Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 6 - năm 2024 »»

Tu học Phật pháp
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 6 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 3.031)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 6 - năm 2024

Font chữ:

Hôm nay chúng ta tiếp tục nội dung bài chia sẻ Phật pháp lần thứ sáu. Trong những lần trước, chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về năm căn lành, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc và năm lực. Nếu có sự thực hành đối với các pháp này, thì chắc chắn chúng ta sẽ có một nhận thức sâu sắc hơn rất nhiều về nguyên tắc “tránh ác làm thiện” mà đức Phật đã dạy. Đây không chỉ là một nguyên lý đạo đức hay một điều tốt đẹp nên làm, mà hơn thế nữa còn là một phương thức sống để có thể mưu cầu hạnh phúc chân thật một cách thiết thực và hiệu quả. Có thể nói, các phương pháp mà chúng ta đã học qua vừa là nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp, vừa cũng chính là mục đích cần đạt đến để giúp cho đời sống này thực sự có ý nghĩa.

Phần tiếp theo trong 37 phẩm trợ đạo là bảy phần giác (thất giác phần - 七覺分), cũng được gọi là Thất giác chi (七覺支) hay Thất giác ý (七覺意), và do đó cũng được dịch là bảy giác chi hay bảy giác ý. Ý nghĩa chính yếu và tương đồng trong các tên gọi này là ở chữ “giác” (覺), có nghĩa là nhận biết, giác ngộ, hiểu rõ được một vấn đề. Bảy phần giác có thể hiểu nôm na theo nghĩa đen là bảy phần giác ngộ, bảy khía cạnh khác nhau của sự giác ngộ. Chính vì vậy, cũng có thể gọi là bảy giác chi hay bảy giác ý đều được vì ý nghĩa phân chia giống nhau.

Bảy phần giác ngộ này bao gồm: 1. Trạch pháp giác phần; 2. Tinh tấn giác phần; 3. Hỷ giác phần; 4. Khinh an giác phần; 5. Xả giác phần; 6. Niệm giác phần; 7. Định giác phần. Do hàm nghĩa rộng và tính chất quan trọng của các pháp tu này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua nhiều lần chia sẻ. Nội dung bài hôm nay sẽ tìm hiểu về pháp đầu tiên là Trạch pháp giác phần.

Trạch pháp giác phần (擇法覺分) là khả năng nhận biết, phân biệt và lựa chọn các pháp đúng sai, thật giả hay thiện ác. Chữ trạch nghĩa là lựa chọn, như tuyển trạch là tuyển chọn từ một nhóm các sự vật để lấy ra được điều thích hợp nhất, tốt nhất. Trạch pháp nghĩa là tuyển chọn từ trong các pháp để chọn ra được các pháp mang lại sự lợi lạc chân chính cho bản thân và người khác, nghĩa là tự lợi và lợi tha. Người tu tập trạch pháp giác phần nghĩa là có sự hiểu biết sáng tỏ, không nhầm lẫn giữa các pháp chân chánh với tà vạy.

Khả năng trạch pháp này tất nhiên phải được rèn luyện trước tiên từ sự phát triển tri thức và trí tuệ chân chánh. Tri thức chân chánh có được từ sự học hỏi, nghiên cứu kinh điển, trong khi trí tuệ chân chánh chỉ có được từ sự nỗ lực thực hành tu tập. Hai lãnh vực này hỗ tương cho nhau để giúp chúng ta nhận biết một pháp nào đó là chân chánh hay tà vạy, là phù hợp với chánh pháp hay không phù hợp.

Lấy ví dụ như một người làm nghề buôn bán, khi đến chùa lạy Phật, cúng dường Tam bảo rồi khấn nguyện cho mình được mua may bán đắt. Nếu nhìn từ nhận thức thông thường của thế gian, ta sẽ thấy đó là điều hết sức bình thường và dường như tất cả mọi người đều sẽ làm như vậy cả.

