(dẫn nhập vào văn hóa & tôn giáo thời Phục Hưng) Học giả Trần Tiên Long đã có một bài viết có hiệu ứng Thôi Hiệu về đề tài này. Nếu không có bài của anh Trần Tiên Long, tôi chắc chắn không đặt nhiều chú ý đến vụ đánh bạc tâm linh của Pascal. Đưa lại đề tài này, tôi xin chân thành cám ơn tác giả TTL đã có sự thách thức rất ngoạn mục và sắc bén trước các luận cứ của Pascal, dù cách nay đã hơn 300 năm, vẫn được Nhà Thờ sử dụng như là một tiền đồn để bảo vệ cho thứ đức tin mà ngày nay, với một lịch sử tàn ác và đẫm máu, gần như toàn bộ trí thức nhân loại đều phải công nhận độc căn rất di hại của nó. Không có các tôn giáo độc thần, thế giới này đã/đang/sẽ tiết kiệm được ít nhất 2/3 xương máu và tài lực vì chiến tranh. Pascal, triết gia, đồng thời là toán học gia nổi danh người Pháp của thế kỷ thứ XVII, được biết đến với vụ đánh cuộc tâm linh trứ danh «croix ou pile» (tức là chơi xấp ngửa với đồng xu, ngày nay trò đánh cuộc này không còn được gọi là croix ou pile mà là pile ou face). Ông cho rằng, thà tin vào thiên chúa, dù không có thực, vẫn tốt hơn tin không có thiên chúa. Argument của ông rất đơn giản, như một kẻ đánh bạc sành sõi, ông đặt tiếng bạc vào bên thắng hoặc huề, chứ không bao giờ muốn thua thiệt, ông nói:
« Nào hãy phân tích điểm này, nói đi: có thiên chúa hay không? Nhưng ta sẽ nghiêng về phía nào? Lý trí chả giúp định đoạt được gì cả: có một sự hoang mang vô tận đang chia cắt ta. Một trò chơi đang diễn ra, bên hai đầu của khoảng cách vô tận này, cái sẽ đến là xấp hay ngửa. Bạn sẽ đặt vào cái gì? Bằng lí trí, bạn chẳng thể chọn cái nào cả; bằng lí trí, bạn cũng không thể bỏ cái nào cả.
«— Examinons donc ce point, et disons: «Dieu est, ou il n'est pas.» Mais de quel côté pencherons-nous? La raison n'y peut rien déterminer: il y a un chaos infini qui nous sépare. Il se joue un jeu, à l'extrémité de cette distance infinie, où il arrivera croix ou pile. Que gagerez-vous? Par raison, vous ne pouvez faire ni l'un ni l'autre; par raison, vous ne pouvez défaire nul des deux.>> (Blaise Pasacl, Pensées). Đó là cách lí luận của Pacal để chứng minh được sự thất bại của lý trí, ông nói tiếp:
«Vâng, nhưng chúng ta phải đánh cuộc; dù muốn dù không bạn cũng phải lựa chọn. Vậy thì bạn chọn đằng nào? Xem nào, đã bị bắt buộc phải lựa chọn, ta hãy tìm xem cái nào ít đáng chú ý hơn cho các bạn.(...) Lý trí của bạn cũng chẳng hề bị thương tổn hơn khi phải lựa chọn giữa cái này và cái kia. Vậy thì đã nhẹ được một đầu. Nhưng hạnh phúc của bạn là gì? Hãy cân đo được mất, mà lựa chọn thập giá tượng trưng Thiên Chúa (thời của Pascal, trên đồng bạc có một mặt hình Croix, tiếng pháp nghĩa là thánh giá - xem minh họa). Suy tính cả hai trường hợp: nếu bạn thắng, bạn được tất cả; còn nếu thua, bạn chẳng mất mát gì. Vậy thì hãy nhập cuộc không nên do dự.»
« - Oui, mais il faut parier; cela n'est pas volontaire, vous êtes embarqué. Lequel prendrez-vous donc? Voyons. Puisqu'il faut choisir, voyons ce qui vous intéresse le moins. (...). Votre raison n'est pas plus blessée, en choisissant l'un que l'autre, puisqu'il faut nécessairement choisir. Voilà un point vidé. Mais votre béatitude? Pesons le gain et la perte, en prenant croix que Dieu est. Estimons ces deux cas: si vous gagnez, vous gagnez tout; si vous perdez, vous ne perdez rien. Gagez donc qu'il est, sans hésiter. » (Blaise Pasacl, Pensées).
Pascal được giới trẻ VN biết nhiều qua câu nói trứ danh «Bên này dãy Pyrénées là chân lý, bên kia là tà thuyết» (vérité en deçà des Pyrénées erreur au delà – What holds true on one side of the Pyrenées may be false on the other) hơn là vụ đánh cuộc vừa đề cập. Blaise Pascal sinh năm 1623 tại Auvergne, Clermont, Pháp quốc, là triết gia Kitô giáo (Jansénite), là nhà toán học. Vào năm 16 tuổi, khi môn hình học phức tạp về xạ ảnh (géométrie Projective) có từ thời đại Hy Lạp của Pappus d'Alexandrie thế kỷ thứ IV, được phát triển 12 thế kỷ sau tại Pháp với Girard Desargues (1591) nhưng gần như chả ai hiểu, thì Pascal đã góp phần vào môn hình học này với định lý Pascal mà ai học toán có lẽ đều biết. Ngoài môn hình học, Pascal còn được xem gần như là cha đẻ của ngành toán xác xuất (probabilité) rất cần thiết cho ngành thương mãi và tài chánh hiện đại. Có lẽ do vậy mà một trong những danh gia về xác xuất thống kê nổi tiếng như Hacking Ian, trong cuốn Emergence of probability xuất bản năm 1975 đã tán dương Pascal như là tổ tiên sáng lập học thuyết chính xác hiện đại. (Pascal stand centuries ahead on game theory and the technical analysis of the rational choice – the fouding ancestor of modern decision theory).
Dĩ nhiên là chúng ta không thể phủ nhận các giá trị triết học hoặc các công trình khoa học về xác xuất thống kê do Pascal đề xướng.
I - PHÂN LOẠI PHẠM TRÙ TƯ TƯỞNG CỦA PASCAL Tuy nhiên, ta thử phân tích xem, khái niệm Thượng Đế mà Pascal đưa ra đánh cuộc là khái niệm triết học hay khái niệm thần học tôn giáo?
Tác giả Trần Tiên Long nhận xét rất chuẩn khi phân cách hai phạm trù rất lưỡng lập của cùng một từ God: Có một sự khác biệt căn bản giữa hai phạm trù Thượng đế và Thiên chúa, mặc dù cả hai đều được dịch từ một danh từ “God”. Từ Thượng đế thường được dùng trong các bộ môn khoa học, trong khi từ Thiên chúa được dùng trong tôn giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng thường dùng từ God, nhưng theo như tôi hiểu, God theo ý nghĩa của ngài chỉ cho Phật tánh. Vậy trên một bình diện nào đó, thượng đế đại diện cho lý tính bao trùm vũ trụ, hoặc ít nhất, là một danh từ chung, một khái niệm đạo đức không viết hoa. Nếu Pascal cuộc vào thượng đế như một giá trị tâm linh nội tại trong mỗi con người, nói cách khác là trói buộc con người vào những giá trị đạo đức, thì không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên sự lựa chọn tâm linh luôn luôn và tất yếu phải phát xuất từ sự tự nguyện, còn cái mà Pascal đưa ra là một lựa chọn chính trị hay tôn giáo, một cưỡng bức, một thái độ dứt khoát giữa xấp ngửa, phải trái, hữu vô lưỡng lập rất kém xa tư duy đa cực của ngay cả các triết gia thời thượng cổ Hy Lạp như Thales Miletus chứ đừng nói là của tư tưởng trên ngưỡng cửa đi vào Kỷ Nguyên Ánh Sáng. Những biện luận của Pascal «Oui, mais il faut parier; cela n'est pas volontaire, vous êtes embarqué» là các mệnh đề mà ai cũng thấy rất rõ, vào thời ấy, ông khuyên mọi người nên khôn ngoan lựa chọn đức tin vào Thiên Chúa để giữ mạng sống.
