Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Thiền Phật Giáo Phát Triển Trong Xã Hội Thiên Chúa Giáo »»

Tu học Phật pháp
»» Thiền Phật Giáo Phát Triển Trong Xã Hội Thiên Chúa Giáo

Donate

(Lượt xem: 8.687)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thiền Phật Giáo Phát Triển Trong Xã Hội Thiên Chúa Giáo

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện những gì bà gọi một cách chính xác là “song ngữ tôn giáo.”

Trong cuộc phỏng vấn với Daniel Millet Gil từ Buddhistdoor Global được dịch sang Anh ngữ và đăng trên trang mạng www.buddhistdoor.net hôm 27 tháng 2 năm 2020, Ana Maria nói về con đường tâm tinh và thực hành Thiền của bà trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo.

Ana María Schlüter Rodés sinh ra tại Barcelona vào năm 1935 trong gia đình cha là người Đức và mẹ là người Tây Ban Nha. Bởi vì trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, bà sống tại Đức từ năm 2 tuổi đến 14 tuổi, và tại Tây Ban Nha sau năm 1949. Bà học về triết học và văn chương tại Barcelona, Hamburg, và Freiburgim Breisgau (Đức), tại Nijmegen và Utrecht (Hòa Lan), sau đó bà học tiến sĩ tại Barcelona, với luận án về chủ đề “Why Do Some See and Others Look But Do Not See?” [Tại Sao Có Người Nhìn Thấy và Những Người Khác Nhìn Mà Không Thấy?] Kể từ năm 1958, bà đã là thành viên của tổ chức tôn giáo Women of Bethany, sống tại Hòa Lan, quốc gia mà tổ chức này được khai sinh, từ năm 1958 tới 1965.

Ana Maria là giảng sư về chủ nghĩa hòa đồng tại nhiều trường đại học Tây Ban Nha cho đến năm 1987, được mời bởi một giảng sư tại Viện Higher Pastoral Institute tại Madrid tại một cuộc họp về đoàn kết được tổ chức bởi ký giả Thụy Điển tại Sigtuna vào năm 1968. Lúc đó, bà sống tại một khu ngoại ô của Madrid, duy trì cam kết xã hội sâu sắc, gồm vai trò thư ký cho hiệp hội khu phố của bà.

Ana Maria trở thành phụ tá và thông dịch viên cho Thầy Dòng Tên và Thiền Sư Hugo Enomiya-Lassalle (1898–1990) vào năm 1976. Vào năm 1985, sau một thời gian dài ở tại Nhật, Yamada Kōun Roshi phong bà làm thầy dạy Thiền, và vài năm sau Kubota Jiun Roshi ấn chứng bà làm Thiền Sư. Cùng với nhiều đệ tử, bà sáng lập Trung Tâm Zendo Betania Centre tại Brihuega (Guadalajara của Tây Ban Nha), nơi bà sống kể từ năm 1988. Ngày nay, bà đồng hành cùng với nhiều người trên con đường Thiền tại Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ. Bà cũng phát biểu tại các cuộc hội nghị, đăng các bài viết và ấn hành sách.

Buddhistdoor en Español: Bà là tín đồ sùng đạo Thiên Chúa Giáo mà cũng là người thực hành và dạy Thiền. Xin cho chúng tôi biết về con đường tâm linh đã dẫn đưa một tín đồ Thiên Chúa Giáo trở thành được thừa nhận là một Thiền Sư.

Ana María Schlüter Rodés: Tôi có nhiều kỷ niệm không thể xóa nhòa về thời thơ ấu, như một bông hoa vàng nhỏ bé trong đám cỏ phủ sương mai, trong vườn của ông bà tôi. Và mùi thổ ngơi khi nhặt những hạt dẻ nằm trong những chiếc lá mùa thu rơi rụng trong một khu vườn cây hạt dẻ rậm rạp lấp lánh với những giọt nước, để đổi chúng lấy dầu rau cải. Sự huyền bí của lòng tử tế và mộc mạc, điều mà con người nhận ra trong một cành hoa và khu rừng… Rồi sau này, ký ức về một ngọn núi hoàn toàn bị che khuất trong mây và việc đi bộ trên cao từ sương mù đến một không gian đầy bí ẩn, dãy núi Montserrat. Một cuốn Kinh thánh rút gọn, trong số ít những cuốn sách nằm trên bệ cửa sổ, đã củng cố nhận thức của tôi rằng con người không bao giờ bị bỏ rơi và luôn được che chở, ở giữa mọi thứ, và kèm theo Vị nào đó chúc lành cho họ.

