Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Nghi Thức Tụng Kinh »»

Tu tập Phật pháp
»» Nghi Thức Tụng Kinh

Donate

(Lượt xem: 7.401)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Nghi Thức Tụng Kinh

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

LGT: Mark Unno là vị tăng sĩ trong truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ và cũng là Phó Giáo Sư dạy về Phật Giáo tại Đại Học University of Oregon, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn sách “Shingon Refractions: Myoe and the Mantra of Light” [Những Tia Sáng Chân Ngôn Tông: Minh Huệ và Thần Chú Của Ánh Sáng], và ông cũng là chủ bút của Tạp Chí Buddhism and Psychotherapy Across Cultures [Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Xuyên Qua Các Nền Văn Hóa].

Bao lâu mà Phật Giáo có mặt, thì việc tụng kinh là một trong những hành trì cốt lõi. Nguyên khởi, cả việc đọc thuộc lòng và tụng niệm được dùng như các phương cách để giúp ghi nhớ giáo pháp, cũng như để tỏ bày thệ nguyện. Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.

Trong vài trường phái, như Thiền và Nguyên Thủy, tĩnh lặng, ngồi thiền được xem là sự hành trì chính yếu nhất, với việc tụng kinh được xem như là sự chuẩn bị cho việc hành thiền. Trong các trường phái khác, như Tịnh Độ, việc tụng kinh là sự hành trì chính. Trong nhiều trường phái của Phật Giáo Đại Thừa, việc tụng kinh được xem như đến từ mức độ sâu nhất của thực tại, thực tính của ngã, là tánh không, nhất thể, hay nguồn cội vô tướng của Phật thân, pháp thân. Việc tụng kinh do vậy không đến từ những chúng sinh si mê như chúng ta với tâm thức nhị nguyên của ý thức về bản ngã, nhưng đến từ chư Phật và chư bồ tát trong vũ trụ như Đại Tỳ Lô Giá Na hay Quán Tự Tại, là những biểu hiện vi diệu của nhất thể vũ trụ và Phật tánh.

Việc tụng kinh không phải là năng động hay thụ động – nó là cảm ứng. Chúng ta tụng như thế chúng ta có thể nhận được năng lực vũ trụ tự nhiên của vô ngã, tánh không, và nhất thể. Như thế là người thọ nhận, hành giả tụng kinh là người nhận năng lực tỉnh thức -- họ là con thuyền tiếp nhận trí tuệ và từ bi của Đức Phật. Khái niệm này có mặt trong nhiều bài kinh, như những bài kinh mà chúng ta tự mình ủy thác cho năng lực của chư Phật mười phương, như Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là, “Con xin quy y Đức Phật Thích Ca, con xin quy y Kinh Pháp Hoa, con quy y đức Phật A Di Đà.”

Việc tụng kinh bao hàm vấn đề lớn của nỗ lực tỉnh thức đối với ngưởi mới bắt đầu là người cố gắng thuộc lòng kinh, học tụng giọng và nhịp điệu đúng, và -- nếu tụng kinh trong một nhóm – thì phải hòa điệu với những người khác. Nhưng khi chúng ta đã đi sâu vào hành trì, thì ngày càng có ít cố gắng tỉnh thức hơn và ý nghĩa lớn hơn của việc hãy hòa nhập trong dòng tụng kinh. Điều này thường được đi cùng bởi sự thay đổi trong trung tâm thể chất của việc tụng kinh, khi chúng ta cảm nhận nó thay đổi từ cổ họng tới trái tim tới sâu vào bụng và, cuối cùng, vào Phật tánh, dòng chảy sâu của nhất thể của thực tại.

Dù việc tụng kinh của Phật Giáo có thể có nhịp điệu, nói chung, nó đơn điệu hơn, khi những hành trì chiêm nghiệm của Phật Giáo dựa vào sự bình thản và thư thả. Điều này thường trái ngược với các truyền thống tôn giáo khác -- chẳng hạn, trong Thiên Chúa Giáo, nhiều ca hát hơn tụng niệm, và ngay cả các bài thánh ca do Giáo Hoàng Gregory khai sáng thì nhiều nhịp điệu hơn nhiều so với việc tụng kinh của Phật Giáo. Những nhịp điệu và những bài ca của Thiên Chúa Giáo là phương tiện để chuyên chở cảm giác về sự siêu việt vào thiên đường hay sự thăng hoa tâm linh trong việc hiến dâng cho đấng thiêng liêng. Ngược lại, việc tụng kinh của Phật Giáo chuyên chở sự tỉnh thức sâu xa về niết bàn hay nhất thể vũ trụ. Nhưng ngay dù trong Phật Giáo việc nhấn mạnh là về sự bình thản, thư thả, và dòng tĩnh lặng, cũng có sự hỷ lạc sâu xa khởi lên từ việc cảm nhận sự giải thoát khỏi trói buộc của cố chấp và đau khổ và của lòng đại từ bi thi thiết trong mối tương quan tương duyên với tất cả chúng sinh.

