Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Kinh Thiện Sanh: Bàn về Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân »» Kinh Thiện Sanh: Bàn về Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân »»

Kinh Thiện Sanh: Bàn về Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân
»» Kinh Thiện Sanh: Bàn về Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân

Donate

(Lượt xem: 11.660)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Kinh Thiện Sanh: Bàn về Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân

Font chữ:

Đám cưới là một sự kiện quá đỗi quen thuộc trong đời sống. Nhưng đám cưới ở chùa là điều mà không ai cũng hiểu rõ giá trị và ý nghĩa trọn vẹn. Bài chia sẻ Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Kinh Thiện Sanh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về điều này.

1. Giá trị của Phật giáo trong đời sống

Một thời hoàng kim giá trị đạo Phật đã bị bỏ quên. Cách đây vài năm, người ta hiểu lầm vai trò của Phật giáo đối với đời sống của cư sĩ Phật tử. Họ cho rằng đạo Phật chỉ thích hợp cho những ai buồn rau,thất vọng hay những người già sắp mất,…Đó là cách nghĩ quá sai lầm khiến đạo Phật rời xa nhu cầu sinh hoạt của quần chúng.

Cần phải hiểu rằng: Nếu đạo Phật không mang đến giá trị cho đời thì không cần thiết để có mặt trên cuộc đời.

Tiếp đến, người ta mặc định hình ảnh của người tu sĩ ngoài sự có mặt ở chùa thì nơi thứ hai đó là những đám tang hay trong hoàn cảnh gia đình có người sắp mất. Sự thật trong quá khứ lịch sử vào thời phong kiến, người xuất gia đóng vai trò trong 4 nghi lễ quan trọng, đó là:

Quan: là những vị quốc sư phong kiến, người ta thực hiện nghi lễ trong triều.

Hôn: là đám cưới

Tang: là đám ma

Tế: là những loại hình cúng kiến khác.

Điều đó thấy rằng, vai trò của đạo Phật luôn có mặt trong mọi hình thức sinh hoạt của xã hội để đáp ứng nhu cầu của quần chúng.

Tuy nhiên do những biến cố lịch sử từng bước thu hẹp lại vai trò của người xuất gia để rồi Phật giáo dưới cái nhìn của người đời không còn mang tính thiết thực nữa. Người ta thường nghĩ đạo Phật chỉ đề cập đến Niết Bàn, Cực Lạc, Giải Thoát,…và tự cho rằng đạo Phật nói đến kinh tế, hôn nhân là sai.

Đó là do chúng ta sai khi hình ảnh của Phật giáo đã đi sâu vào tiềm thức của mọi người bằng sự chán chường, đau khổ, ghét tình yêu, tình ái, mà những điều đó luôn được thể hiện qua phim ảnh hay những tuồng cải lương.

2. Đạo Phật tôn trọng đời sống hôn nhân của người cư sĩ tại gia

Có nhiều lý do chúng ta đã tự gán ghép đạo Phật theo chiều hướng tiêu cực theo cách suy diễn của bản thân. Phải nhớ rằng: Đạo Phật không chỉ trích hay phê bình tất cả mọi vấn đề về nhu cầu đời sống tình yêu hôn nhân gia đình của xã hội.

Những người xuất gia, Đức Phật có đề cập đến phải xa lìa tham ái vì mục đích khác. Bởi người xuất gia đã chọn con đường giải thoát là lý tưởng nên cần phải có giải pháp mới thoát được. Nên Đức Phật mới giới thiệu phương pháp cho người xuất gia. Chúng ta không hiệu rồi tự lấy giải pháp của người xuất gia áp đặt lên cho mọi vấn đề của xã hội là sai lầm.

Trong đời sống xã hội, Đức Phật không chỉ trích hôn nhân tình ái của ai, Ngài chưa cho rằng tình yêu tình dục của xã hội là dơ dáy, bẩn thiểu, là bỉ ổi, là thấp hèn. Chúng ta phải nhớ điều này rất rõ.

