Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phương ngoại với hồng quần »» Phương ngoại với hồng quần »»

Phương ngoại với hồng quần
»» Phương ngoại với hồng quần

Donate

(Lượt xem: 6.957)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phương ngoại với hồng quần

Font chữ:

Kẻ tiêu dao ngoài đời bất tất phải giới tửu, nhưng nên giới tục; khách quần hồng bất tất phải hiểu văn chương nhưng cần phải cư xử dịu dàng. 方 外 不 必 戒 酒, 但 須 戒 俗; 紅 裙 不 必 通 文, 但 須 得 趣。

Phương ngoại bất tất giới tửu, đãn tu giới tục; hồng quần bất tất thông văn, đãn tu đắc thú. (Trương Trào - U Mộng Ảnh)

Đọc câu này, hẳn sẽ có không ít những vị chân tu - những người đã vui với mùi thiền duyệt trong cảnh tiêu dao thế ngoại, đã quyết tâm đem thân bỏ chốn am mây để cầu giải thoát - phải chau mày! Đem bậc phương ngoại tương phối với khách hồng nhan, chỉ có những tay tài tử như Trương Trào mới nghĩ ra ngẫu đề thú vị này.

Giới tục có nghĩa là đừng để trở nên thô tục, theo kiểu tục cốt phàm tâm. Tô Đông Pha có bài thơ nói về chữ tục.

Ninh khả thực vô nhục, Bất khả cư vô trúc. Vô nhục linh nhân sấu, Vô trúc linh nhân tục, Nhân sấu thượng khả phì, Sĩ tục bất khảy. 寧 可 食 無 肉, 不 可 居 無 竹 。 無 肉 令 人 瘦, 無 竹 令 人 俗 。 人 瘦 尚 可 肥, 士 俗 不 可 醫 。 Thà ăn cơm không thịt, Ở không thể thiếu trúc. Không thịt khiến người gầy, Không trúc khiến người tục Gầy có thể mập ra, Sĩ tục đành hết thuốc.

Mới là kẻ sĩ mà đã tục thì hết thuộc chữa, huống chi là những kẻ rong chơi trời phương ngoại? Đó là những kẻ đã ly gia xuất thế, phiêu nhiên như hạc nội mây ngàn, đoạn tuyệt những lụy phiền của thế tục để sống một đời du tăng trong cảnh giới tự tại an nhiên. Đã sống một đời phiêu nhiên như mây nước, lòng không còn vướng trong vòng tục lụy thì hiển nhiên cốt cách phải thanh cao, phong thái phải xuất trần. Nếu không phải là người có trí tuệ xuất chúng và có tâm vô chấp quyết không làm được. Đó là một Đỗ Bá Thăng trong thơ của Tô Đông Pha:

Dục thức đương niên Đỗ Bá Thăng, Phiêu nhiên vân thủy nhất cô tăng.

欲 識 當 年 杜 伯 升 , 飄 然 雲 水 一 孤 僧 。

Đỗ Bá Thăng là bạn Tô Đông Pha, người Thành Đô, đậu tiến sĩ, nhưng ý chí xuất trần, nên không muốn làm quan, mà xuất gia lấy pháp danh là Pháp Thông, qua lại ở miền Ngô Trung. Làm một du tăng sống đời “phiêu nhiên vân thủy”, như con nước chảy, như đám mây bay. Thân sống trong đời, nhưng tâm thuộc cõi trời phương ngoại. Đó là hình ảnh của tu sĩ độc cư “cô đơn như một con tê giác” sống hạnh xả ly trong kinh Khaggavisāṇa Sutta.

Giới tửu là điều cấm quan trọng của Phật giáo, đã có ngay từ trong tam quy ngũ giới của đệ tử tục gia, chứ chưa cần nói đến những giới cấm cao hơn. Nhưng uống rượu, giống như uống trà, cũng có nhiều cách uống. Đâu thể đem cách uống trà đá ừng ực như “ngưu ẩm” để sánh ngang với cách thưởng ngoạn trà theo phong cách trà đạo của người xưa? Đối với rượu cũng vậy. Người ta thường chia ra làm ba cách uống rượu: tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Đây là cách uống của tục tử phàm phu. Thường tửu là uống cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Đây là cách uống của hạng thường nhân. Còn tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để nâng cao cảnh giới tinh thần mà phát huy sáng tạo. Đối với kẻ phương ngoại thoát trần thì rượu uống hiển nhiên phải là tiên tửu. Cho nên đã thực sự là người thông tuệ, tự tại ngao du trong “cõi ngoài” như Đỗ Bá Thăng, nếu có một chút rượu để giúp tâm hồn thêm mênh mông tiêu sái thì hà cớ gì phải giới tửu? Hiền thánh như Khổng Tử mà còn không ngần ngại diện kiến người đẹp Nam Tử thì hà cớ gì kẻ tiêu dao phương ngoại phải giới tửu một cách khắt khe? Nhưng nếu những kẻ không tài hoa, nương nhờ cửa Phật chỉ vì cùng đường mạt lộ, hay vì kiếm kế mưu sinh mà cũng bắt chước thực hiện điều này thì e sẽ làm rối loạn cửa Thiền!