Thực vậy, đầu thế kỷ thứ 17 thì ảnh hưởng của La Mã đang rất kinh khiếp, khi Pascal vừa được 10 tuổi cũng là lúc Galilée bị đưa ra tòa án dị giáo (Galilée ra tòa năm 1633 – Pascal sinh năm 1623), Âu châu tràn ngập bóng thống trị của Giáo hoàng. Không theo Kytô là tự sát, đó là điều mà bất kỳ người dân nào trên lục địa phải biết nếu còn muốn giữ hơi thở. Người ta đánh giá sự lựa chọn của Pascal là rational choice (lựa chọn của lí trí) là rất chính xác đứng trên phương diện chính trị xã hội. Nó cũng tương tự như con chiên lựa chọn bước ngang chiếc thánh giá để cầu sinh khi bị quan quân triều Nguyễn đưa ra tra xét trước khi xử tội.
Nếu tôi được sinh ra thời của Pascal, và Pascal tái sinh vào thời đại của tôi; tôi nghĩ rằng, Pascal sẽ nói điều tôi đang nói, cũng như tôi không dại gì tự đưa mình lên giàn hỏa mà tuôn ra những lời dị giáo vào thời Công giáo độc bá và thống trị Âu châu, nhưng thay vì nịnh bợ Thiên Chúa, ở cương vị triết gia, tôi sẽ giữ thái độ im lặng và quan sát.
Pascal viết: Bằng lí trí, bạn chẳng thể chọn cái nào cả; bằng lí trí, bạn cũng không thể bỏ cái nào cả. (Par raison, vous ne pouvez faire ni l'un ni l'autre; par raison, vous ne pouvez défaire nul des deux). Sau đó ông đưa ra quan điểm cho rằng chúng ta bắt buộc phải lựa chọn tin vào Thiên Chúa (en prenant croix que Dieu est), dù có sai, vẫn chẳng hề mất mát. Điều này là một nghịch lý của luận lý. Mệnh đề trước ông phủ nhận vai trò của lý trí, thì ngay mệnh đề sau ông đã dùng lý trí để phân tích sự lợi hại. Trong triết lý Đông Phương, khi các nhà hiền triết gặp phải trường hợp không biết lựa chọn làm sao, họ bói một quẻ Dịch, và theo ý của quẻ bát quái mà làm, hoàn toàn dẹp bỏ sự cân nhắc của lí trí, vì đơn giản là, nếu đã có thể sử dụng lý trí, thì đâu cần bói quẻ Dịch. Nhà hiền triết Á Đông tối kỵ việc tự lường gạt mình và lừa gạt người. Pascal vừa nói lý trí không thể làm gì được, rồi ngay lập tức lại dùng lý trí để lựa chọn giữa hai điều, mà trong nội hàm của Pascal, đã ám chỉ rằng có một cái đúng, đó là tin vào Chúa. Để hiểu được tính vòng vo trong luận lý của Pascal, ta thử đưa ra vài cột mốc quan trọng như sau:
A- Đánh lừa lý trí, đưa nó đứng trước một tình huống bất khả tri: Thượng Đế thực có hay phi thực? Không ai xác minh hay trả lời được điều này, ngay cả cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trên lập trường của nhà phân tích duy lý, thì vì chưa ai thấy Thượng Đế ra sao, nên sẽ có 3 câu trả lời như sau:
=> Không biết.
=> Không có Thượng Đế.
=> Thượng Đế chỉ là sản phẩm của tưởng tượng.
Nếu con người không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài chi phối, hắn ta sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp trên, không thể có trường hợp thứ 4 là Thượng Đế thực có, vì đơn giản nếu ngài thực có, thì vụ đánh cuộc của Pascal đã không còn cần thiết. Trước khi Giêsu bị đưa đi hành hình, đã lăn ra đất khóc lóc van xin Thượng Đế đến cứu, ngài cũng chả xuất hiện, hoặc những lời ngài nói khi kiểm chứng lại hoàn toàn phi thực - không thể có một nhân vật thực sự quyền năng, toàn hảo, lại chỉ đưa ra những chuyện kể mơ hồ không ăn khớp với thực tại. Người ta đã tìm thấy trái đất hình cầu và quay chung quanh mặt trời trong khi những điều được dạy trong thánh kinh thì hoàn toàn trái ngược. Vậy nếu trí năng độc lập không bị các ngoại cảnh chi phối, nó chỉ có thể chấp nhận điều thứ 3: Thượng Đế chỉ là sản phẩm tưởng tượng của nhân loại, ít ra cho đến khi có một chứng minh bất khả phủ bác điều ngược lại.
B - Cái lợi của Pascal khi đưa dắt lý trí vào ngõ cụt là khiến cho người ta thay vì tin rằng không có Thượng Đế, hoặc Thượng Đế chỉ là một khái niệm, sẽ đi xa khỏi trung tâm quyền lực của Thiên Chúa do Giáo Hội tạo dựng, ông muốn người ta rơi vào trường hợp thứ nhất của phần A => không biết. Một người không biết dễ nói chuyện, dễ thuyết phục hơn là một người biết một cái gì, cho dù biết sai, chứ chưa nói rằng vào thời bấy giờ, sự phủ định Thượng Đế là một động thái chính đáng và cần thiết cho bước nhảy vọt của nhân loại. Ngay tại thời điểm này, Pascal đã dí con dao vào lí trí của nhân loại, mưu toan dắt nó trở lại với niềm hân hoan được chăn dắt. Tôi cho thái độ này là ý định muốn kéo dài Đêm Trường Trung Cổ.
C- Giết chết lý trí trước sự lựa chọn tâm linh, nhưng khơi dậy lý trí khi phải lựa chọn tôn giáo. Bây giờ ta mới vỡ lẽ vì sao nên phân biệt ý nghĩa khi sử dụng từ Thượng Đế và từ Thiên Chúa. Nếu dịch nôm na vụ đánh cuộc của Pascal, ta nên nói thế này, bạn có thể không biết Thượng Đế là ai, nhưng Thiên Chúa thì bạn nên biết, vì theo Ngài có thể không có lợi gì, nhưng vô hại, ngược lại không theo ngài, cuộc đời bạn có thể bị nguy hiểm. Thà tin là có còn hơn tin là không, y như người Á Đông vái tứ phương để cầu chữa bệnh. Chúng ta phải hiểu rằng, ý của Pascal là cho dù bạn không tin có một Thượng Đế triết học hay tâm linh, thì hãy tin rằng có một ông Thượng Đế tôn giáo hay tín ngưỡng, vì tôn giáo này đang nắm ưu thế, chống lại nó bạn chỉ thiệt thân mà thôi.
Có lẽ Pascal thực lòng muốn giúp đời tránh khỏi cặp mắt nghiêm khắc của tòa án dị giáo. Nhưng cũng có lẽ vì ông là một người khá nhát gan, dù là danh gia đương thời về nhiều lãnh vực từ địa vị, học thức, đến kinh tế, nhưng từ nhỏ ông đã bị bệnh bại liệt phải đi bằng nạng, lớn lên có lần té xe ngựa trên cầu Pont de Neuilly suýt chết, ông kinh sợ mà ngất đi chứ hoàn toàn không hề bị tổn thuơng. Thái độ của ông đa phần để lấy lòng giáo hội vì tính ngoan đạo và nhút nhát. Ông là người có tinh thần khá bất ổn với tâm tính không mấy bình thường. Người ta ít thấy ông cười nói nhưng ngược lại rất kiêu căng và dễ cáu giận.