Trong 5 giới của người cư sĩ tại gia, giới thứ 3 không tà dâm, Đức Phật muốn khuyên đôi vợ chồng sống phải có trách nhiệm với nhau, không ngoại tình để gây đau khổ người mình chung sống. Đây là giới để bảo vệ đời sống hôn nhân của Phật tử.

Hôn nhân là đời sống của người thế tục, là chuyện bình thường, tuy không cao thượng như bậc Thánh nhưng không có gì thấp hèn. Nên giúp được đời sống hôn nhân hạnh phúc không những là trách nhiệm của gia đình mà là trách nhiệm của quý Thầy đối với cộng đồng, đối với tín đồ của mình.

Bởi khi một người cư sĩ tại gia mà đời sống cá nhân không tốt, không hạnh phúc, không ổn định thì đừng mong rằng họ sẽ là người Phật tử tốt hay công dân tốt. Vì vậy Phật rất quan tâm đến đời sống của gia đình, hôn nhân, kinh tế và các mối quan hệ của chúng ta. Đặc biệt là trong kinh Thiện Sanh nêu ra để chúng ta rõ điều này.

3. Lễ cưới tại chùa rất cần thiết hiện nay

Chúng ta cứ nghĩ làm lễ cưới chỉ có ở các tôn giáo khác, còn đạo Phật tổ chức là không phù hợp, là bắt chước.

Chúng ta đã quên rằng: Đạo Phật có mặt sớm hơn những tôn giáo khác đến 5-7 thế kỷ. Làm lễ cưới trong chùa là một trong bốn nghi lễ quan trọng của đạo Phật, đã có từ rất lâu nhưng vì không có dịp tiếp cận nên chúng ta nghĩ đạo Phật cục bộ như thế. Nhưng khi có dịp tiếp cận chúng ta sẽ thấy đạo Phật không đơn giản như chúng ta tưởng, mà người tu sĩ lại càng không đơn giản nữa.

Lễ hằng thuận ( lễ cưới ở chùa ) tổ chức ngày hôm nay là cần thiết hơn bao giờ hết.

Bởi lễ cưới ngoài xã hội hiện nay tổ chức đã mất hết ý nghĩa rồi. Đa phần hôm nay người ta tổ chức tiệc cười thì đúng hơn. Vì sao?

Bởi không có phần lễ trong đó. Họ chỉ đua nhau tặng quả cáp đắc tiền, mời nhiều bạn bè, phô trương xe sang, chọn nhà hàng sang trọng để làm kiêu với bạn bè, với họ hàng.

Mà điều đó thì không có giá trị gì để góp phần tạo cho đôi vợ chồng ấy sự hạnh phúc dài lâu cả.

Những đám cười càng trọng hình thức bên ngoài thì càng dễ tạo nên xung đột hơn vì giá trị trong cuộc lễ trong được coi trọng.

Một đám cưới đúng nghĩa, sẽ không quan trọng đến những hình thức se xua bên ngoài mà điều quan trọng nhất là làm sao để hôn nhân hạnh phúc lâu dài cho cô dâu chú rễ. Vì thế, xã hội ngày nay đã tạo nên một lễ cưới bằng hình thức hơn là giá trị cốt lỗi. Nên vì sao mà tình trạng hôn nhân bị đổ vỡ, phản bội, ngoại tình nhau quá nhiều.

Nó là xu thế của xã hội hiện nay, phần nhiều vì chúng ta tiếp nhận văn hóa không sàng lọc, thiếu sự tôn trọng truyền thống, vì cho rằng nó là cổ hũ, là xưa. Chính vì sống theo cách thời nay mà sự xuống cấp về đạo đạo đức hôn nhân phổ biến hơn.

Người yêu cuồng sống vội, lừa gạt, lợi dụng nhau trong hôn nhân vì tiền tài, sắc đẹp hay danh lợi nên họ đâu xác định được cảm xúc thật của con tim mình mà thủy chung với cuộc hôn nhân đó! Để rồi tình trạng hôn nhân ngoài xã hội đang ở mức báo động cao về việc li hôn từ sự xuống cấp của đạo đức là từ đó.

