Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Cho và Nhận »»

Tu tập Phật pháp
»» Cho và Nhận

Donate

(Lượt xem: 5.362)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Cho và Nhận

Font chữ:

Phương pháp Tây Tạng “gởi và nhận” có thể áp dụng trong mọi tình huống thường ngày (1)

Pema Chödrön

Tonglen là phương pháp “gửi đi và nhận về” của người Tây Tạng. Tong có nghĩa là “gửi đi” hoặc là “xả bỏ”; len có nghĩa “đón nhận” hoặc “chấp nhận”. Tonglen thường được tập trong thiền tọa, sử dụng hơi thở. Nói một cách đơn giản, hành giả thở vào cái xấu và thở ra cái tốt, đón nhận vào mình nỗi khổ niềm đau của chúng sanh khác. Mới thoạt nhìn, phương pháp này có vẻ như chủ bại, nhưng như cố Đại Đức Chogyam Trungpa Rinpoche đã nói: “Nhận vào càng nhiều năng lượng tiêu cực với một cái tâm cởi mở và lòng bi mẫn, ta càng có nhiều cái tốt để thở ra. Vì thế chẳng có gì để mất.”

Cách luyện tập này đích thực là cách tiếp cận của tonglen. Vì thấy nó rất ích lợi cho bản thân mình nên tôi muốn giới thiệu nó đến tất cả học trò của tôi. Ví như bạn không muốn thực hành tonglen theo đúng nghi thức, bạn cũng luôn có thể áp dụng phương pháp này trong những tình huống đột xuất. Một khi đã quen với nó, thường xuyên thực tập nó, phương pháp tonglen theo đúng nghi thức đối với bạn sẽ trở nên hiện thực và đầy ý nghĩa.

Phương pháp này bạn có thể áp dụng trong hoàn cảnh đột xuất. Mỗi khi gặp một hoàn cảnh khơi dậy lòng từ bi của mình, hoặc quá đau đớn khó chịu nỗi, bạn có thể dừng lại một chốc, thở vào bất kỳ nỗi khổ nào bạn chứng kiến, và thở ra một cảm giác nhẹ nhàng thơ thới. Nó là một quá trình đơn giản và trực tiếp. Không giống như kiểu làm theo nghi thức, cách làm này không đòi hỏi phải hình dung quán tưởng hay trải qua nhiều bước. Nó là sự trao đổi đơn giản và tự nhiên: bạn thấy nỗi khổ đau, bạn tiếp nhận nó bằng hơi thở vào, bạn xoa dịu nó bằng hơi thở ra.

Ví dụ, ở trong một siêu thị, bạn thấy một người mẹ tát vào má đứa bé gái con của bà. Bạn thấy đau lòng nhưng chẳng thể nói gì, làm gì lúc đó.

Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là quay đi vì sợ hãi và cố quên nó đi. Nhưng với phương pháp này, thay vì quay đi, bạn có thể khởi sự làm tonglen cho em bé gái đang khóc, cũng như cho người mẹ giận dữ đang gần như cạn kiệt sức lực. Bạn có thể thở ra với một cảm giác thư giãn, cởi mở, hay một cái gì cụ thể, như một cái ôm hay một lời nói dễ thương, hay bất kỳ cái gì phù hợp với bạn lúc đó. Không phải tất cả đều diễn đạt bằng khái niệm; nó hầu như tự phát. Khi bạn gặp một hoàn cảnh khổ đau và thực tập cách này một lúc, trái tim bạn có thể mở ra với đầy lòng bi mẫn.

Bạn có thể thực tập tonglen khi tâm bị xúc động mạnh mẽ và bạn chẳng biết phải ứng xử thế nào. Thí dụ, bạn có thể đang tranh cãi gay gắt với người bạn đời hoặc với cấp trên ở chỗ làm việc. Họ quát nạt bạn và bạn không biết phải phản ứng ra sao. Vậy thì bạn có thể khởi sự thở vào những cảm thọ đau đớn và thở ra với một cảm giác không gian to rộng và buông thư- cho bạn, cho người đang quát nạt bạn, và cho tất cả những ai đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn tương tợ. Dĩ nhiên, có một lúc nào đó, bạn phải phản ứng lại với cái người đang quát nạt bạn, nhưng làm cho tình hình giãn ra và dịu xuống sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách khéo léo hơn.

Bạn cũng có thể thực tập phương pháp này khi thấy quá khó khăn không thể mở rộng trái tim và phát triển lòng từ ái. Thí dụ, bạn gặp một người vô gia cư đứng xin tiền trên đường, hình như là người nghiện rượu. Dù muốn có lòng từ bi, bạn không thể không quay đi chỗ khác và cảm thấy ghê tởm hoặc khó chịu. Lúc đó, bạn có thể khởi sự làm tonglen cho bản thân mình và tất cả những ai muốn mở lòng nhưng không làm được. Bạn thở vào cảm giác bế tắc, cảm giác của mình và của người khác. Rồi thở ra cảm giác rộng mở, hoặc thư giãn, hoặc buông xả. Khi bạn có cảm giác bị tắt nghẽn , điều này không phải là một trở ngại cho việc thực hành tonglen, nó là một phần của sự rèn luyện. Bạn xem cảm giác bị nghẽn tắc đó như hạt giống của sự giác ngộ của tâm mình và như một sự kết nối với tha nhân.

(1) Trích đoạn từ sách “Tonglen, Con Đường Chuyển Hóa”, tác giả: Pema Chodron.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Chuyện Phật đời xưa


Chắp tay lạy người


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.75.217 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...