Bản chất kiêu ngạo, nhưng nhát gan nói trên được giáo dưỡng, lớn lên trong truyền thống trưởng giả và đặc trưng ca-tô-lít, ông đặt thể diện của chính ông và nền văn hóa mà ông hấp thụ lên hàng đầu. Với tư cách triết gia, ông không thể chỉ nôm na thẳng thừng rằng phải tin Chúa, không có lựa chọn nào khác, và cho dù có hoài nghi thì cũng nên để sự hoài nghi ấy sang một bên, Chúa đang trùm phủ bằng quyền lực quân sự, tôn giáo, xã hội, y tế, giáo dục, chính trị và kinh tế tại Âu châu, không đặt niềm tin vào Chúa thì có thể đặt vào cái gì khác?
Một người trí thức không thể nói phúc cho ai không thấy mà tin, cần phải có một vùng đệm luận lý để người ta thấy rằng niềm tin của họ không hề thiếu sự tham dự của phán đoán. Đến đây ta thấy ngay tính mập mờ của Pascal khi cho rằng trí năng không ích lợi gì để quyết định Chúa thực hữu hay phi hữu, nhưng trí năng lại rất hữu dụng khi lựa chọn giữa lợi và hại.
Thủ đoạn dập tắt, bẻ lái hoặc pha loãng mục tiêu của lý trí chẳng mới mẻ gì trong lịch sử nhân loại. Tùy theo thời đại mà người ta thay đổi kỹ xảo để đạt mục đích, nhưng mục tiêu vẫn là dũa bớt mũi nhọn của đối thủ. Từ nghìn xưa, nếu đối thủ mạnh, phương thức hay nhất là vờ thua để cầu hoà, lung lạc, làm tê liệt, sau đó bất thần quật ngược. Nếu đối thủ ngang tay, hãy đưa đối thủ vào cuộc đối thoại trên chính diện, nhưng trên hậu diện lại ra đòn ngầm đánh lén vào những chỗ chí hiểm. Nếu đối thủ yếu và kém đoàn kết, hãy đánh không thương xót và không cho ngóc đầu, nhổ cỏ tận gốc rễ. Những đòn thế này rất thường được giới chính trị sử dụng để qua mặt quần chúng nhằm tránh đối đầu trực diện, chẳng hạn ông Macron, tổng thống Pháp, khi bị phong trào Áo Vàng (Les Gilets Jaunes) nổi lên đòi ông từ chức và tái lập thuế di sản đánh trên nhà giàu ISF (impôt de solidarité sur la fortune) được thiết lập từ năm 1989, lúc đầu, ông chỉ hứa không tăng giá nhiên liệu trong 6 tháng, vốn là nguyên nhân khiến sinh hoạt tăng cao gây căm phẫn, lời hứa này không thỏa mãn được khí thế đấu tranh, dân chúng vẫn tiếp tục biểu tình, ông lại hứa không tăng giá nhiên liệu đến vô hạn định và cho thêm 100€ tiền phụ trội (prime) mỗi tháng lên lương tối thiểu – nên nhớ, prime là một hình thức thưởng thêm, không phải lương được chính thức gia tăng. Sau đó ông còn gian manh đưa ra một phương thức, gọi là débat national (hội thảo quốc gia) mà ông tự hào là inédit, đánh bóng sự lắng nghe ý dân, mạ vàng triều đại của mình là dân chủ chưa từng có để dẫn dư luận ra khỏi tầm ống kính đang quay về phía phong trào Áo Vàng. Michel Onfray, triết gia Pháp, đánh giá cuộc hội nghị 'Diên Hồng' của Macron là buồn cười, vì trước khi đến hội nghị, Macron tuyên bố sẽ không thay đổi bất kỳ điều gì trong các chánh sách của nhà nước, vậy thì mục đích cuộc hội nghị ấy để làm gì? Monique Pinçon-Charlot, nhà nữ xã hội học nổi danh của Pháp gọi Emamnuel Macron là Le président des ultra-riches (tổng thống của giới trọc phú – vì trước đó Nicolas Sarkozy đã được mệnh danh là tổng thống của giới giàu có, nhưng so với Macron còn kém xa). Nếu lời hứa 100€ và cuộc hội nghị làm giảm khí thế đấu tranh của Áo Vàng, thì ông đã lời to, vì giá nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu gasoil vốn rẻ hơn giá xăng, đã được gia tăng từ cả năm trước lên ngang hàng và đang vượt qua giá xăng, đã bù lấp được khoản thiếu hụt gây ra do việc hủy bỏ ISF, nay nhà nước chỉ hứa không tăng nữa theo dự trù, thì mỗi năm Macron đã phụ thu thêm hằng tỉ Euros trên dầu gasoil rồi, còn việc cho prime 100€ thì sẽ từ từ tính sau, sàng lọc thật nghiêm khắc, và nếu có xấu tệ đi chăng nữa thì tiền thuế của dân sẽ đền bù cho sai lầm chính trị của tổng thống Pháp, riêng Macron vẫn không tái lập thuế ISF mà ông đã xóa đi ngay khi nhậm chức, và ông vẫn duy trì sự tăng thuế trên hưu bổng của người già (Contribution sociale généralisée). Nói chung, Maron là tổng thống muốn canh tân nước Pháp, nhưng thay vì tìm cách nào đó thông minh hơn như tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ, ông đã dồn gánh vác kinh tế của nước Pháp lên vai dân nghèo và người già yếu, như con beo khi chụp mồi, nó chụp ngay con nít hay phụ nữ thay vì vồ đàn ông khỏe mạnh sẽ khó khăn hơn mà chưa chắc thành công; cũng vậy, dân nghèo và người già yếu đã về hưu là những con mồi béo bổ dễ ngoạm lấy. Macron có sự thông minh của con beo mà các đời tổng thống trước không có. Những lời hứa của Macron sau nhiều tháng bị nhân dân phản đối là cách ru ngủ, chích thuốc tê làm cùn lụt ý chí sắc nhọn của bất kỳ cuộc nổi dậy nào, từ cách mạng tâm linh, đến cách mạng xã hội. Có cái gì giống nhau giữa Emmanuel Macron và Blaise Pascal. Cả hai cùng có truyền thống Ca-tô-lít, cả hai cùng là con nhà khá giả của xã hội Pháp, cả hai đều thông minh xuất chúng từ khi còn rất nhỏ, đậu bằng cấp cao, một bên chuyên về toán học và một bên chuyên về kinh tế và quản trị. Cả hai đều giàu có. Một chi tiết đáng chú ý với Emmanuel Macron là vào năm 2016, ông ta khai báo giá trị căn nhà của mình ở Touquet là 253.255 € trong khi sự thực giá gần 1.500.000 € và với giá này vợ chồng Macron phải đóng thuế ISF, loại thuế mà vừa nhậm chức là ông lập tức hủy bỏ. Ông ta cũng man khai một căn nhà khác mua ở quận XV tại Paris chỉ có giá trị gia tăng 5% trong khi sự thực lúc khai báo trị giá của nó đã gia tăng 33%. (Xem https://fr.wikipedia.org/wiki/Emmanuel_Macron - Allégations de sous-estimation de patrimoine.)
Cái khác nhau giữa hai người là Pascal bẩm sinh không khỏe mạnh, và tính nhát gan do ảnh hưởng của cơ thể bạc nhược từ thuở bé, trong khi Macron rất khỏe mạnh (vì là con một bác sĩ y khoa), và thường tỏ ra rất gan dạ.
Là một nhà chính trị, Macron dư biết cốt lõi của nền chính trị anh minh trong bất kỳ thời đại nào thì sự đoàn kết của toàn khối dân tộc trong hài hòa và bình ổn, tiến cùng tiến, thoái cùng thoái mới là căn bản của trị nước. Nhưng Macron đi ngược lại, đã chia dân Pháp thành hai nhóm, thay vì làm tổng thống của nước Pháp, ông đã thu hẹp vai trò lại để làm tổng thống của một thiểu số cực giàu có và mạnh nhất nước, tựa như Ngô Đình Diệm ngày xưa được cử làm tổng thống của VNCH, nhưng đã tự lựa chọn làm tổng thống của riêng người Công Giáo.
Với đầu óc vốn cực kỳ thông minh, được phò tá bởi những cố vấn, bộ trưởng ưu tú và khoa bảng hàng đầu nước Pháp, cùng với sự cộng tác trung thành của cả đảng République En Marche (đảng chính trị của Macron), thay vì dùng toàn bộ các phương tiện, chất xám, bằng cấp, và tiền bạc ấy để mưu tìm đồng thuận cùng những giải pháp thích hợp hơn cho toàn dân Pháp, Macron đã như một võ sĩ mang đai vàng vô địch đang hò hét và lên đài thách đấu với nhân dân quần chúng nghèo nàn, ít học và già nua của mình, ông chi trả và xua 8 vạn quân mỗi tuần ra trận, sẵn sàng đàn áp đàn bà, người già yếu và những người dân hai bàn tay trắng đi biểu tình đòi được no hơn, ấm hơn. Và nếu có bạo loạn xảy ra, thì bạo loạn ấy, Macron tìm mọi cách, từ chính trị đến báo chí, đổ hết lên đầu lực lượng áo vàng, trong khi có hằng chục áo vàng đã chết, hằng nghìn áo vàng bị thương tích, có kẻ bị mất một mắt, một tay, do ăn đạn của nhân viên công lực được bộ trưởng nội vụ Christophe Castaner máu lạnh điều động. Vào khoảng giữa tháng 3 năm 2019, tại Algérie, xưa kia là cựu thuộc địa của Pháp, người dân thành phố Alger nổi lên chống đối tổng thống Bouteflika, một ông già ngồi xe lăn, độc tài, và rất tham quyền. Trong một thân thể bệnh tật, ông vẫn muốn tái ứng cử tổng thống nhiệm kỳ V. Cuộc biểu tình hai tuần liên tiếp xảy ra trong hòa bình, không có một trái lựu đạn cay được cảnh sát ném ra chứ chưa nói là bắn cả đạn LBD rất nguy hiểm như lực lượng cảnh sát Paris khi họ được lệnh của tổng thống Macron bắn vào dân Pháp, một thứ vũ khi mà ngay Liên Hiệp Quốc cũng đưa lời cảnh cáo đến Paris. Tôi nói đùa với bạn bè người Pháp: Người Algérie tôn trọng dân chủ và tỏ ra nhân văn hơn người Pháp!
Sự thông minh của tổng thống Pháp, hay của Triết gia Pascal là tránh thế trực diện đối đầu với địch thủ, khiến địch thủ giảm bớt ý chí đấu tranh và sự cẩn thận tính toán. Con nhện bắt mồi nhờ màn lưới nhu nhuyến nhưng dai lì chứ không trực diện đối đầu khi con mồi dính vào lưới. Con rắn độc yếu hơn con trâu nhưng có thể giết chết trâu. Những tên cướp lân la làm quen với ta, sau khi làm cho ta lơi lỏng việc đề phòng, bất thần, tên cướp giật đồ bỏ chạy. Tôi từng bị chiêu trò này lường gạt và bị giựt mất tiền bạc, chìa khóa, thẻ tín dụng ngay khi đưa vợ con sang thành phố Barcelona vào một dịp nghỉ hè ở Âu châu. Thủ đoạn gây mê, tỏ ra vẻ thân thiện cũng được các nhà truyền giáo VN sử dụng để truyền đạo. Họ ra rả hô hào đạo nào cũng tốt, không nên có thái độ kỳ thị tôn giáo. Slogan này tuy đơn giản, lại rất hữu hiệu để tiêu diệt đạo khác, đạo nào cũng tốt, và nhờ thế mà họ lân la đưa cái tốt của mình đè lên cái tốt của đạo khác, họ mang hia đội mão cho Thiên Chúa Giêhôva giống ông Trời của VN, và dần dần ông Trời da to trắng to lớn béo mập đi máy bay, ngồi ôtô đè bẹp mất ông Trời nho nhỏ hiền hậu đi guốc mộc quấn khăn rằng của người Việt, từa tựa như Pascal đưa Thiên Chúa tín ngưỡng vào chỗ Thượng Đế bản thể luận.
Theo tôi, sự đánh cuộc của Pascal rất phù hợp với duy lợi chủ nghĩa, nó hoàn toàn không nằm trong phạm trù triết học. Triết học, nếu phải đưa ra lựa chọn, nó sẽ lựa chọn cái đúng, cho dù phải chịu hủy diệt, như trường hợp Bruno Giordano, Galileo... Tuy nhiên, từ trước đến nay, khi đề cập đến vụ cá cuộc này, mọi sách báo Kytô giáo đề ca tụng là biện lý triết học (argument philosohique): Le pari de Pascal est un argument philosophique mis au point par Blaise Pascal, philosophe, mathématicien et physicien français du XVIIE siècle. L'argument tente de prouver qu'une personne rationnelle a tout intérêt à croire en Dieu, que Dieu existe ou non. En effet, si Dieu n’existe pas, le croyant et le non croyant ne perdent rien ou presque. Par contre, si Dieu existe, le croyant gagne le paradis tandis que le non croyant est enfermé en enfer pour l'éternité.
(Vụ đánh cuộc Pascal là một biện lý triết học được Blaise Pascal, triết gia, toán học gia, vật lý học gia Pháp của thế kỷ XVII đặt ra. Biện lý nhằm chứng minh là một người duy lý có tất cả lợi ích để tin vào Thiên Chúa, cho dù Thiên Chúa có thực hay không. Kết quả là, nếu Thiên Chúa không thực có, người tin hay không tin đều chẳng có gì mất mát hay gần như thế. Ngược lại, nếu Thiên Chúa thực có, thì kẻ tin vào Chúa được vào thiên đàng, trong khi người không tin bị nhốt vào hỏa ngục vĩnh viễn.)
II – CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI Dù Pascal tỏ vẻ vô tư không phe phái khi đưa ra những biện lý cho vụ đánh cuộc mang tên ông, nhưng bàng bạc qua tư tưởng của ông, ta cũng có thể thấy rằng, là một con chiên ngoan đạo, ông đã e dè với chủ nghĩa hoài nghi bắt đầu lộ rõ nét sau khi Hệ Nhật Tâm của Copernic được khám phá và đang bị cấm đoán trong thời đại Phục Hưng, lại rất được bàn tán cùng khắp với các phong trào trí thức Âu châu. Có thể nói Chủ Nghĩa Hoài nghi là đỉnh cao của Thời Kỳ Phục Hưng.
Trong chỉ hơn một trăm năm trước khi bước sang Kỷ Nguyên Ánh Sáng, nó đã khiến bùng vỡ rất nhiều phát minh khoa học, làm thay đổi bộ mặt của văn học và nghệ thuật, đặc biệt nó đưa triết học bước vào một giai đoạn mới.
Danh sách các tư tưởng gia nòng cốt của thời kỳ này phải được kể là Michel de Montaigne (1533-1592), có thể được xem như cha đẻ của Thuyết Hoài Nghi tại Pháp. Cả đời ông chỉ viết duy nhất một cuốn sách gồm ba tập, cuốn Essais (Những Tiểu Luận). Đó là tác phẩm đầu tiên mà Tây Phương đưa cái TÔI vào ngữ cảnh của những luận đề triết học. Nói đúng hơn, Montaigne không sử dụng ngôn ngữ của triết gia để viết về triết học, mà sử dụng ngôn ngữ một người suy tư và biết cách suy tư, ông đề cao sự quan sát, xem trọng lương tâm của người quan sát và khuyến khích sử dụng lương tri để nắm bắt sự vật (Son but n’est pas d’expliquer, mais de constater, de prendre conscience et de faire prendre conscience, non pas d’une théorie de la conscience, mais de la réalité – Jean François Revel viết về Montaigne, Revel là triết gia Pháp, cha ruột của Mathieu Ricard, vị sư thông dịch viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi khi ngài sang Pháp).