Những nghiên cứu và sự phát triển lý trí của tôi đã dẫn đến một thời kỳ khủng hoảng của “niềm tin đen tối” này, dựa vào kinh nghiệm mà chỉ có lý trí thì không thể giải thích. Cho đến khi tôi hiểu, nhờ Blaise Pascal (Pensées), rằng chức năng cao quý nhất của lý trí là nhận ra giới hạn của nó. Rồi thì, một điều rất sống động và đồng thời, một nhận thức rất đơn giản, vô hình, về Tình yêu của Chúa, có thể xảy ra.

Lúc này, thật là quan trọng trong cuộc đời tôi, dần dần vang lên 2 câu hỏi trong tôi:

1. Làm sao tôi có thể nuôi dưỡng kinh nghiệm này để nó già dặn?

2. Làm sao tôi có thể giúp người khác thức giác đối với hiện thực này?

Điều này dẫn tôi đến Cộng Đồng của Women of Bethany, một đời sống tận hiến giữa thế gian. Ở một phạm vi khác, tôi đã viết luận án tiến sĩ của tôi về đề tài “Tại Sao Một Số Người Nhìn Thấy và Những Người Khác Nhìn Nhưng Không Thấy?” Nhưng tôi đã không hoàn toàn tìm thấy điều mà tôi tìm kiếm cho đến khi tôi khám phá ra Thiền.

Tiếp xúc đầu tiên của tôi là với Thầy Dòng Tên Enomiya-Lassalle, nhà tiên phong trong đối thoại liên tôn giáo. Ông mở đường cho những tín đồ Thiên Chúa Giáo thực tập Thiền và là Thiền Sư Thiên Chúa Giáo được thừa nhận bởi Thiền Sư Phật Giáo Nhật Yamada Kōun Roshi. Ông đã dựng lên trung tâm Thiền được gọi là Shinmeikutsu (Cave of Divine Darkness – Hang Động Của Bóng Tối Thiên Thần). Ông đã đến Tây Ban Nha vào năm 1976, được mời bởi Ignacio Oñatibia, giáo sư thần học tại Vitoria (Xứ Basque) và cộng đồng tôn giáo Reparadoras de Los Molinos tại Madrid.

Enomiya-Lassalle đã làm việc với Nghị Hội Vatican Hai trong việc viết văn bản, chứa đựng trong tài liệu của hội đồng Ad Gentes, chương 18, viết rằng, “Cẩn thận xem xét cách tiếp nhận các truyền thống khổ hạnh và ẩn tu trong đời sống tôn giáo của tín đồ Thiên Chúa Giáo, mà hạt giống Thiên Chúa thường xuyên phân tán giữa các nền văn hóa xưa trước khi loan báo Tin Mừng.” Bản thảo đầu tiên đã nói rõ ràng về Thiền và yoga, dù sau đó, ông đã để nó mở ra cho nhiều truyền thống hơn.

Enomiya-Lassalle đã giới thiệu tôi cho Yamada Kōun Roshi và, sau khi trú lại một thời gian dài tại San’un Zendo ở Kamakura, Nhật Bản, ông đã chấp nhận cho tôi làm Thiền sư vào năm 1985.

BDE: Zendo Betania đã ra đời ra làm sao và chức năng của nó là gì?

