Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận giáo dục »» Nhìn Về Tuổi Trẻ Và Văn Hóa Hậu Covid »»

Tiểu luận giáo dục
»» Nhìn Về Tuổi Trẻ Và Văn Hóa Hậu Covid

Donate

(Lượt xem: 4.925)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nhìn Về Tuổi Trẻ Và Văn Hóa Hậu Covid

Font chữ:

Năm ngoái, cũng vào tháng Ba mùa Xuân như năm nay, kẻ viết dòng nầy đã chuẩn bị sẵn sàng cho một chuyến du lịch hành hương về thăm những ngôi chùa cổ ở Huế. Chỉ những ngôi chùa cổ ở Huế thôi thì cũng đã có một thế giới cửa Thiền mà hơn 70 năm qua mình chưa biết hết, nói chi đến khắp nẻo đường xa xôi của đất nước và hành tinh này!

Thế nhưng, bất ngờ dịch Covid tràn tới. Một con vi khuẩn hình hoa – Corona – nhỏ gần như vô hình với mắt trần không thấy được bỗng xuất chuồng từ Vũ Hán và biến hóa khôn lường thành nguồn lây lan “điện tử” chinh phục hết thảy địa cầu. Siêu vi vô hình đã trói chân hơn bảy tỷ người trong cái nhà tù vô ảnh hơn cả năm trời nay. Thời gian và bản năng sinh tồn đã biến Vô thường thành Thường trong dòng sinh diệt quần thảo nhau từng nháy mắt thời gian như bóng với hình. Vô thường là Bình thường đang trôi theo dòng đời miên viễn.

Liên Phật Hội


Tham luận: Khám Phá Đạo Phật (Discovering Buddhism)

Tuổi trẻ thế hệ Covid

Chủ Nhật 14-3-2021, chương trình Thỉnh Vấn Cuối Tuần do Liên Phật Hội tổ chức tiếp tục chủ đề Trò Chuyện Với Tuổi Trẻ về đời sống tinh thần, tâm linh nói chung có điểm nhấn là tuổi trẻ Việt Nam hướng Phật trong xã hội phương Tây. Đặc biệt là đề tài cập nhật với thế hệ mới nhất: Thế hệ Covid – GEN C như đã trình bày khái quát ở trên. Diễn giả chính của chương trình thỉnh vấn hôm nay là Thượng tọa Thích Đạo Quảng với sự tham gia hỗ trợ của Cư sĩ Nguyên Thọ. Điều hợp nội dung cùng đăng cai kỹ thuật của chương trình là Cư sĩ Thị Nghĩa và Cư sĩ Quảng Hải.

Với thông tin cập nhật của một thầy giáo đứng trên bục giảng đại học Mỹ và kiến thức cơ bản của một “ông Nghè” (TS) trong lĩnh vực Tâm Lý học; cộng với thực tế trải nghiệm sinh động, tiếp cận thực tế của một vị trụ trì và cố vấn giáo hạnh GĐPT chùa Tam Bảo, thầy Đạo Quảng đã đưa một buổi thỉnh vấn giáo khoa thành một sinh hoạt hội luận đầy ý kiến sinh động và nhiền màu sắc. Hai cư sĩ Thị Nghĩa và Quảng Hải trong suốt cuộc hội luận gần hai tiếng đồng hồ, trong khá nhiều vấn đề, cũng đã hợp lực với diễn giả chính của chương trình để tham gia ý kiến thảo luận bằng kiến thức và thực tế của bản thân cũng như gia đình đầy dữ kiện thuyết phục.

Liên Phật Hội


Thông tin Thỉnh Vấn Cuối Tuần chủ đề Trò Chuyện Với Tuổi Trẻ


Trên con đường thế hệ, xuất hiện bất ngờ một thế hệ mới: Thế hệ Covid – Generation Covid – GEN C…

Các nhà chuyên môn cùng chiếu nhân văn như nhà xã hội học, nhà tâm lý học, nhà nhân chủng học… lại tất bật đi tìm một định nghĩa khả dĩ được cộng đồng “mạng” đồng ý là tương đối thích hợp cho thế hệ C: Thế hệ C là lớp người sinh ra từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2020. Và người ta lại bắt đầu nói đến “Văn hóa Hậu Covid” và thế hệ C.

Có một trường phái khác cho rằng: Thế hệ C gồm luôn cả thế hệ Z và Millenials vì cùng chung cảnh ngộ Covid-19. Hoặc có quan niệm đi xa hơn cho rằng, GEN C là một hình thức “Não Trạng” (State of Mind) hợp lý hơn là nói về tuổi tác và thế hệ.

