Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Lời Phật dạy về tình yêu thương »» Lời Phật dạy về tình yêu thương »»

Lời Phật dạy về tình yêu thương
»» Lời Phật dạy về tình yêu thương

Donate

(Lượt xem: 12.406)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lời Phật dạy về tình yêu thương

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong tình yêu thương không gì gắn bó và quyến luyến bằng tình yêu nam nữ, bất cứ lời nói và cử chỉ nào, chúng ta cũng phải biểu lộ sự yêu thương trong tương kính. Đã làm người dù trai hay gái phải biết tôn trọng người mình đang yêu, cả thể xác lẫn tâm hồn. Mấu chốt của hạnh phúc gia đình trong hôn nhân tình yêu, người con gái phải biết giữ gìn, khéo léo trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái nhằm nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.

Trong đạo Phật, lòng từ bi luôn gắn liền với trí tuệ. Không hiểu nhau, không thể thương yêu trọn vẹn vì ta không thể cảm thông và tha thứ, nhất là những người có quan niệm gia trưởng. Mỗi người đều có những nỗi khổ niềm đau riêng, bởi áp lực của công việc và trách nhiệm đối với gia đình, nếu chúng ta không thật sự hiểu về nhau, ngược lại sẽ không thương mà còn giận hờn, trách móc. Vì sao? Vì cái ta của mình đã phình to ra. Ngay khi ấy ta sẽ không thể cảm thông, chính vì thế tình thương của mình sẽ làm người khác cảm thấy, khó chịu, bức xúc và khổ đau.

Chúng ta đến với nhau mà không có hiểu biết, vô tình sẽ làm người mình yêu thương, đau khổ suốt đời. Hiểu biết chính là nền tảng của tình thương yêu chân thành. Không hiểu biết, chúng ta không thể thật sự thương yêu nhau. Trái tim của ta nếu có hiểu biết, thì tình yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc và lâu dài.

Muốn thương yêu phải có hiểu biết

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc và có ý nghĩa. Tình yêu phải có sự cảm thông và tha thứ, bởi bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” theo nghĩa nhà Phật là đem niềm vui đến cho người, còn từ ở đây khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương chính là chất liệu giúp cho con người sống có trách nhiệm hơn, yêu thương chính là sự hiến tặng chân thành. Yêu mà làm khổ đau cho nhau không phải tình yêu đích thực. Có những người khi lấy nhau một thời gian, bắt đầu phát sinh những bất đồng về nhau cho nên nỗi khổ niềm đau làm tan nát hai con tim. Chúng ta yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người đó được hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng giúp cho người mình yêu thoát ra được những cái khổ trong hệ lụy. Mình đã khổ và đang khổ, mà người ta vẫn cứ làm cho mình thêm đau khổ, đó là một thứ tình yêu không chân thật. Không có gì đau khổ bằng trong cơn tuyệt vọng. Người mình yêu phải là người biết chia sẻ, biết an ủi, để làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau do hoàn cảnh đưa đến.

Như vậy, quan điểm “từ bi” theo đạo Phật là khả năng hiến tặng để đem lại hạnh phúc cho nhau. Khi chúng ta yêu thương là phải làm cho người ta giảm bớt khổ đau, tăng trưởng thêm hạnh phúc. Nếu không, chúng ta chỉ là đam mê, say đắm trong xác thịt, không phải là tình thương chân thành. “Từ bi” trong tình yêu được biểu cảm qua thái độ có hiểu biết nên mới dễ cảm thông và tha thứ cho nhau. Muốn được như vậy chúng ta phải cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu tâm tính của nhau và thương yêu chân thành hơn.

“Hỉ” là niềm vui đích thực trong tình yêu, làm cho hai con tim được hòa hợp và có sự rung động mãnh liệt. Dấu ấn khó phai của tình yêu đích thực là có sự cảm thông cho nhau, cùng tạo sự hưng phấn để đạt được niềm an vui, hạnh phúc.

“Xả” là không phân biệt, không kì thị trong tình yêu trong vấn đề trọng nam khinh nữ. Mình thương yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình, vì ta và người đó là của nhau. Khi yêu nhau, hạnh phúc hay khổ đau không còn là vấn đề của riêng tư, mà hai người phải có trách nhiệm để cùng san sẻ cho nhau.

Vấn đề hạnh phúc hôn nhân phải do sự hòa hợp của con tim và có sự thông cảm và tha thứ cho nhau. Học thức cao, kinh tế đầy đủ, cũng chưa đảm bảo hạnh phúc gia đình mặc dù hai yếu tố này rất cần thiết trong đời sống lứa đôi. Phật giáo chủ trương và khuyến khích mọi người tin sâu nhân quả nghiệp báo, nhờ vậy ta sẽ biết cách cải thiện đời sống gia đình ngày càng tốt hơn về mọi mặt. Do đó, những chuyện xảy ra cơm không lành canh không ngọt trong đời sống lứa đôi là do chúng ta không chịu nhường nhịn nhau.

Chúng ta yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống và dâng hiến trọn đời, trọn kiếp mà thôi.

Tình yêu là gì?