Dường như lễ cưới trong chùa mới giữ được đầy đủ ý nghĩa của một lễ cưới thật sự!

4. Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Kinh Thiện Sanh

90% người tìm đến đạo Phật không phải là vì Niết Bàn, giải thoát, cơ bản nhất là để có đời sống hạnh phúc, ấm no, mọi thứ tốt đẹp. Về đời sống hôn nhân, Đức Phật có dạy trong các kinh : Bảy Loại Vợ, Người vợ mẫu mực, Kinh Thiện Sanh. Trong đó, kinh Thiện Sanh đã dạy về đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân như sau:

ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỒNG, có 5 bổn phận:

** Một: Lấy lễ đối đãi với vợ

Nghĩa là phải tôn trọng vợ mình, đưa giá trị của người vợ ngang bằng với mình. Không được có quan điểm chồng chúa vợ tôi rồi xem thường sự có mặt của người vợ trong mọi tình huống. Người chồng phải vượt qua cái ngưỡng của lòng tự tôn, dẹp bỏ cái tôi để đối đãi yêu thương với vợ.

** Hai: Chuẩn mực nhưng không hà khắc

Là người chồng, người cha trong gia đình, người đàn ông phải có tư cách đạo đức chuẩn mực để nuôi dạy con cái và làm nghiêm cho gia đình là điều tất nhiên. Nên có câu “ Mẫu từ phụ nghiêm” là như vậy.

Cần phải giữ khuông phép, gia giáo trong gia đình nhưng không vì đó mà chén ép, áp đảo người khác như thời phong kiến. Một người chồng, người cha như thế rất dễ tạo nên khoảng cách vô hình đối với những người thân xung quanh lắm.

** Ba là tùy thời cung cấp y thực

** Bốn là tùy thời cung cấp trang sức

Hai lời dạy này chúng ta thấy rằng Đức Phật có cái nhìn rất tâm lý. Đời sống no ấm, được làm đẹp là nhu cầu của người phụ nữ. Nên người đàn ông phải hiểu tâm lý này mà quan tâm, đối đãi phù hợp với người vợ đúng lúc. Một người hậu đậu sẽ rất dễ gây sự nhàm chán của cuộc hôn nhân và người vợ không hạnh phúc.

** Năm là cùng vợ làm tốt việc nhà

Đối với phương Tây việc này là bình thường vì đó là bổn phận cần thiết với vợ mình nhưng đàn ông Việt Nam điều này rất khó. Vì tính gia trưởng ảnh hưởng từ quan điểm thời phong kiến và tính sĩ diện cao nên nhiều người khoán tất cả việc nhà cho vợ. Đặt bản ngã, cái tôi của mình không phù hợp nên sẽ dễ làm mất đi tình thân trong mối quan hệ.

ĐỐI VỚI NGƯỜI VỢ, có 5 bổn phận

** Một : Siêng năng thức dậy trước chồng

Điều này còn phải tùy thuộc vào tính chất công việc hiện tại. Có người làm đêm thì sáng phải được nghỉ ngơi. Nên vấn đề này cả hai phải linh hoạt sắp xếp nhau, người chồng phải thông cảm cho vợ.

** Hai : Nể chồng trước sau trong ngoài

Nghĩa là phải chấp nhận điểm xấu của nhau. Một người vợ hay người chồng khôn ngoan thì trước hôn nhân, không những thể hiện cái tốt mà phải thể hiện đối phương thấy cái xấu nhiều hơn. Vì sao ? Thường người ta sẽ bất mãn vì cái xấu hơn cái tốt.

Nên nếu một người yêu chúng ta thật sự, họ sẽ yêu luôn cái xấu và giúp nhau khắc phục nó. Chúng ta không thể che đậy cái xấu mãi suốt đời được.

Vì thế, cứ thẳng thẳn chia sẻ những điểm yếu của mình cho đối phương biết để cả hai hiểu nhau, chấp nhận nhau. Từ đó hôn nhân mới bền vững bằng sự tôn trọng, cảm thông nhau.