Nếu muốn có chút tĩnh tâm và tỉnh trí thì xin tạm quên đi những rừng danh từ, chữ nghĩa lấp lánh như ánh đèn màu ngoài kia để xác định một điều không thể khác là hệ quả đương nhiên sau đại dịch Covid-19, nhân loại sẽ bước sang một hay nhiều cách suy nghĩ, lối ứng xử và điệu sống khác thời “tiền Covid”. Có thể tạm gọi đó là “văn hóa Hậu Covid”. Nội hàm của một hình thức văn hóa mới chưa thể nắm bắt được hay hình dung rõ ràng vì chưa ai biết ảnh hưởng và tác dụng trực tiếp cũng như gián tiếp của đại dịch Covid lên thể chất, não trạng và lối sống cũng như nếp nghĩ của con người như thế nào.

Người phương Tây thường có khuynh hướng cho rằng, văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là văn hóa quá khứ hay nặng về quá khứ. Người ta thích xài đồ cổ và trân trọng cũng như tiếc nuối những gì thuộc về quá khứ. Hơn 90% những bài viết và sáng tác nghệ thuật của người Việt trên mạng online toàn cầu là thuộc về thế giới quá khứ. Nguyên nhân đơn giản là bởi hai thế hệ già và trẻ của người Việt Nam thường thiếu sự chuẩn bị và chuyển tiếp của những chiếc cầu thế hệ. Sự vắng bóng những chiếc cầu nối tiếp đó chẳng phải vì thiếu nhân tài vật lực nhưng vì những thế hệ đàn anh không quan tâm hay thiếu mất cái “não trạng” làm cầu; muốn tiếp cận và gần gũi con em bằng những nấc thang và biên giới của “chính danh định phận” ngỡ như là truyền thống nhưng thực chất là những thành lũy đã đóng rêu xanh như quân - quân , thần - thần, phụ - phụ, tử - tử: Ghế ai nấy ngồi, hồn ai nấy giữ!

Thật là hiếm hoi những hình ảnh phụ huynh dắt tay rì rầm chuyện trò với cháu chắt hay cụ già và bé thơ dắt tay nhau tung tăng giữa thiên nhiên, ngoài đồng nội… Thế hệ người lớn thường biến trẻ con thành “cụ già thu gọn” như biến núi non thành hòn non bộ. Gần cả trăm năm lịch sử nhưng có được bao nhiêu trường hợp đoàn sinh Gia đình Phật Tử được trực tiếp tham gia công cuộc hộ trì Tam Bảo như một thành viên “người lớn” cốt cán có trách nhiệm ngoài việc múa hát giúp vui hay chạy nhiều việc nhỏ làm hình thức trang hoàng cho lễ nghi tự viện. Càng trưởng thành, những sông, suối nhỏ ngăn cách thế hệ như thế sẽ biến thành biển lớn ngăn dòng thế hệ đang vắng bóng những chiếc cầu.

Sau năm 1975, hằng triệu người Việt Nam đã trải nghiệm và đối diện với thực trạng “ngăn dòng thế hệ” ở nước ngoài. Theo PEW, khoảng 50% các gia đình Việt Nam ở Mỹ cha mẹ (thế hệ di dân thứ 2) phải làm thông dịch viên cho ông bà (thế hệ di dân thứ nhất chỉ nói tiếng Việt) khi con cháu (thế hệ thứ 3 – sinh ra ở Mỹ chỉ nói tiếng Anh). Theo khái niệm văn hóa thì đây là một hình thức “đa văn hoá” trong cùng một gia đình vì ngôn ngữ là phương tiện của văn hóa!

Tuổi trẻ GEN C và đôi nét tâm linh

Lai lịch (identity) của một đứa trẻ được từng bước thành hình từ thuở sơ sinh cho đến độ tuổi “teen” (13). Trẻ Việt xứ người thật sự chỉ còn giữ được lai lịch Việt Nam trên nét da và màu tóc; nghĩa là nội dung văn hóa như ngôn ngữ, nếp nghĩ, tâm linh… được hình thành theo tiêu chuẩn người bản xứ. Thế hệ GEN Z và GEN C dẫu có theo ông bà, cha mẹ đến nhà thờ hay chùa viện thì cũng chỉ là hình thức vâng lời thời tiểu học. Nội dung tâm linh của các cháu phần lớn được un đúc do nhà trường, bạn bè và xã hội.

