Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nhà văn và tác phẩm »» Viết Về H. C. Andersen »»

Nhà văn và tác phẩm
»» Viết Về H. C. Andersen

Donate

(Lượt xem: 7.012)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Viết Về H. C. Andersen

Font chữ:

Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.

Tôi có duyên với Đan Mạch từ rất lâu, ít nhất là hơn 40 năm về trước, kể từ năm 1978, 1979. Hồi ấy người Việt Nam mình ở Đan Mạch rất ít, nơi có người Việt ở nhiều là vùng Aarhus. Thuở ấy Đan Mạch cũng chưa có Thầy nào đến định cư, nên mỗi lần có lễ lộc như ma chay, thuyết pháp v.v… các Phật tử hay những cơ quan từ thiện lo cho người Việt Nam thường gọi qua Pháp hoặc Đức nhờ chúng tôi sang Đan Mạch để làm lễ. Người đầu tiên mà chúng tôi biết đến là gia đình của Bác Quang. Đây là một vị lão thành kỳ cựu, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên Phật Giáo tại địa phương nầy. Khi Hòa Thượng Thích Quảng Bình sang định cư tại Đan Mạch thì Thầy ấy mới gầy dựng thêm những Chi Hội như: Odense, Copenhagen, Aalborg, Esjberg, Joering và Aarhus, rồi từ đó đến nay hầu như tất cả các địa phương nầy đều có chùa để cho chư Tăng Ni và Phật Tử sinh hoạt.

Địa phương Odense có Chùa Vạn Hạnh đã được thành lập cách đây cũng gần 30 năm và hầu như năm nào tôi cũng có sang đây để hướng dẫn lễ, cũng như giảng pháp cho các Phật tử sau Rằm tháng Giêng hay lễ Phật Đản và Vu Lan, nhất là khi Thầy Hạnh Bảo còn Trụ Trì tại đó. Bây giờ thì Thầy Pháp Quang thay thế và Thầy Hạnh Bảo đã về Turku, Phần Lan để Trụ Trì chùa Liên Tâm. Sau nầy tại địa phương Odense có thành lập thêm Chùa Quan Thế Âm do Ni Sư Thích Nữ Hạnh Khánh Trụ Trì nữa, nên mỗi lần về Odense tôi vẫn thường ghé đến hai chùa nầy để giảng pháp. Lần nầy vào ngày 2 tháng 9 năm 2019 vừa qua, sau ngày làm lễ Vu Lan tại Chùa Quan Thế Âm, tôi rảnh gần một ngày nên cũng có ý đi thăm nơi sinh ra Ông Andersen. Bởi vì tôi đã đến Đan Mạch cũng như Odense nhiều lần, nhưng chưa bao giờ có thời gian để đi, do vậy có một em Phật tử con của Đạo hữu Diệu Quả phát tâm chở tôi đến thăm căn nhà kỷ niệm của Đại Văn hào nầy. Hiện nay căn nhà nơi Ông sinh ra, người ta vẫn còn giữ nguyên vẹn, hầu như không thay đổi bất cứ một chi tiết nào. Nhà nằm ở đường Hans Jenens Andersen (không biết là người nầy có là họ hàng với Ông không), nhưng nếu ai muốn đến thăm nơi nầy cũng nên để ý bản chỉ dẫn, chứ không sẽ dễ bị nhầm đường. Đặc biệt hơn nữa là những con đường tại đây ngoài tiếng Đan Mạch ra còn có thêm tiếng Hoa và khi vào bảo tàng lịch sử của Ông, tiếng Hoa cũng được dùng để hướng dẫn cho du khách rất tận tường qua những tài liệu hướng dẫn. Nhưng khi tôi hỏi rằng: “Ở đây có ai nói tiếng Hoa được không?”, thì những nhân viên đều lắc đầu và tôi hỏi tiếp rằng: “Tại sao lại phải có bản hướng dẫn bằng tiếng Hoa ngoài tiếng Anh và tiếng Đức?”, người bán vé vào cửa bảo rằng: “Vì có rất nhiều người Hoa đến Đan Mạch chỉ muốn đến Odense để thăm viếng những nơi mà khi còn sanh tiền Ông Andersen đã sống, cũng như làm việc và viết truyện cổ tích cho tuổi thơ tại đó. Như vậy chúng ta thấy rằng: Vị trí văn học của Ông Andersen không còn nằm trong phạm vi Đan Mạch hay Âu Châu nữa, mà tiếng tăm của Ông đã có mặt khắp nơi ở năm châu bốn biển rồi. Do vậy, nếu ai đang ở Đan Mạch mà không đi đến được Odense để thăm thì quả là một điều thiếu sót vô cùng.