** Ba : Dùng lời hòa nhã xây dựng

Đức Phật đang dạy chúng ta về tư cách trong lời ăn tiếng nói đối với nhau, phải dùng lời lẽ ôn hòa với nhau. Cũng cùng một vấn đề, người khôn ngoan sẽ biết cách nói tế nhị để người khác thấu hiểu. Ngược lại một người nói khó nghe sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn.

** Bốn : Nhúng nhường ủng hộ điều hay

Những quan điểm tốt của chồng, người vợ phải ủng hộ và khuyến khích để chồng mình được vui vẻ và có động lực làm nhiều điều tốt hơn nữa.

** Năm : Hiểu chồng cảm thông chia sẻ

Con người quen nhau, chung sống với nhau thì dễ nhưng để hiểu nhau thì rất khó. Một người hiểu được người khác là một người thông minh và sâu sắc. Đó phải là người tấm lòng bao dung, độ lượng và tinh tế mới hiểu được nỗi niềm của người khác. Ngược lại, một người có lối sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân, hờ hợt, cạn mỏng tình cảm thì suốt cuộc đời, đừng mong họ sẽ thật sự hiểu mình.

ĐỐI VỚI CHA MẸ

Đức Phật dạy người con phải làm tròn 5 bổn phận

** Một : Phụng dưỡng, không để thiếu thốn

Đó là lẽ thường người con phải làm. Dù cha mẹ có no đủ nhưng chúng ta phải có trách nhiệm quan tâm bằng tấm lòng quý kính của mình. Đó mới là người trưởng thành.

** Hai : Không chống điều cha mẹ dạy

Có những điều cha mẹ dạy không phù hợp nhưng đừng cãi tay đôi. Đừng nghĩ rằng có vài mảnh bằng trong tay thì cho là mình giỏi, hơn cha mẹ. Có bằng cấp để lo cuộc sống bên ngoài chứ không phải dùng bằng cấp đó để đối đầu với cha mẹ. Đó là những lời xúc phạm.

** Ba : Trình báo và xin lời khuyên

Giới trẻ hôm nay thường sống ngông và chủ quan với mọi suy nghĩ của mình nên ít cần đến lời khuyên của cha mẹ. Điều này khiến cha mẹ có cảm giác bị bỏ rơi, tủi thân và tổn thương. Trong cuộc sống, thậm chí có bậc cha mẹ dốt nát nhưng con cái là bác sỹ, kỹ sư.

Cho nên một người dù có địa vị xã hội cao cách mấy mà coi thường cha mẹ dốt nát cũng chẳng ra gì. Phải nhớ rằng : Sự dốt nát của cha mẹ đã trãi đường cho tương lai của chúng ta. Cần phải thương nhiều hơn trân trọng nhiều hơn sự hi sinh đó vì cha mẹ thấy được sự thiệt thòi của dốt nát mới dành tất cả cho con ăn học.

Cho nên hỏi ý kiến cha mẹ là 1 sự tôn trọng, đừng quá chủ quan để rồi phải lỗi đạo lý

** Bốn : Không trái lời cha mẹ làm.

Nếu trường hợp cha mẹ làm những điều không phù hợp với đạo lý thì chúng ta nên dùng lời lẽ để phân tích với thái độ tôn trọng.

** Năm : Không cản tất cả chánh nghiệp của cha mẹ

Cha mẹ lớn tuổi cần phải có sự tu tập nên chúng ta phải có trách nhiệm gánh vác công việc gia đình để cha mẹ có thời gian đi tu. Người lớn tuổi sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa, yêu đời, lạc quan nếu được cống hiến cho chùa, cho xã hội. Đó là đời sống tinh thần của người già mà chúng ta phải hiểu và tạo điều kiện cho họ nhiều hơn.

ĐỐI VỚI CON CÁI

Cha mẹ cần thực hiện 5 trách nhiệm

** Một : Ngăn chặn con làm việc ác

Thời gian qua một số gia đình không xác định được đâu là việc ác nên hay bỏ con mình rơi vào những hình thái phạm tội rồi khi có những hậu quả xảy đến lớn kịp nhận ra.