Xã hội phương Đông tin Phật, tin Chúa, tin Giáo chủ, Thần linh không cần phải hiểu mà chỉ cần được “truyền thừa” đức tin từ người lớn trong gia đình, dòng họ. Xã hội phương Tây, ngược lại, hiểu mới tin. Phật giáo Việt Nam và thế giới đi vào lòng quần chúng phương Tây do hiểu và tin triết lý đạo Phật chứ không phải do lễ nghi, hay bởi hình thức bái sám, tán tụng kinh chú chinh phục. Càng trưởng thành, sinh hoạt tâm linh càng đi vào chiều sâu.

Phản ứng của tuổi trẻ đối với tôn giáo trong mùa đại dịch Covid như thế nào?

Với tôn giáo nói chung:

- Phản ứng về thế chất: Với cường độ dịch bệnh lây lan cũng như sự tử vong quá nhanh và rộng khắp toàn thế giới, đức tin về một Đấng Sáng Tạo toàn năng bị thực tế phủ nhận hay lý giải không thuận chiều.

- Phản ứng về tinh thần: Một xã hội “ngoan đạo cực kỳ” như Hoa Kỳ. God (Thượng Đế) xuất hiện trên mỗi tờ giấy bạc và thường xuyên phát xuất từ cửa miệng của các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị đã gây ra dị ứng tinh thần về sự bất công giữa kẻ có tiền và người nghèo khó cũng như trở thành nghịch lý với thực tế chính trị quá đòn phép và gian dối.

- Phản ứng về tâm linh: Trong cơn sinh tử chỉ có khoa học kỹ thuật và chính con người tạo ra thuốc men và vaccine để tự cứu mình trước sự vắng bóng của Thượng Đế hay Thần Linh.

Với đạo Phật nói riêng:

- Đức Phật không phải là một đấng thần linh tự xưng cứu thế. Phật phủ nhận phép lạ cứu người hay pháp thuật thần thông biến hóa. Trước sau, Đức Phật là một Bổn Sư – một vị Thầy thuốc của đời sống tiết dục và an định tinh thần để giữ cho thân tâm thường an lạc; một vị tôn sư về luân lý và đức hạnh giúp người tự sửa đổi để giải khổ được vui. Vô hình trung, lời kêu gọi của các cơ quan y tế quốc gia, các bác sĩ và tổ chức bệnh viện chống đại dịch cũng tương tự là tiết chế giao dịnh sinh hoạt, ăn uống phù hợp sức khỏe và giữ tinh thần thoải mái an vui.

- Trước sự mất mát cùng tổn thất quá kinh hoàng và bi đát về thiệt hại tài sản cũng như nhân mạng do đại dịch gây ra cho biết bao người dân vô tội trên toàn thế giới, sự lý giải theo thuyết nhà Phật về Duyên Nghiệp, Nhân Quả, Luân Hồi… đã giúp làm sáng lên màn u minh của tư duy; tịnh hóa được nỗi ám ảnh lâu dài của sợ hãi, trầm cảm và phẫn hận.

- Đạo Phật luôn luôn mở ra một con đường tích cực cho mọi người trong mọi hoàn cảnh: Đó là Tu và Hành. Thông qua nghe và học (văn), tự thân suy nghĩ (tư), sửa đổi, điều chỉnh (tu) tùy theo hoàn cảnh và phẩm chất của từng người. Quá trình tu học chính là con đường giải thoát của mỗi người trong hoàn cảnh sinh hoạt để sinh tồn và đối trị với dịch bệnh.

Hiểu, thương và chia sẻ

Từ bi là trái tim của đạo Phật.

Không yêu thương thì vắng bóng từ bi. Thế hệ trẻ hôm nay và hậu Covid phải qua từng chặng: Nhìn thấy, thấu hiểu, chia sẻ, yêu thương và từ bi.

Dẫu nói theo cách hàn lâm “Đạo Phật là đạo của Từ bi, Trí tuệ…” hay nói theo cảm xúc văn nghê sĩ như Trịnh Công Sơn: “Yêu em tôi bỗng từ bi bất ngờ” hay Bạch Lạc Mai: “Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi” hoặc Nguyên Phong: “Từ bi vì thấu cảm”; và Làng Mai: “Hiểu và thương”… thì Từ bi chẳng có gì là huyền bí. Chỉ là rất đơn giản: Từ bi là hiểu, chia sẻ và yêu thương. Từ bi là tình yêu không khiên cưỡng bắt nguồn từ cách nhìn nhân ái – từ nhãn – để thấy tận nỗi đau khổ của chúng sinh (từ nhãn thị chúng sinh). Cái nhìn nhân ái là nét nhìn của Mẹ hiền với đàn con yêu dấu. Nhìn để hiểu và yêu thương mà không mảy may phê phán khen chê, vắng bặt thị phi. Đức Phật – như lai – nhìn chúng sinh như chính hình tướng và bản chất thật sự của nó. Từ bi mà không thật sự yêu thương là di họa của tâm hồn vì đó chỉ là sự biểu cảm hình thức. Từ bi mà không thấy được nỗi khổ thì đó chỉ là sự thương hại nửa vời chẳng có lợi cho ai cả. Người thương không nhìn thấy người được thương thì chỉ là một cách làm từ thiện tầm xa để phô trương thanh thế phù phiếm và cạn cợt. Cho nhau mà không cùng tần số cảm xúc thì chỉ là một sự bố thí vô tình.

