Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không.
(The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
“Chú nghĩ là trong chú có Phật tánh không hả?”
“!?....”
Hình như hỏi chỉ để hỏi chứ cô không cần tới câu trả lời. Cô bé ngước lên trời, đôi mắt suy tư làm cho vầng trán nhăn nhăn:
“Ưmmmm.... Có thể có đấy chú ạ. Vì Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, còn chúng sanh là Phật sẽ thành". (Nghẻo đầu, đôi mắt chớp chớp ra dáng đăm chiêu) Nhưng vấn đề là ở chữ "chúng sanh" đó có chú trong ấy không biết?”
“Gâu!”
Ngạc nhiên, cô bé kêu lên:
“Chú nghĩ là có sao?”
“Gâu.... gâu...”
“Ồ, nếu vậy thì cái Phật tánh của chú phải bé lắm!”
Cả hai đang ngồi trên bậc tam cấp đằng sau nhà. Trước mặt là một khoảng sân cỏ rộng, xanh ngắt được viền bằng những cây hoa đủ lọai, đủ màu. Cô bé ngồi xoải đôi chân song song, trên đùi là một cuốn kinh ngắn của nhà Phật. Đôi mắt lung linh thấp thoáng một nụ cười. Cô nhìn xuống vuốt ve con chó nhỏ đang gác mõm trên cánh tay. Nó bé nhỏ như một món đồ chơi bày trong tiệm. Khuôn mặt giống y như một chú nai con. Nhưng hình như câu trả lời khẳng định của chú chó con vẫn chưa làm cô hài lòng. Cô muốn lên chùa hỏi thầy: "Con chó có Phật tánh không?" Hai tay chống lấy cằm, đôi mắt tư lự nhìn về hướng ngôi chùa thấp thoáng. Phải chi cô bé có thể lên chùa hỏi thầy ngay lúc này nhỉ. Từ nhà tới chùa phải đi hết con lộ chính, rồi mới quẹo phải để leo ngược lên con dốc ngắn. Từ đó, con đường dẫn tới chùa khá vòng vèo, cô phải đi qua hai cái cầu gỗ, một khoảng vườn trồng bắp và một nhà kho chứa lủng củng đầy những thứ linh tinh phía cánh trái chùa. Mẹ không bao giờ cho cô đi một mình. Mẹ bảo, con gái một mình đi xa không tiện. Cô chẳng hiểu không tiện ở điểm nào. Tiện quá đi chứ! Cô chỉ cần chạy một vèo, khoảng năm mươi phút là đã đến chùa. Còn đi với mẹ thì phải ráng chờ tới cuối tuần cơ. Nhưng chưa chắc gì cuối tuần đã có được cơ duyên hỏi thầy câu hỏi bí mật ấy, mà chỉ hỏi nhỏ với riêng thầy thôi, vì tính cô ưa cả thẹn, cô sợ có người nghe được sẽ bảo cô... ngu, ưa hỏi những điều vớ vẩn!
Phật tánh là gì? Cô chẳng rõ. Cũng chẳng nhìn thấy đầu cua, tai nheo nó thế nào. Nhưng nghe chừng có lẽ nó rất đẹp, vì chung quanh cô, thiên hạ vui cũng tu, khổ cũng tu. Tu để chỉ muốn tìm cầu cái Phật tánh ấy thôi.
“Hưmmmm..!? ”
Cô bé đứng lên, rời bậc tam cấp, tiện tay nhặt lên một cành cây khô, đi men theo bụi cây dùng cành làm dao chặt vào những bụi lá cạnh vách tường. Con chó nhỏ cũng lúp xúp chạy theo sau:
“Gâu....gâu....gâu...”
Cô quay lại, vừa đi thụt lùi, vừa quơ quơ cành cây khô trên trời, mỉm cười với con chó:
“Biết rồi, biết rồi! Chú cứ nhất định khăng khăng bảo chú cũng có Phật tánh chứ gì? Nhưng tôi phải lên hỏi thầy nữa cơ. Vì tôi cho rằng, nếu quả thật trong chú có Phật tánh thì chắc hẳn nó cũng phải bé téo tẹo như cái thân hình của chú vậy thôi!”
Con chó nhảy cẫng lên:
“Gâu... gâu... gâu! ”
Cô nhỏ ném cành khô vào một bụi cây, xoải chân đi trước:
“À. Hóa ra ý chú muốn nói "Phật tánh làm gì có bé với to" phải không? Mà - cúi xuống, thì thầm - để tôi mách nhỏ chú một điều. Trong kinh Vệ-đà của hàng Bà-la-môn có nói. Đã là loài súc sanh thì mãi mãi vẫn là loài súc sanh thôi đấy!"
Con chó vẫn hăng hái sủa lớn:
"Gâu... gâu.... gâu..."
Cô bé đứng thẳng người. Phất tay, đi nghiêm trang ra dáng của một anh lính quèn, nói lớn:
"Thôi... thôi... Tôi chẳng thèm cãi với chú nữa. Chú bướng lắm nhé. Bé téo tẹo mà cứ cải nhặng xị cả lên! (Mỉm cười, cô bé quay lại, nói đùa với chú chó) Chừng mai mốt, nếu có cơ duyên được làm người, chắc chú phải làm luật sư mới đúng. hihihi!”
Tiện tay, cô hái một đóa hoa cúc dại, vừa đi vừa nghịch ngợm bứt từng cánh hoa, bắt chước mấy đứa bạn trong trường chơi trò bói toán:
“Kiki có Phật tánh, Kiki không có Phật tánh..., có..., không...., có..., có..., không...., không..., không....”
Cô tung cánh hoa cuối cùng lên hư không, chạy ù, kêu lớn:
“A ha... Chú không có Phật tánh đâu. Tôi vừa bói cho chú và quẻ bói đã bảo thế! ”
Con chó phóng chân chạy theo sau, hăng hái cãi lớn:
“Gâu... gâu... gâu...”
Mùa Xuân đã chớm về. Hương vị Tết thoang thoảng đâu đây. Khí trời vẫn còn lạnh. Những nụ hoa vẫn e ấp núp trong đám lá non chưa chịu vươn mình khoe sắc. Nắng chiều lả tả rớt xuống từ những kẽ lá tựa như một đám bụi màu hoàng kim kéo dài hai cái bóng người và vật chạy lăng xăng, in ngoằn nghèo trên thảm cỏ xanh. Tiếng cười thủy tinh của cô bé vỡ ra trong không gian hòa với tiếng chó sủa. Cảnh vật đẹp như một bức tranh vẽ, nhưng đó lại là một cảnh sống động, rất thật. Duy chỉ có câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu cô là còn rất mơ hồ lãng đãng giữa Có và Không...
“Con chó có Phật tánh hay không?”
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.253.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.