Tôi đã có nhân duyên đến đây và đã ngồi vào chỗ đóng giày của Ông Nội và Cha của Ông ngày nào khi còn tại thế. Nhà của Đan Mạch ngày ấy quá thấp và phòng ốc cũng rất nhỏ, mỗi phòng chỉ dung chứa được chừng ba bốn người là nhiều. Trong nhà không có phòng nào lớn, từ phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng viết văn của Ông, cũng như nhà vệ sinh tất cả đều nhỏ thó khiêm nhường. Tôi cao một mét 72, mà khi vào nhà nầy phải khom lưng xuống thì chứng tỏ người Đan Mạch của hai thế kỷ trước họ không được cao ráo như bây giờ. Mới đi chưa hết 10 phút thì đã hết chỗ xem rồi. Nếu quý vị muốn xem thêm thì phải đi vào viện bảo tàng gần đó để xem những con rối mà Ông đã dạy cho trẻ con thực hiện, cũng như giới thiệu về thành phố Odense ngày xưa và nay. Hình bên dưới, quý vị nhìn thấy tôi đang đứng trước cửa vào nhà Ông Andersen, mà mái nhà sà xuống thấp như vậy thì đủ biết là nhà ngày xưa tại Đan Mạch xây cất không cao lắm và con đường nầy rất nhiều du khách qua lại, nhưng chính phủ Đan Mạch vẫn giữ lại nét cổ xưa cho xe ngựa đi, chứ không tráng nhựa như những con đường bên cạnh. Đặc biệt là cả dãy phố nầy cũng vậy, chứ không phải chỉ một ngôi nhà nầy. Ngày trước ở Việt Nam người ta hay kháo nhau là người Nhật lùn, nhưng hôm ấy tôi đến đây, thấy rằng người Tây phương hay nói đúng hơn là người Đan Mạch sinh ra và lớn lên vào thế kỷ thứ 19 cũng không cao mấy.



Cách đây chừng 10 năm có gia đình của Đạo hữu Tâm Trí Lê Hữu Khải sinh sống tại Copenhagen, có mang đến tôi một bản thảo đã đánh máy xong nhan đề là “Truyện kể của Andersen” và gia đình muốn xuất bản để giữ lại kỷ niệm của Thân phụ mình đã một thời sống tại đất nước quân chủ nầy. Ông Lê Hữu Khải trước năm 1975 là một Giáo Sư Đại Học tại Đại Học Huế. Thời Ông ai cũng phải học tiếng Pháp, do vậy khi qua Đan Mạch, Ông đã tìm hiểu về Andersen và đã dịch hết 105 truyện của Andersen viết cho tuổi thơ, có thể từ tiếng Pháp hay tiếng Anh sang Việt Ngữ. Bởi vì Đan Ngữ là một trong những loại ngoại ngữ khó và khi Ông đến Đan Mạch tuổi đã lớn rồi nên tôi chắc rằng Ông không dịch thẳng từ tiếng Đan sang tiếng Việt như nhiều người Việt Nam sau nầy đã dịch. Tôi chấp nhận việc xuất bản và gia đình đã bỏ tiền ra để in. Cuối cùng sách được đóng bìa cứng và có độ dày đến 1.059 trang. Nội dung sách có nhiều mẩu chuyện như: Nữ Nhân Ngư, bộ quần áo mới của Hoàng Đế v.v… rất là thú vị. Quý vị nào muốn đọc những truyện nầy cũng không khó lắm, vì ngày nay trên mọi mảng thông tin hoàn vũ, quý vị có thể lên Internet để lấy xuống đọc; hoặc giả liên lạc về Chùa Viên Giác Hannover để có một tập sách thật dày và in ấn rất công phu do nhà xuất bản Đài Loan lo khâu in ấn nầy.

