Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Thổi tan mây mù »» Thổi tan mây mù »»

Thổi tan mây mù
»» Thổi tan mây mù

Donate

(Lượt xem: 7.160)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thổi tan mây mù

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nhiều năm trước, tôi có dịch một quyển sách viết về thiền tập của bà Sylvia Boorstein. Quyển sách có một tựa đề rất thú vị là “Don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên.

Trong một buổi ra mắt sách của bà Boorstein, người phỏng vấn đặt câu hỏi, “Tôi thì bao giờ cũng nói với thính giả của tôi rằng, nếu như chúng ta muốn có một sự đổi thay nào đó cho chính mình, hay cho xã hội, thì mình phải tích cực làm một cái gì đó. Còn bà thì lại nói rằng “don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên. Bà nói vậy nghĩa là sao?”

Bà Boorstein đáp, “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Đúng vậy, mỗi chúng ta đều có bổn phận phải sửa đổi và hành động, khi ta thấy có việc gì đó cần phải làm. Tôi chỉ muốn nói là ta cũng cần có một sự yên tĩnh, với thời gian, để thấy rõ được những gì mình thật sự cần phải làm. Và điều ấy có một giá trị rất lớn.”

Một cái thấy sáng tỏ

Vấn đề không phải là ta làm hay không nên làm gì hết, mà là ta phải thấy rõ mình đang làm gì. Làm với một cái thấy trong sáng và bao dung, hay làm theo sự thúc đẩy của những ưa thích, ghét bỏ của tập quán và thói quen. Và nhiều khi tuy bên ngoài người ta có vẽ như ngồi yên, nhưng trong tâm mình thì đang “làm” đủ thứ chuyện hết: phiền muộn, lo toan, buồn giận, mong cầu… Bạn biết không, theo luật nhân quả, karma, thì cái tác ý đứng sau hành động mới là yếu tố chánh quyết định cho sự tốt, xấu của hạt giống ta gieo trồng trong hành động ấy.

Thật ra, ngồi yên không phải là một hình tướng ở bên ngoài, mà là một thái độ bên trong, một sự tĩnh lặng và trong sáng, thấy rõ được những gì đang thật sự xảy ra. Và vì đó là một thái độ trong tâm, nên có khi tuy ta đang làm mọi chuyện mà mình vẫn có thể “ngồi yên”. Ta vẫn có thể ngồi yên được trong khi mình đang bước đi, trong khi ta hành xử và tiếp xúc với cuộc đời.

Có lần tôi đọc được câu này, Sometimes, the easiest way to solve a problem is to stop participating in the problem. Đôi khi, cách hay nhất để giải quyết một vấn đề là thôi đừng tiếp tục tham gia vào vấn đề ấy nữa. Câu ấy cũng hay phải không bạn, trong cuộc đời có nhiều lúc vấn đề có mặt cũng một phần là do sự đóng góp vô ý thức của mình.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta cứ buông xuôi, tránh né hoặc không làm gì hết, mà nó chỉ có nghĩa là ta đừng tiếp tục đóng góp, tạo thêm năng lượng cho vấn đề ấy nữa thôi. Cũng như với một chảo dầu đang sôi, nếu như ta muốn cho nó bớt sôi thì cách hay nhất, và trước tiên hết, là bớt bỏ thêm củi lữa vào. Nhiều khi, nhờ không làm gì hết mà vấn đề tự nó lại được chuyển hóa.

Bắt đầu ở chính ta

Trong cuộc sống, tất cả mọi sự việc đều có một liên hệ mật thiết với nhau. Đức Phật có dùng một ví dụ để diễn tả sự tương quan này. Khi nước trong đại dương theo thủy triều dâng lên, thì nước trong các con sông cũng sẽ dâng lên theo. Và khi nước sông dâng lên, nước trong các hồ lớn, kinh rạch cũng sẽ dâng lên. Khi nước trong biển theo thủy triều hạ xuống, nước trong trăm con sông cũng sẽ hạ thấp theo, và nước trong hồ, kinh, rạch cũng thế. Khi một cái này khởi lên, sẽ khiến một cái kia có liên hệ với nó phát khởi lên theo.

Bất cứ một sự kiện nào đang có mặt, chắc chắn cũng đang bị điều kiện bởi một cái khác. “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không.” Cái này như thế này là vì cái kia như thế kia. Vấn đề như thế kia, là bởi vì ta như thế này. Và nếu ta không như thế này nữa, thì có lẽ vấn đề cũng sẽ không còn như thế kia.

