Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Bài thứ hai »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Bài thứ hai »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Bài thứ hai
»» Giảng giải Cảm ứng thiên - Bài thứ hai

Donate

(Lượt xem: 6.463)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Giảng giải Cảm ứng thiên - Bài thứ hai

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 15 tháng 5 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 3, số lưu trữ: 19-012-0003)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Kinh Dịch của Trung Quốc thời cổ nói rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà nào thường làm việc thiện, ắt sẽ được nhiều điều tốt đẹp. Nhà nào thường làm việc ác, ắt sẽ gặp nhiều tai ương.)

Dùng chữ “tất” nghĩa là “ắt có”, là một từ ngữ khẳng định dứt khoát. Đó là nói thuyết nhân quả báo ứng nhất định đúng thật, là chân lý của thế gian. Nếu người nào làm nhiều việc thiện, tích tạo nhân đức, thì người ấy nhất định được tăng trưởng phước lành, mọi điều phước báo tự nhiên tìm đến. Nếu người nào chỉ làm toàn những việc xấu ác, thì dù cho gia đình sẵn có phước báo, ông bà cha mẹ sẵn có phước báo, được sinh ra trong nhà giàu có, nhất định rồi cũng sẽ đến lúc thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát. Những chuyện như vậy không chỉ được ghi lại rất nhiều trong lịch sử thời xưa, mà xem trong xã hội hiện nay, dù tại Trung quốc hay các nước khác, chỉ cần lưu ý một chút thôi là có thể nhận thấy ngay, chứng tỏ lời dạy của người xưa nhất định là chính xác.

Đối với ý nghĩa cảm ứng, chúng ta cần phải nhận thức, hiểu rõ về nhân duyên quả báo, khẳng định sự đúng thật của nhân duyên quả báo, lấy đó làm khuôn thước, chuẩn mực trong suốt một đời người. Được như vậy thì mỗi lúc khởi tâm suy nghĩ, nói năng hành động đều sẽ tự nhiên có sự kiềm chế, ước thúc, biết tránh dữ làm lành, dứt ác tu thiện. Đó chính là sự giáo hóa của bậc thánh hiền, đáng gọi là giáo dục.

Xét như vậy thì con người hiện nay, xã hội hiện nay có giáo dục hay không? Không hề có. Đất nước xây dựng nhiều trường học như vậy, nhưng mục đích cuối cùng là gì? Tôi còn nhớ lúc mới xuất gia, có một hôm đang quét lá ở cổng chùa Lâm Tế tại Viên Sơn. Hồi đó, khoảng sân ngoài cổng chùa lớn lắm, cây cối rất nhiều, mỗi ngày đều phải có người quét lá. Khi ấy, tôi gặp một số sinh viên trên đường lên Viên Sơn ngắm cảnh, hành vi cử chỉ thật không giống như người có học. Tôi nhìn thấy như vậy trong lòng nhiều cảm xúc, cất tiếng than rằng: “Tiếc thay, những người này chưa từng được giáo dục.”

Lúc ấy, tôi chỉ nói với một người trong nhóm mấy huynh đệ đang cùng quét lá, nhưng có ba người trong bọn họ nghe thấy được, liền quay lại hỏi tôi: “Ông vừa nói bọn chúng tôi không được giáo dục, có phải vậy chăng?”

Tôi đáp: “Đúng, không sai. Nhìn các anh không giống những người có giáo dục.”

Người ấy cãi lại: “Chúng tôi là sinh viên năm thứ tư của trường Đại học Luật Đài Loan, sao ông dám nói chúng tôi không được giáo dục?”

Tôi nói: “Được, các anh nhận là người có giáo dục, xin hỏi các anh chữ giáo phải giảng thế nào? Chữ dục phải giảng thế nào? Hai chữ giáo dục phải giảng giải thế nào? Nhờ các anh giảng giải cho, tôi xin lắng tai nghe.”

Những người ấy không nói được gì, nhân đó cơn giận liền giảm xuống ngay. Sinh viên vào thời ấy, nhìn chung khoảng 40 năm trước, so với bây giờ không giống nhau. Họ nguôi giận rồi liền quay sang thưa hỏi, nhờ tôi chỉ dạy.

