Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ

Donate

(Lượt xem: 27.840)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.”

Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần Phụ chú ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)

Ngài Pháp Tạng Tỳ kheo, cần cầu thầy của ngài là Thế Gian Định Tự Tại Vương Như Lai. Điều ngài thưa hỏi là muốn biết “Cõi Phật”.

Nếu luận theo Tâm học thì khởi đầu kinh này có hai điều:

1. Tên của người học trò là Pháp Tạng (tượng trưng cho tạng thức alaya)

2. Tên người thầy là: Thế Gian Định Tự Tại Vương (tượng trưng cho tâm tự tại với mọi pháp thế gian)

Trên phương diện tu, Ngài Pháp Tạng (tạng thức) nếu luôn trú trong định huệ sẽ thanh tịnh những chủng tử bất thiện trong tạng thức thành thiện và cuối cùng khi nhập lý Bát nhã thì sẽ tự tại với mọi pháp, tượng trưng bởi Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai.

Khi tỳ kheo Pháp Tạng (alaya thức) tịnh thiện đến rốt ráo thì ngài là Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật (thân biến cùng khắp và chứa mọi công đức), là Phật thân chứa đủ mọi Pháp trong thập phương thế giới mà pháp nào cũng là Vô Lượng Quang (tức trí huệ hậu đắc sáng suốt viên mãn; tượng trưng Phật A Di Đà (Amitabha)).

Trên phương diện sự tướng, Pháp Tạng chỉ muốn học: Trang nghiêm Phật độ (cõi Phật).

Có hai cách suy nghĩ khác nhau về nghĩa của trang nghiêm Phật quốc:

1. Trang nghiêm cõi nước (tướng, cảnh).

2. Trang nghiêm tâm (tâm, thức).

Phật không sáng lập, không tạo ra Phật quốc (cõi Phật), nhưng ngài trang nghiêm Phật quốc bằng công đức tu tập. Ngài trang nghiêm tâm thì chánh báo trang nghiêm sẽ là khởi duyên để có y báo trang nghiêm.

Đối với những vị chưa tự tại thì hai trang nghiêm cảnh và tâm này là phương tiện nhiếp độ, hổ trợ cần thiết cho họ, nhất là trên phương diện giác ngộ thành Phật thì lại rất cần hai trang nghiêm nầy.

Tâm nào cảnh đó! Thực ra tâm và cảnh đi đôi (vạn pháp duy tâm, duy thức). Chuột, thỏ thích cảnh trong hang. Con người sống trên trái đất này, tùy nghiệp thức cũng có những hoàn cảnh sống chung quanh khác nhau. Người sinh ra và sống tại Việt nam phải hưởng những hoàn cảnh sống tại Việt nam. Người Việt nam vượt biên qua Mỹ cũng có những nhân duyên phải sống trong hoàn cảnh của nước Mỹ. Cả hai đều là người Việt, nhưng tâm hai người Việt này theo cảnh mà sai biệt rất lớn.Tóm gọn là tu tâm theo thiện pháp sẽ tạo ra công đức, năng lượng, năng lực. Năng lượng công đức này làm cho chánh báo trở nên ngày càng trang nghiêm hơn. Chánh báo hiền thiện và y báo an lạc chỉ là thành quả tất nhiên thuận theo luật nhân quả của nghiệp, mà tâm là yếu tố chánh vận hành. Tâm và cảnh là trợ duyên của nghiệp mà cũng là quả của nghiêp. Phật quốc được trang nghiêm do năng lực, công đức tu tập thân, khẩu, ý của vị Phật là quả của nghiệp mà cũng là trợ duyên cho sự an lạc và giải thoát thành Phật cho chúng sanh.

Khi chưa giác ngộ, chưa nhập Bát nhã thì tâm tạo ra cảnh, sinh năng lực đôi lúc ảnh hưởng đến tâm của người khác. Lấy ví dụ: Một người cau có, gắt gỏng, bước vào đám đông đang vui vẻ thường biến đám đông đó bớt vui vẻ. Dân trong nước đang bồn chồn, lo lắng về trận chiến ác liệt; đột nhiên loa phóng thanh reo hò tin thắng trận; toàn dân nhẹ nhõm, vui vẻ. Qua những ví dụ này ta thấy năng lượng hoặc tâm, hoặc cảnh đều có thể chuyển đổi hoàn cảnh sống.

