Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Vạn pháp sinh diệt »» Vạn pháp sinh diệt »»

Vạn pháp sinh diệt
»» Vạn pháp sinh diệt

Donate

(Lượt xem: 39.674)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Vạn pháp sinh diệt

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là vô minh. Đây là điều quan trọng khi chúng ta kiểm xét lại những gì mà ngài thực sự định nghĩa về “vô minh”. Hầu hết sự hiện hữu của con người trong vũ trụ biểu hiện đa dạng, tương ứng với con người chính là những thói quen, sự suy tư, cảm giác và ký ức của họ. Người ta không dành chút thời gian hoặc cơ hội để nhìn lại đời sống của chính mình, quan sát hoặc chú tâm đến muôn pháp khởi động.

Pháp là gì? Thân thể mà chúng ta đang có, những tri giác và cảm xúc, những tri giác của tâm, những khái niệm và ý thức xuyên qua những giác quan, đây là những nhân duyên. Một pháp là điều gì đó được thêm vào và hòa hợp, là những gì sinh và diệt; nó không tự tác tự sinh, không có mấu chốt cơ bản một cách chính xác.

Tôn giáo là những gì mà con người vận dụng để cố gắng trở về với điểm cuối cùng bên kia chu kỳ của sống và chết; sự hiểu biết ngoài thế gian hoặc lokutara Panna (trí tuệ siêu việt); Nirvana hoặc Nibbana (Niết bàn) là kinh nghiệm siêu việt thực sự. Đây là khi mà chúng ta đột nhiên hiểu biết chân lý, không qua sự nghiên cứu kinh Pali hay sách thiền, nhưng xuyên qua kinh nghiệm trực tiếp.

Thông thường chúng ta diễn đạt chân lý trong khi tâm chúng ta có sự hiện hữu vài điều gì đó, và Niết bàn khi có vài sự an hòa của tâm hoặc những kinh nghiệm chợt nảy lên. Tất cả chúng ta có được một vài thứ kinh nghiệm của hạnh phúc, rồi chúng ta thích diễn đạt về chân lý không sinh, không tạo tác, không nguồn gốc như một kinh nghiệm hạnh phúc. Nhưng đức Phật rất cẩn thận, chẳng bao giờ ngài diễn đạt sự thật cuối cùng hay Nibbana-ngài chẳng bao giờ nói nhiều về nó. Người ta muốn biết nó, viết sách bàn về nó và nghiên cứu sự tự nhiên của nó-nhưng Niết bàn là sự chính xác với những gì mà đức Phật không bàn đến.

Thay vì điều đó, đức Phật tập trung đến sự nhận biết về những điều kiện thay đổi, những gì mà chúng ta biết được xuyên qua những kinh nghiệm của chính mình ở giây phút bây giờ. Đây không phải là một chủ đề về niềm tin đối với bất cứ ai. Nó là một đề tài của sự giác ngộ ở phút giây hiện tại với bất kỳ điều gì đang xảy ra. Do đó chúng ta tận dụng loại chú tâm này trong đời sống chúng ta-nhận diện bất cứ điều gì xảy ra;bất kỳ trạng huống của thân và tâm-dù nó là một cảm giác vui sướng hoặc đau đớn, cảm xúc hoặc ký ức, cái nhìn, âm thanh, mùi vị hay sự xúc chạm ở trong hoặc ở ngoài, nó chỉ là một trạng thái.

Điều này rất quan trọng để phản ánh đúng thực nghĩa của “vô minh” bên trong tri giác mà đức Phật đã đề cập đến khi ngài gọi là nguồn gốc của tất cả khổ đau. “Vô minh hiện hữu” nghĩa là chúng ta đồng nhất với những trạng thái bằng sự quan hệ với chúng như “tôi” hay “của tôi.” Chúng ta bám vào những khái niệm mà chúng ta đã chấp chặt để tìm hạnh phúc vĩnh cửu, đạt được vài điều, đeo đuổi vài điều mà chúng ta không có. Nhưng chúng ta không nhận ra rằng sự ham muốn trong tâm là một sự thay đổi, nó là một sự mong cầu điều gì đó, và là một tâm trạng thay đổi trong thế sinh và diệt, nó vốn vô ngã. Thành ngữ not-self (anatta) không phải là thuộc loại của mantra (thần chú) mà chúng ta dùng để từ bỏ mọi thứ, nhưng nó là một sự thâm nhập thực thể về sự tự nhiên của tất cả ham muốn.

