo vào tâm loạn, tâm loạn không thể không thành tâm Phật.” Thanh châu ví như tịnh niệm niệm Phật; nước đục ví như vọng tâm tạp loạn. Ngay trong lúc vọng tâm đang tạp loạn, nếu chúng ta có thể khởi lên một câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” như chính mình đối diện trước đức Từ Tôn với một lòng tin khẩn thiết, chánh nhân rạng rỡ, thấy sanh tử luân hồi thật đáng buồn thương, chán ngán cảnh trần lao rối bời thật đau xót. Từ nơi tâm này mạnh mẽ phát khởi một câu niệm Phật, miệng niệm, tai nghe, trong lòng giữ chặt, tịnh niệm tiếp nối không ngừng nghĩ, không thay đổi, không để cho vọng tưởng xen tạp vào. Do nhờ sức niệm Phật như vậy, tự nhiên tạp loạn theo câu niệm Phật mà ngưng lặng. Niệm Phật như vậy thì cũng giống như người trên tay cầm thanh bảo vương kiếm chặt đứt mọi dị kiến, vọng tưởng, phân biệt chấp trước. Niệm Phật như vậy thì có khác chi vòng lửa lớn cháy hừng hực đốt sạch hết thảy mọi phiền não trần lao. Niệm niệm tiếp nối mãi không gián đoạn, không dời đổi cho đến khi Nhất Tâm Bất Loạn, năng lẫn sở cùng mất hết thì tâm loạn không thể không thành tâm Phật. Niệm Phật là pháp môn thần diệu để tu hành chứng quả, là con đường chánh, là phương tiện siêu thắng, là sấm sét phá tan sanh tử khổ đau, là ánh mặt trời, mặt trăng chiếu tỏ nẻo mê vọng, niệm Phật là pháp vi diệu giúp cho hết thảy căn cơ thành Tối Chánh Giác. Hết thảy các đại nguyện trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện của Thích Ca Mâu Ni Phật, trong Thập Đại Nguyện Vương của Phổ Hiển Đại sĩ, trong Bốn Mươi Tám Đại Nguyện của A Di Đà Phật v.v… đều gói gọn trong một câu Phật hiệu Di Đà. Tất cả đều là do tín sâu và hiểu rõ!




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Bhutan có gì lạ


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.152.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...