Tôi bảo họ: “Ý nghĩa của giáo dục là dạy cho chúng ta nên người, các anh đã học qua chưa? Rõ ràng là chưa. Giáo dục của Trung quốc thuở xưa, từ các triều đại Hạ, Thương, Chu cho đến tận cuối đời Thanh, tôn chỉ vẫn không hề thay đổi. Trong việc giáo dục có ba mục đích. Thứ nhất là dạy về quan hệ giữa người với người, như hiếu thuận cha mẹ, tôn kính bậc sư trưởng, thương yêu hòa kính anh chị em, hòa ái vui vẻ với bạn bè... Đại khái là những điều như vậy. Thứ hai là dạy người hiểu rõ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, môi trường sống. Thứ ba là dạy rõ về quan hệ giữa con người với trời đất, quỷ thần. Những điều tôi nói đó, các anh đã từng học qua chưa? Rõ ràng là chưa. Hãy nói cụ thể trong đời sống, giáo dục tiểu học đã dạy cách ứng xử khi gặp người vẩy nước quét sân, các anh đã học qua chưa? Chưa từng học qua. Cho nên tôi nhìn các anh giống như những người vô học, các anh thật chưa từng được giáo dục.”

Những người ấy liền hỏi lại: “Chúng tôi hiện nay đang học ở trường đại học, nếu nói đó không phải giáo dục thì phải gọi thế nào?”

Tôi nói: “Câu hỏi của anh rất hay. Chỗ mà các anh đang theo học đó chỉ là nơi truyền dạy tri thức mà thôi. Gọi tên như vậy các anh có hiểu ra được ý nghĩa gì chăng? Bảng hiệu trường đại học hiện nay nên gỡ xuống, phải gọi là trường cao đẳng truyền dạy tri thức. Tên gọi như vậy mới phù hợp với sự thật. Trường ấy chẳng hề giáo dục.”

Đa số người thời nay đều đã vất bỏ giáo dục, quên mất giáo dục, còn bàn luận được gì nữa? Cho nên xã hội này loạn động, đời sống người dân khốn khổ, đâu phải không duyên cớ? Xã hội ngày nay chỉ biết truyền dạy những kiến thức khoa học kỹ thuật, còn căn bản giáo dục thì vất bỏ mất rồi.

Nói về giáo dục trong nhà Phật, Đại sư Thanh Liên trong sách “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh luân quán” có lược nêu ba mục tiêu giáo dục trong nhà Phật. Thứ nhất, dạy người dứt ác, làm thiện. Thứ hai, chuyển mê thành ngộ. Thứ ba, chuyển phàm thành thánh. Trong lúc giảng giải kinh điển tôi đều đã có đề cập qua những điều này.

Dạy người dứt ác làm thiện, đó là giúp người chắc chắn không rơi vào ba đường ác. Quý vị trong đời này cho đến đời sau, nếu có thể y theo như thế thì sẽ được phước báo trong hai cõi trời, người. Đó gọi là giáo dục.

Mục tiêu thứ hai là chuyển mê thành ngộ, nghĩa là vượt thoát sáu cõi luân hồi, chứng nhập các cảnh giới Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, tức bốn Thánh pháp giới trong Mười pháp giới [của tông Thiên Thai]. Chuyển mê thành ngộ là ngay trong cảnh giới đời sống thường nhật này không ngừng hướng thượng vươn lên. Đó là giáo dục.

Mục tiêu sau cùng là chuyển phàm thành thánh, là vượt thoát cả Mười pháp giới, tâm ý sáng rõ thấy được tự tánh, thấy tự tánh rồi thành Phật. Đó là giáo dục.

Chúng ta hãy nhìn lại xem xã hội hiện nay dạy những điều gì? Đó là dạy cho người ta khoa học kỹ thuật, dạy cho người ta những năng lực mà sau khi học xong họ sẽ dùng chính những năng lực đó để tạo nghiệp.

Cách đây mấy ngày có vị đồng học từ Úc châu sang, trò chuyện với tôi về những phần tử tinh anh trong xã hội, những nhân tài kiệt xuất. Ông ấy chỉ ra những người nào? Là các khoa học gia. Những phần tử tinh anh, những nhân tài kiệt xuất ấy chế tạo đầu đạn nguyên tử, vũ khí hạt nhân, thật là thông minh tuyệt đỉnh! Họ tạo ra những thứ như thế để tương lai giết người, mỗi đầu đạn nguyên tử giết chết hàng mấy trăm ngàn người, mấy triệu người... Những phần tử tinh anh, những nhân tài kiệt xuất là thế. Không sai vào đâu được, họ là những kẻ có thể giết chết rất nhiều người. Họ chế tạo ra những thứ mà nhất định chỉ dùng để giết người, quả báo phải vào địa ngục Vô gián. Những nhân tài kiệt xuất ấy tương lai đi về đâu? Đi vào địa ngục Vô gián, mà đi ngay, nhanh chóng lắm.

Nền giáo dục Nho gia Trung quốc, nền giáo dục của nhà Phật, đều tuyệt đối không dạy người giỏi những việc như thế. Quý vị xem trong giới luật nhà Phật, việc chế tạo công cụ để giết hại chúng sinh như vậy đều bị xem là trọng tội sát sinh. Ngày trước chế tạo những công cụ giết hại nào? Đó là cung tên, người chế tạo nó bị xem là phạm tội rất nặng, dù mỗi lần chỉ giết chết một con vật thôi. Trong kinh Phật giảng điều này rất rõ: “Nhân tử vi dương, dương tử vi nhân.” (Người chết lại làm dê, dê chết lại làm người.) Oán thù qua lại chẳng bao giờ dứt. Quý vị giết hại một con vật, món nợ nghiệp báo còn dây dưa mãi chẳng bao giờ dứt, vậy giết hại nhiều người đến thế thì sao? Phải đọa vào địa ngục thôi. Người đời thường nói: “Mãi mãi không được chuyển kiếp.” Đó là lời nói thật, chẳng phải dối.

Cho nên, tôi đã nói rất nhiều lần, vẫn phải lặp lại nhiều lần nữa là vì sao? Vì trong số quý vị không ghi nhớ hết, không thể hội được ý nghĩa đó. Thế giới này vốn là đa dạng, khác biệt, nếu muốn biến nó thành đồng nhất là không thể được. Vì sao biết là không thể? Thân này của chúng ta là một vũ trụ nhỏ, môi trường, hoàn cảnh bên ngoài là một vũ trụ lớn. Vũ trụ lớn so với vũ trụ nhỏ là hoàn toàn tương đồng. Vũ trụ lớn kia phức tạp như thế nào, vũ trụ nhỏ của chúng ta cũng phức tạp như thế ấy. Nhà Phật giảng về y báo so với chánh báo tương đồng.

Thân thể này của ta cũng là đa dạng, khác biệt: con mắt khác với lỗ tai, lỗ tai chẳng giống lỗ mũi, lỗ mũi lại khác với lưỡi... Thật là đa dạng. Quý vị làm sao có thể thống nhất lại? Thân thể này của tôi, nếu cho rằng chẳng có gì cần đến, chỉ có con mắt là thiết yếu thôi, vậy có được không? Không được. Cho nên quý vị đã thấy rõ là đa dạng, nhiều phần khác biệt.

Hơn nữa, trong cái đa dạng khác biệt đó, quý vị lại nhận biết về mỗi thành phần đều là bậc nhất, không có cái thua kém. Mắt thấy là bậc nhất, tai nghe là bậc nhất, mũi ngửi cũng là bậc nhất... Thảy thảy mọi thứ đều là bậc nhất, không có cái thua kém. Có thua kém là đối chọi ngay, nên không có thua kém. Từ nơi điểm này mà quý vị có thể hiểu ra được trong toàn thể vũ trụ cũng vậy, muôn việc muôn pháp đều là bậc nhất, không có pháp thua kém.

