Thị trấn Cốc Pài
Cốc Pài là một thị trấn của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xã có vị trí:
• Bắc giáp xã Pà Vầy Sủ, xã Chí Cà.
• Đông giáp xã Phèn Phàng, xã Tả Nhìu.
• Nam giáp xã Bản Ngò, xã Nàn Ma.
• Tây giáp xã Pa Vầy Sủ.(wikipedia)
"Cốc Pài nằm chon von trên đỉnh cao và xa nhất về phía Tây Bắc của tỉnh Hà Giang. Mới được thành lập từ năm 2009, thị trấn đơn sơ với một con phố chính dài chừng 3km nối từ đầu cầu Cốc Pài sang phía bên kia là con đường xuống thung lũng Nàn Ma. Có thể nói, đây là một trong những thị trấn nhỏ và cao nhất Việt Nam. Cốc Pài có sức thu hút kỳ lạ. Dân phượt có nhiều người nước ngoài đi xe hai bánh bon bon qua nhiều khúc eo cùi chỏ. Họ tỏ ra thích thú và an tâm cho dù những đoạn đường thật vắng. Đường lên Cốc Pài nếu đi từ tỉnh Hà Giang, qua thị trấn Yên Bình rồi rẽ vào con đường dốc đứng có hàng trăm khúc khuỷu cùi chỏ, với vách núi dựng đứng và một bên là vực sâu thăm thẳm, lởm chởm những khối đá tai mèo sắc nhọn. Chính những đoạn dốc hiểm trở như vậy, 62km từ ngã ba Yên Bình lên Cốc Pài trở thành nỗi ám ảnh với cánh lái xe mỗi khi “bò” qua đây. Còn với những người yêu vận động, xe máy là phương tiện khá dễ cho mọi cung đường, nhưng cũng cần khoảng thời gian chừng hơn 3 giờ mới tới nơi. Có thể nói đây là cung đường khó đi nhất của tỉnh Hà Giang và cả vùng Tây Bắc.
Cốc Pài nằm trên cao, càng leo lên cao khí trời càng ôn hòa, mát mẻ. Chắn ngay con đường độc đạo nối từ Bắc Hà – Lào Cai, Cốc Pài được mệnh danh là Sa Pa của Hà Giang bởi khí hậu mát dịu, quanh năm mây phủ. Con đường xuyên thị trấn nhỏ xíu dường như lúc nào cũng lẫn vào mây khiến cho thị trấn càng trở nên tĩnh lặng, hiền hòa. Những ngã rẽ nhỏ trên phố thị chỉ qua vài ba ngôi nhà xây là đã thấy bản làng lấp ló với nhà đất, tường vôi, ngói ống. Lẫn trong bạc màu sương núi là những ngôi nhà của người Mông, người Nùng, La Chí, Cao Lan, những thửa ruộng bậc thang như rẽ cánh quạt.
Thị trấn Cốc Pài cũng có những ngày nhộn nhịp mỗi tuần khi họp phiên vào chủ nhật. Chợ bán nông sản, gia súc, gia cầm và hàng tiêu dùng, thổ cẩm thủ công. Những vạt váy đầy màu sắc của người Mông Hoa, màu xanh trầm, màu chàm của người Dao, Nùng, màu đen của người Tày, Cao Lan, những dải vải hoa sặc sỡ của người La Chí… như những cánh bướm rực rỡ tô điểm cho thị trấn mỗi khi chợ vào phiên. Chợ Cốc Pài cũng như những phiên chợ khác ở vùng cao, người ta tới mua bán, trao đổi nhu cầu thiết yếu nhưng cũng là dịp để giao lưu, hò hẹn, hỏi thăm nhau. Chính bởi vậy ở khu vực bán hàng ăn luôn là nơi đông vui nhất. Người dân thường đến đây khi chợ đã quá nửa phiên. Sau những lời chào hỏi, những chén rượu đưa lời, những nụ cười vô tư sảng khoái của người vùng cao luôn tràn ngập không khí chợ phiên. Ở một góc khác, nơi đám thanh niên hẹn hò trò chuyện, gặp những ánh mắt long lanh, nụ cười mỉm khẽ che duyên chiếc răng vàng, đôi má ửng hồng ngượng ngùng mỗi khi gặp ánh mắt của người khách lạ."
