Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Phàm phu chểnh mảng niệm Phật vãng sanh là chuyện khó tin! »» Phàm phu chểnh mảng niệm Phật vãng sanh là chuyện khó tin! »»
Trong Tịnh tông, chúng ta chỉ dùng một câu A Di Đà Phật với tâm “chẳng chuốt hối hận nghi ngờ” để ngăn ngừa Bất Tịnh Nghiệp, để thành tựu Tịnh Nghiệp, thì đấy mới là chân thật sám hối !
Vì sao niệm Phật với tâm “chẳng chuốt hối hận nghi ngờ” mà có thể dứt trừ mọi chướng nghiệp, thành tựu Tịnh Nghiệp ? Vì khi ba nghiệp thân ngữ ý đã thanh tịnh, thì những thứ lỗi lầm trước kia sẽ không còn lập lại nữa; đấy mới chính là hiệu quả thật sự của sám hối. Trong một câu A Di Đà Phật mà hết thảy tội lỗi và phiền não từ nay trở đi đều vứt bỏ, chẳng màng tới chúng nữa, cũng chẳng cần hối hận với những chuyện ác đã làm, thì đấy là phương pháp sám hối có hiệu quả nhất, đạt được thanh tịnh tâm. Tâm địa đã thanh tịnh thì nghiệp dựa vào đâu mà hiện hành ?
Nói tóm lại, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, chẳng còn nghĩ tưởng đến tội ác trong quá khứ, chẳng chuốt hối hận, nghi ngờ thì đấy cính là chẳng tạo tội lỗi một lần nữa ! Trong tâm nghĩ tưởng tội lỗi một lần chính là tạo tội nghiệp thêm một lần nữa, thật là đáng sợ ! Trong tâm khởi lên ý nghĩ hối hận về tội lỗi đã làm mà lại là tạo thêm tội nghiệp, thì nghiệp biết chừng nào mới dứt; thật là chuyện rất đáng sợ !
Do đó chúng ta nhất định phải biết rõ và thực hành phương pháp sám hối độc nhất vô nhị này của A Di Đà Phật : Trong tâm lúc nào cũng nghĩ nhớ đến A Di Đà Phật chẳng những sẽ là từ nay trở đi chẳng còn tạo ác nghiệp nữa, mà còn là từ nay trở đi lúc nào cũng tăng trưởng thiện căn, phước đức và nhân duyên để gặp A Di Đà Phật vãng sanh Cực, một đời thành Phật ! Vậy, có phải là trong một câu A Di Đà Phật, mọi sự đều thành tựu đến viên mãn, tròn đầy rồi đó sao ? Quả thật là một phương pháp tu quá sức dễ dàng mà hiệu quả lại là cao tột bậc !
Nếu chẳng niệm A Di Đà Phật thì sao ? Bèn tạo nghiệp ! Tôn giả Tu Bồ Đề ngồi tham thiền, trong tâm lắng động đến mức sạch trong, vua trời Đao Lợi thấy vậy vô cùng kính phục rải hoa trời Mạn Đà La cúng dường, khen ngợi. Còn bản nhân chúng ta ngồi quay mặt vào vách tường để làm gì ? Để niệm vọng ! Ngồi đó quán sát xem mình chứng đắc chưa ? Đó là niệm vọng ! Ngồi đó trông ngóng xem mình nhập vào cảnh giới nào ? Đó là niệm vọng ! Chúng ta bỏ niệm Phật để ngồi một chỗ niệm vọng, thì vua trời Đao Lợi cũng phải than thầm, đây là kẻ đáng thương !
Nói cách khác, Thiền không phải là pháp không hay, mà chính bản thân ta quá dỡ, không có bản lãnh tu Thiền. Nếu đã biết chính mình không có bản lãnh lìa niệm, thì hãy suốt ngày từ sáng đến tối niệm câu Phật hiệu chẳng gián đoạn, tâm chẳng lìa Phật, Phật chẳng lìa tâm, phải làm như vậy thì mới hòng chẳng tạo tội nghiệp trong A Lai Da Thức nữa.
Nếu hoàn cảnh trong nhà ồn ào, khiến chúng ta chẳng thể giữ cho Phật hiệu không gián đoạn suốt 24 tiếng đồng hồ, thì nên luôn mang theo máy nghe cá nhân trên tai. Thứ này rất hợp thời, thanh niên thanh nữ thời nay ai nấy đều có cái máy nghe cá nhân để nghe cái gì đó, thì chúng ta cũng có một cái để nghe niệm Phật, nghe tụng kinh, nghe giảng kinh. Ai muốn nghe cái gì thì cứ nghe cái đó, chẳng ai làm phiền đến ai được.