Nếu qúy vị tụng kinh cùng với tập thể đại chúng, ngay lúc đó quý vị sẽ thấy rằng tiếng tụng kinh của mình dễ dàng hòa nhập với tiếng tụng kinh của những người khác. Tuy nhiên, trong sự hòa nhập với những người khác, chúng ta không xóa đi tính riêng biệt của minh. Đúng hơn, tính riêng biệt của chúng ta tăng thêm âm thanh của tụng kinh của tập thể và, đồng thanh tụng niệm thì to lớn hơn tổng hợp các thành phần. Mỗi tiếng tụng kinh của chúng ta chuyên chở dấu ấn của tính cá biệt và những kinh nghiệm của chúng ta. Vô ngã hay tính không không thể tách rời khỏi những biểu hiện đa dạng của sắc.

Bởi vì sự hiện hữu của chúng ta là vô thường, và mỗi khoảnh khắc là quý báu, chúng ta nên hiến dâng trọn vẹn sự hiện hữu của chúng ta cho mỗi cơ hội để tụng kinh và cho mỗi và mọi âm vận. Khi chúng ta hóa thân hoàn toàn và chánh niệm trong việc tụng kinh, thì nhiều tâm thức trở thành nhất tâm, và nhất tâm giải thoát vào vô tâm, tính không, và dòng vĩ đại của nhất thể của thực tại. Cuối cùng, dù chúng ta vào trong nhóm hay đơn độc một mình bằng thể xác, mỗi khi chúng ta tụng kinh, thì tất cả chúng sinh -- mọi nơi, quá khứ, hiện tại, và tương lai – hòa nhịp, hòa tan, và trở thành một với chúng ta trong cuộc hành trình vĩ đại của từ bi vô biên giới.

Sửa Soạn Chỗ Tụng Kinh

Chọn một bài kinh như Bát Nhã Tâm Kinh, có thể bằng ngôn ngữ Châu Á hay bản dịch tiếng Anh. Qúy vị có thể tìm một bản ghi âm trên mạng để xem nó nghe như thế nào trong bất kỳ truyền thống cụ thể nào. Hãy tìm hay tạo ra một không gian tĩnh lặng với một bàn thờ có tượng, bức hình, hay cuộn giấy hình. Đốt hương, và nếu có sẵn, thì đặt một cái chuông tụng kinh kế bên chiếc đệm hay tọa cụ ngồi thiền, để đối diện với bàn thờ.

Chuẩn Bị Thân-Tâm

Chủ yếu, chuẩn bị thân-tâm với một lát ngồi thiền im lặng. Vái xuống để kết thúc việc ngồi thiền, và cầm cuốn kinh bằng hai tay. Nó có thể giúp ích để có bài kinh trên chiếc kệ cứng nếu quý vị không có cuốn kinh. Nâng bài kinh lên cao khỏi đầu của quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Bắt đầu tụng kinh bằng cách đánh chuông, thư giãn theo tiếng chuông.

Hãy Mở Kinh Ra

Năng lực của việc tụng kinh khởi sinh từ sâu thẳm bên trong, khi quý vị buông bỏ ham muốn kiểm soát thực tại của tâm thức nhị nguyên. Vì vậy, hãy để cho bài kinh mở ra. Tập trung nhiều hơn vào âm thanh liên tục của việc tụng kinh hơn là ý nghĩa của từ ngữ. Luôn luôn, khi quý vị đi sâu vào việc tụng kinh và thâm nhập vào dòng nhất thể vượt qua chữ nghĩa, thì ý nghĩa sẽ trở thành rõ ràng một cách tự nhiên. Để kết thúc, nâng chiếc kệ để bài kinh, cuốn kinh, hay tờ giấy lên cao khỏi đầu quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Đánh chuông và vái lần nữa.

Độc giả có thể đọc bản tiếng Anh của tác gia Mark Unno tại địa chỉ trang mạng của Lion’s Road sau đây: https://www.lionsroar.com/how-to-practice-chanting/

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.22.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...