Hai Ông Bà và cả Bác Sĩ Minh cũng như gia đình và con cái là những người Phật tử thuần thành xuất thân từ Huế, nên tất cả những công đức có được qua việc xuất bản tác phẩm nầy đều hồi hướng lên Tam Bảo để cầu nguyện cho Hai Ông Bà Cụ được sanh về cõi Phật và đặc biệt là làm sao có thể gìn giữ lại được những bút tích mà người thân trong gia đình đã một thời ở Đan Mạch và đã trực tiếp hay gián tiếp góp tay vào việc bảo tồn cũng như phát huy nền văn hóa của Dân Tộc Việt Nam và người Đan Mạch càng ngày càng được gần gũi với nhau hơn. Cũng có nhiều người Việt Nam đang sinh sống ở Đan Mạch rất hãnh diện vì chồng của Nữ hoàng Đan Mạch trong hiện tại là người Pháp, nhưng được sinh ra ở miền Bắc Việt Nam. Do vậy mà nữ Hoàng và Hoàng tế xứ Đan Mạch đều có cảm tình rất đặc biệt đối với người Việt Nam trong hiện tại.

Đến đây để thấy rằng Ông Andersen vốn xuất thân từ gia đình lao động bình thường, thế nhưng Bà Nội của Ông vẫn kể rằng gia đình của họ có quan hệ với dòng dõi quý tộc. Trên thực tế thì gia đình Ông cũng có liên hệ với giai cấp Quý Tộc Đan Mạch, nhưng đó là sự quan hệ về công việc chứ không phải là vấn đề huyết thống.



Bây giờ nhiều người Việt Nam đang ở tại Đan Mạch cũng như vậy, họ rất hãnh diện về việc được làm công dân của nước nầy và đặc biệt là Hoàng Tế được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nên họ cảm thấy gần gũi hơn với người dân địa phương. Trên thực tế thì người Việt chúng ta rất giỏi, ngày nay đã có mặt tại 150 quốc gia trên thế giới với hơn 4 triệu người, nhưng đi đâu cũng được nghe khen thưởng còn việc chê bai cũng có, nhưng ít hơn là việc tán dương nầy. Nhiều lúc tôi đi trong xe lửa hay xe điện ngầm, gặp những người Đức bắt chuyện và họ biết tôi có xuất xứ từ Việt Nam, nên họ rất vui và đã nói rằng: “Tại sao chính phủ Đức nhận người Việt Nam ít quá như vậy? Lẽ ra phải nhận thêm nhiều nữa mới đúng, vì lẽ người Việt Nam rất chăm chỉ và nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba học hành cũng như làm việc rất tận tụy với nghề nghiệp của mình. Khi nghe như vậy tôi cũng vui lây, nhưng sợ họ nói thêm rằng: “Nhưng tại sao ở Nhật Bản, một đất nước văn minh như vậy mà có nhiều người trẻ Việt Nam đi ăn trộm, khiến cho thế giới ở đâu người ta cũng biết đến cả? Vậy thì người Việt Nam ở Nhật Bản và ở Âu Châu cũng như Úc Châu và Mỹ Châu có giống nhau hay khác nhau chăng? Nếu quý vị bị gặp câu hỏi nầy thì cứ xin tùy nghi ứng biến theo từng hoàn cảnh một, chứ ”mía thì sâu có đốt, còn nhà dột thì có nơi”; chứ không lẽ cây mía nào cũng bị sâu hết và nhà mà bị dột hết khắp nơi thì làm sao có thể nương thân được.