Gia súc như trâu bò, dê, heo, chó, gà...chiếm một khoản đất khá rộng so với chợ nông sản. Tuy Cốc Pài thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, nhưng Cốc Pài có sự hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách, so với các chợ phiên khác như chợ Sủng Là, chợ Ma Lé, chợ Sà Phìn thuộc huyện Xín Mần.
" Nơi Xín Mần, một thôn của Cốc Pài, người dân vẫn không có nước sinh hoạt, họ xuống khe suối, thực ra là mạch nước ngầm, hứng từng ca nước. Nhà ở xa vài km cũng phải mất cả ngày để lấy nước về nấu ăn. Họ tắm giặt phải xuống tận thị trấn. Người dân ở đây cho biết năm nào cũng vậy, nếu vào những tháng mùa mưa từ tháng 6 cho đến tháng 11 dương lịch thì nguồn còn đủ nước để dùng, còn lại khoảng 6 tháng thì thiếu nước trầm trọng. Để có nước phục vụ cuộc sống sinh hoạt, hàng ngày người dân Suôi Thầu phải dùng xe máy đi quãng đường 7 cây số để chở nước từ dưới trung tâm thị trấn Cốc Pài về nhà. Không chỉ vậy mà ngay cả đàn gia súc cũng phải lùa xuống sông, suối ở gần trung tâm huyện để chúng uống nước. Thiếu nước ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của thôn Suôi Thầu."
****
21 giờ ngày 23/6. đoàn nghỉ lại Cốc Pài. Cả đoàn mệt lã, chỉ cần tắm giặt ngả lưng là đủ thoải mái; Thông, Cún, cô Hoa, cô Hằng phải tìm nơi lót bụng; cả ngày chỉ được ăn sáng, xong đi suốt; trên xe bánh trái thừa mứa, tạm gọi là điểm tâm giờ "Ngọ". 15 giờ ngồi xe qua bao eo đèo, bao dốc núi, chuyện râm ran trên xe, chả ai thấy đói. Thỉnh thoảng có những gian hàng xiêu vẹo dọc đường, nào mít, mận, dứa...cô Chung vội nhảy xuống như vớ phải của lạ, hai tay liên tu bóp, nặn, búng hết quả mít này đến quả mít nọ, chả cần biết chủ quán đang ở đâu, thế là lên xe tiếp tục; một lúc chủ quán người sắc tộc ra đứng nhìn theo xe như ngớ ngẩn, chả hiểu gì!
Thông ghẹo cô Chung:- Tay cô rờ, bóp, nắn thế lại làm bẩn xe cháu mất. Thông tiếp tục ghẹo - ai mà bán được cho cô Chung thì hôm ấy phải trúng số. miệng thì hỏi giá. 2 tay túm miệng lon bốc vun đậu phụng (đậu lạc) đầy ắp trong hai bàn tay, gấp đôi lon đậu, thế mà vẫn tính tiền lon đậu. ối giời...
Cô Chung bảo : - Mày bôi bác bà vừa thôi nhé - cả xe được trận cười dòn dả.
Thông là thanh niên từng bụi đời, sau khi ra khỏi quân ngũ, làm tài xế xe, còn Cún là cậu em lập gia đình ở miền Tây, vợ bế con qua Mỹ, Cún ra Hà Nội với anh theo chuyến từ thiện, thế mà hai anh em chưa bao giờ mở miệng tiếng chửi thề thường thấy ở lứa tuổi như thế. Vui đùa cũng lịch sự. Cô Hoa ngồi kế Thông, hai cô cháu khá tâm đắc khi trao đổi cũng như vui đùa suốt chặng đường dài.
Sáng hôm sau, theo thông lệ, 7 giờ đoàn khởi hành, nhưng thật ra ít khi đúng giờ, có khi tìm chỗ ăn sáng cũng mất nửa giờ. Từ thị trấn Cốc Pài vào thôn Thu Tà, cũng là một xã thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Thu Tà có diện tích 27,36 km², dân số trên 2000 người, mật độ dân số đạt 71 người/km².