Ngay vào lời nói đầu tác phẩm của mình, Montaigne viết: je suis moy-mesme la matière de mon livre, tôi chính là chất liệu trong sách của tôi; Trong tập III phần 13, ông viết: Je m'estudie moy-mesme plus qu'autre subject, c'est ma métaphysique, c'est ma physique. Tôi tự ngiên cứu lấy chính tôi hơn bất kỳ một chủ đề nào khác, cái tôi siêu hình và cái tôi vật lý. Ông không nói đến những gì không liên quan đến ông, có lẽ trong đó có ý niệm vể Thượng Đế mà ông tôn thờ suốt đời. Đối với ông, Thượng Đế là một khái niệm đại diện cho đạo đức, là mục tiêu là hoàn mỹ, thánh thiện, hơn là một thần linh như được diễn tả trong thánh kinh. Ông trải nghiệm cuộc chiến tranh tôn giáo, cuộc thảm sát Tin Lành ngày 24 tháng 8 năm 1572 Saint Barthélémy với số người chết lên đến 3 vạn, đây là một bi kịch chỉ bởi vì người ta đã gán vào Thượng Đế những giá trị mang tính ích kỷ ẩn kín dưới những danh từ hào nhoáng, những giá trị rêu rao, những huênh hoang tưởng tượng của từng xã hội trong từng thời kỳ khác biệt, nên ông cho rằng Thượng Đế là cái gì con người không thể hiểu được, và bất kỳ một giải thích hay một giá trị nào gắn vào ngài chính là đã hạ bệ ngài xuống vực thẳm một cách nguy hiểm. Quiconque croit avoir quelque connaissance de Dieu, abaisse fatalement Dieu dans l'abîme. De toutes les opinions humaines sur la religion, celle-ci paraît être la plus vraisemblable qui voit en Dieu une puissance incompréhensible, le créateur et le conservateur de toutes choses, la bonté et la perfection (Harald Höffding, triết gia Đan Mạch, trong tác phẩm Histoire de la philosophie moderne).
Thực ngẫu nhiên mà Montaigne sinh ra đời cùng lúc với cây thánh giá xuất hiện trên đất Việt năm 1533. Vào thời kỳ này, giả sử có một thiền sư du hành sang Âu châu để truyền đạo như các thiền sư Tây Vực tìm cách hoằng đạo tại các vùng Đông Á, thì nhà Phật có sống sót mà hành đạo ở Âu châu như các thừa sai nhà Chúa sang Á châu không? Có người trí thức Tây phương nào dám trả lời câu hỏi này? Tuy nhiên trong Montaigne, ta cảm nhận được sự giác ngộ của đạo Phật dù ông chưa hề nghe đến danh Đức Phật, ta sẽ ngạc nhiên vô cùng khi ông sẵn sàng trút bỏ mọi thứ, mọi giá trị mà ông nghi ngờ trong suốt chiều dài 2000 năm văn hóa, và chấp nhận trong ông cái trống không mà không vội thay vào đó bất kỳ một mặt hàng mới nào. “Montaigne a eu le courage de faire le vide, de se purger de notions fausses sans tenter immédiatement de les remplacer, sans céder à ce réflexe conservateur qui satisfait de toute urgence le besoin de hisser une fantaisie nouvelle sur le trône des illusions dès que la précédente s’est fanée. Ces fameuses critiques philosophiques, proposées régulièrement par des philosophes, qui, à peine jetés à bas deux millénaires d’activité culturelle, proposent, dans le quart d’heure qui suit, leur propre marchandise, ne sont que des épisodes négligeables.” - Jean François Revel).Trong đạo Phật, sự rũ bỏ mọi khởi niệm là cách để đạt đến vô ngã. Phật giáo đề cao tiếp cận tính không (vacuité) của các pháp. Chủ nghĩa Hoài Nghi được bắt nguồn từ triết gia cổ đại Hy Lạp Sextus Empiricus (160-210) phủ nhận mọi nội dung thực hữu hay phi hữu, rất gần với triết học Tánh Không Trung Quán Tông của Long Thụ Bồ Tát trong cái nhìn vào thực tướng sự vật nương nhau mà cấu thành và phụ thuộc vào nhau mà hiện hữu (coproduction conditionnée), và nếu Người ta nói, Descartes hoài nghi để không còn hoài nghi, còn Montaigne, ông hoài nghi để hoài nghi (Montaigne doute pour douter, alors que Descartes doute pour ne plus douter), với hàm ý Descartes tiến xa hơn Montaigne trong lãnh vực triết lý, thì quả thực là một ngộ nhận lớn. Descartes chỉ vượt trội Montaigne về mặt duy lý mà thua xa ông về trực giác bén nhạy. Montaigne chưa bao giờ tự xem mình là triết gia, và theo cái nhìn của Revel thì ông còn xem thường triết học, tuy không chống lại triết học, ông vẫn là kẻ aphilosophe (nghịch (triết) lý – từ của Revel khi nói về Montaigne).Ông chống lại mọi hình thức bạo hành, nên cũng không cổ súy cách mạng. Đối với ông, không thể đưa cứu cánh làm biện minh cho phương tiện ‘les moyens discréditent la fin’, không áp đặt một giá trị lên một giá trị khác. Mặc dù ông không chống đối Giáo Hội, cũng chưa bao giờ tự nhận là vô thần, nhưng chỉ một câu nói sau đây của ông, tất cả những luận thuyết thần học âm mưu thống trị toàn cầu, tự khoe khoang là Alpha là Oméga bỗng biến thành bọt nước trôi sông: Chúng ta là dân chúa cũng tương tự như chúng ta sinh ra ở vùng Périgord, hay sinh ra làm người Đức! (Nous sommes Chrétiens à même titre que nous sommes Périgordiens ou Allemands). Tôi chưa từng nghe một con chiên nào bình đẳng và thánh thiện như con chiên Michel de Montaigne. Người theo Chúa, hay người da đen không do ta lựa chọn, mà khi sinh ra, ta đã là dân chúa hoặc da đen. Đây là cái tát nẩy lửa vào các đoàn quân thập tự đi cắm thánh giá cùng khắp thế giới. Làm sao mà bắt người da đen biến thành da trắng? Nhưng với Giáo Hội La Mã, việc này rất dễ, cứ lột da và thay da mới vào, bất kể di hại bao nhiêu đời đến sau cho những dân tộc kém may mắn khi sinh ra không có sẵn cây thập ác trên cổ. Cái gì làm sung sướng cho Vatican khi dân tộc VN, Trung Quốc hay Ấn Độ chia rẽ, sẵn sàng chém giết nhau từ thế hệ này đến thế hệ kia chỉ vì họ không cùng tôn giáo với người Kytô? Đó chính là lột da bẩm sinh và thay vào đó bộ da có đóng dấu của Kytô giáo.
