Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 12 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 12 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 1.217)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 12 - năm 2024

Font chữ:

Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp thứ 12. Với những kiến thức nền tảng về Phật học đã có, chúng ta bắt đầu đi vào tìm hiểu phần giáo pháp quan trọng là Bát chánh đạo (八正道). Do tính chất quan trọng và bao quát của Bát chánh đạo, hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ những nhận thức tổng quát trước khi đi vào chi tiết trong những bài tiếp theo.

Bát chánh đạo là phần giáo pháp được chúng ta tìm hiểu cuối cùng trong 37 phần Bồ-đề. Bát chánh đạo hầu như bao hàm cả 29 pháp tu trước đây, giúp củng cố sâu vững hơn và phát triển tất cả lên một tầng bậc cao hơn nữa, mang lại lợi ích thiết thực hơn nữa cho người tu tập. Do ý nghĩa bao quát, đa dạng, Bát chánh đạo cũng còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Bát thánh đạo (八聖道), Bát chi chánh đạo (八支正道), Bát thánh đạo phần (八聖道分), Bát đạo hành (八道行), Bát chân hành (八直行), Bát chánh (八正), Bát đạo (八道), Bát chi (八支), Bát pháp (八法), Bát lộ (八路)…

Mỗi tên gọi này mô tả một khía cạnh, một phẩm chất của Bát chánh đạo, nhưng nói chung đều cho thấy đây là những pháp tu quan trọng, chân chánh, có thể hiểu là pháp tu của bậc thánh hay pháp tu giúp chúng ta trở thành bậc thánh. Điều này có nghĩa là, không chỉ hàng phàm phu chúng ta mới cần tu tập Bát thánh đạo để rèn luyện những phẩm tính của bậc thánh, mà cho đến các bậc thánh đã giác ngộ cũng chưa từng từ bỏ những pháp tu này.

Bát chánh đạo bao gồm thứ nhất là chánh kiến (正見), tức sự thấy biết chân chánh, cũng gọi là đế kiến (諦見) với nghĩa sự thấy biết đúng thật; thứ hai là chánh tư duy (正思惟), cũng gọi là chánh chí (正志), chánh phân biệt (正分別), chánh giác (正覺) hoặc đế niệm (諦念), tức là sự suy xét, hướng tâm phân biệt chân chánh, đúng thật; thứ ba là chánh ngữ (正語), cũng gọi là chánh ngôn (正言) hay đế ngữ (諦語), tức là nói lời chân chánh, không sai trái, tà vạy, ác ý; thứ tư là chánh nghiệp (正業), cũng gọi là chánh hạnh (正行) hay đế hạnh (諦行), tức là hành vi, việc làm chân chánh, không làm các việc xấu ác, phạm giới; thứ năm là chánh mạng (正命), còn gọi là đế thụ (諦受), tức là nuôi sống thân mạng bằng nghề nghiệp chân chánh, sự thọ nhận chân chánh, không sai trái, tà vạy; thứ sáu là chánh tinh tấn (正精進), còn gọi là chánh phương tiện (正方便), chánh trị (正治) hay đế pháp (諦法), đế trị (諦治), tức là tinh tấn đúng pháp chân chánh, bỏ ác làm lành, tinh tấn tu sửa tự thân; thứ bảy là chánh niệm (正念), cũng gọi là đế ý (諦意), tức là duy trì, kiểm soát ý niệm một cách chân chánh; thứ tám là chánh định (正定), cũng gọi là đế định (諦定), tức là tu tập thiền định chân chánh, đúng pháp, chẳng hạn như có thể thành tựu từ sơ thiền đến tứ thiền…

Tên gọi Bát chánh đạo đôi khi khiến một số người dễ hình dung như đây là 8 con đường tu tập riêng biệt. Trong thực tế hoàn toàn không phải vậy. Bát chánh đạo nên được hiểu như 8 phẩm chất, 8 khía cạnh trên cùng một lộ trình tu tập, nghĩa là cả 8 phẩm chất này đều phải được đồng thời tu tập, rèn luyện. Chúng ta không thể chọn một, hai hay ba pháp trong Bát chánh đạo để tu tập, rồi sẽ tiếp tục tu tập các pháp còn lại về sau này. Không phải như vậy. Bởi vì cả 8 phẩm chất này đều tương quan mật thiết với nhau, hỗ tương cho nhau. Và do đó phải được tu tập, rèn luyện đồng thời, cho dù tùy theo căn cơ, hoàn cảnh xuất phát tu tập của mỗi người mà có thể có một vài khía cạnh trong đó được nhấn mạnh nhiều hơn.

Mỗi pháp tu trong Bát chánh đạo đều có ý nghĩa rộng, do vậy chúng ta cần biết qua những tên gọi khác nhau như trên, bởi vì mỗi một tên gọi đều giúp chúng ta hình dung ra được một khía cạnh, một ý nghĩa của pháp tu. Tuy nhiên, các tên gọi thường dùng nhất của các pháp tu này là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Bát chánh đạo bao gồm đủ các pháp tu để rèn luyện ba phẩm tính giới, định và tuệ. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là tu tập giới; chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là tu tập định; chánh kiến và chánh tư duy là tu tập trí tuệ.

Mặt khác, nếu chúng ta xét theo sự tu tập để làm thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu ý, thì chánh nghiệp và chánh mạng là tu tập thân nghiệp thanh tịnh; chánh ngữ là tu tập khẩu nghiệp thanh tịnh; chánh kiến, chánh tư duy, chánh định và chánh niệm là tu tập ý nghiệp thanh tịnh; chánh tinh tấn là để hỗ trợ cho cả ba pháp tu trên.

Trên đây chỉ là sự nhận hiểu khái quát nhất về Bát chánh đạo. Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn từng pháp tu tập trong Bát chánh đạo.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Kinh Phổ Môn


Chuyện Phật đời xưa


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.139.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...