Cho nên quý vị thấy rằng, khi tiếp xúc với các tôn giáo khác, tôi và các vị lãnh đạo tôn giáo khác thường nói đến bậc nhất, tất cả đều là bậc nhất. Phật giáo là bậc nhất, Cơ Đốc giáo cũng bậc nhất, Hồi giáo cũng là bậc nhất, như thế thì mọi vấn đề đều được giải quyết. Kinh Phật là bậc nhất, Thánh kinh cũng bậc nhất, kinh Koran cũng là bậc nhất, thì có bao nhiêu vấn đề cũng đều giải quyết được cả, có thể cùng sống chung vui vẻ thuận hòa. Bằng như cứ cho rằng ta là thật, người khác là giả, làm sao không đánh nhau? Đánh nhau cho đến chết đi sống lại, tạo tác tội nghiệp cực kỳ nặng nề, tạo thành vòng oán thù qua lại mãi mãi không dứt.

Cho nên, Phật dạy rằng mê hay ngộ, phàm hay thánh chỉ khác biệt trong một khoảng mê ngộ mà thôi. Một niệm giác ngộ liền thành Phật, Bồ Tát, thánh nhân. Giác ngộ điều gì? Đó là hiểu được các pháp đều bình đẳng, mỗi mỗi đều là bậc nhất. Quý vị mở kinh Hoa Nghiêm, tìm xem từ đầu đến cuối có pháp nào chẳng phải bậc nhất? Không thể tìm được, vì mỗi mỗi đều là bậc nhất. Trong kinh Lăng Nghiêm, quý vị đọc đến chương “Nhị thập ngũ viên thông” cũng thấy 25 vị Bồ Tát, trong đó mỗi vị đều là bậc nhất, không nói vị nào là thua kém cả.

Khi đã biết rằng tất cả các pháp đều bình đẳng, mỗi mỗi đều là bậc nhất, chúng ta mới có thể tôn trọng lẫn nhau, tự nhiên khởi sinh lòng tôn trọng, kính yêu người khác. Như vậy mới có thể giải quyết được các vấn đề xã hội, mới có thể thực sự làm cho xã hội an lành ổn định, thế giới hòa bình, hết thảy chúng sinh đều bình đẳng, đều có được cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp trọn vẹn.

Chúng ta xem trong xã hội hiện nay, các cấp lãnh đạo cũng luôn miệng nói những lời như thế, nhưng việc làm đích thật là nhiễu loạn xã hội, phá hoại hòa bình. Những việc họ làm so với những gì họ nói hoàn toàn trái ngược, nguyên do nằm ở đâu? Nói thật một lời, đó là vì không được giáo dục.

Trong thời đại hiện nay, vấn đề đã phát triển đến mức cực kỳ nghiêm trọng, ấy là thế giới sắp hủy diệt. Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo thì nói đến ngày tận thế. Tận thế là lúc nào? [Họ nói] là năm 1999, tức là năm nay. Chúng ta xem như hết sức may mắn, gặp được ngay lúc này. Liệu đại nạn này có hóa giải được không? Có thể. Đức Phật dạy rằng: “Y báo tùy trước chánh báo chuyển.” (Y báo tùy theo chánh báo mà thay đổi.) Đức Phật đã dạy cho chúng ta nguyên lý chuyển đổi ấy. Những thiên tai hay tai họa con người tạo ra là y báo, lòng người là chánh báo. Chỉ cần lòng người biết dứt ác tu thiện, trừ mê khai ngộ, thì đại nạn tự nhiên có thể hóa giải.

Chúng ta giảng kinh là vì ai mà giảng? Là vì hết thảy chúng sinh trong hư không pháp giới mà giảng, là vì chư Phật, Bồ Tát mà giảng. Chúng ta vì điều gì mà niệm Phật? Tuyệt đối không thể vì riêng bản thân mình, mà là vì [muốn cho] hết thảy chúng sinh trong thế giới này được tai qua nạn khỏi. Không phải vì tự thân mình. Vì tự thân mình thì công đức hết sức nhỏ nhoi. Vì hết thảy chúng sinh thì công đức hết sức lớn lao.