Trong thời kỳ này, những phát minh như hệ nhật tâm, kính thiên văn, sự khám phá ra Tân Thế Giới của Kha Luân Bố, sự giàu có của Âu châu nhờ các cuộc xâm lăng thực dân và buôn bán nô lệ. Giáo Hội tỏa rộng ảnh hưởng quyền lực khi chia thế giới thành hai, ban cho hai vương quốc mạnh nhất về hàng hải đương thời là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bằng sắc lệnh Inter cætera năm 1493. Qua sắc lệnh này, Giáo Hội cho phép tàn sát, chiếm đoạt, san bằng, hiếp dâm để sinh sản, và đi đến đâu thì cắm thánh giá đến đó để làm cho danh cha cả sáng. Cùng với những bước tiến này, sự phát kiến ra máy in vào năm 1450 đã dân chủ hoá cuốn kinh thánh từ sự độc quyền của Giáo Hội thành phổ cập trong dân gian mà đặc biệt là giới trí thức. Nó cũng được dịch từ La Tinh sang Anh ngữ trong giai đoạn này, đã khiến quần chúng thấy rõ nghịch lý giữa đời sống vương giả quyền lực của giới giáo sĩ so với tư tưởng bác ái vị tha bênh vực kẻ nghèo khó trong sách Phúc Âm. 95 luận đề quan trọng nhằm sửa đổi Giáo Hội cũng được Luther in ra trong thời kỳ này, là trái bom nổ tung Giáo Hội, cũng là vết nứt đầu tiên chia Công giáo La Mã thành hai tôn giáo Âu châu kể từ khi nó được tôn vinh thành quốc giáo của đế chế La Mã và thay thế đế chế này cai trị lục địa này sau khi La Mã sụp đổ.
Một khuôn mặt nổi cộm khác đáng lưu ý và gần gũi với chúng ta hơn là David Hume (1711-1776). Tới Hume thì không còn sự nể nang nào dành cho Thiên Chúa nữa, vì thời đại của ông đã lọt vào đỉnh của Kỷ Nguyên Ánh Sáng, thế lực của Giáo Hội đã bớt hung bạo. Vào đầu khảo luận Hume on Religion trên website Stanford Encyclopedia of Philosophy, tác giả Paul Russel và Anders Kraal nhận xét:
Những biên khảo đa dạng của David Hume liên quan đến vấn đề tôn giáo được liệt vào hạng quan trọng và có ảnh hưởng tác động bực nhất trong đề tài này. Trong các bài này, Hume tiên phong đưa ra sự phê bình hoài nghi có hệ thống trên những nền tảng triết lý của những trường phái thần học đa dạng. Bất kỳ sự diễn dịch nào mà người ta rút ra từ toàn bộ triết lý của Hume, thì chắc chắn rằng một trong những mục tiêu triết lý căn bản của ông là đã phá những học thuyết, những giáo điều của niềm tin truyền thống vào thần quyền. (David Hume’s various writings concerning problems of religion are among the most important and influential contributions on this topic. In these writings Hume advances a systematic, sceptical critique of the philosophical foundations of various theological systems. Whatever interpretation one takes of Hume’s philosophy as a whole, it is certainly true that one of his most basic philosophical objectives is to discredit the doctrines and dogmas of traditional theistic belief.)
Hume ngay cả từ chối ý tưởng về Thượng Đế là nguyên nhân đầu tiên của vạn hữu, và vì thế ông từ chối luôn cả thuyết nhân quả. Theo ông thì nhân và quả không thể tách rời nhau để định danh một bên là nhân và bên kia là quả. Nhân và quả xảy ra đồng thời, nên khi cái này là nhân cho cái kia, thì ngược lại cái kia cũng là nhân của cái này, hoàn toàn trái với nguyên tắc nhân quả tất cả mọi biến động đều có một nguyên nhân - tout événement a une cause của Aristote, nên Thượng Đế không phải là nguyên nhân đầu tiên, và ông kết luận không có Thượng đế. (Hume shows that experience does not tell us much. Of two events, A and B, we say that A causes B when the two always occur together, that is, are constantly conjoined. Whenever we find A, we also find B, and we have a certainty that this conjunction will continue to happen. Once we realize that “A must bring about B” is tantamount merely to “Due to their constant conjunction, we are psychologically certain that B will follow A, then we are left with a very weak notion of necessity. This tenuous grasp on causal efficacy helps give rise to the Problem of Induction--that we are not reasonably justified in making any inductive inference about the world. Internet encyclopedia of philosophy - https://www.iep.utm.edu/hume-cau/) Trong triết học Phật giáo về nhân duyên, mặc dù đạo Phật chủ trương thuyết nhân quả không gián đoạn, trùng trùng duyên khởi, không có nguyên nhân đầu tiên, nhân quả chỉ là tác dụng duy nghiệm đứng trên chiều hiện tượng, nhưng nhân quả lại có mặt cùng lúc (đồng thời – constant conjunction) đứng trên chiều bản thể, con gà không thể có trước cái trứng, nhưng cái trứng lại tiềm ẩn trong con gà. Trên quan điểm của 12 nhân duyên, chỉ cần chặt đứt một mắc xích trong chiều lưu chuyển, hành giả có thể phá cả chấp nhân lẫn chấp quả theo chiều hoàn diệt. David Hume khi phủ nhận nguyên nhân đầu tiên, phá nhân quả, ông lại lọt vào duy nghiệm thuyết. Phật giáo trái lại không lọt vào bất kỳ một định kiến nào, dửng dưng dừng lại bên ngoài mọi ý niệm của kiến chấp. David Hume có lẽ là người đầu tiên tạo ra sự đố kỵ mạnh mẽ đối với các nhà thần học hay các triết gia Ca-tô-lít, đến nỗi Etienne Gilson, triết gia Pháp rất được Giáo Hội và nhà nước Pháp tâng bốc vào thế chiến thứ I, đã có những nhận xét rất tiêu cực về Hume như sau: Ảnh hưởng của Hume tàn hại rất sâu xa, do sự hoài nghi, sự kết hợp cuối cùng của một phong trào được Descartes khởi hứng, dẫn đến kết quả một chủ nghĩa hư vô không có lối thoát - l’influence de Hume a été profondément destructrice car son septicisme, l’ultime conclusion d’un mouvement initié par Descartes, s’achève dans une sorte de nihilisme désespéré.
Cơn gió hoài nghi cực mạnh, thiên văn học thì chế kính để xem cái vòm của Thiên Chúa và nơi ngự trị của ngài nó ra làm sao, các nhà hàng hải thì muốn đi xem cái biên mép của thế giới, nơi mà Augustin nói rằng đi trệch ra ngoài sẽ té ra khỏi mặt đất, và rằng ngày Đức Kitô tái lâm, ngài không thể bay xuống xuyên qua không khí để đến nơi ấy. Chúa có thể thăng thiên, nhưng không biết độn thổ. Ở bên kia mặt đất (so với Do Thái) như con dân VN, TQ, Hàn Quốc và Phillippines thì Chúa không thể đáp không khí mà bay xuống được. Ngài chỉ hạ cánh xuống Trung Đông thôi, nên con dân nước Donald Trump cũng không chắc được ngài đoái hoài tới. Ngài đã nói rành rọt trong kinh Thánh rằng ngài chỉ cứu dân Israel mà thôi. (St. Augustine asserts that 'it is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam.' Perhaps, however, the most unanswerable argument against the sphericity of the earth was this, that 'in the day of judgment, men on the other side of a globe could not see the Lord descending through the air.' - http://www.vexen.co.uk/religion/christianity_astronomy.html)
Nhà hàng hải Ferdinand Magellan thì biết rằng quả đất hình cầu, ông cười ngạo Giáo hội La Mã cho rằng trái đất hình dẹt, còn ông, ông nói ông biết nó tròn, bởi vì ông thấy bóng của trái đất trên mặt trăng, và ông tin vào cái bóng ấy hơn là tin nhà thờ.“The church says the earth is flat, but I know that it is round, for I have seen the shadow on the moon, and I have more faith in a shadow than in the church.” Những manh nha của sự tỉnh thức chống lại thần quyền bao gồm: A – Hoài nghi về Thượng Đế và thế giới do ngài tạo dựng
Brono Giordano (1548 – 1600) , một tu sĩ Rô Ma giáo người Ý, một nhà thiên văn học, triết gia, chủ trương truyền bá học thuyết Nhật Tâm của Copernic, nhưng đối với Copernic, vũ trụ là một hệ thống kín chỉ có một mặt trời duy nhất, trong khi Giordano cho rằng có vô số hệ mặt trời trong vũ trụ, nghĩa là đối với ông, vũ trụ là một vòm trời mở! Cái mở đơn giản ấy lại là một cuộc cách mạng vĩ đại cho ngành thiên văn vật lý, dù chỉ dựa vào suy luận từ những dữ kiện quan sát bằng mắt thường. (Cet homme génial a révolutionné la pensée humaine sur le monde qui nous entoure; c’est lui le premier à avoir formulé l’hypothèse selon laquelle notre ciel n’est pas un lieu clos: il déclare au XVIème siècle que bien au contraire, notre planète se situe dans un espace infini! Giordano Bruno a été le premier à découvrir l’existence de l’univers. Pour l’époque, c’est un véritable coup de tonnerre qui s’abat sur l’église, Giordano le paiera de sa vie, brûlé vif à Rome).