AMSR: Cùng với các đệ tử của tôi, chúng tôi đã sáng lập ra Zendo Betania tại Brihuega, Tây Ban Nha. Chúng tôi nghiên cứu địa điểm hoàn hảo, được hướng dẫn bởi văn bản về Zazen Yojinki do Keizan Zenji viết rằng: “Trong một thung lũng độc lập… gần dòng nước sạch … gần con sông – dưới khu rừng … cách xa các trung tâm quyền lực và phồn thịnh, cách xa những người muốn đánh đấm và thống trị.” Hơn nữa trong trường hợp của chúng tôi, phải có đủ tài chánh và không cách xa trung tâm thành phố lớn hơn 90 kilômét, để chúng tôi có thể đi lại ở đó với tiện lợi tương đối, không phải là một tu viện nhưng mà là trung tâm Thiền nơi mà các tín đồ có thể đến, những người đã làm việc và sống tại Tây Ban Nha và xa hơn.

Qua tọa thiền, Zendo Betania nhắm mục đích giúp nhân loại hiện đại gặp lại nguồn gốc sâu thẳm của chính họ trong bầu không khí hòa đồng và tôn trọng tất cả mọi người và mọi niềm tin, và trong hòa điệu với niềm tin Thiên Chúa Giáo. Nó dẫn tới các dự án văn hóa và liên kết với những người và các dân tộc bị thiệt thòi, cả trong và ngoài Tây Ban Nha.

Sự gặp gỡ giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo là sự kiện lịch sử rất quan trọng trong thời đại của chúng ta. Nó có ý nghĩa cho nền hòa bình và sự tốt lành của nhân loại và Trái Đất.

Như trong tất cả các cuộc gặp gỡ thực sự của con người, đối thoại liên tôn giáo Phật Giáo-Thiên Chúa Giáo thay đổi cả hai bên, không bên nào đánh mất bản sắc của họ. Họ tìm thấy lại nó ở mức độ sâu hơn và nó còn làm cho họ cao thượng hơn. Vì lý do này, Phật tử phải thật sự là Phật tử và nhận ra mình như thế, và tín đồ Thiên Chúa Giáo thật sự là tín đồ Thiên Chúa Giáo, cũng nhận ra họ như thế.

Chỉ từ quan điểm này mới có thể hiểu được cuộc đối thoại giữa các tôn giáo; một cuộc đối thoại giữa hai truyền thống tâm linh trong một con người, như sự thật rằng tại Zendo Betania, những người Thiên Chúa Giáo thực hành Thiền mà không tạo ra một thứ Thiền Thiên Chúa Giáo hay một thứ Thiên Chúa Giáo Thiền.

Sự gặp gỡ giữa Thiền và niềm tin Thiên Chúa Giáo này tạo ra sự chuyển đổi gấp đôi: một mặt, nó làm cho khả dĩ đi vào quan điểm Thiền và, một mặt khác, nó dẫn tới sự khám phá chiều kích sâu hơn của chính niềm tin Thiên Chúa Giáo. Sâu xa hơn, niềm tin kiên định rằng Thần Thánh đang hiện diện trong tất cả con người với sự tốt lành. Những người Thiên Chúa Giáo, được khích lệ bởi Ngài, cảm thấy hạnh phúc vĩ đại mỗi khi họ nhận ra sự có mặt của Ngài trong nhân tính và điều này thức tỉnh trong họ sự ước muốn học hỏi từ mọi người và nhận biết và yêu thương Thượng Đế, Cha của tất cả chúng ta, sâu hơn và sâu hơn.

Nghị Hội Vatican Hai của Giáo Hội Công Giáo, đã được tổ chức vào năm 1965, cổ võ “rằng qua đối thoại và hợp tác với tín đồ các tôn giáo khác, thực hiện với sự thận trọng và lòng yêu thương và làm chứng cho đức tin và cuộc sống Thiên Chúa Giáo, họ nhận thức, bảo tồn, và khuyến khích các việc thiện, tâm linh và đạo đức, cũng như các giá trị xã hội-văn hóa được tìm thấy trong những người này.” (Nostra Aetate 2)

BDE: Bà có thể cho chúng tôi biết một chút về sự hiện hữu của tổ chức Zendo Betania tại Châu Mỹ La Tinh.