Người khác dùng cái máy nghe cá nhân để nghe lục đạo luân hồi, để tạo Bất Tịnh Nghiệp trong A Lai Da thức. Chúng ta cũng dùng cái máy đó để nghe A Di Đà Phật, nghe Tây Phương Cực Lạc thế giới, để tạo Tịnh Nghiệp nên thành tựu Tịnh Nghiệp. Cả hai bên đều dùng một phương pháp “nghe” này; thế mà người khác do nghe mà đọa trong lục đạo, còn chúng ta cũng do nghe mà thoát ra khỏi lục đạo. Vì sao ? Vì chúng ta biết nghe giống như Ngài Quán Thế Âm Bồ tát : “Xoay ngược cái Nghe để nghe tự tánh, nên tánh trở thành vô thượng đạo.” Chúng ta xoay cái nghe câu Phật hiệu để Tự tánh Di Đà, nên tánh trở thành vô thượng đạo, cũng chính là pháp Quán Âm ! Lúc nào, chúng ta cũng quán âm thanh của câu Phật hiệu ! Suốt 24 giờ mỗi ngày, từ đầu năm cho đến cuối năm, đều chỉ là nghe như vậy chẳng gián đoạn, thì một mai bổng khai thông triệt sáng, trong tướng tự nhiên bổng nhiên thanh tịnh, ánh sáng vô lượng, dung hóa tự nhiên, chuyển biến tối thắng. Chuyển cái gì thành cái gì mà gọi là tối thắng ? Chuyển một “phàm phu chểnh mảng” thành một vị Phật; đấy gọi là “chuyển biến tối thắng.”
Bồ Tát là lợi căn, chúng sanh chểnh mảng là độn căn. Lợi căn và độn căn đều chỉ cần niệm Phật, mà cũng được vãng sanh, thành Phật, thì có pháp nào thanh tịnh, bình đẳng hơn pháp này chứ ? Lại nữa, lục đạo chúng sanh bao gồm hết thảy địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trống, mái, đực, cái, tất cả các loại này chỉ cần niệm Phật đều được vãng sanh, thành Phật. Chúng ta ngẫm xem, pháp môn này có phạm vi nhiếp thọ rộng lớn dường ấy ! Không chỉ là thế giới này, mà mười phương vô lượng vô biên các cõi Phật, A Di Đà Phật đều bình đẳng nhiếp thọ.
Chúng ta hãy quan sát cặn kẽ để chứng nghiệm. Từ xưa đến nay, những chuyện được ghi chép trong Vãng Sanh Truyện chỉ là những người vãng sanh được mọi người hay biết, còn có rất nhiều người vãng sanh trong thế gian này, nhưng không ai biết đến, nên chẳng được ghi chép, huống là chúng sanh trong ác đạo, quỷ đạo, địa ngục đạo vãng sanh chẳng hạn, làm sao chúng ta có thể biết đến mà ghi chép. Nếu chúng ta đọc bộ sách Vật Do Như Thử, chuyên ghi chép chuyện súc sanh vãng sanh, liền biết công đức của danh hiệu Di Đà chẳng thể nào nghĩ bàn cho hết được.
Phàm là người nào tin nhận được những chuyện vãng sanh này là thật, nhất tâm xưng niệm, thì chẳng có ai không vãng sanh, huống là những người niệm Phật thật sự giác ngộ. Khi nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi, thì công đức học Phật của chúng ta mới coi như viên mãn, đại công cáo thành. Nếu chẳng thể tin nhận A Di Đà Phật, thì dù trong đời này có chứng quả A La Hán hay Bích Chi Phật chăng nữa, công đức ấy vẫn chưa thể gọi là viên mãn. Cho nên, chúng ta phải biết “nhất tâm xưng niệm” chẳng phải là chuyện một đời, mà là do nhiều đời nhiều kiếp tích lũy, nên mới có thành tựu như ngày nay. Do vậy, phải chúng ta phải quý trọng đời này, phải nỗ lực, phải tinh tấn, quyết định chớ nên bỏ lỡ.
Chỉ có “nhất tâm xưng niệm” mới là chuyện lớn bậc nhất trong một đời này. Hết thảy những chuyện khác thuộc về nhân sự trong thế gian hãy để mặc nó, chỉ cần chẳng trở ngại chúng ta niệm Phật, thì chuyện gì cũng đều hứng chịu được, hòng thành tựu đạo nghiệp của chính mình trong một đời này.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.144.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập