Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Pháp thoại tại chùa Beel Low See Temple (Tỳ Lô Tự) Singapore »»

Tu học Phật pháp
»» Pháp thoại tại chùa Beel Low See Temple (Tỳ Lô Tự) Singapore

Donate

(Lượt xem: 6.662)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Pháp thoại tại chùa Beel Low See Temple (Tỳ Lô Tự) Singapore

Font chữ:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa Quý Phật Tử,

Hôm nay là ngày đầu năm Tết âm lịch Tân Sửu nhằm ngày 12 tháng 2 năm 2021, từ nước Đức xa xôi tận Âu Châu, qua lời đề nghị của Master Hui Siong, Trụ Trì chùa Beeh Low See Temple tại Singapore và các chùa khác tại Malaysia cũng như Indonesia; nên tôi mới có cơ hội gặp gỡ Quý Ngài và Quý Vị trên diễn đàn Online nầy. Lời đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn Master Hui Siong rất nhiều cùng Cô Thư Ký Jackie của chùa Beeh Low cũng như Quý Vị về việc nầy.

Đức Phật của chúng ta vẫn thường hay dạy rằng: “Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, các pháp đều do nhân duyên diệt và tự tánh của các pháp vốn là không”. Ai trong chúng ta cũng rất rõ điều đó, vì Quý Vị đã là những người Phật Tử thuần thành; nên pháp Duyên Sanh nầy luôn được nhắc nhở để hành trì. Ngoài ra Đức Phật cũng dạy về Tam Pháp Ấn theo Phật Giáo Nam truyền như: Vô thường, khổ và vô ngã hay theo Phật Giáo Bắc truyền là tứ pháp ấn gồm: Vô thường, khổ, không và vô ngã. Dầu là Nam Tông hay Bắc Tông chúng ta cũng đang thực hành lời Phật dạy chung về việc nầy. Vậy khi có sự khổ ập đến thì chúng ta phải đối diện hay giải quyết vấn đề nầy như thế nào đây?

Kể từ tháng 2 năm 2020 cho đến hôm nay là trên dưới một năm, thế giới đang đối mặt với Covic 19 pandemic, đã có hơn mấy triệu người chết và mấy chục triệu người bị lây nhiễm. Khiến cho tất cả mọi hoạt động đều bị ngưng đọng, kể cả các Tôn Giáo cũng bị ảnh hưởng lây. Lâu nay Qúy Vị đi chùa tự do, muốn đến chùa lễ Phật hay gặp gỡ Tăng Ni bất cứ lúc nào cũng không bị hàng rào nào cản ngăn cả. Thế mà cả một năm nay tuy chùa không bị đóng cửa, mà Phật Tử lại không dám tụ tập đông người. Bởi lẽ ai cũng sợ bị lây nhiễm; nên ở nhà là tốt nhất; nhưng ở nhà chưa hẳn đã yên. Vì lâu nay người chồng đi đến sở làm việc hằng ngày, người vợ ở nhà chăm lo việc nhà hay người vợ đi làm ở công ty khác. Thời gian hai người gặp nhau rất ngắn vào mỗi tối hay cuối tuần. Còn bây giờ vì Covic 19 pandemic nên phải tiếp xúc thường xuyên hằng ngày giữa vợ chồng, con cái nhỏ với cha mẹ, khiến cho sự bực bội càng ngày càng tăng thêm, dễ dẫn đến việc đổ vở tình cảm, vốn đã bị dồn ép lâu ngày rồi; nên đây là cơ hội để bùng nổ.

Người lớn tuổi không có công ăn việc làm, bị thất nghiệp, việc thu nhập tiền bạc bị giới hạng nên gia đình trở nên túng quẩn hơn và nợ nầng thì không giải quyết được; nên sinh ra khó chịu, rồi tự sống cô lập với nhau giữa những người thân yêu với nhau. Lý do duy nhất chỉ vì không hiểu nhau; nếu chỉ có tình yêu không, thì không thể bảo đảm cho hạnh phúc vốn dễ tan vở nầy. Có nhiều người quá khủng hoảng nên tìm cách tự tử cả Gia Đình. Trên thực tế thì tự tử cũng không thể giải quyết được việc gì cả, mà còn tạo ra gánh nặng thêm cho những người thân còn sống. Thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn lao như vậy thì Phật Giáo hay nói đúng hơn là các Tôn Giáo sẽ giúp ích được gì cho chúng ta đây? Đây là một câu hỏi, không phải đơn giản để trả lời một cách rốt ráo; nhưng đầu tiên Quý Vị hãy nghe tôi kể một vài câu chuyện, sau đó sự nhận xét hay thực hành là quyền tự quyết của mỗi người.