Khi bạn nhìn một cách cẩn thận, thật nhẫn nại và khiêm tốn, bạn bắt đầu thấy rằng cái sinh xuất hiện bên ngoài cái bất sinh rồi trở về với bất sinh. Nó biến mất và không để lại gì cả. Nếu nó thực sự là bạn, nó đã ở lại, phải không? Nếu nó thực sự là cái của bạn thì nó đã đi đâu-chỗ nào đó trong kho dự trữ của cá nhân bạn? Nhưng khái niệm và bất cứ điều gì đó mà bạn suy nghĩ đó là một pháp sinh và diệt. Bất kỳ lúc nào bạn cố gắng suy tư về chính mình, như khái niệm hoặc ký ức về việc này hay việc kia thì chỉ là một pháp của tư tưởng bạn. Nó không phải là những gì bạn đang là, bạn không phải là một pháp của tư tưởng bạn. Vì vậy, sự buồn phiền, nỗi tuyệt vọng, tình yêu và hạnh phúc là tất cả những tâm pháp và chúng không có tự ngã.

Nhận rõ đời sống của chính bạn khi bạn đau khổ hoặc cảm giác thỏa mãn, tại sao như thế? Nguyên do vài sự cố chấp, một số quan niệm của chính bạn hay ai đó. Người mà bạn yêu thương đã chết và bạn cảm thấy buồn khổ với chính mình. Bạn suy nghĩ vế quá khứ tốt đẹp mà bạn đã có và dừng lại ở đó và tạo thêm nhiều tâm pháp, có thể bạn cảm thấy tội lỗi vì bạn đã không chan rãi hoặc yêu thương suốt thời gian đó, đây cũng là một pháp của tâm, nó không phải là cá nhân đơn độc, phải không? Bạn nhớ một ai đó đang còn sống và bạn mong ước gặp họ ngay bây giờ, đó là một tâm pháp, hoặc bạn nhớ người nào đó đã chết mà bạn chẳng bao giờ gặp lại, cái này cũng là môt tâm pháp.

Sự thiền định của Phật giáo là sự nhận diện những trạng thái của tâm, quan sát và nhận ra những gì mà chúng nó là, hơn là sự tin tưởng chúng. Người ta muốn tin tưởng-như khi một vài người thân của bạn chết, vài người bảo với bạn: “Ồ, họ đã lên thiên đường với chúa trời, họ đang sống trong những sự vui sướng của thiên giới Tusita.” Họ nói điều đó để bạn có sự nhận thức hài lòng đối với suy nghĩ-“chà, tôi biết lúc này bà nội bạn đang hạnh phúc ở trên đó trong những vương quốc thiên đường và nhảy múa với thiên sứ. Rồi một ai đó nói, này bạn biết không, bà ta có một vài điều thật kinh khủng, bà ta có thể đi xuống địa ngục, bị thiêu đốt trong những lò lửa không ngừng!” Thế là bạn bắt đầu lo lắng, bạn sẽ bi kết thúc vào những điều này luôn, nhưng đó là một tâm pháp, thiên đuờng , địa ngục và những hiện tượng tâm lý. Vì vậy nếu bạn phản chiếu lại hình ảnh mười năm…đó là một tâm pháp sinh diệt, và nguyên nhân mà nó sinh là như trên. Cho nên pháp đó tùy thuộc vào pháp khác. Quá khứ là những gì mà chúng ta đã được kinh nghiệm, và tương lai là điều chưa biết được.