Đối với ông, vũ trụ bao la vô biên, và nhất là, Thượng Đế không ở ngoài vũ trụ, mà ngài chỉ là thành phần của vũ trụ, do vậy, nhiều học giả đã cho rằng ông chính là cha đẻ của thuyết Phiếm Thần (Panthéisme). Ông tin vào thuyết luân hồi tái sanh, nhưng oái oăm thay ông lại không thể tin Chúa Ba Ngôi, Maria đồng trinh, Giêsu có phép lạ và nhất là cười vào cái bí tích thánh thể biến bánh thành thịt và rượu thành máu. Lúc bấy giờ, chỉ riêng việc tin vào thuyết nhật tâm đã đủ để được kết án là dị giáo chứ nói gì đến tin luân hồi hoặc không chấp nhận rằng Thượng Đế là căn nguyên của vũ trụ. Jacques Attali viết một đoạn giới thiệu về ông như sau:
NASA vừa bắt tay vào chương trình đầy tham vọng nhất của mình; tìm kiếm các dạng sống khác trong vũ trụ. Và xác suất có thể tìm được lại rất khả quan: chỉ riêng trong thiên hà của chúng ta, có khoảng hàng trăm tỷ mặt trời, được quay quanh ít nhất bởi từng ấy tỉ hành tinh, mà trong số đó nhiều hành tình có thể ở được, bởi vì chúng nằm ở khoảng cách so với mặt trời của chúng thì nước có thể hình thành ở đó. Hơn thế nữa, đây chẳng phải là những dạng sống mà chúng ta biết cách tưởng tượng ra hay sao.
Chính xác là bốn thế kỷ trước, tính từng ngày, một người đàn ông đã chết trên một giàn thiêu được dựng lên ở Rome theo lệnh của giáo hoàng, vì ông là người đầu tiên đã viết chính xác như sau: "Vô số mặt trời tồn tại; vô số trái đất xoay quanh những mặt trời này như bảy hành tinh xoay quanh mặt trời của chúng ta. Có những sinh vật sinh sống trên những thế giới này.” Và sự tử đạo của ông vẫn luôn là biểu tượng của mọi tội ác chống lại tinh thần.
(A NASA vient de se lancer dans son plus ambitieux programme; la recherche d’autres formes de vie dans l’Univers. Et la probabilité d’en trouver n’est pas nulle: dans notre seule galaxie, autour de centaines de milliards de soleils, tournent au moins autant de planètes dont beaucoup sont habitables, parce que situées à une distance de leur soleil telle que de l’eau peut s’y former. Et encore ne s’agit-il là que des formes de vie que nous savons imaginer.
Il y a exactement quatre siècles, jour pour jour, un homme mourait sur un bûcher dressé à Rome sur ordre exprès du pape, pour avoir été le premier à écrire exactement cela: « Un nombre infini de soleils existent; un nombre infini de terres tournent autour de ces soleils comme les sept planètes tournent autour de notre soleil. Des êtres vivants habitent ces mondes. » Et son martyre reste comme le symbole de tous les crimes contre l’esprit.) Cho đến ngày nay, dù Giáo Hội đã đứng ra xin lỗi vụ án Galilée, thì với Bruno, họ vẫn cho là họ đã làm đúng. Và điều đúng ấy như thế nào? Vì không đủ lí lẽ để biện thuyết trước sự thông thái và can trường của Bruno, Giáo hội đã cho rút lưỡi ông để ông không được nói. Và con thú hung hăng ấy vẫn tự cho mình quyền sở hữu mọi chân lý, ngay cả việc hành hạ, tra tấn và thiêu sống người, chỉ vì người không chia sẻ quan điểm với mình. Kepler viết cho Galilée rằng nhờ cái chết của Bruno Giordano mà họ có thể mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu thiên văn vật lý nên không bao giờ được quên ông.
Tên của Giordano được triết gia Diderot vinh danh là biểu tượng của tự do tư tưởng. Thế giới tự do ngày nay tôn vinh ông là nhà khoa học triết gia anh hùng vĩ đại. Câu nói thời danh của ông trước khi chết đã trở nên ngày càng mang tính tiên tri: Vous éprouvez sans doute plus de crainte à rendre cette setence que moi à la recevoir – Các ông run sợ khi lên án tử hình tôi hơn là tôi sợ hãi khi nhận nó. Dù mạnh miệng thế nào, bào chữa thế nào, với toàn bộ sức mạnh tuyên truyền, với bao phương tiện truyền thông của Internet hiện đại nhằm bôi nhọ Bruno Giordano qua ngõ tín đồ cuồng tín, thì ông vẫn là ánh sáng; và kẻ bôi nhọ ông vẫn run sợ, vì nó chính là bóng tối của tội ác. Bóng tối rất sợ ánh sáng, đó là quy luật của chính khí trong vũ trụ. Thời kỳ Phục Hưng là khởi đầu của trào lưu vô thần tại Âu châu, nó đánh dấu sự hoài nghi của Triết lý Tây phương chống lại nhất thần luận.
Ngoài sự rạn nứt của Giáo Hội chia thành hai tôn giáo khác biệt vào thời kỳ này, tách rời tín đồ thành Tin Lành và Công giáo. Ta có thể nói, đây là thời kỳ tiên báo cái chết triết lý của Thiên Chúa. Trước tiên, có thể nói Léonard de Vinci (1452 – 1519) là tướng tiên phuông cho trào lưu vô thần, mà theo một số tài liệu, ông là người đồng tính, và không một người đồng tính nào có thể đặt trọn cuộc đời mình vào tay Chúa. Công việc đầu tiên của ông là cho rằng không thể có cái gọi là Đại Hồng Thủy (global flood), vì nước dâng lên như được tả trong sách Sáng Thế thì phải có chỗ rút, nếu toàn thể địa cầu đều ngập nước, vậy nước rút về đâu? Ông cũng hoài nghi về Thiên Chúa như sau: Và nếu chúng ta nghi ngờ về tính xác thực của mỗi sự mỗi vật đi qua cảm giác của chúng ta, làm sao mà chúng ta lại không nghi ngờ hơn nữa về sự tồn tại của Thiên Chúa, của linh hồn hay những sự vật tương tự, vốn là đề tài không bao giờ chấm dứt luôn được bàn tán và gây xôn xao – (And if we doubt the certainty of each of the things that passes through our senses, how much more should we doubt the existence of God and the soul and other things of that nature, for which discussion and controversy is unceasing.)
Thứ đến là Machiavel (1469 - 1527). Theo sử gia chuyên gia về Kytô Giáo thời kỳ Phục Hưng Jean Delumeau, trong cuốn La civilisation de la Renaissance, ông cho rằng, Machiavel đã không những chống lại giới tăng lữ vô đạo đức, mà còn chống báng cả tinh thần của sách Phúc Âm. Có một giòng thác chống Kytô mà mà lần đầu tiên trong đó hình thành dấu vết vô thần ở Tây Phương trải qua nhiều thế kỷ.