Những ngày đầu tháng 4 năm 2020 vừa qua, nước Ý là nước có số người chết vì Corona 19 tăng lên hằng ngày, hằng tháng, khiến thế giới phải chóng mặt và chính quyền cũng như bộ y tế của Ý đã thể hiện trách nhiệm của mình hết mực; nhưng con số người chết hằng ngày vẫn chưa giảm hẳn. Có một cụ già 90 tuổi bị mắc Covic 19 và được đưa vào một bệnh viện ở Ý để chữa. Ông ta phải thở bằng bình Oxigen trong suốt hơn hai tuần lễ và bệnh tình của Ông ta từ từ được thuyên giảm. Ngày xuất viện Ông ta cầm tay vị Bác Sĩ đã chữa trị cho Ông để cảm ơn. Thay vì nói những lời từ giả để về lại nhà mình thì Ông ta khóc sướt mướt, khiến vị Bác Sĩ kia cũng rất lo, không biết tại sao và hỏi ông già kia rằng: Chắc là Ông không đủ tiền để trả tiền viện phí phải không? Nếu vậy thì tôi sẽ đề nghị với bệnh việc để Ông trả góp vậy. Ông lão thều thào trả lời: Không, không thưa Bác Sĩ, tôi có đầy đủ khả năng lo thanh toán viện phí trong những ngày tôi nằm tại đây. Nhưng tại sao Ông lại khóc? Bác Sĩ hỏi. Ông thong thả giải thích rằng: Thưa Bác Sĩ: tôi đã sống hơn 90 năm trên trần thế nầy rồi, tôi đã hít thở không biết bao nhiêu là Oxygene để phổi tôi được thở, tim tôi được đập, mà suốt hơn 90 năm như vậy, có bao giờ tôi quan tâm đến hơi thở của mình đâu. Tôi cũng chưa bao giờ có một tiếng cảm ơn với không khí mà tôi đã được hít thở trong suốt một thời gian dài như vậy. Bây giờ đây chính là lúc mà tôi phải cảm ơn Bác Sĩ, cảm ơn những y tá chung quanh tôi và nhất là cảm ơn những bình Oxygen mà Bác Sĩ đã chuyền hơi qua đường thở cho tôi. Nếu không có những bình dưỡng khí nầy thì tôi đã chết cách đây mấy ngày rồi.

Câu chuyện thứ hai xảy ra tại Úc. Nhân sau một bữa giảng Phật Pháp tại Sydney, có một em bé thấy tôi uống sữa, liền đến bên nhẹ nhàng chào hỏi và thưa rằng: Sư Ông ơi! Sư Ông đừng nên uống sữa nữa. Tôi giật mình nhìn bé và ngạc nhiên hỏi tại sao như vậy? Em bé trả lời rằng: Sư Ông nên xem Film nầy hay lắm và đây câu chuyện được bắt đầu. Câu chuyện nầy xảy ra trong một trại chăn nuôi của Úc mà tôi đã được xem hình ảnh qua Film được công chiếu trên truyền hình. Câu chuyện được bắt đầu là có một nông trại nọ nuôi rất nhiều bò để lấy sữa. Trong đám bò bị lấy sữa ấy có một con bò lại sinh một con bê và khi con bê thèm sữa đến bên con bò mẹ để bú thì bị người lấy sữa lấy búa đập cho con bê vỡ đầu ra và chết ngay tại chỗ. Khi xem đến đó, tôi tự nhũ rằng: Vậy thì lâu nay mình tranh sữa với bê con để nuôi tấm thân tứ đại nầy; nên từ đó đến nay, chính bản thân tôi, không còn uống sữa nữa. Vì nếu chúng ta uống sữa cũng chính là gián tiếp làm cho những con bê con kia khốn khổ, không có sữa để uống và dẫn đến sự chết chóc như trường hợp trên.

