Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Phật sự »» Giới thiệu Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng »»

Phật sự
»» Giới thiệu Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng

Donate

(Lượt xem: 4.378)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Giới thiệu Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng

Font chữ:

Không khổ thì không có đạo Phật. Nếu đời người mãi là mùa Xuân và hạnh phúc thì chỉ có thái tử Tất Đạt Đa mà không có đức Phật Thích Ca; nghĩa là chỉ có người hưởng thụ lạc thú giữa cuộc đời mà chẳng ai cần cứu khổ…

Tự bản chất, đạo Phật là con đường cứu khổ. Cho nên, từ căn cơ cốt tủy, tất cả mọi lý thuyết và phương cách ứng dụng trong đạo Phật đều được học và hành như là những phương tiện diệt khổ. Nhưng lịch sử hành trì của con đường cứu khổ trong suốt mấy nghìn năm qua vẫn thường xuyên có sự ngộ nhận, biên kiến, lẫn lộn giữa phương tiện tạm dùng và đích điểm diệt khổ. Đã có lắm nhân vật ngủ giấc cô miên giữa tàng kinh các mà vẫn mơ màng ngỡ đã chứng ngộ; hay nói màu mè tới những khái niệm cao siêu, những danh từ uyên áo, những lý thuyết loại suy diễn dịch để đi vào thế giới viễn mơ và giải thoát ảo tưởng. Luận sư Tịch Thiên của Ấn Độ gọi hình thức “siêu hóa” lý nhà Phật xa khỏi tầm ứng dụng như thế là… loạn pháp và dấu hiệu đầu tiên của mạt pháp là loạn pháp. Mạt pháp là giai đoạn tiếp sau Chính pháp và Tượng pháp. Mạt Pháp được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa. Ví dụ điển hình được ghi trong Đại Tập Kinh của các hình thức loạn pháp khởi nguồn từ các xung đột nội bộ. Những cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ nảy sinh giữa những người tuân theo lời dạy của Phật đến mức ai cũng muốn ngụy luận đến nổi ma chướng hiển hiện làm chủ pháp đàn nên chân lý sẽ bị che khuất và dần dần mất đi, tà kiến thắng chánh pháp.

Thực trạng này cũng tương hợp với nhận định của Thầy Tuệ Sỹ thời nay. Trong cuộc ra mắt của Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN ngày 27-11- 2021 vừa qua, Thầy Tuệ Sỹ đã đề cập đến tình trạng loạn pháp ngày càng trầm trọng với rất nhiều các cuộc “nói pháp” mà trong đó có tới 8 phần 10 là… ma pháp đem lời tự chế lạc đạo sai tầm gắn vào miệng Phật bất luận… tam thế Phật oan!

Bởi vậy, bất chấp tám vạn bốn ngàn hay vô lượng pháp môn, ba dấu ấn căn bản (Tam Pháp Ấn) của đạo Phật đã nói lên dấu chỉ căn bản nguyên lý nhà Phật. Tam Pháp Ấn: Vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp.

Cuộc cách mạng về phương tiện truyền thông đại chúng ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã mang nguồn sáng lý trí và khoa học vào thế giới mặc định của tôn giáo. Đạo Phật là tôn giáo hàng đầu vững trụ với sức công phá lý giải trong thời đại mới. Sự xuất hiện của Vật lý Lượng Tử (Quantum Physics) vang rền tên tuổi của Einstein, Bohr, Heisenberg, Feyman, Planck… từ thế kỷ 20 đã vô hình chung bắt tay chặt chẽ với Tánh Không từ mấy nghìn năm trước để xác định nguyên ủy của vũ trụ nầy chẳng do một Đấng Sáng Tạo mơ tưởng nào “sáng chế” ra cả mà cái “có” từ bản thể của cái “không” duyên khởi tác tạo cấu thành.

Khoa học nhân loại hiện chỉ có một sự lý giải được tin cậy nhất về sự ra đời của vũ trụ là thuyết Big Bang, tiếng nổ khởi phát từ Không thành Có mà tạo nên thiên hà vũ trụ với tuổi đời ngót 4 tỷ năm nhưng vẫn còn thanh xuân và không ngừng giãn nở. Lý thuyết mang tính khoa học thời thượng nầy đã chuyển hoá khái niệm từ Tiểu Vũ trụ (Universe) mà chúng ta đang chung sống với dãi Ngân Hà đẹp như dòng sữa mẹ của Hercule thành Đa Vũ trụ (Multiverse) ứng hợp với tầm nhìn càn khôn có “Tam Thiên Đại Thiên thế giới với hằng hà sa số chư Phật” quá ảo diệu mà cực kỳ khoa học của nhãn lý Phật Đà.

Thế nhưng… (!)

Không phải cái gì lấp lánh cũng là kim cương vàng bạc cả. Tốc độ truyền thông nhanh gấp mười lần thì tác hại hiểu lầm do quá nhanh nhẩu, phản ứng tức thời mà thiếu cân nhắc suy tư chín chắn nên có nhiều trường hợp và lãnh vực, hệ quả xảy ra lại nhiều chục lần nghiêm trọng hơn. Các trang mạng xã hội chằng chịt ngày nay càng nhân danh “cộng đồng mạng” để phát tác nhiều phản ứng tức thời, vội vàng, nông nỗi thì tác hại đối với đạo lý, trật tự xã hội, phân cực chính trị, phân hóa nội bộ, đổ vỡ gia đình càng suy đồi nghiệt ngã hơn.

Ngày 21-9-2022 vừa qua. Trong phiên họp khoáng đại của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thư ký Antonio Guterres đã cảnh báo “Thế giới của chúng ta đang lâm nguy và có khả năng đi đến tê liệt!” Nguyên nhân chính là bởi nhân loại có thiên kinh vạn quyển về tài liệu chìm nổi, lắm lý thuyết minh triết, cao siêu mà chẳng ai ứng dụng vào thực tại.

Ý thức sâu sắc về hiện trạng thoái trào của toàn nhân loại trong tay đang có những nguồn lý thuyết hay mà không thực hành, có hướng đi chuẩn mực mà không ứng dụng nên các nhà giáo dục, các lý thuyết gia, các nhà tôn giáo, các nhân vật có trách nhiệm… trong nhiều lãnh vực khoa học và nhân văn trên thế giới đã lên tiếng về sự quan trọng của mối tương quan giữa lý thuyết, kế sách và việc thực hành, ứng dụng. Đó là nỗ lực đem lý thuyết và sở học từ những giá sách đồ sộ, những đầu óc uyên bác, những bài thuyết giảng tràng giang đại hải kiểu phim bộ để ứng dụng vào thực tế nắm bắt được.

Nỗ lực thực hành hay ứng dụng giữa lý thuyết và thực hành rất được quan tâm theo đuổi trong sinh hoạt giáo dục, đào tạo ngày nay. Các trường đại học nổi tiếng trên thế giới và các phân khoa nhân văn đang mạnh mẽ đem cái học giảng đường, thư viện ứng dụng vào thực tế cuộc đời.

Khuynh hướng hiện đại hóa đạo Phật hay đưa lý thuyết kinh điển nhà Phật vào ứng dụng trong cuộc sống đời thường đã được đề ra ngày càng tích cực trong công cuộc hoằng dương Chánh Pháp và phát tâm tu học ngày nay. Gần gũi với Phật tử Việt Nam ở nước ngoài là Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB = European Institute of Applied Buddhism) và Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á (AIAB= Asian Institute of Applied Buddhism) do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh thành lập. Chương trình giảng huấn của hai học viện nầy đều do tăng thân Làng Mai phụ trách.

Nhiều nơi trên thế giới cũng có nhiều cơ sở, học viện chuyên ngành Phật Pháp Thực hành hay Ứng dụng với mục đích hoằng đạo và hành đạo đều nhằm giúp người theo đạo Phật hiểu đạo và sống đạo bằng chính những nguyên tắc Phật lý thực tiễn chứ không biến chân thiệt nghĩa của nhà Phật thành một rừng danh từ uyên áo, cao siêu, làm dáng trí thức tới mức quá xa vời cuộc sống bằng tuồng chữ nghĩa âm u, bùa chú Hán Phạn.

Bởi vậy, để chánh pháp khỏi vương mang ma pháp thì áo nghĩa giáo lý nhà Phật cần được “văn đắc thọ trì” và ứng dụng vào thực tiễn hiểu đạo cứu đời chứ không để bị sa đà trong hai cực đoan chấp chặt theo kinh hay tùy tiện xa kinh (y kinh giải nghĩa hay ly kinh nhất tự…)

Tôn giáo là thế giới tâm linh mà “linh tại ngã bất linh tại ngã…” Linh hay không linh là do chính niềm tin của mình. Như khi Nietzsche, kẻ khước từ Thượng Đế và chủ nghĩa Hư Vô đã kêu lên “Thượng Đế chết rồi!” thì Thiên Chúa giáo cũng không còn tồn tại trong tâm thức của riêng chàng triềt sĩ nầy! Bởi vậy, yếu tính của tôn giáo là vừa rất chủ quan mà cũng vừa rất khách quan. Một đạo Phật đáp ứng được nhu cầu ứng dụng lý thuyết vào cuộc sống thực tế để sinh hoạt lành mạnh và tu trì chính chắn là lối đi trung dung trên nẻo về Trung Đạo giữa hai khuynh hướng thái quá và bất cập giữa đời nầy.

Bởi trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm nên những con đường chuyên học những môn khoa học nhân văn như triết lý, tâm lý, giáo lý, luân lý… đang chuyển mình từ thuần lý viễn mơ để đi vào thực tế cuộc đời.

Mùa Hè bắt cầu cho năm học mới 2022-2023, chúng tôi nhận được thông tin về một cơ sở giáo dục mới vừa được mở ra trong khuynh hướng “nhập thế” đang thôi thúc giới học sĩ tháp ngà cởi giày, đi bộ vào con đường tri hành hợp nhất. Đó là sự thành lập và ra đời của trường Cao Đẳng Phật Giáo Thực Dụng.

Thông tin về cơ sở giáo dục tôn giáo đặt trên căn bản Phật giáo lên tiếng minh thị rằng:

“Thực hành giáo lý của đức Phật vào ngay cuộc sống thường nhật, hỗ trợ sự phát triển đời sống tâm linh của từng cá nhân xuyên qua ứng dụng đạo đức Phật giáo để hành trì ngay trong cuộc sống gia đình, xã hội, học đường và công sở, đồng thời đáp ứng được nhu cầu học Phật, hiểu Phật và hành trì lời Phật dạy đúng chánh pháp trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống thế tục nâng cao giá trị bản thân qua phẩm chất, đạo đức và nhân cách, hầu mong góp phần đem đạo vào đời, phát huy tinh thần từ bi hỷ xả trong nhân gian.”


Từ ước mơ đến hiện thực

Về khái niệm danh từ: Phật Pháp Ứng Dụng (Applied Buddhism). Phật Pháp thực dụng (Practical Buddhism), Phật Pháp vào đời (Engaged Budhism) và nhiều danh từ nhập thế khác nữa nhưng mục đích và nội dung thì chỉ có một. Hình thức và nội dung sẽ không khác với hướng đi “bồ tát” của Phật Pháp Vào Đời. Đó là một sự nhập cuộc tương tự với tinh thần của Dalai Lama:

Phật pháp căn bản (Basic Buddhism) so với Phật Pháp Ứng Dụng (Basic Buddhism). Phật pháp căn bản khác với Phật Pháp ứng dụng ở chỗ: Phật pháp Căn bản tập trung vào lý thuyết và sự hiểu biết cơ bản trên các giải pháp thực tiễn cho những vấn đề đặt ra. Phật Pháp Ứng Dụng mang những lý thuyết đó vào ứng dụng ngay trong cuộc sống hiện thực để hỗ trợ cho sinh hoạt cộng đồng của chính mình.

(Basic vs. Applied Buddhism: Basic Buddhism is different than applied Buddhism it focuses on theory and fundamental understanding over practical solutions to issues. Applied Buddhism on the real-world implementation of these theories to better serve their community.)

Đến đây, tưởng cũng cần minh định khái niệm “thực dụng” trong tiếng Việt. Vào những năm 1960, phong trào nhạc Rock và Thế Hệ Bơ Vơ (Lost Generation) cùng ra đời với chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism) trong một xã hội Âu Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh và xung đột, cổ xúy rầm rộ đời sống ham chuộng vật chất. Hiện trạng nầy đã đẻ ra một khái niệm mang tính phê phán tiêu cực là Chủ Nghĩa Thưc Dụng (Pragmatism) nhắm chính vào ý hướng chê trách xã hội Mỹ. Đây là một khái niệm mang tính phê phán thiếu công bằng. Bởi vậy, nên hiểu xã hội Mỹ là “thực tế” hay “thực tiễn” thì hợp lý, hợp cảnh hơn. Đây là một đề tài khá nhiêu khê không nằm trong phạm vi bài viết nầy. Tuy nhiên, người viết nêu lên đây với ý hướng mong làm sáng tỏ hơn danh xưng Phật Giáo Thực Dụng (Practical Buddhism) mà ban sáng lập Cao Đẳng Phật Giáo Thực Dụng đã chọn.

Tôi được Cư sĩ Dr. Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng mời vào ban giảng huấn của nhà trường. Thoạt đầu, tôi nhiệt tình nhận lời nhưng sau đó cảm thấy phân vân. Lý do đơn giản là vì khái niệm “Phật Giáo Thực Dụng” vẫn còn nằm trên hay ngoài tầm khả năng vận dụng từ bục giảng đến cuộc đời mà mình đã từng trải nghiệm mướt mồ hôi chưa thành!

Sau nhiều năm đối diện với thực tế khi làm giảng viên thực hành (Field Instructor) cho chương trình Cử Nhân và Cao Học Xã Hội (BSW – MSW) của đại học CSUS (California State University, Sacramento) tôi thấy nhà trường cũng như sinh viên chưa có sự ứng dụng đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành. Nhiều lý thuyết và nguyên tắc giáo khoa rất hay trong sách vở nhưng khi đem ứng dụng thực tế lại thiếu tác dụng tích cực và ngược lại. Giảng viên phụ trách đóng một vai trò phải chăng giúp sinh viên tốt nghiệp theo học trình nhưng lúc nào cũng canh cánh tự cảm thấy mình còn tắc trách trong quá trình phục vụ giải quyết những vấn đề tâm lý và xã hội thực tế của cộng đồng trong phạm vi môi trường thực tập. Nay tại trường Phật Giáo Thực Dụng tương lai, đặc biệt là với các khóa học trình trên mang lưới điện tử, thật sự khó ước định được tác dụng cụ thể mức độ thực dụng của Phật lý đi vào cuộc đời.

Đồng thời cũng trong kinh nghiệm bản thân của một người làm nghề Tâm Lý Trị Liệu (Psychotherapist) cho East-West Psychotherapy Consulting từ trước ngày về hưu và cho đến bây giờ, tôi cứ ngỡ ứng dụng phương pháp “Trung Đạo” của lý nhà Phật mà ít nhiều mình được học và suy niệm để giải quyết những vấn đề tâm lý khúc mắc và có khi bế tắc cho khách hàng thì sẽ thông thoáng và trôi chảy dễ dàng hơn là ứng dụng lý thuyết với đồ nghề giàn giáo quá nặng tính chất duy lý của phương Tây. Thế nhưng thực tế “chiến trường tâm lý Psychotherapy” khó xác định… địch và ta để mời nhau ra nẻo Trung Đạo mà hóa giải những trùng trùng xung đột tâm lý. Tôi rất mong có dịp viết lại thành một tập sách về những tháng ngày trải nghiệm thực tế tâm lý (như đã viết Tu Bụi) về các “sessions thư hùng” với khách hàng của anh chàng tôi miên man cung thỉnh những ứng dụng Trung Đạo quá khiêm tốn mình có được khi bước ra “sàn chiến tâm lý”. Ôi! Tâm lý… chân giả, thánh phàm, hiệp sĩ, lươn ươn đều có mặt. Hứa hẹn những trang đời nhiều thú vị.

Xin viết những dòng nầy như một tràng pháo hoa chào mừng và lời chúc mã đáo thành công Cao Đẳng Đại Học Phật Giáo Thực Dụng sắp ra mắt vào ngày 8 tháng 10 năm 2022 tại Thung lũng Hoa Vàng San Jose, California, Hoa Kỳ.

Sacramento, Sơ Thu 2022

Trần Kiêm Đoàn


« Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Sen búp dâng đời


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.34.148 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...