Trong pháp Phật thường nói đến việc tích lũy công đức, đó không phải nói sự tướng bên ngoài, mà là nói trong tâm thức, tâm lượng phải lớn lao. Sao gọi là tâm lượng lớn lao? Mỗi một ý niệm đều vì xã hội, vì tất cả chúng sinh, tâm lượng như thế là lớn lao. Mỗi một ý niệm đều chỉ vì tự thân mình, vì gia đình của riêng mình, vì đoàn thể của riêng mình, vì đạo trường nhỏ nhoi của riêng mình, công đức như vậy hết sức nhỏ nhoi. Đó chính là ý nghĩa lời Phật dạy: “Y báo tùy nơi chánh báo mà thay đổi.”

Chánh báo là gì? Chánh báo là tâm thức. Hết thảy muôn pháp đều do tâm hiển lộ, do thức biến chuyển. Cho nên tâm có thể thay đổi cảnh giới bên ngoài, thay đổi muôn pháp.

Học Phật là từ đâu mà học? Là học từ tâm Phật, tâm Bồ Tát, học từ chỗ tri kiến của Phật, Bồ Tát, học từ công hạnh, việc làm của Phật, Bồ Tát. Trong đó, điều quan trọng thiết yếu nhất là tâm nguyện. Tâm Phật, Bồ Tát là tâm thế nào? Nguyện của Phật, Bồ Tát là những nguyện gì? [Thấu hiểu được những điều] đó là căn bản. Căn bản đã chính xác thì không gì khác là không chính xác.

Cảm ứng thiên là bản văn làm ra từ chỗ lập tâm phát nguyện của bậc thánh hiền, đi thẳng vào thực tế đời sống ứng xử, đối đãi với con người, tiếp xúc với muôn vật. Bậc cổ đức dạy rằng, công dụng của bản văn này có thể làm thang bậc đi lên vượt thoát phàm phu, nhập vào cảnh giới bậc thánh; là then chốt cốt yếu giúp chuyển họa thành phúc.

Tại Trung quốc, trải qua các triều đại trong quá khứ đều có rất nhiều người y theo bản văn này để tu tập, đều cảm ứng được quả báo hết sức thù thắng. Trong sách Cảm ứng thiên vị biên đã dẫn ra rất nhiều những chuyện như vậy. Chúng ta hôm nay nhắc lại, đều đã là chuyện xưa. Những chuyện ngày xưa như vâng làm theo Cảm ứng thiên được quả báo tốt lành, tạo nghiệp xấu ác nhận lãnh quả báo xấu ác, được thu thập vào trong sách ấy, có thể nói là hết sức phong phú, chúng ta đều đã xem qua.

Nhưng trong thực tế, việc thu thập chuyện xưa như vậy cũng hết sức hạn chế, trong khi những sự tích cảm ứng thì nhiều vô kể. Chúng ta chỉ cần lưu tâm quan sát một chút là thấy ngay những điều đó trong mọi hoàn cảnh quanh ta. Chúng ta sao có thể không tin nhận? Sao có thể không vâng làm theo?

Đại sư Ấn Quang chọn bản văn này làm cơ sở tu tập pháp môn Tịnh độ là rất có ý nghĩa. Người nào có thể thực sự làm theo lời dạy trong Cảm ứng thiên thì khi niệm Phật cầu sinh Tịnh độ nhất định nắm chắc kết quả. Bằng như mọi việc làm đều trái ngược với lời dạy trong Cảm ứng thiên thì dù có niệm Phật cũng không thể vãng sinh.

Cho nên, Tổ Ấn Quang một đời hết sức đề cao bản văn này, đó chính là trí tuệ cao minh, là tâm đại từ đại bi của ngài. Chúng ta cần phải biết được điều đó, tôn trọng điều đó, phải cảm niệm ân đức của ngài, y theo lời dạy mà thực hành, đó mới thật là báo đáp.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.






    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.143.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...