Câu chuyện thứ nhất giúp cho chúng ta rút ra được bài học là hãy trân quý những gì mà chúng ta đang có; chứ không phải là những gì chúng ta đi tìm. Ngay như những hạnh phúc tạm bợ mà chúng ta hay chúc nhau khi đám cưới hay tốt nghiệp Đại Học, về nhà mới v.v…nó cũng chỉ là những sự ước lệ; chứ chúng ta chưa nhìn ra được thực tướng của nó như Ông lão người Ý đã nhận chân ra sự quan trọng của không khí đối với sự hít thở hằng ngày của chúng ta. Bởi vì hạnh phúc không bao giờ có thật. Do vậy con người cứ mãi lo đi tìm hạnh phúc, mà không ngờ rằng hạnh phúc đang ở chung quanh ta, gia đình ta, bạn bè ta và xã hội mà chúng ta đang sống. Hãy quay lùi về nội tâm để chúng ta nhận chân ra sự đổ vở ấy. Chắc chắn không phải vì ít tiền mà Gia Đình chúng ta không hạnh phúc, lý do chính là chúng ta không biết làm cách nào để xử dụng khi chúng ta chỉ có một ít tiền vì bị thất nghiệp. Chìa khóa nầy nó nằm ngay nơi suy nghĩ của Quý Vị, chứ nó không nằm trong xã hội hay ở các Tôn Giáo.

Câu chuyện thứ hai giúp cho những người thích ăn thịt phải nên ý thức rằng: mỗi chúng sanh đều cần có sự sống. Chúng ta lấy quyển làm người để uy hiếp những sinh vật bé nhỏ hơn mình và chiếm đoạt sự sống của kẻ khác. Do vậy ý thức không nên ăn thịt chúng sanh hay không uống sữa bò nữa như trường hợp của chính tôi là do chính mỗi người tự ý thức; chứ không ai giúp mình ý thức được việc nầy cả. Ngày tối đến Đức từ Nhật Bản cách đây 44 năn(1977)muốn tìm đậu hủ để mua, không phải là điều đơn giản chút nào. Nhưng bây giờ sau hơn 44 năm mở Đức, tôi có thể tìm những thức ăn chay chế biến từ đậu nành có cả hằng trăm loại khác nhau và được bày bán khắp nơi trong các cửa tiệm của người Đức. Dĩ nhiên không phải là người Đức đã theo Đạo Phật nhiều, mà chính là lòng thương và tôn trọng sự sống đối với những chúng sanh khác; nên bây giờ người Đức ăn chay nhiều như vậy.

Trước nổi khổ của chúng sanh, chư Phật, các vị Bồ Tát luôn quán sát, chỉ bày và tạo ra nhiều phương tiện khác nhau để dẵn dắt con người đi từ chỗ mê lầm nầy, quay đầu về bến giác; nhưng con người cứ mãi mê chém giết nhau, hận thù nhau, tranh đấu sát phạt nhau, mặc cho cái chết đã đến gần kề, thì dẫu cho có Phật hay Bồ Tát có ở gần chúng ta, chúng ta cũng sẽ không được cứu vớt. Bởi vì Đức Phật vẫn thường hay dạy rằng: “Ta chỉ là một vị Đạo Sư”. Câu nói nầy tuy ngắn; nhưng rất có nhiều ý nghĩa. Đạo sư có nghĩa là người dẫn đường. Vị Thầy nầy biết nên đi đường nào và tránh đi đường nào; nhưng chúng sanh vẫn ham mê nơi ngũ dục, tự chọn con đường tối tăm mà vào thì lỗi ấy không phải từ người dẫn đường, mà chính là ở tự mỗi chúng ta vậy.

Vậy muốn thoát ra khỏi cảnh khổ của Covic 19 hay những cái khổ khác trong kiếp nhân sinh nầy, mỗi người trong chúng ta hãy tự ý thức với chính mình về cách sống, cách cư xử với nhau hằng ngày trong Gia Đình hay ngoài xã hội. Chúng ta không hờn oán ai, không bắt lỗi người khác, mà tất cả đều nên quay lại với chính mình, thì dẫu cho một việc gì đó có khủng khiếp xảy đến, nó cũng không làm cho chúng ta bị thất vọng, để cho chúng ta phải tìm cách cô lập bởi chính mình và mọi người hay trách trời, trách đất, trách Phật, trách tha nhân mà không tự trách bởi chính mình.

Kính chúc Quý Ngài và Quý Vị có một cái Tết thật an bình và hưởng tràn đầy hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.12.154 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...