Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận giáo dục »» Có phải con quan thì được làm quan? »»

Tiểu luận giáo dục
»» Có phải con quan thì được làm quan?

Donate

(Lượt xem: 6.961)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Có phải con quan thì được làm quan?

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ xưa đến nay, người đời thường nói “con quan thì lại được làm quan”. Nhưng ở các thời kỳ chế độ phong kiến thịnh trị thì có phải hầu hết con quan thì đều được làm quan hay không? Và muốn làm quan thì phải có những tiêu chuẩn nào? Chúng ta có thể tìm hiểu điều đó ở một nhà nước phong kiến gần với hiện nay nhất là triều Nguyễn thế kỷ XIX.

Nhà Nguyễn buổi đầu, sau khi tiêu diệt vương triều Tây Sơn, thì sử dụng quan chức là những người đã có công lao phò tá chúa Nguyễn trong chiến tranh hoặc một số cựu thần nhà Lê nhằm mua chuộc giới sĩ phu Bắc Hà. Nhưng sau khi đã củng cố chính quyền vững vàng, ổn định được trật tự xã hội, thì vua Gia Long (1802-1819) đã cho mở khoa thi nho học để kén chọn nhân sự cho bộ máy nhà nước. Thời Gia Long mở được 3 khoa thi, cách nhau 6 năm (1807, 1813, 1819) và chỉ là thi Hương ở cấp địa phương để chọn hương cống và sinh đồ chứ chưa tổ chức được thi Hội ở cấp trung ương để chọn tiến sĩ.

Thời Minh Mạng (1820 – 1840) cho quy định lại 3 năm thi một lần và bắt đầu từ năm 1822 tổ chức thi Hội ở kinh đô để chọn tiến sĩ. Năm 1828, nhà vua cho đổi cách gọi học vị ở cấp thi Hương: hương cống là cử nhân và sinh đồ là tú tài. Thi Hương có tất cả có 4 kỳ (tức 4 đợt hoặc 4 vòng loại), người nào đỗ 3 kỳ là tú tài, đỗ 4 kỳ là cử nhân. Ai đỗ cử nhân thì được quyền thi Hội. Thi Hội cũng có 4 kỳ như thi Hương nhưng mức độ khó hơn rất nhiều; ai đỗ cả 4 kỳ thì được vào thi Đình để sắp xếp thứ bậc tiến sĩ(1). Từ năm 1829, nhà vua cũng cho lấy thêm những người có điểm thi gần sát điểm chuẩn tiến sĩ đệ tam giáp, ghi tên ở bảng riêng gọi là Phó bảng(2).

Những người thi đỗ cử nhân, phó bảng, tiến sĩ đều được triều đình bổ nhiệm ra làm quan. Tú tài muốn ra làm quan thì phải ôn luyện chờ ba năm sau thi lại để giật cho được cái cử nhân, có người thi nhiều lần cũng chỉ đậu lại tú tài. Có thể nói từ năm 1807 trở đi, nhà Nguyễn bắt đầu dùng khoa cử để tuyển chọn quan chức. Từ đó về sau, hầu hết quan chức đều xuất thân khoa bảng. Quan chức ngày đó đều có trình độ học vấn thực sự vì các khoa thi Hương, Hội được tổ chức nghiêm túc, khắt khe và tỉ lệ thí sinh thi đỗ rất ít ỏi. Thi Hương hàng trăm thí sinh thì mới có một người đỗ cử nhân, thi Hội hàng chục cử nhân mới có một người đỗ tiến sĩ. Ngày đó muốn đỗ đạt để ra làm quan đòi hỏi phải là những người thông minh, học giỏi và bền chí, kiên trì học tập trong suốt nhiều năm trời.