Nhưng ai là người hiểu được tâm pháp hiện hữu? Tôi không thể nhận ra nó, duy nhất là sự có mặt của hiểu biết, và sự hiểu biết nhận ra bất kỳ điều gi xảy ra bây giờ, vui hoặc không vui, những sự suy đoán về tương lai hoặc hồi tưởng về quá khứ, những sự tạo thành chính bạn như điều này hoặc điều kia. Bạn tạo ra chính mình và thế giới mà bạn đang sống, cho nên bạn không thể đổ lỗi cho thật sự cho một người khác. Nếu bạn làm như thế, đó là bởi vì bạn vẫn còn vô minh. Người giác ngộ thì chúng ta gọi là đức Phật-nhưng không có nghĩa “đức Phật” là một pháp, đúng hơn “đức Phật” là sự giác ngộ, vì vậy sự thiền định của Phật tử thực sự là sự tỉnh thức, là sự trở thành đức Phật.

Lý tưởng trở thành đức Phật được y cứ vào những pháp, bạn nghĩ bạn là ai đó chứ không phải là đức phật bây giờ, và để trở thành đức Phật bạn phải đọc sách, và tìm ra cách để trở thành như ngài…Dĩ nhiên, với ý nghĩa này, bạn phải làm việc thực sự khó khăn để từ bỏ các đặc tính không giống đức Phật; bạn không đạt được kết quả, bạn trở nên giận dữ, tham lam, nghi ngờ và hoảng sợ, và dĩ nhiên, chư Phật không có những tâm trạng này, bởi vì đức Phật là bậc giác ngộ, do đó các ngài hiểu biết tốt hơn. Rồi, để trở thành đức Phật bạn phải cố gắng tập hạnh giống như đức Phật, chẳng hạn như lòng từ bi và tất cả các hạnh khác. Tất cả những điều này là tác phẩm của tư tưởng! Thế là chúng ta tạo nên chư Phật, vì chúng ta tin vào sự tạo thành của tâm. Nhưng chúng không phải là đức Phật thực sự, chúng chỉ là đức Phật giả tạo, chúng không phải là đức Phật trí tuệ, chúng chỉ là những tâm pháp.

Nếu bạn suy nghĩ về chính mình giống như là một ai đó phải làm một vài điều gì đó

để trở thành những gì khác hơn, bạn tiếp tục bị lôi vào cạm bẫy, một tâm pháp như là cái “tôi”, và bạn chẳng bao giờ hoàn toàn thấu hiểu mọi thứ một cách chính xác. Nó không có ý nghĩa gì cả dù nhiều năm bạn thực tập thiền định, bạn chẳng bao giờ thực sự hiểu được giáo pháp; bạn sẽ luôn luôn đứng ngoài giáo pháp. Phương pháp hiểu biết trực tiếp đối với các pháp là ngay Bây Giờ, là bất cứ điều gì phát sinh và biến mất, không có nghĩa rằng bạn ném đi mọi thứ. Nó có nghĩa rằng bạn đang nhìn với một cách mà bạn chẳng bao giờ bị chi phối bằng cái nhìn xảy ra trước đó. Bạn đang quan sát từ sự phản chiếu của những gì xảy ra Ở Đây và Bây Giờ hơn là sự quan sát với một vài sự kiện mà nó là không ở ngay đây. Cho nên nếu bạn bước vào thiền đường và nghĩ, “tôi đã xử dụng thời gian này để tìm kiếm đức Phật, cố gắng để trở thành gì đó, cố gắng để từ bỏ những tư tưởng xấu này, ngồi và thực tập kiên trì, cố gắng để trở nên những gì mà tôi cố gắng để trở thành, nên tôi ngồi ở đây và cố gắng từ bỏ mọi thứ, cố gắng để đạt được mọi thứ, tinh tấn để nắm bắt các pháp…với thái độ này, thiền định thực sự là sự nỗ lực căng thẳng và luôn luôn là một sự thất bại.

Nhưng ngược lại bạn đi đến thiền đường và nhận diện về trạng thái của tâm, bạn nhận ra sự phản chiếu của lòng ham muốn để được trở thành, hoặc bạn từ bỏ nó, làm một vài động thái hoặc cảm giác rằng bạn không thể mong cầu, hoặc bạn là một giám sát viên-bất kỳ khi nào-bạn khởi đầu sự nhận biết rằng trong suốt thời gian bạn đang kinh nghiệm là một trạng thái thay đổi và không có tự ngã, và bạn đang quan sát một sự phản chiếu về đức Phật hiện hữu còn hơn là làm gì đó để trở thành đức Phật. Khi chúng ta nói về Sati (sự tĩnh lặng), sự chú tâm, đây là những gì chúng ta định nghĩa. Tôi thực sự sốc và ngạc nhiên với nhiều người có tôn giáo-con chiên-phật tử hay các tín đồ khác, họ dường như không quan tâm đến sự thực hành về tôn giáo của họ. Một số người có vẻ đi xa học thuyết, sự tin tưởng và không tin tưởng đối với tôn giáo, họ không chịu khó để tìm hiểu. Họ đang cố gắng diễn tả với điều không thể diễn tả được, sự giới hạn và không giới hạn, biết và không thể biết, với nhiều cách nhìn theo phương thức mà họ đang là. Họ tin tưởng những gì mà người khác đã kể với họ.