Trong đời sống, ta chỉ thấy, nghe hay biết qua cảnh. Thí dụ:

Hai chiếc xe tông nhau, ta thấy có năng lực làm thay đổi vật thể là hai cái xe bị móp méo, không những vậy, sức va chạm cũng còn đóng góp vào việc thay đổi vận hành của vũ trụ; nhưng năng lượng này quá nhỏ so với năng lượng vũ trụ nên ta không biết được. Ném một hòn đá vào chân con chó, ta thấy và biết được có năng lực vì con chó đau kêu lên “cẳng cẳng” và chạy cà nhót. Giả sử như bạn có thể cầm hạt bụi nhỏ nhất rồi bạn ném xuống đất hay bạn tung lên trời. Việc làm này cũng tạo ra năng lượng, năng lực. Ta không thấy, không biết vì chưa đủ dụng cụ để đo đạt được; không có nghĩa là năng lượng phát sinh không có; cũng không có nghĩa là năng lượng quá nhỏ bé này không góp phần trong vận hành của vũ trụ. Trên đây là những tạo tác năng lượng của vật chất.

Một lời nói, một hành động, một tâm thức phát ra luôn luôn có tiêu dùng năng lượng và tạo ra năng luợng. Một hành giả cố gắng giữ giới tinh tấn trong chánh ngữ, chánh nghiệp, sống chánh mạng; an định tâm thức mình với chánh niệm, chánh định; hành giả đấy cố gắng, quyết tâm sống với chánh tư duy, chánh huệ. Tất cả những cố gắng, nỗ lực tâm thức, tâm linh này đều phải ra sức làm nên phải có lực hay năng lượng, gọi là năng lượng tâm thức hay năng lượng tâm linh.

Ngài Pháp Tạng đã nỗ lực tu tập thiện nghiệp suốt năm đại kiếp. Ngài khéo tu đến độ hoàn thành 48 nguyện độ sanh. Ngài theo phương tiện khéo được hiển bày và dạy bảo của đức Tự Tại Vương Như Lai cùng với sự khéo tư duy, khéo chọn của Ngài rồi gia công dụng hạnh tu trì ba nghiệp thân, khẩu, ý mà hiện nay công đức đã viên mãn (qua sự hoá hiện của Cực Lạc quốc độ cực kỳ trang nghiêm mà 10 phương chư Phật đều khen ngợi) Công đức nầy có thần lực bao la, lợi lạc cùng khắp không phải chỉ ảnh hưởng một nhóm người cau có mà là một Phật quốc bao la để vãng sanh và thành Phật.

Phật A Di Đà không sinh ra, không tạo ra thế giới Cực lạc như một thượng đế toàn năng; mà cõi Cực Lạc đó là do công đức tu hành thân, khẩu, ý đúng như lý của Ngài, đã cảm ứng (nhân quả) ra được một thế giới An Lạc như thế. Tất cả đều do năng lực khéo tu trì, là thành quả tu hành theo bản nguyện lợi lạc của ngài mà thôi.

Những pháp hành mà ngài Pháp Tạng tỳ kheo tu, mười phương chư Phật đều tu. Ngài cũng dùng 37 phẩm trợ đạo, thập Ba la mật, vạn hạnh … là cộng Pháp của mười phương Phật, thêm vào những biệt Pháp công đức trang nghiêm cõi Cực Lạc bằng cách quán sát và nhiếp thọ các công đức của các cõi Phật. Công đức tu tập hoàn tất trong năm đại kiếp, khéo léo nhiếp thọ hai trăm mười ức Phật tâm cần thiết vào một Phật tâm, thành toàn 48 đại nguyện; đó là công đức vĩ đại nhất là trong việc vãng sanh và thành Phật.

Hành giả tu tịnh độ niệm Phật A Di Đà có nghĩa là luôn tưởng nhớ, luôn chiêm ngưỡng, kính trọng công đức của Phật và phát tâm nguyện nương tựa năng lực gia trì của ngài; tức là phải niệm cảnh (danh hiệu và cõi nước trang nghiêm …) và niệm tâm ( từ bi, đại nguyện, gia trì cuả Phật.v.v…) như kinh Quán Vô Lương Thọ Phật đã dạy.

Nam mô A Di Đà Phật là quay về, nương tựa đức Phật A Di Đà qua năng lực gia trì cả tâm và cảnh của Ngài.

Sống trong tập thể, không ai có thể độc lập, không nương tựa gì cả. Ai tự hào cho rằng họ chẳng cần nương tựa mà chỉ cần tự lực thì chúng ta cứ “A Di Đà Phật” và thành tâm cầu nguyện cho họ hiểu rõ bản hoài và bi nguyện của chư Phật Bồ Tát , vượt mọi sở tri chướng vào bể nhiếp thọ của Như Lai , chóng được an lạc giải thoát.

Nói về sự nương tưạ thì trước giờ nhập Niết bàn, Phật Thích Ca cũng căn dặn chúng ta nương tựa “giới”, trên thế gian, lúc còn bé, đứa trẻ nào cũng nương tựa cha, mẹ, anh, chị v.v... Tôi ngồi đây, nhìn ra cửa sổ, chiếc lá rung rinh trong nắng. Tôi đang nương tựa vào chiếc lá để thấy, để sinh tồn vì chiếc lá đang tạo dưỡng khí cho tôi thở.v.v... Vạn vật quanh tôi, nhỏ như hạt bụi mà bạn vừa phủi khỏi mặt bàn. Hạt bụi ấy cũng đang góp phần nào sự vận hành của thiên nhiên, của luật nhân quả. Một vận hành ổn định, tự nhiên và nương tựa lẫn nhau. Là Phật tử thì nương tựa Tam bảo:

Con về nương tựa Phật.