Thời phong kiến, người đỗ đạt khoa bảng rất được tôn vinh. Triều đình tôn vinh các nhà khoa bảng vì mục đích thu hút những người ưu tú vào guồng máy nhà nước, để họ đem tài năng phục vụ cho chế độ phong kiến. Xã hội tôn vinh người đỗ đạt vì họ là những người học giỏi làm rạng danh cho quê hương, xóm làng, là những ông Nghè (tiến sĩ), ông Cống (cử nhân) có địa vị cao quý trong xã hội. Người đỗ đạt nhưng chưa ra làm quan cũng đã có vai vế trong địa phương, được làng, tổng nể trọng. Người ra làm quan thì càng được trọng vọng, có địa vị cao quý trong xã hội. Làm quan từ tri huyện trở lên thì được ở trong dinh thự khang trang, đi ra ngoài thì được cưỡi ngựa hoặc ngồi võng điều, che lọng ngà giá trị như ngày nay đi xe hơi loại đắt tiền, có lính tráng theo hầu hạ… Và quan chức ngày xưa thì rất sang trọng, lịch lãm. Sự sang trọng ấy không phải vì cái vỏ bề ngoài (áo quần, võng lọng, ngựa xe…) mà ở nền tảng văn hoá bên trong con người họ. Nền tảng văn hoá được đào luyện từ tấm bé trong các gia đình nho giáo. Nên cái sang trọng của họ toát lên từ văn hoá, chứ không phải là những vật chất trang trí diêm dúa, loè loẹt, khoe mẽ bề ngoài của những kẻ trọc phú học làm sang.

Ngày trước, con quan mà muốn làm quan thì phải chịu khó học hành nghiêm túc, thi cử đỗ đạt. Con quan mà thi không đỗ thì cũng chỉ suốt đời làm thường dân mà thôi. Đơn cử một trong rất nhiều trường hợp tiêu biểu thời bấy giờ là gia đình Hoàng giáp Phạm Văn Nghị ở làng Tam Đăng, tổng An Trung, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Phạm Văn Nghị nổi tiếng học giỏi, thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) năm 1838, làm quan đến Đốc học(3) rồi cáo quan về mở trường dạy học; ông có 5 người con trai thì một người đỗ Phó bảng, ba người đỗ cử nhân đều ra làm quan, còn một người không đỗ đạt thì ở nhà làm dân thường.

Thời Nguyễn luật lệ thi cử rất nghiêm khắc nên dù cho cha ông có làm quan chức cao cấp vẫn không thể can thiệp vào chuyện thi cử của con cháu. Luật “hồi tỵ” của triều đình đã quy định rõ là quan chức nào có con em dự thi thì không được ở trong hội đồng chấm thi nơi đó. Và ở chốn trường thi thì rất sòng phẳng, con em người dân lao động nghèo khó hay con cháu quan chức cao cấp giàu sang thì cũng bình đẳng như nhau. Bài thi của thí sinh được rọc phách và qua hai vòng chấm sơ khảo, phúc khảo, rồi chánh chủ khảo, phó chủ khảo xem lại lần cuối trước khi quyết định công bố danh sách trúng tuyển. Sau đó bài thi và danh sách trúng tuyển phải đệ về kinh đô cho bộ Lễ xét duyệt lại. Vì vậy, trong hội đồng thi từ người cao nhất là ông chánh chủ khảo (chủ tịch hội đồng) cho đến thấp nhất là các ông chấm sơ khảo (vòng 1), người nào cũng phải làm việc nghiêm túc, cẩn thận và không dám “chấm mút” gì cả, vì sơ sẩy một chút là có thể bị tội: nhẹ thì bị giáng chức, cách chức, nặng có thể tù mọt gông hoặc tử hình. Đơn cử trường hợp chấm thi của nhà thơ Cao Bá Quát năm 1841 để thấy kỷ luật thi cử thời nhà Nguyễn khắc khe như thế nào. Năm đó Cao Bá Quát đang làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu) ở bộ Lễ, được sung vào hội đồng giám khảo trường thi Hương Thừa Thiên. Trong khi chấm bài ở vòng 1, ông thấy có một số bài thi rất hay nhưng lại mắc đôi chút sai sót nhỏ phải bị đánh hỏng thật đáng tiếc; vì lòng liên tài nên ông đã bàn bạc với một vị sơ khảo khác là Phan Nhạ (bạn đỗ cử nhân đồng khoa với ông trước kia), dùng muội đèn chữa lại sai sót cho các quyển thi này. Nhưng rồi vụ việc phát giác, Cao Bá Quát bị bắt giam trong nhà ngục hơn một năm trời; ông bị thẩm vấn và tra tấn đòn roi rất tàn nhẫn. Cuối cùng ông cũng được tha vì dù vi phạm luật lệ nhưng là do tấm lòng quý trọng nhân tài chứ không có điều gì khuất tất, mờ ám trong việc chấm thi. Các quan khác trong hội đồng chấm thi ở trường Thừa Thiên năm đó cũng bị liên đới, nhiều người bị cách chức, giáng chức, đòn roi…