Kỳ nầy tôi có dịp sang Pháp, nơi chùa Khánh Anh ở Evry để làm lễ vía Đức Quan Thế Âm cũng như chủ trì hai ngày Thọ Bát Quan Trai cho các Phật tử tại gia vào cuối tuần nầy (18-19/10/2019) và được Thầy Trụ Trì Thích Quảng Đạo sắp xếp để nghỉ tại hậu liêu của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, người khai sáng ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu cũng như Khánh Anh nhị tự. Lòng cảm thấy nao nao, vì lẽ cơ ngơi đó, hình ảnh nầy, ngôi đại tự kia mà Hòa Thượng Minh Tâm đã một thân một mình lặn lội đó đây để khuyến khích Phật tử phát tâm xây dựng nên, nhưng ngày nay đến đây chỉ còn thấy chân dung của Thầy nơi Tổ Đường, và trên thực tế thì Thầy đã không ngơi nghỉ công việc một ngày nào trước khi viên tịch vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 tại Turku, Phần Lan trong lúc khóa tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 được tổ chức tại đó. Thầy đi lúc 74, 75 tuổi và nay tôi cũng đã ở tuổi 70, 71 rồi và cũng sẽ có một chuyến đăng trình giống như Thầy và mọi người đều phải kinh qua. Không phải vì buồn hay tuổi phận, nhưng nhận thấy rằng: Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta cũng giống như những chuyến xe dài nhiều toa tàu và xe ấy sẽ ngừng ở nhiều bến đổ. Mỗi bến như vậy đều có kẻ lên và người xuống. Có người mang nặng hành lý trên hai vai, trên lưng, mà cũng có lắm người có lẽ đã nhẹ gánh tang bồng, họ không bị chi phối hay bận rộn bất cứ những thứ gì chung quanh mình, nên đã ra đi một cách an nhiên tự tại.



Bùi Giáng là một nhà thơ đại tài của trang sử Việt, nhưng khi Ông sống thì chẳng có người nào ngó ngàng tới, ngoại trừ những chùa viện và Tăng Ni ở Sài Gòn thuở ấy, hay nhiều lắm chỉ có một số người tri kỷ như Kim Cương, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn…và có thể chỉ qua tư tưởng, còn hình hài, sự sinh hoạt thường nhật v.v… họ chắc rằng khó có những điểm chung với nhau. Thế mà hôm nay đã thấy tại Đà Nẵng có tên đường Bùi Giáng rồi đó. Như vậy cũng có nhiều người chết đi rồi mới nổi tiếng, còn trong khi sống thì chẳng ai quan tâm đến. Riêng tôi thì chủ trương hơi khác một chút rằng: Nếu khi ta sống, ta đã chẳng làm được gì cả cho thế nhân, thì khi chết cũng không nên làm rình rang để làm gì. Vì lịch sử bao giờ cũng trung thực và tại sao ta phải tô son trét phấn để làm gì như vậy?

Tôi cũng mong rằng: Những gì Ông Andersen viết hay Bùi Giáng đã để lại cho đời những áng văn, thi phẩm hay như vậy thì hãy nên trân quý lúc còn hiện tiền vẫn hay hơn là khi lớp áo quan phủ lại rồi thì người nằm đó cũng khó cảm nhận được rằng chúng ta đã, đang và sẽ đối xử như thế nào đối với họ, dầu cho có tử tế cách mấy đi chăng nữa!!!

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 18 tháng 10 năm 2019 tại thư phòng chùa Khánh Anh Evry, Pháp Quốc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Giọt mồ hôi thanh thản


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.155.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...