AMSR: Vào tháng 9 năm 1990, đáp ứng lời mời liên tục, tôi đã đến thành phố Mexico lần đầu tiên để giới thiệu Thiền, và tôi tiếp tục thăm viếng nơi này cho đến năm 2014. Sau 25 năm, trong thời gian mà Zendo Betania cũng đã được thành lập tại các thành phố khác, tôi đã chỉ định một người thẩm quyền để thay tôi tại các buổi giới thiệu và khóa thiền nhiếp tâm [sesshin] này. 2 người khác giúp những giới thiệu này, tại Mexico City và Nezahualcóyotl, riêng biệt. Lúc này, những liên lạc với tôi tiếp tục bằng Skype với các đệ tử và các nhóm địa phương, chủ yếu tại Mexico City, Nezahualcóyotl (một tiểu bang của Mexico), Monterrey (thủ phủ của tiểu bang Nuevo León) và Torreón (thủ phủ của tiểu bang Coahuila), cũng như lúc đầu tại Tampico. Nhiều đệ tử đã đến Brihuega tại Tây Ban Nha để nhận thêm huấn luyện.

Trong năm 2002, Pedro Flores, một thiền sư của Zendo Betania, đã đến Angentina và tiếp tục thăm viếng hằng năm cho đến năm 2018. Hiện nay Thiền tiếp tục có mặt ở đó, với nhiều nhóm tại Buenos Aires và tại Argentine Patagonia, với 2 người chịu trách nhiệm việc giới thiệu. Cũng có người từ Argentina là người đến Zendo Betania tại Tây Ban Nha. Có một đệ tử của Zendo Betania tại Bogota, Colombia, và những người đến từ nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh đã tiếp xúc trực tiếp với tôi.

Trong năm 2016, một vị thầy của Zendo Betania, là người đã đến El Salvador, Guatemala, và Ecuador, tách ra từ Zendo Betania sau 30 năm và hiện thuộc dòng Thiền Sanbo.

Tam cá nguyệt san Pasos, được thực hiện bởi Phái Thiền Zendo Betania -- với số báo lưu hành nội bộ -- có nhiều mục tiêu chính về việc kéo dài sự hướng dẫn lộ trình đưa vào nhiếp tâm, và giúp xác lập con đường Thiền trong truyền thống văn hóa Tây Phương và Thiên Chúa Giáo.

BDE: Bà miêu tả Thiền như thế nào?

AMSR: Hiện tại, tôi hiến dâng tất cả cho công tác “tu luyện mảnh đất tâm,” để nó mẫn cảm và thâm nhập tới chiều sâu thẳm nhất của thực tại.

Tôi tin tưởng sâu sắc vào ánh sáng của tâm thức của tất cả mọi con người. 2 bậc đại nhân đã minh giải điều này rõ ràng, vào những khoảng thời gian rất ra nhau trong lịch sử, cũng là xa nhau về địa lý và trong khuôn khổ văn hóa-tôn giáo: Đức Phật Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta và Thánh John của Thập Giá, một huyền bi Thiên Chúa Giáo ở thế kỷ 16. Người thứ nhất tuyên bố lần đầu tiên sự tỉnh thức của ngài, lúc trở thành vị Phật: “Tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ, nhưng vì cách suy nghĩ và cố chấp sai lầm đối với chính họ mà họ không nhận ra được điều đó.” Thánh John của Thập Giá đã viết rằng, “Ánh sáng này không bao giờ thiếu đối với linh hồn, nhưng bởi vì các hình thức và mạng che mặt” (Ascent of Mount Carmel II, 13,4).

Con đường nào mà Thiền đề xuất để thành đạt sự thức giác ánh sáng của tâm hay -- được mô tả chính xác hơn trong ngôn ngữ Thiền -- cội rễ hay yếu tính của con người và tất cả các pháp? Theo lời dạy được cho là của Bồ Đề Đạt Ma tóm tắt điều tinh yếu, Thiền là:

Giáo ngoại biệt truyền (truyền riêng ngoài giáo pháp)
Bất lập văn tự (không dựa vào chữ nghiã)
Trực chỉ nhân tâm (chỉ thẳng tâm người)
Kiến tánh thành Phật (thấy tánh thành Phật)