Đôi khi sự chuyển hóa chỉ cần một yếu tố thôi, đó là chính ta. Ta có thể thay đổi được tình trạng bởi vì ta cũng là nhân duyên, điều kiện cho tình trạng ấy có mặt. Và nếu như ta không tiếp tục đóng góp cho tình trạng ấy nữa thì sự việc cũng sẽ phải thay đổi thôi. Ví dụ như một cây mọc lên tươi tốt thì cũng phải cần có đầy đủ mặt trời, nắng mưa, có mây, có phân bón, người trồng... nếu thiếu một trong những yếu tố đó thì cây khó có thể trở nên xanh tươi được. Trong khổ đau cũng vậy, nếu ta không làm điều kiện đóng góp cho sự có mặt của nó nữa, thiếu một nhân duyên thôi, tình trạng cũng có thể sẽ dần dà được thay đổi, phải không bạn?

Cái thấy đó đưa ta đến một thái độ chấp nhận và bao dung. Chấp nhận không có nghĩa là làm ngơ trước những gì đang xảy ra, hoặc hy vọng rằng một ngày nào đó những khổ đau sẽ giản dị biến mất. Nhưng nó có nghĩa là thay vì lăng xăng để tìm cách giải quyết vấn đề theo ý riêng của mình, ta có thể trở về với tĩnh lặng để nhận thấy rõ được gốc rễ của nó, để không còn đóng góp thêm vào nữa.

Bạn biết không, trên con đường tu học tôi nghĩ phương cách giải quyết không quan trọng bằng một cái thấy chân thật. Một cái thấy chân thật và một tâm tĩnh lặng giúp ta tự nhiên chỉnh sửa lại vấn đề, thay vì là tạo tác thêm. Và với một cái thấy ấy, bao dung và rộng mở, tuy không làm gì hết nhưng ta cũng đang làm được rất nhiều.

Chỉ một lần với tâm trong sáng

Cuộc sống là một chuỗi tiếp nối nhau, mà mỗi giây phút là một sự chuyển hóa. Trong giây phút này ta tiếp nhận những quả trái của quá khứ, chúng biểu hiện ra bằng những kinh nghiệm trong giờ phút hiện tại, và rồi trở thành hạt giống của tương lai.

Khi tiếp xúc với một quả trái khổ đau nào đó, nếu như ta biết quay về với khả năng tỉnh giác và biết thương yêu của mình, ta có thể làm giảm bớt đi năng lượng của hạt giống xấu ấy, để nó khỏi tiếp tục đi vào tương lai. Và sự chuyển hóa ấy có thể bắt đầu ngay trong giờ phút này.

Mà ta có một khả năng tỉnh giác và biết thương yêu ấy để quay về không bạn hả? Trong kinh dạy rằng, mặc dù trong quá khứ có thể ta đã có những hành động bất thiện, nhưng ta vẫn biết rằng sự trong sáng, tĩnh lặng mới chính là thực tánh của mình, chứ không phải là những tâm tham, sân. Và chỉ cần tiếp xúc được với nó một lần thôi, thì giây phút ấy của ta cũng là một giây phút tỉnh giác.

Trong kinh Phật Thuyết Như Vầy, Itivuttaka, có bài kệ

Nếu có người biểu lộ từ tâm,
Với một tâm trong sáng—
Cho dù chỉ một lần!— đối với các hữu tình,
Vị ấy là bậc Thiện,

If one shows kindness
with a clear mind—
Even once!—for living creatures
By that one becomes wholesome.
(Itivuttaka 1.27)

Thổi tan mây mù

Thật ra, ta cũng không cần phải nỗ lực làm gì mới có thể có được cái bản chất thanh tịnh ấy - vì nó là bản tánh tự nhiên của ta. Dẫu ta có thể không hề biết đến nó, nhưng chân tánh ấy vẫn không bao giờ bị mất đi hay lu mờ một chút nào hết.

Mà bạn biết không, nhiều khi nhờ có những khổ đau, những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống, chúng giúp ta buông bỏ đi những nỗ lực, cố gắng của bản ngã muốn “làm một cái gì đó”, và biết thật sự “ngồi yên” lại để thấy được sự trong sáng ấy trong ta,

Cánh đồng trời
Nếu không có gió
Thổi tan mây mù
Thì trăng đâu thể
Vượt triền núi cao
Kikigakishu, Nhật Chiêu dịch

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Cho là nhận


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.12.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...