Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Văn học Phật giáo »» MỘT LẦN NỮA THÔI »»

Văn học Phật giáo
»» MỘT LẦN NỮA THÔI

Donate

(Lượt xem: 1.827)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - MỘT LẦN NỮA THÔI

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ngày đức Phật nhập niết bàn là một ngày quan trọng trong đạo phật. Ngài nhập niết bàn bỏ lại thân xác vật chất, chấm dứt bốn mươi chín năm thuyết pháp, hoàn thành một quá trình vượt thoát sinh tử luân hồi.

Thông thường thì đây là một ngày lễ tưởng niệm riêng vào ngày rằm tháng hai âm lịch, nhưng từ khi các hiệp hội Phật giáo quốc tế thống nhất ba sự kiện trong cuộc đời đức Phật lại thành một lễ tam hợp (vesak) vào rằm tháng tư thì việc tưởng niệm được tổ chức chung trong lễ Vesak. Ngày giờ tháng năm vốn tương đối, lịch pháp nhiều sai biệt, việc tưởng niệm nhằm tưởng nhớ ân sư, thành kính niệm ân đức Phật đấng cha lành của hàng trời người, thiết nghĩ không cần lắm phải chính xác ngày giờ tháng năm.

Với người phương Đông thì ngày mất là ngày quan trọng, luôn luôn ghi nhớ, tưởng niệm, giỗ kỵ… Chết không phải là hết, không phải chấm dứt mà là mở ra một quá trình mới, một đời sống khác, điểm đầu cũng là điểm cuối. Một khi xác thân vật chất chấm dứt sự sống thì thần thức sẽ bị (được) dẫn dắt lôi kéo vào một cảnh giới tương ưng với hành nghiệp (nói, làm, nghĩ) đã làm trong quá khứ gần và xa. Với hầu hết mọi người là vậy, chỉ những bậc thượng thừa, bồ tát hóa thân… với hạnh nguyện đi vào cảnh giới nào đó và thọ thân nào đó để độ sanh thì là nguyện lực chứ không phải nghiệp lực.

Đức Phật nhập niết bàn, xả bỏ thân vật chất, cái thân ngũ uẩn bất tịnh nhưng pháp thân thì thường trụ mười phương, bất sanh bất diệt. Ngài đến thế giới này với nguyện lực chứ không phải vì nghiệp lực, đến để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, đến để mở ra con đường sáng, đến để truyền bá giáo pháp giác ngộ và giải thoát, đến để chỉ bày cho mọi người thấy chơn tướng sủa sự vật sự việc, đến để chỉ dạy phương pháp đi đến bớt khổ, hết khổ và mục đích tối thượng là giải thoát.

Một khi điều cần nói đã nói, việc cần làm đã làm thì ngài ra đi vì chẳng còn lý do gì ở lại. Đức Phật thị hiện cũng sanh ra và lớn lên trong ngũ dục lục trần, cũng trăn trở vì khổ đau, vì sanh tử, rồi ngài tìm đường tu học, rồi thành đạo và cuối cùng chết như một con người, đây là điều chúng ta thấy, hàng phàm phu thấy. Ngài thị hiện cho chúng ta thấy: “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành.” Ngài dùng thân giáo để chứng minh “Ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể tu học và giác ngộ”. Ngài thị hiện có sanh tử để mọi người thấy ngài không phải là thần linh, thượng đế mà là một con người bình thường như mọi người, cũng có cha mẹ, vợ con, anh em, có sanh tử, từ trong ngũ dục lục trần… rồi vươn lên, vượt thoát và giải thoát.

Một số tài liệu cho rằng sau khi ăn bát cháo nấm của Thuần Đà, ngài bị kiết lỵ và cuối cùng xả báo thân ở dưới hai hàng cây Ta La. Ngài nhập niết bàn, chữ niết bàn ở đây là ra khỏi khu rừng u minh, tối tăm, ghê rợn, thật sự thì ngài đã ra khỏi từ lâu. Chữ niết bàn, níp ban (Nirvana) hoặc là (Nibbana) tùy theo từng trường phái Phật giáo mà có cách viết, đọc khác nhau và dĩ nhiên ý nghĩa vẫn như nhau. Nói một cách dễ hiểu nhất thì niết bàn là trạng thái chấm dứt mọi tham lam, sân hận và si mê. Niết bàn vừa là một trạng thái tâm lý mà cũng là một cảnh giới. Niết bàn có hữu dư và vô dư (Phật giáo Tiểu thừa hướng về hữu dư niết bàn còn Phật giáo Đại thừa hướng về Vô dư niết bàn), khi đạt niết bàn thì không còn ngũ uẩn nào để tái sanh, nghĩa là chấm dứt luân hồi sanh tử trong ba cõi bốn loài. (Khái niệm niết bàn có từ Ấn Độ giáo nhưng cách giải thích khác với Phật giáo.)

Khi đức Phật nhập niết bàn, mười ngàn thế giới rúng động, muôn loài sầu bi vì sự niết bàn của ngài. Mười ngàn thế giới rung chuyển là cách nói tượng trưng để chỉ cho tâm của hàng trời người rung động. Mười ngàn thế giới rung chuyển cũng lại là một cách nói thật, thật sự chấn động, tuy nhiên phàm phu đãy da mắt thịt vô cùng thô tháo không thể nào thấy, biết hay cảm được được sự kiện lớn lao như thế. May mắn là chúng ta nhờ có dư phước nên được học Phật, đọc kinh sách, gặp được Phật pháp… nên mới biết sự kiện vĩ đại này, tuy nhiên biết là mới ở mặt văn tự chữ nghĩa mà thôi.

Đức Phật nhập niết bàn nhưng lời dạy còn đấy, phương pháp tu học còn đây, kinh sách chất đầy viện, tăng ni và các bậc thiện tri thức vẫn miệt mài hành đạo để tự độ và độ tha. Vậy thì Phật nhập niết bàn chúng ta chỉ xa rời với cái thân vật chất chứ pháp thân vẫn thường trụ mười phương.

Phật nhập niết bàn nhưng trong mỗi người ai cũng có Phật tánh (tánh giác). Mọi người tự thắp đuốc lên mà đi, nương theo pháp mà Phật đã chỉ dạy. Nếu mọi người y giáo phụng hành thì Phật vẫn trong ta, Phật vẫn đồng hành cùng ta. Ngày Phật nhập niết bàn, chúng con đê đầu đảnh lễ bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, cảm niệm ân đức không cùng tận của đấng Năng Nhân Tịch Mặc. Một lần tôn xưng thập hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như chư Phật ba đời mười phương:

Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật – Thế Tôn.


Phật nhập niết bàn xả báo thân
Pháp thân thường trụ vẫn như gần
Hóa hiện ứng thân muôn vạn biến
Tùy người, tùy cảnh, nguyện tùy duyên

Đầu bắc diện tây dưới cội cây
An nhiên từ biệt thế gian này
Việc đã xong rồi ngài nhập diệt
Từ đây non nước tuyệt đường mây

Phật nhập niết bàn buồn lắm thay
Trời, người đau xót luống đêm ngày
Mười ngàn thế giới đầy rung chuyển
Chấn động nhân thiên luyến nhớ thầy

Phật đã xa rồi pháp còn đây
Bao nhiên ân đức những sâu dày
Trí huệ từ bi bình đẳng giáo
Rộng đường giải thoát vượt trần lao

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0324



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Học đạo trong đời


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.254.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...