Con về nương tựa Pháp.

Con về nương tựa Tăng.

Con luôn niệm Phật với lòng tôn kính và tâm nương tựa thập phương Phật, Pháp, Tăng.

Niệm danh hiệu Phật nào thì Phật đức, Phật trí của vị Phật ấy sẽ hiện rõ trong tâm người niệm khi họ niệm với sự hiểu biết đức trí nguyện của vị Phật và với lòng thành kính , biết ơn tha thiết hướng về ngài.

Trần Đức Hân




Phụ chú:

Nói Đến Tịnh Độ Thì Có 4 Loại Khác Nhau: 1. Phàm Thánh Đồng Cư Độ: Đây là nói cõi Phật có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, và phàm phu cùng ở chung, như thế giới Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động ( A Súc Phật ), tuy là rất mầu nhiệm nhưng vẫn còn có phàm phu ở. 2. Phương Tiện Thánh Cư Độ: Là cõi mà các vị Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh và các Hồi Tâm A La Hán cảm ứng theo sự tu chứng mà sanh vào. Phương Tiện Thánh Cư Độ không có Phàm Phu mà chỉ thuần là Thánh Hiền. Đây không phải là một thế giới riêng biệt nào cả mà là cảnh giới tu chứng của các vị Thánh ấy và lực gia trì của Phật để tiếp độ mả hóa hiện thành. 3. Thật Báo Trang Nghiêm Độ: Thật Báo Trang Nghiêm Độ Có 2 Loại Khác Nhau: a. Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ: Đây là chỗ của Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật, là cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết. Tự Thọ Dụng Độ tức là cõi cùng khắp Pháp giới không có tướng sai biệt là quả của trí huệ trang nghiêm. Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật thì đầy đủ viên mãn mọi tướng công đức là quả của Công đức trang nghiêm b. Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ: Đây là chỗ trụ của Tha Thọ Dụng Báo Thân Phật, cũng là cõi Tịnh Độ do chư Phật hóa hiện để độ chư Bồ Tát trong Thập Địa. Bậc sơ địa thì thấy theo bậc sơ địa, Nhị Địa thì thấy theo bậc Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Thập Địa. 4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ: Không có tướng cảnh giới, không có nơi chốn ,cùng khắp, không có tướng đối đãi. Thường Quang Tịch Độ là nói tự tánh Pháp thân của chư Phật , đồng nghĩa với Niết bàn vô trụ.

Phật thân:

Pháp thân: Thân chân lý, bát nhã thân, thể tịch và vô tướng.

Báo thân: Thân vô lượng công đức viên thành. Bồ Tát sơ địa đến Thập địa tâm cảnh khá tương ứng mới đủ khả năng ân hưởng một phần công đức này hay được sanh về Báo Độ nầy.

Ứng thân: Thân ứng hiện để độ sanh, vì chúng sanh mà thị hiện.

Cõi Phật có sai khác là do phương tiện độ sanh mà đặt tên. Trí quả là cõi của Pháp thân, công đức quả thị hiện là cõi của báo thân (độ chư Bồ Tát) và các cõi của ứng thân (độ mọi loài chúng sanh)

Nhất thiết chủng trí là trí biết tất cả tổng pháp cùng biệt pháp như các căn tánh, nghiệp quả và mọi phương tiện sai biệt thích hợp độ sanh, là sự viên mãn rốt ráo của đạo chủng trí của Bồ tát và không trí ( vô ngã trí hay giải thoát trí cuả Thanh Văn). Kinh Hoa Nghiêm có đề cập đến Phật trí, chia ra làm nhiều loại để thể hiện một phần tánh , tướng và dụng của Nhất Thiết Chủng Trí, như sau:

“Giải thoát trí: trí tuệ đã cởi bỏ mọi phiền não và nhận thức sai lầm.

Tất cánh trí: tất cánh là hoàn thiện, cùng tột, không gì hơn nữa.

Lợi trí: trí tuệ sắc bén.

Thâm trí: trí tuệ sâu xa.

Tật trí: trí tuệ mau lẹ v.v…

Nhất thiết trí:

Nhất thiết trí là trí giải thoát của A La Hán và Bích Chi Phật, trí biết được đạo lý tổng quát của mọi pháp đó là vô ngã trí, Trí nầy không biết rõ hết sai biệt trí của thế gian cùng phương tiện trí để độ sanh như nhất thiết chủng trí của chư Phật.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Phù trợ người lâm chung


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.102.117 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...