Con quan chức hay con dân thường mà đỗ đạt (cử nhân, phó bảng, tiến sĩ) thì đều được triều đình bổ dụng làm quan. Thăng tiến trên bước đường hoạn lộ chủ yếu là do tài năng của người đó, chứ không có chuyện cha ông quyền cao chức trọng “lót đường” cho con cháu ngồi vào những chức vụ béo bở như ở một số giai đoạn suy vi trong lịch sử. Nhưng trong việc sử dụng nhân lực, nhà Nguyễn cũng có đôi chút “ưu ái” – được quy định rõ ràng bằng luật lệ – cho con cái các quan chức cao cấp, có công lao với triều đình. Quan chức cao cấp hàm nhất, nhị phẩm (Tổng đốc, Thượng thư…) thì con cái dù không đỗ đạt hoặc chỉ đỗ tú tài cũng được “tập ấm”(4) và ra làm quan. Tất nhiên là những người được “tập ấm” phải có học vấn, chữ nghĩa chứ loại dốt nát “đặc cán mai” thì không được chọn. Đơn cử một trong nhiều trường hợp tiểu biểu là quan Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Công(5) là Đào Tấn, quê ở thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định); ông có nhiều con trai, trong đó có 3 người đỗ cử nhân và một người đỗ tú tài. Ngoài 3 người đỗ cử nhân được bổ làm quan, thì người đỗ tú tài cũng được “tập ấm” làm quan; mấy người con trai còn lại thì sức học yếu kém nên chỉ ở nhà làm thường dân mà thôi.

Tuy vậy, nhìn chung đa số những người được “tập ấm” mà ra làm quan thì đều lẹt đẹt ở chức vụ cấp thấp (phủ, huyện) rồi về hưu. Mà cũng phải thôi, triều đình cần những người thông minh, tài giỏi để cáng đáng việc nước, giữ những trọng trách của quốc gia, mà những người làm quan bằng con đường “tập ấm” chắc chắn là khả năng tầm thường vì sinh trưởng trong gia đình quan chức cao cấp, điều kiện học tập thuận lợi, thế mà họ không đỗ đạt hoặc chỉ đỗ làng nhàng (sinh đồ, tú tài) mà thôi.

Trong lịch sử, nhìn chung tỉ lệ con cháu quan chức đỗ đạt làm quan nhiều hơn con em người dân lao động. Như trên đã nói, thi cử thời Nguyễn rất sòng phẳng và công bằng nên không có chuyện “con ông cháu cha” tiêu cực như những thời loạn về sau. Cho nên con quan làm quan nhiều hơn con dân là điều hợp lý, vì xét ra con quan được cộng hưởng nhiều yếu tố thuận lợi hơn con em người dân lao động nghèo:

Thứ nhất, là “gien” thông minh di truyền của cha ông, dòng họ. Thời đó, muốn đỗ đạt làm quan thì phải thông minh, học giỏi. Ngày trước, các cụ rất ý thức vấn đề “gien”di truyền, vì vậy trong chuyện hôn nhân con cái có quan niệm là phải “lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống”. Những gia đình đỗ đạt khoa bảng thường thông gia với những gia đình tương đương như vậy. Đơn cử một trong rất nhiều trường hợp phổ biến thời bấy giờ: Gia đình Phó bảng Nghiêm Châu Tuệ ở tỉnh Hà Đông trước đây (nay thuộc Hà Nội) thông gia với hầu khắp các gia đình khoa bảng danh giá xứ Bắc Kỳ thời bấy giờ như Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền (Ứng Hoà, Hà Đông), Đình nguyên Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân (Hiệp Hoà, Bắc Giang), Phó bảng Nguyễn Tái Tích (Bất Bạt, Sơn Tây)… Con cháu sinh ra sẽ ảnh hưởng tư chất thông minh của cha ông hai bên nội, ngoại, cộng với những yếu tố khác sẽ học giỏi, đỗ đạt và nối được nghiệp nhà (làm quan), đem lại danh giá cho gia đình, dòng họ …Ngày đó, những gia đình có truyền thống đỗ đạt khoa bảng được gọi là một cách tôn kính là đại gia, tức gia đình lớn theo nghĩa chữ Hán, chứ không phải chỉ những người giàu có như hiện nay. Ngày đó, những người giàu có mà không có học vấn, ít chữ nghĩa thì người ta thường gọi là phú hào, hoặc xem nhẹ hơn là trọc phú. Gia đình khoa bảng thì không đời nào họ làm thông gia với gia đình trọc phú vì họ cho đó là hạng người thiếu văn hoá, xảo trá, tâm thuật không tốt. Ngược lại, gia đình khoa bảng, quan chức nhiều đời giàu sang vinh hiển nhưng sẵn sàng thông gia với một gia đình lao động nghèo nếu nhận thấy gia đình ấy nề nếp, đạo đức và có con trai học giỏi. Ví dụ Thượng thư bộ Học(6) là Cao Xuân Dục (quê ở Thịnh Mỹ, Diễn Châu, Nghệ An) đã gả con gái cho một anh học trò nhà rất nghèo nhưng học giỏi là Đặng Văn Thuỵ. Về sau nhờ sự hỗ trợ cả vật chất và tinh thần của gia đình vợ, Đặng Văn Thuỵ đã thi đậu Hoàng giáp Đình nguyên khoa thi Hội năm Giáp Thìn (1904) và làm quan đến Tế Tửu trường Quốc Tử Giám (tương đương Giám đốc Đại học quốc gia ngày nay).

Thứ hai, nhà quan thì đầy đủ sách vở tích luỹ từ nhiều thế hệ trước. Ngày xưa, điều kiện in ấn rất hạn chế nên sách vở in ra ít và khó mua. Vì vậy những nhà nho thường có ý thức sưu tầm và tích luỹ sách vở làm tài liệu học tập cho con cháu. Khoảng ba, bốn đời tích luỹ thì từ tủ sách nhỏ đã trở thành một thư viện gia đình với hàng nghìn cuốn sách. Ngày đó, hầu hết các gia đình khoa bảng đều có một thư viện riêng của gia đình. Ví dụ như quan Thượng thư bộ Học Cao Xuân Dục có 8 người con trai nên mỗi khi mua hoặc mượn được một cuốn sách có giá trị, cụ cho sao chép lại thành 8 bản để phát cho mỗi người con học tập. Thư viện Long Cương của gia đình cụ Thượng Cao thuộc loại lớn nhất xứ Nghệ, hoặc thư viện Hy Long của quan Tuần phủ hưu trí là Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng ở làng Hành Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định cũng là một thư viện tư nhân tầm cỡ bậc nhất xứ Bắc Kỳ thời bấy giờ với số lượng sách hàng vạn quyển “chứa đầy sáu gian nhà ngói”….

Ngoài việc sách vở đầy đủ thì các gia đình khoa bảng ngày trước đều có truyền thống học tập. Ông dạy cháu, cha dạy con, anh dạy em…và trẻ em được học tập từ rất sớm, khoảng 6, 7 tuổi đã bắt đầu học vỡ lòng. Nhiều nhà khoa bảng giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, nhưng vẫn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để rèn cặp con cháu; nếu quá bận việc quan thì họ mướn thầy đồ về nuôi trong nhà để dạy trẻ em học. Lớn lên đến tuổi thanh thiếu niên thì học trò con nhà quan có thể học tại nhà với cha ông hoặc được gửi đến học ở trường của các bậc đại khoa trong vùng hoặc địa phương khác, dùi mài kinh sử cho đến khi đỗ đạt.

Thứ ba, nhà quan có điều kiện kinh tế đầy đủ hơn nhà dân lao động nghèo. Những nhà khoa bảng làm quan chức vụ càng to thì lương bổng triều đình chu cấp càng khá, nếu vì những lý do khác nhau họ từ quan sớm về mở trưởng dạy học thì với uy tín và danh vọng, trường của các vị cũng thu hút được môn sinh theo học rất đông; vì vậy nhà quan có điều kiện kinh tế nuôi con ăn học thuận lợi hơn người dân lao động nghèo quanh năm đầu tắt mặt tối, cày thuê cuốc mướn vẫn không đủ ăn.