Từ Hà Giang về huyện Xín Mần 150KM, đường biên giáp Trung Quốc 31,7km. Đa số tộc Nùng, gọi là Nùng "U" Người kinh chiếm 2% dân số, trường mầm non Ngãi Trò có 58 cháu nhỏ.Hơn 1 tháng khởi công, trường mầm non Ngãi Trò xã Thu Tà hoàn thành, nghiệm thu và cắt băng vào ngày 24/6/2017. Độ cao nơi đây trung bình từ 300 đến 1000m so với mực nước biển.
Xã Ngãi Trò chỉ độ 2km cách thị trấn Xín Mần, khánh thành trường điểm, được xe xã chuyển tải độ 10km, sau đó lại đổi phương tiện do đường quá xấu và vài nơi bị sạt lở; xe thồ do các cô thầy giáo và cán bộ địa phương vận chuyển từng người. Đến đoạn sạt lở, đoàn lại tiếp tục băng qua suối cạn, đi thêm vài km đường đất sình trơn trợt. Điểm trường nằm chênh vênh trên ngọn núi, cách một nhà dân không xa; Đoàn cấp tốc lắp ráp cầu tuột, ghế quay, bày quà cáp để kịp thời xuống núi sang điểm khác. Trời còn thương, tuy ảm đạm nhưng chưa xả nước xuống ngay buổi cắt băng và phát quà.
Vội vã chuyển qua xã Cốc Rế, Cốc Rế là một xã thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Đông giáp xã Ngán Chiên, xã Thu Tà. Xã Cốc Rế có diện tích 14,30 km²,
Điểm trường nơi đây do cô KIM BILIFF tài trợ, cô cũng là một trong những mạnh thường quân hào phóng, tài trợ cho các vùng miền cao phía Bắc. Nơi đây, trẻ con được nhận quà trội hẳn các điểm khác nhờ lòng hảo tâm của cô.
Những trường có các cô giáo đẹp thì bác tài nhà ta trang phục cứ như đại gia; xe hai bánh chuyển vào điểm sâu thì bác tài chọn cô nào xinh và trẻ tình nguyện cầm tay lái. Trong bữa cơm trưa đãi đoàn, Thông luôn ngồi giữa hai cô giáo chuyện trò suốt, chả ăn được gì. Các cô cũng uống rượu ngô ra phết. Được cái bác tài không cho vào môi tí nào.Thông tuyên bố, đối với Thông chỉ cần "rượu ngon và gái đẹp', nói là thế chứ với tuổi như Thông cũng khá đứng đắn và lịch sự.
Đặc biệt địa phương nơi đây, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên và các cô thầy giáo cứ đến từng bàn chúc đoàn và chuyện trò như từng thân quen lâu ngày gặp lại. Đến bàn chay thì họ chịu phép, không nâng ly, không nhậu nhẹt, cũng giảm phần hứng khởi trong câu chuyện "thuần chay" nhạt nhẽo. Món đặc biệt thổ sản là lạc rang (đậu phụng rang), hạt đậu chắc, to và ngọt tự nhiên. Xuống vùng thấp thì có đậu phụ cũng ngon và thuần đậu tương, không pha trộn như trong Nam. Mỗi vùng có một đặc sản. Ngoài nông sản, hoa quả, vùng cao, nơi các thị trấn, tiệm ăn còn quảng cáo loại "thắng cố".Người miền Nam lần đầu ra chả ai hiểu thắng cố là gì, họ giải thích dạng như là lẩu, nhưng hầm rục thịt ngựa, thịt trâu, bốc mùi tanh khó chịu. Về Điện Biên, ngang qua một quán ăn toàn nghe mùi chúng sanh bị "thắng cố" như thế.
Thế là đoàn đã hoàn thành hai điểm mầm non ở Pó Ngần và Bắc Cạm, trước đó là Pạc Tiến và Ngãi Trò.
Những đoạn đường rơi vải quà cáp là những cung đường vắng vẻ, trẻ con chăn trâu, làm nương hoặc nhặt nhạnh khoáng sản từ các hầm mỏ.Trên đầu các cháu từ 5 tuổi đã gắn ngọn đèn pin soi trên công trường hầm mỏ về đêm. Mặt mày lem luốc bởi, áo mỏng không đủ che cái lạnh về khuya; chân không dép, tay cầm chiếc bao và cây nhọn để bươi móc; đó là cuộc sống của các cháu trên vùng cao có những hầm mỏ.
25/7/2017