Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bản tin văn hóa »» Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 »»

Bản tin văn hóa
»» Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020

Donate

(Lượt xem: 5.735)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020

Font chữ:

Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.

Theo thông cáo báo chí của Hội đồng tuyển trạch, Amartya Sen được tôn vinh là người đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện lý tưởng hòa bình thông qua các trước tác trong kinh tế học và triết học. Là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong nhiều thập niên, Amartya Sen đã cổ suý việc giải quyết các vấn đề về công lý trong toàn cầu. Giá trị này bao giờ cũng mang tính thời sự và phù hợp để chống lại bất công xã hội trên thế giới, nhất là trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay.

Khi kết hợp các luận điểm chính trong kinh tế học và đạo đức học, Amartya Sen phân tích về tác động của thị trường đối với con người. Suy tưởng này dẫn Amartya Sen tìm lại mối tương quan nền tảng thuộc về tự do cá nhân trong tinh thần trách nhiệm đối với thế giới. Cho dù hành động trong khuôn khổ, sự tự do lựa chọn giúp cho chúng ta có một cơ hội để quyết định những gì nên làm, nhưng cũng có trách nhiệm với những gì chúng ta muốn làm.

Sự thịnh vượng của cá nhân không chỉ được định nghĩa bằng các sung mãn vật chất theo các luận điểm của chủ thuyết kinh tế tân cổ điển, mà cần nhìn bao quát hơn. Hành động của con người được thể hiện là một cá nhân tự do hoạt động trong môi trường xã hội năng động. Khả năng phát triển các kỹ năng cá nhân và thực thi công lý đối với đồng loại là một sự thịnh vượng chung về mặt tinh thần.

Dù hấp thụ những minh triết của phương Đông như Phật giáo, Amartya Sen lý luận kinh tế theo phong cách phương Tây khi đặt vấn đề hiệu năng trong các mô hình tăng trưởng.

Theo Amartya Sen, sẵn sàng thảo luận công khai các quan điểm dị biệt là đặc điểm chính trong Phật giáo để thực thi tinh thần dân chủ đoàn kết. Các dị biệt văn hoá không nhất thiết là nguồn gốc của mọi xung đột về bản sắc và tranh chấp trong xã hội. Nghèo đói và bệnh tật có liên quan đến việc các cấu trúc chung thiếu tự do. Amartya Sen xác nhận là nạn đói ít xảy ra ở các nước dân chủ hơn là độc tài. Tự do báo chí là yếu tố quan trọng cho sự phát triển dân chủ tại các nước chậm tiến. Amartya Sen phản đối chủ trương tập trung tối đa nguồn lực cho tăng trưởng thị trường kinh tế tự do. Vấn đề phát triển toàn diện xã hội và cá nhân là mục tiêu cao cả hơn.

Amartya Sen sinh năm 1933 tại Tây Bengal và học Kinh tế và Triết học ở Calcutta và Cambridge. Amartya Sen đã giảng dạy tại Trinity College ở Dublin và các đại học MIT, Berkeley, Stanford và Harvard.

Các tác phẩm quan trọng là Development as Freedom. Oxford University Press,1999; Rationality and Freedom, Belknapp Press,2004;The Argumentative Indian, Writings on Indian Culture, History and Identity, Penguin Allan Laune, 2005; The Idea of Justice, Penguin Books, 2010.


Hình trong bài: Amartya Sen đang nhận giải thưởng Nobel năm 1998 Photo: Anders Wiklund.

Bài liên quan

- Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice

https://thuvienhoasen.org/a9646/tim-hieu-ve-khai-niem-cong-binh-cua-amartya-sen-qua-tac-pham-the-idea-of-justice-do-kim-them

- Mối Quan Hệ Văn Hóa Giữa Trung Hoa Và Ấn Độ

https://thuvienhoasen.org/a9437/moi-quan-he-van-hoa-giua-trung-hoa-va-an-do


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Đừng bận tâm chuyện vặt


Hát lên lời thương yêu


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.163.69 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...