Đại dịch Covid đang trải qua và nhận chìm nhân loại tròn năm. Cuộc chiến chống dịch chưa tàn nhưng sự xuất hiện và ứng phó của vaccine đang ở thế tiến công ngày càng ồ ạt, hứa hẹn một thời “hậu Covid” không còn xa lắm. Bức tranh dự phóng cho thế hệ GEN C hậu Covid đang được khắc họa những nét chính từ hiện thực.

Những đặc tính căn bản của văn hóa hậu Covid và của thế hệ Covid có thể nhận ra từ hiện tại là:

- Tuổi trẻ GEN C thiện xảo trong khả năng sử dụng các phương tiện và thiết bị điện tử hiện đại để “nhìn thấy” và nắm bắt vấn đề. Những huyền thoại, tưởng tượng, suy diễn về nhân vật cũng như sự kiện lịch sử và tôn giáo mang tính ảo tưởng sẽ được soi sáng, nhận diện và phân tích qua lăng kính hiển vi của khoa học kỹ thuật. Tuổi trẻ không còn dễ bị thuyết phục hay chinh phục bằng cảm tính như tuổi trẻ thời Quốc văn Giáo khoa Thư hay thời “Tiền Covid”.

- Tuổi trẻ GEN C độc lập suy nghĩ và tự thân chọn lựa niềm tin tâm linh tôn giáo, xem nhẹ cảm tính bầy đàn, theo tôn giáo do hiểu mà tin chứ không theo bằng nếp cũ vì theo đuôi người lớn và bị chinh phục bởi thói quen và truyền thống như xưa.

- Tuổi trẻ GEN C có điều kiện tốt nhất giúp trang bị nhãn quan “toàn cầu hóa” để tìm hiểu, kết giao và tương tác sinh hoạt với một thế giới rộng khắp như “làng địa cầu”.

- Tuổi trẻ GEN C sẽ tìm thấy ở đạo Phật là con đường tâm linh thích hợp với thời đại khoa học kỹ thuật bởi con người chịu trách nhiệm với chính mình, không nương tựa và giao khoán cuộc đời cho thần linh mà khai sáng Phật Tánh trong chính mình.

- Tuổi trẻ GEN C xây dựng, khẳng định và phát huy lòng Từ Bi do Trí Tuệ hiểu nên thương “yêu chợt từ bi” – lòng yêu thương thánh thiện tức thời mở cửa từ bi – chứ không phải theo đuôi cuộc đời hay làm vệ tinh cho những thế hệ đi trước để thương vay, khóc mướn hay áo thụng vái nhau.

- Tuổi trẻ GEN C vẫn còn là một “bí mật thú vị” của tiến trình hiểu và thương thông qua những phẩm chất thương yêu, sáng suốt và rộng mở tâm hồn…

Tình hình Covid-19 toàn cầu đang trên đà giảm nhẹ về tình trạng lây nhiễm và tử vong; đặc biệt Mỹ là đất nước “đệ nhất” dẫn đầu con số nạn nhân từ tháng tư mùa đại dịch cũng đang giảm theo đà thuốc chủng vaccine đang được tung ra ồ ạt. Năm bảy tháng hay một vài năm nữa, Covid sẽ thoái trào thành dịch cúm nhưng vết hằn, dấu sẹo của nó để lại trong tâm hồn và ký ức tuổi thơ thế hệ GEN C vẫ chưa thể hình dung hay đo lường được. Những mảng buồn vui của ngày đang tới vẫn còn là bóng mờ của dự phóng. Nghĩ về tuổi trẻ ngày mai, cho dù trong vòng ảnh hưởng dưới bất cứ ánh sáng hay bóng tối của thế hệ hay văn hóa nào thì cây lành vẫn sinh trái ngọt: Mắt thương nhìn đời, tâm lành sẽ hiển hiện.

Sacramento - tháng ba, 2021
Trần Kiêm Đoàn


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Cẩm nang phóng sinh


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.255.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...