Thứ tư, đa số quan chức đều ý thức để Đức cho con cháu. Ngày ấy các nhà khoa bảng đại đa số khi ra làm quan đều thanh liêm, vì họ được rèn luyện đạo đức từ chốn “cửa Khổng, sân Trình” và do được giáo dục nền tảng như vậy nên họ rất sợ luật nhân quả, vì vậy họ không nhũng lạm hoặc làm những việc thất đức để di hại cho con cháu. Họ thường làm những việc tốt để đức về sau cho con cháu phát triển bền vững. Ví dụ một số trong hàng trăm trường hợp quan chức thanh liêm thời bấy giờ, ví dụ như Nguyễn Công Trứ làm quan đến Tổng đốc Hải An nhưng khi về hưu vẫn sống thanh bạch với một ít tiền hưu trí và dăm sào đất ruộng do triều đình ban cấp; Nguyễn Khuyến khi về nghỉ hưu mà gia sản vẫn chỉ là “ba gian nhà cỏ thấp le te”(7); Hoàng Diệu làm quan đến Tổng đốc Hà Nội nhưng tiền lương dành dụm mãi cả hàng năm trời vẫn chưa đủ để lợp lại mái ngói ngôi nhà ở quê đã dột nát….

Hầu hết các gia đình quan chức này đều phúc bền, con cháu đều thành đạt ở những mức độ khác nhau và duy trì được sự phát triển bền vững về sau. Đơn cử hai trường hợp tiêu biểu nhất trong hàng trăm trường hợp tiêu biểu của sự phát triển bền vững ở các nho gia đạo đức là gia đình Tổng đốc Hoàng Diệu ở làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và Thượng thư Cao Xuân Dục ở làng Thịnh Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Gia đình cụ Hoàng Diệu gồm 7 anh em thì có 6 người đỗ đạt (1 Phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài). Anh em cụ đều làm quan thanh liêm, con cháu về sau cũng thành đạt; trong đó người em trai của cụ Hoàng Diệu là cử nhân Hoàng Văn Bảng có những người cháu nội sau này là những nhà khoa học nổi tiếng như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…trong đó Hoàng Tuỵ là nhà toán học đẳng cấp quốc tế.

Cụ Cao Xuân Dục làm quan đến Thượng thư, rất nhân hậu, giúp đỡ nhiều người khó khăn; cụ có 8 người con thì người con trưởng đỗ Phó bảng, một số người con thứ đỗ cử nhân, tú tài và ra làm quan. Người con trưởng là Cao Xuân Tiếu làm quan đến Thượng thư bộ Lễ(8), hàm nhất phẩm như cha. Khi cụ Cao Xuân Dục qua đời, người con gái là nữ sĩ Cao Ngọc Anh viết bài văn tế về người cha mình, có câu:

“Này ninh, này phú, này quý, này khang
Sống có hậu trời cho đủ phúc”…

Trong hàng cháu của cụ Thượng Cao nổi tiếng nhất là Giáo sư Cao Xuân Huy, nhà Đông phương học và trong hàng chắt nổi tiếng nhất là Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học; ngoài ra còn hàng mấy chục cháu, chắt, chít đỗ kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ… trong và ngoài nước.

Thời kỳ chế độ phong kiến thịnh trị, giáo dục thi cử nghiêm minh, đào tạo ra được những quan chức có tài năng và nhân cách, đóng góp nhiều công lao cho đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá…mà tên tuổi còn lưu danh cho đến ngày nay. Con quan mà muốn làm quan, giữ những trọng trách của đất nước thì phải thông minh, học giỏi, thi cử đỗ đạt và yếu tố quan trọng nhất là phải có tài năng thực sự. Con cháu nhà quan ngày đó đi lên bằng đôi chân thật sự của mình chứ hoàn toàn không có sự “lót đường”, nâng đỡ tiêu cực từ thế lực cha ông. Mà có muốn nâng đỡ cũng không được vì cơ chế kiểm soát rất ngặt nghèo: luật pháp nghiêm khắc, cơ quan giám sát như Ngự sử đài thẳng thừng đàn hặc tội lỗi các quan từ trung ương đến địa phương, các quan chức đối trọng nhau trong triều sẵn sàng tố cáo đối thủ, và trên hết là nhà vua cần người tài giỏi để giúp vua trị nước nên trừng trị rất nặng những vụ việc bổ nhiệm bất chính…Vì vậy, nhà quan chỉ có cách duy nhất nâng đỡ con cháu thành đạt là cố gắng lo đầy đủ cơm áo, sách vở, thầy giáo…để đám trẻ có điều kiện học hành đến nơi đến chốn.