Tuy nhiên, một người có sự tu tập chân chánh không nhận thức như vậy. Khi chúng ta tu tập bốn pháp chánh cần, chúng ta đã biết rằng phải nỗ lực ngăn ngừa điều xấu ác và phát triển, thực hành điều tốt lành. Đó chính là chúng ta đã nhận thức được rằng điều xấu ác sẽ mang lại kết quả xấu ác, còn việc tốt lành sẽ mang lại kết quả tốt lành. Khi hiểu như vậy, chúng ta cũng nhận ra được một hệ quả là không hề có sự ban phúc giáng họa từ bất cứ một đấng thần linh nào, mà tất cả những gì chúng ta nhận lãnh hay thụ hưởng đều do chính chúng ta tạo ra, bằng những việc làm xấu ác hay tốt lành. Những kết quả đó có thể đến ngay trong thời khắc hiện tại, nhưng cũng có thể cần phải trải qua một thời gian ngắn hoặc dài, cũng giống như khi chúng ta gieo hạt trồng cây và chờ đợi thu hái quả.

Nhận thức đúng đắn như vậy chính là trạch pháp. Và nhận thức này giúp ta từ bỏ ý niệm sai lầm về sự khấn nguyện như trên vì thấy rằng không đúng chánh pháp. Việc đi chùa lễ Phật và cúng dường Tam bảo tự nó đã là một duyên lành, đã gieo trồng được hạt giống phước đức trong đời sống của chúng ta. Hạt giống đó tự nó sẽ nảy mầm, giúp ta hành xử trong đời sống theo cách của một Phật tử chân chánh, biết tránh ác làm thiện. Điều này tất yếu cũng sẽ mang lại lợi lạc trong việc buôn bán hằng ngày, vì sự chân thành hiền thiện của ta chính là yếu tố tạo được sự yêu mến của khách hàng, mà có được khách hàng, giữ được khách hàng thì đó là “mua may bán đắt”. Điều này rõ ràng không cầu mà được, nhờ nơi sự tu tập, hành xử đúng chánh pháp mà có. Nhưng nếu ta khởi tâm khấn nguyện, cầu cho được “mua may bán đắt” thì đó là một ý niệm sai lầm, tà vạy, khởi lên bởi tâm tham lam và không hiểu chánh pháp. Chính sự sai lầm, tà kiến đó sẽ dẫn dắt ta đi sai chánh pháp, và kết quả là không thể nào có được sự an vui chân thật trong đời sống.

Chúng ta có thể vận dụng khả năng trạch pháp này trong mọi quan hệ đời sống, từ quan hệ trong gia đình cho đến giao tiếp với bạn bè, ứng xử trong xã hội. Điều tất nhiên là, cuộc sống không hề có một khuôn mẫu nhất định mà luôn là sự tổng hợp của vô vàn những mối quan hệ đan xen phức tạp. Do đó, để có được một khả năng trạch pháp, chúng ta phải không ngừng học hỏi từ kinh điển, sách Phật học, cho đến học hỏi từ những bậc thiện tri thức, tức là những người bạn tốt có kiến thức đúng đắn ở quanh ta.

Không hề có một nguyên tắc duy nhất và đơn giản để ta tuân theo trong việc rèn luyện khả năng trạch pháp, nhưng tất cả những nỗ lực tu tập và học hỏi của chúng ta đều góp phần phát triển khả năng này. Do vậy, việc tu tập pháp này là một sự kiên trì và đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để vượt qua được những hạn chế của chính bản thân chúng ta do những hiểu biết, nhận thức sai lầm từ trong quá khứ. Tuy vậy, chỉ cần nhận ra được tính chất quan trọng và cần thiết của khả năng trạch pháp thì đã là một bước khởi đầu tích cực và chắc chắn sẽ giúp ta có một cách nhìn thận trọng hơn, đúng đắn hơn trong cuộc sống, cũng như dần dần tiến đến những nhận thức chân chánh và hoàn toàn phù hợp với chánh pháp.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Chắp tay lạy người


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.109.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...