Ngày nay, các tu sĩ Theravada (Nam Tông) sẽ nói với bạn rằng, bạn không thể đạt được giác ngộ. Không có con đường để bạn có thể ngay cả việc đạt tới sự nhập lưu (Tu Đà Hoàn), quả vị thánh đầu tiên vào thời kỳ quá khứ. Họ tin rằng sự giác ngộ như một khả năng xa xôi mà họ không thể đạt được ngay cả việc đầu tư nhiều sức tinh tấn để liễu đạt các pháp sanh diệt. Vì vậy các vị tu sĩ có thể xử dụng thời gian của mình để đọc sách và dịch thuật kinh điển, và cho rằng sự giác ngộ thì không thể đạt được. Vậy điểm mấu chốt của tôn giáo là gì? Tại sao lại rắc rối vậy? Nếu chân lý tối thượng thì quá xa xôi, như một khả năng không có hứa hẹn, chúng ta chỉ trở nên những nhà nhân chủng học, nhà xã hội học hay các triết gia trình diễn sự đối chiếu các tôn giáo.

Đức Phật Gotama là một con người mà trí tuệ của ngài bắt nguồn từ sự quán chiếu về hiện tượng tự nhiên, về hiện tượng của thân và tâm. Bây giờ không ai trong chúng ta có khả năng làm đìều đó. Chúng ta có đủ thân và tâm, và điều mà tất cả chúng ta phải làm là quan sát chúng, không phải chúng ta phải có sức mạnh đặc biệt mới làm được điều đó, hoặc cho rằng thời kỳ này là khác biệt với thời kỳ của đức Gotama. Thời gian là một ảo tưởng bắt nguồn từ vô minh. Con người ở trong giai đoạn của đức Phật Thích Ca thì không khác gì con người bây giờ-họ cũng tham, sân, si, mạn, nghi và nhiều nỗi sợ hãi giống như bây giờ. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ về học thuyết của đức phật với trình độ khác biệt của sự nhận thức, ban sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ. Bạn đừng kiểm tra chính mình với một bản liệt kê trong một quyển sách, bạn thể hiện chính mình khi không còn trạng thái của thân hay tâm lừa bịp bạn.

Người ta nói với tôi, “tôi không thể làm tất cả điều đó, tôi chỉ là người tầm thường, một con người bình thường; khi tôi suy nghĩ về việc thực hành tất cả điều đó, tôi biết rằng tôi không thể làm được, nó quá khó khăn đối với tôi.” Tôi nói rằng, nếu bạn suy nghĩ về việc thực hành tất cả điều đó, bạn không thể thực hành được, đó là tất cả. Đừng suy nghĩ về nó, chỉ thực hành nó.” Sự suy nghĩ là điều duy nhất đẩy bạn đến sự hoài nghi. Những người suy nghĩ về đời sống thì không thể làm được bất cứ điều gì. Nếu nó là việc làm có giá trị, cứ làm nó. Khi bạn bị phiền muộn, quán chiếu từ sự phiền muộn đó, khi bạn hạnh phúc, quán chiếu từ sự hạnh phúc đó. Có muôn vàn cơ hội để quán chiếu trong thế giới này, duy trì sự lắng nghe và quán sát một cách sâu lắng như một phương pháp của đời sống…rồi bạn bắt đầu hiểu thấu bản chất sự vật, chẳng có gì để sợ hãi, chẳng có gì để bạn phải có được khi bạn vốn không có, và cũng chẳng có gì để mà từ bỏ.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.166.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...