Ở những giai đoạn suy vi trong lịch sử, con cháu quan chức thăng tiến bằng sự “lót đường”, dựa dẫm vào thế lực cha ông thì chỉ là những bọn quan lại dốt nát, ăn tàn phá hại đất nước mà thôi.

-----------------------

Chú thích:

Học vị tiến sĩ triều Nguyễn cũng tương tự triều Lê ở thế kỷ XV-XVIII:

– 1. Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (tiến sĩ hạng nhất) gồm: Đệ nhất danh (Trạng nguyên), Đệ nhị danh (Bảng nhãn), Đệ tam danh (Thám hoa). Thực tế triều đình không lấy đỗ tới Trạng nguyên, chỉ từ Bảng nhãn trở xuống. Thời Nguyễn chỉ có 2 người đỗ Bảng nhãn và 9 người đỗ Thám hoa.

– 2. Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ hạng hai) còn gọi là Hoàng giáp: số lượng đỗ không hạn chế, khoa đỗ cao nhất là 4 người, khoa thấp nhất là 1 người; có khoa thi triều đình không lấy đỗ đến Hoàng giáp.

– 3. Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ hạng ba) thường gọi tắt là tiến sĩ: số lượng đỗ không hạn chế, khoa đỗ cao nhất là 10 người, khoa thấp nhất là 2 người; khoa thi nào cũng có người đỗ ở bậc này.

Tất cả tiến sĩ 3 hạng trên đều được yết tên trên bảng chính (Giáp bảng) màu vàng, có vẽ hình rồng nên thường gọi là long bảng (bảng rồng) hoặc hoàng bảng (bảng vàng).

Tiến sĩ lấy thêm, tên yết riêng ở bảng phụ (Phó bảng) màu đỏ.

Đốc học là chức quan phụ trách giáo dục của một tỉnh, tương tự giám đốc Sở GD-ĐT hiện nay.

Triều Nguyễn có lệ tập ấm: con quan hàm chánh nhất, nhị phẩm thì được phong phẩm hàm ở bậc tòng lục phẩm gọi là ấm thọ và được bổ nhiệm làm quan; còn các quan phẩm hàm ở bậc thấp hơn thì còn cái chỉ được tập ấm gọi là ấm sinh. Ấm sinh muốn làm quan thì phải thi đỗ cử nhân trở lên.

Bộ Công: phụ trách về xây dựng, giao thông; tương tự Bộ Xây Dựng và Bộ Giao thông vận tải hiện nay.

Bộ Học: phụ trách về giáo dục; tương tự Bộ GD-ĐT hiện nay. Thời trước ngành giáo dục do bộ Lễ kiêm nhiệm, đến năm 1906, tách riêng giáo dục ra thành Bộ Học.

Trích trong bài “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến (Nguyễn Văn Huyền chủ biên, Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, , NXB KHXH, 1984).

Thời phong kiến độc lập, bộ Lễ phụ trách 3 khối: ngoại giao, văn hoá, giáo dục. Thời thuộc Pháp, bộ Lễ chỉ còn phụ trách về văn hoá; tương tự Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn, NXB Chính trị Quốc gia, 2011.

Nguyễn Thế Anh, Theo dòng lịch sử, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2017.

Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn Học, 1995.

Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2005.

Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB KHXH, 2016.

Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn Học, 2015.

Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, NXB Lao Động, 2011.

Cao Xuân Dục, Quốc triều khoa bảng lục, NXB Văn Học, 2011.

Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Hồng Đức, 2012.

Lê Văn Giang, Lịch sử giản lược – Hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2003.

Trần Thanh Tâm, Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn, NXB, Thuận Hóa, 1996.

Phạm Hồng Thái, “Tuyển dụng, sử dụng quan lại thời phong kiến Việt Nam và một số gợi mở”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, 04-01-2018.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Gõ cửa thiền


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...