Cha mẹ ngày nay thường ít quan tâm đến con cái và chỉ vun túng tiền bạc cho con, xem đó là hành động thương con. Nhưng họ quên rằng, con cái cần phải nuôi lớn về thể xác lẫn tâm hồn. Vì thế, con cái sa đà đạo đức, phạm pháp, sống thực dụng thì nên xem lại cách giáo dục của mình

** Hai : Chỉ dạy con làm việc lành

** Ba : Thương con đến tận xương tủy

** Bốn : Sắp xếp hôn phối tốt đẹp

Sắp xếp hôn nhân phải đúng thời và đúng đối tượng. Có những khi cha mẹ can thiệp sâu quá thì đôi trẻ không hạnh phúc. Đừng độc tài trong hôn nhân của con mà cần phải tôn trọng ý kiến của chúng khi lựa chọn bạn đời. Một số cuộc hôn nhân vì muốn hài lòng cha mẹ mà cưới một người không phù hợp rồi phải sống cam chịu suốt quãng thời gian còn lại vì không hạnh phúc.

** Năm : Chu cấp những thứ cần dùng

5. Nhẫn cưới có giá trị và ý nghĩa như thế nào ?

Nhẫn cưới là phần quan trọng trong hôn nhân. Nó quan trọng không phải nằm ở giá trị vật chất. Ai càng đặt giá trị của chiếc nhẫn càng cao thì càng sai. Mà giá trị đích thực của nhẫn lễ thể hiện qua 3 điều:

Điều thứ nhất: Đó là một nửa của nhau không thể tách rời.

Nhẫn lễ theo theo nguyên tắc mỗi chiếc chỉ năm phân để thể hiện mỗi người là một nửa của nhau, phải gắn kết bên nhau, không thể sống khi thiếu suốt cuộc đời này . Như một triết gia có nói : Dù bạn tài giỏi đến đâu thì bạn cũng chỉ là một nữa, một nữa còn lại bạn phải đi tìm.

Nên trong cuộc sống gia đình, chồng có thái độ như thế nào sẽ nhận lại sự phản ảnh lại từ người vợ như thế đó và ngược lại, vì cả hai đã là một cơ thể chung. Nên hạnh phúc và đau khổ trở thành đau khổ chung.

Điều thứ hai: Đó là bùa hộ mệnh cho hạnh phúc của đôi vợ chồng

Ít ai biết rằng, nhẫn cưới chính là câu thần chú, là bùa hộ mệnh cho hạnh phúc của lứa đôi. Có câu :

Nhẫn vẫn trơ trơ vẫn trụ đồng

Nhẫn này muốn luyện rất dài công

Nhẫn là thành sắt che tên đạn

Nhẫn để cho người dụi lửa lòng

Là phàm phu, hỷ nộ ái ố còn dẫy đầy nên sẽ không thể tránh khỏi sự giận dỗi, bốc đồng trong cuộc sống hôn nhân. Khi ấy nhẫn sẽ kiềm chế bớt cơn giận đó nếu hiểu ý nghĩa của chiếc nhận này. Đó là hãy bao dung, tha thứ nhịn nhường, chịu đựng nhau những lúc như thế này.

Nên hành động đeo nhẫn cho nhau là để gửi gắm nhau một điều gì đó, một hứa hẹn trong hôn nhân để tự nhắc nhở nhau mỗi khi cơm không lành canh không ngọt.

Điều thứ 3: Là nét văn hóa trong xã giao.

Đeo nhẫn ngón áp út, về mặc định tâm lý học đó là ngón chứa nhiều thần kinh cảm xúc nhất, để tăng mối quan hệ trong hạnh phúc hôn nhân. Bên cạnh đó là ngầm cho mọi biết rằnchúng ta đã lập gia đình để có cách ứng xử hợp lý hơn trong mối quan hệ.



« Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.32.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...