Tình yêu đích thực là vô điều kiện, là cho đi mà không mong cầu đáp trả. Thậm chí khái niệm cho và nhận không tồn tại, chỉ còn sự tương giao một cách trọn vẹn và vô ngã. Tình yêu nam nữ phổ biến hiện nay chỉ là sự trao đổi, mà hàng hóa chính là cảm xúc và cảm giác của hai bên. Khi còn ảo tưởng về cái tôi thì không thể xảy ra tình yêu đích thực, vì thế nào cũng có điều kiện nào đó hiện diện. Tình yêu lúc đó dù bắt đầu có nồng thắm đến đâu, dù cảm xúc có mạnh mẽ đến đâu cũng thật mong manh. Vì chỉ cần xuất hiện yếu tố bên ngoài làm cảm xúc - cảm giác của một bên thay đổi, thế là bão táp phong ba liền ập tới.

Khi ta yêu một người tức là ta yêu luôn cả mặt tốt và mặt xấu của người đó. Xấu và tốt như hai mặt của một bàn tay. Ta không thể chỉ giữ lấy một mặt mà bỏ đi mặt kia. Ta luôn tự vẽ ra cho mình một hình ảnh về người mình yêu hay người chồng/vợ của mình. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng của ta, không phải con người thực. Vì vậy ta cần nhẫn nại lắng nghe, quan sát và chia sẻ để có thể hiểu rõ về người bạn đời của mình. Khi thấu hiểu cả mặt tích cực và tiêu cực của người ấy, ta mới có thể yêu thương họ thật sự.

Khi ta thật sự yêu thương một người thì người đó sẽ cảm thấy tự do để được là chính họ. Tình yêu đích thực không ràng buộc đối tượng được yêu mà còn là động lực để cho họ đổi mới chính mình. Khi có biến cố xảy ra thì phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn, nhưng họ cũng dễ buông bỏ tư kiến của mình hơn. Nếu cô gái biết chấp nhận chàng trai như anh ấy là, thì sẽ có cơ hội để chàng trai thay đổi thái độ của mình.

Quy luật của cuộc sống là vô thường, kể cả tình yêu đôi lứa. Nếu ta đủ nhẫn nại để quan sát, ta sẽ thấy rõ, vị đắng, vị ngọt của tình yêu. Thấy rõ nó sinh ra và mất đi như thế nào. Và khi hiểu rõ, ta sẽ không còn bám chấp vào hôn nhân nhưng cũng không sợ sệt hôn nhân nữa. Ta có thể làm giấy kết hôn với người mình không hề yêu và cũng có thể nhắm mắt ký giấy ly hôn khi mình vẫn còn yêu tha thiết. Hôn nhân hay ly hôn vốn chỉ là hình thức, là một bản hợp đồng mà thôi. Làm sao nó có thể ràng buộc được tâm ta? Quan trọng là khi có biến cố xảy ra, ta cần đối diện với chúng bằng thái độ sáng suốt và trong lành. Vì biến cố đó là như ý hay bất như ý cũng là cơ hội cho ta hiểu thêm về chính mình, về người mình yêu. Và từ đó nhận ra bản chất thật của tình yêu, của cuộc sống.

Đừng tưởng xuất gia đi tu là ta có thể trốn thoát được bài học tình yêu. Với hiểu biết mờ mịt không rõ ràng, bất cứ lúc nào ta cũng có thể gặp vướng mắc tình cảm bất kể ta đang làm gì, ở đâu. Đức Phật có dạy rằng chỉ có thể thoát ly một pháp khi ta đã tường tận mặt tích cực cũng như mặt nguy hại của nó, khi ta nhận biết rõ từ khi nó sinh ra cho đến khi nó mất đi. Nói đúng hơn, lúc đó nó tự thoát ly, chứ không ai làm gì cả.

Hãy nhớ điều quý giá nhất trong cuộc sống chính là sự bất toàn. Vì khi toàn vẹn thì sự sống sẽ kết thúc. Sự bất toàn là một phần của vô thường, một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi ta còn đang sống trong ảo tưởng về bản ngã, về cái tôi và cái của tôi, thì bản ngã luôn cầu toàn và nỗ lực để được như ý. Nhưng những gì nó nhận được từ cuộc sống đều là bất toàn và bất như ý.

Sau những cố gắng và nỗ lực vô vọng, nhờ sự bất toàn ấy mà cuối cùng bản ngã cũng đầu hàng. Ta bắt đầu sống vô ngã vị tha và tự nhiên ta thấy sự bất toàn lại chính là động lực để phát triển và tiến hóa của vạn vật. Chính vì mọi thứ đều bất toàn mà ai cũng có cơ hội làm mới bản thân mình.

Bản ngã luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại đang là. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. Tất cả đều có lý do, tùy duyên mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không. Tất cả những thiện - ác trong đời đều "Bất khả tư nghì", tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà nó được gán cho cái nhãn "thiện" hay "ác". Dù những gì đang xảy ra là thiện hay ác, nó đều là bài học giác ngộ vô cùng quý giá về cuộc sống.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Sống thiền


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.134.208 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...