Cuộc đối thoại sau đây đã diễn ra vào thế kỷ thứ 8 tại Trung Hoa: Đại sư Yakusan Igen (Dược Sơn Duy Nghiễm) ngồi Thiền và một vị tăng đến gần hỏi: “Ngài làm gì trong lúc ngồi tĩnh tọa như thế?” Dược Sơn trả lời: “Tôi ngồi trong bất khả tư nghì (fu shiryo tei).” Vị tăng hỏi lại: “Làm sao người ta có thể ngồi trong bất khả tư nghì?” Dược Sơn trả lời: “Không tư nghì” (hi shiryo). Đây là nghệ thuật tinh yếu của tọa thiền: ngồi, không suy nghĩ, trong bất khả tư nghì, vượt thoát tạp niệm. Nhiều thế kỷ sau đó tại Nhật, Thiền Sư Đạo Nguyên thêm vào: “Và cái bất khả tư nghì này giúp tôi.”

Tôi muốn nói thêm rằng Thiền là “con đường trở về nhà,” theo những lời từ Zazen Yojinki bởi Keizen Zenji. Nó không phải là phương pháp hay kỹ thuật, nhưng là nghệ thuật. Một dương cầm thủ phải biết các nốt đàn dương cầm thật rõ, nhưng chính điều này sẽ không làm cho người đó trở thành một dương cầm thủ; người ấy sẽ không bắt đầu thực sự là một dương cầm thủ cho đến khi vị đó không còn nghĩ gì về những nốt đàn -- khi đó chỉ có nhạc mới thật sự hiện hữu. Nói lắt léo, Thiền không phải là thiền, trong thời gian một người tu tập các căn và các trú sở của tâm, nhưng giống như điều Thánh John và Mẹ Teresa nói đến như là sự quán chiếu.

BDE: Làm sao việc thực hành Thiền giúp con người sống kinh nghiệm Thiên Chúa Giáo sâu sắc hơn?

AMSR: Khi tôi từ từ đi sâu hơn vào con đường Thiền, tôi tiếp tục khám phá ra rằng không chỉ tôi đang học hỏi phương pháp mới của việc lặn sâu vào sự kỳ bí – mà vượt qua các giới hạn của tư duy khách quan – nhưng tôi cũng học được một số điều nữa, một số điều mà trước hết tôi đã không thể nào tưởng tượng: một “ngôn ngữ” mới dẫn tôi tới sự khám phá và thể hiện bản thân trong cách mới, mà đã mở ra chân trời mới cung ứng nhiều khả năng mới để liễu giải một số chiều kích của kinh nghiệm. Như thế, dù thực tại tối hậu và bất khả thuyết là một và luôn luôn giống nhau, khuôn khổ tôn giáo mà nó được trải nghiệm ảnh hưởng đến khả tính và phương thức kinh nghiệm nó, cũng như sự diễn giải về kinh nghiệm.

Tất cả khuôn khổ văn hóa và tôn giáo là sự biểu đạt kinh nghiệm và, ngược lại, nuôi dưỡng phương thức đặc biệt của sự nhận thức thực tại và giải thích kinh nghiệm. Một khuôn khổ mới, như Phật Giáo Thiền cho tín đồ Thiên Chúa Giáo, cung cấp khả tính ngôn ngữ mới cho việc giải thích điều gì được kinh nghiệm và cũng tạo ra nhiều khả tính nhận thức mới, cũng như phương tiện mới để giải cứu khỏi sự lãng quên được nhận ra.

Michael Amaladoss SJ gán một ý nghĩa tiên tri cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo đến với Thiền hoặc những con đường khác. Không phải là tạo ra một bản sắc tôn giáo thứ ba và siêu đẳng, mà thay vào cuộc sống căng thẳng giữa Thiền và đức tin Thiên Chúa Giáo thì ủng hộ trào lưu đối thoại mà ngày nay cần thiết hơn bao giờ hết để thực hiện sự cân bằng đối với trào lưu chính thống tin tuyệt đối vào Thánh Kinh.

Và đối với Thiền không có sự tỉnh thức hay giác ngộ thực sự nếu nó không dẫn tới từ bi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1505 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.33.130 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...