Trần Định Cửu 陳 定 九, khi đọc câu nói của Trương Trào, đã có lời bình rất lý thú:

Ta uống rượu không nhiều, nhưng kẻ tiêu dao thế ngoại mà không biết uống rượu thì thề không nói chuyện; khách hồng quần mà không biết cư xử dịu dàng thì cũng chẳng thích cận kề. (Ngã bất thiện ẩm, nhi phương ngoại bất ẩm tửu giả thệ bất dữ chi ngữ; hồng quần nhược bất thức thú, diệc bất lạc dữ cận. 我 不 善 飲 , 而 方 外 不 飲 酒 者 誓 不 與 之 語 ; 紅 裙 若 不 識 趣 , 亦 不 樂 與 近 。)

Đã thế phát quy y, đem thân gởi chốn Không môn thì có nghĩa là rượu thành thuốc độc. Nhưng tuy rong chơi trời phương ngoại mà không biết uống rượu há chẳng phải là mất đi một người bạn giỏi như Trần Định Cửu? Chẳng đáng tiếc lắm ru? Một cao tăng tiêu dao thế ngoại như Phật Ấn nếu không có giao tình với một kẻ tài hoa chốn quan trường như Đông Pha thì bản sự không khỏi khiếm khuyết mấy phần. Liệu người đời sau còn có nhớ đến Liễu Nguyên nếu như không có Tử Chiêm?

Hồng quần ở đây chỉ kỹ nữ thanh lâu. Kỹ nữ xinh đẹp mà lại thông thạo văn chương dù hãn hữu nhưng không phải là không có, được gặp gỡ dĩ nhiên là điều tuyệt thú. Nhưng ở chốn phong trần đó mà mong mỏi tìm được kỹ nữ xinh đẹp lại thông thạo văn chương thì điều đó e bộ quá cao, không khỏi có chỗ “bất cận nhân tình”! Đến nơi đó, hà tất phải đàm luận văn chương?

Trong lịch sử Trung Quốc, có nhiều giai đoạn kinh tế phát triển nhưng phong hóa suy đồi. Đó là những là giai đoạn mà người ta gọi là “anh hùng hạ đài nhi vô lại đương đạo. 英 雄 下 台 , 而 無 賴 當 道 。” (anh hùng xuống đài mà bọn vô lại lên ngôi.) Những kẻ bất tài, vô đức nhưng lắm tiền của, lại có quyền lực trong tay thay nhau thao túng xã hội, khiến tay danh sĩ đâm ra chán ngán thời cuộc, tìm lãng quên thế sự trong những kỹ viện, thanh lâu - nơi có những phụ nữ tài hoa nhưng do thời cuộc mà phải lưu lạc chốn phong trần. Trong số các kỹ nữ đó, có nhiều người tài mạo song toàn, ngoài nhan sắc diễm lệ, còn có thêm tài thi họa, hát xướng, đem lại những lạc thú tao nhã, từ đó đã tạo nên nhiều giai thoại để đời giữa danh sĩ và kỹ nữ. Thử hỏi chốn thanh lâu mà tìm được một Thúy Kiều, há chẳng phải là điều hạnh ngộ?

Đem kẻ tiêu dao ngoài đời tương phối với kỹ nữ thanh lâu, đúng là ý lạ, nên Chu Kỳ Cung 朱 其 恭 bỡn cợt vô cùng ý vị:

Để kẻ phương ngoại không giới tửu gặp gỡ khách hồng quần chẳng thông văn ắt có nhiều chuyện đáng xem. (Dĩ bất giới tửu chi phương ngoại, ngộ bất thông văn chi hồng quần, tất hữu khả quan. 以 不 戒 酒 之 方 外 , 遇 不 通 文 之 紅 裙 , 必 有 可 觀 。)

Câu nói của Chu Kỳ Cung khiến ta nhớ lại câu thơ tuyệt diệu của Đinh Hùng: Phù dung bên phù thế, cõi nào thực cõi tiêu tao? Hồng phấn lẫn hồng trần, đâu đã vì đâu ô trọc?

Kẻ tiêu dao phương ngoại xem cõi đời là phù thế để rong chơi làng “vô hà hữu” của Trang Châu, nhưng khói phù dung cũng đưa được tinh thần người thơ đến cõi tiêu tao. Vậy thì “cõi nào thực cõi tiêu tao?”. Kỹ nữ thanh lâu làm hoen ố cuộc đời hay chính cuộc đời làm hoen ố các kỹ nữ thanh lâu? Vậy thì ai dám khẳng định “đâu đã vì đâu ô trọc?”.

Đọc xong câu văn của Trương Trào và câu thơ của Đinh Hùng, ta không khỏi phát sinh vô vàn cảm khái. Đọc kinh Phật, nếu bớt quan tâm đến những lời chú giải hàn lâm, mà tập lắng nghe những câu kinh qua hơi thở bình thường của đời sống, đôi khi ta có cơ duyên phát hiện ra những điều vi diệu. Cho nên thử tưởng tượng nếu như những khách hồng quần tài hoa đang lăn lóc phong trần trong thiên hạ cùng nâng một ly rượu để mời tất cả những kẻ đang tiêu dao “phiêu nhiên vân thủy” ở cõi trời phương ngoại thì đùng một cái, phải chăng ta như nghe ra câu “bất cấu, bất tịnh” của Bát-nhã Tâm kinh?




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Cẩm nang phóng sinh


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.79.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...