Pietro Pomponazzi (1462 - 1525) là triết gia Ý sinh tại Bologne, phản bác niềm tin vào linh hồn bất biến và bất tử của Kytô giáo. Đối với ông thì linh hồn chết cùng với thân xác theo Aristote. Ông cũng chả tin vào phép lạ. Cuốn 'Chuyên Luận về Tính Bất Tử của Linh Hồn' (Traité de l'immortalité de l'âme) bị đem ra thiêu đốt trước công chúng. Hú vía cho Pomponazzi, ông được hồng y Pietro Bembo che chở nói đỡ với giáo hoàng Léon X, nếu không thì sinh mạng ông suýt nữa cũng được thiêu sống cùng cuốn sách. Ở đây tôi không bàn về chuyện linh hồn. Nhưng cũng xin mở một dấu ngoặc nhỏ để nói về từ 'linh hồn'.
Từ này không phải sản phẩm đặc quyền của kinh Thánh, mà gần như tất cả mọi văn hóa nhân loại đều tin rằng con người có một phần linh thiêng nào đó không bị hủy diệt theo thân xác. Bằng chứng là chúng ta có từ linh hồn灳魂của Trung Quôc để dịch các từ soul, âme của Tây phương, và văn minh TQ quan niệm rằng xác thân mất chứ thần hồn không mất. Tuy nhiên, khi một số nhà khoa học tuyên bố rằng, lúc con người chết, những dữ liệu thông tin lượng tử (information quantique) được chứa đựng trong các vi quản (microtubule) của họ sẽ thoát ra khỏi cơ thể và lơ lửng trong vũ trụ chứ không hề bị hủy diệt, lập tức có ngay một website Kytô giáo của Pháp mang tên infochretienne.com với bài viết khoe rằng phát minh của khoa học đã chứng minh có linh hồn vĩnh cửu sau khi chết, đúng như kinh Thánh. Đọc những giải thích của họ thì chả có gì mới mẻ, đại loại cũng chả khác những gì mà Antoine Lavoisier (1743 - 1794) đã tìm ra từ rất lâu, chỉ khác một bên là khám phá từ hóa học, bên kia là khám phá từ cơ học lượng tử, nhưng cả hai đều đưa ra một định luật của thiên nhìên vật lý, đó là chẳng cái gì sinh, chẳng cái gì diệt, chỉ là sự hoán chuyển năng lượng hay dạng thức, rất trái với tín lý tất cả đều do Chúa sinh, tất cả đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Định luật tổng quát và cơ bản của Lavoisier là chẳng gì mất đi, chẳng gì sinh ra, tất cả đều do hoán chuyển (Rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme). Lavoisier cũng chỉ nghiên cứu và xác định lại học thuyết của triết gia Anaxagore sống 500 năm trước Tây Lịch. Ông này nói những điều không thua triết lý nhà Phật: Không gì sinh chả gì diệt, các pháp vốn sẵn có gắn kết vào nhau, rồi lại xa rã nhau (Rien ne naît ni ne périt, mais des choses déjà existantes se combinent, puis se séparent de nouveau). Tuy nghe trái với câu chư pháp tùng duyên sinh, diệc tùng nhân duyên diệt của Phật môn, mà ý nghĩa lại rất tương đồng. Vũ trụ biểu hiện trước mắt ta qua các hiện tượng, ta thấy bằng mắt, sờ bằng tay, hoặc bằng dụng cụ thì ta cho là sự vật sinh ra, khi ta không thấy được bằng mắt, sờ bằng tay, và ngay cả không thể thăm dò bằng dụng cụ, ta nói nó đã mất; kỳ thực chả gì sinh ra, chả có gì mất đi; chỉ có hiện tương sinh và hiện tượng diệt. Nếu 'linh hồn' là cái bất tử, thì thân xác cũng bất tử, vì những gì cấu tạo ra xác thân vẫn được thu dụng, tái cấu trúc trong thiên nhiên vật lý, ngay cả khi trái đất này bị hủy diệt. Sau khi khoe rằng khoa học đã chứng minh linh hồn bất tử, website Kytô infochretienne.com còn đưa ra các câu kinh hăm dọa mà tôi đưa ra đọc cho vui mà không bình luận:
Ne craignez pas ceux qui tuent le corps et qui ne peuvent tuer l’âme, craignez plutôt celui qui peut faire périr l’âme et le corps dans la géhenne. Matthieu 10:28
Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho đọa đày được linh hồn và thân thể trong địa ngục.
Người kế theo Pietro Pomponazzi là triết gia người Anh Thomas Hobbes (1588 – 1679). Ông này do sống trong thời kỳ loạn lạc của nước Anh, cảm thấy sự xung khắc của loài người là do bị các định chế xã hội, truyền thống, chính trị làm cho họ đối mặt với nhau, với tác phảm nổi tiếng Léviatan (du citoyen, về công dân), ông đề nghị một nhà nước do vua lãnh đạo, hoàn toàn sống theo nhiên tính của các nhu cầu, một quốc gia tự nhiên (état de nature), xóa bỏ mọi tập tục, truyền thống, tôn giáo...ông bị lên án ngay là vô thần.
Ở đây chúng ta không đi vào chi tiết các đề nghị chính trị của ông, mà chỉ lướt qua tư tưởng vô thần trong thời kỳ Phục Hưng. Trích ra đây vài câu nói khinh bỉ của ông về tôn giáo như sau:
Bốn điều này là mầm mống tự nhiên của tôn giáo: ý tưởng rằng có linh hồn, sự thờ ơ về những nguyên nhân thứ yếu, sự tôn kính những gì làm sợ hãi, và dự đoán về tương lai từ những dữ kiện bất thường. (Ces quatre choses sont les germes naturels de la religion: l'idée qu'il y a des esprits, l'ignorance des causes secondes, la vénération de ce qui fait peur, et la prédiction de l'avenir à partir de choses accidentelles.) - Thế giới của Âu châu khi Kyto giáo thống trị chìm ngập trong bầu khí được bao trùm bỡi nguyên nhân thứ nhất là Thiên Chúa, mà hoàn toàn phủ nhận các nguyên nhân khác, do vậy mà lịch sử gọi đó là Đêm Dài Trung Cổ.
Giáo Hoàng không là gì khác hơn cái hồn ma của Đế chế La Mã quá cố, đội vương miện ngồi trên mộ của mình. (La papauté n'est rien d'autre que le fantôme du défunt Empire romain, siégeant couronné sur sa tombe.)
Theo sau là John Lock (1632 – 1704) cho ra đời 'Bức Thư về sự Khoan Dung' (La lettre sur la tolérance) trong đó ông nêu ra hai khái niệm rất mới cho thời đại:
• Một giao ước xã hội nối kết nhà cầm quyền và thần dân bị cai trị, với quyền không khuất phục nếu nhà cầm quyền không tôn trọng những luật định đã hứa. Jean Jacques Rouseau đã khởi hứng từ đề nghị này cho cuộc Cách Mạng Pháp.
• Nhà cầm quyền không được can thiệp vào tín ngưỡng của dân.
Năm 1690, Locke xuất bản Tiểu Luận về Lí Trí của Con Người (L’Essai sur l’entendement humain), trong đó ông tìm cách xác định nguồn gốc tri thức của con người và mức độ đức tin có thể được trao cho họ. Đối với Locke, tất cả các ý tưởng của chúng ta đều xuất phát từ kinh nghiệm của các giác quan và suy nghĩ của chúng ta. Cụ thể, ý niệm bẩm sinh về Thiên Chúa nơi con người bị ông bác bỏ.
Sau nhóm các triết gia hoài nghi và có tư tưởng 'phản động' đối với Thiên Chúa và Giáo Hội như vừa kể, thì dưới đây là ba triết gia hoài nghi, nhưng không phản động, lại tìm cách bào chữa cho Thiên Chúa: Người đi tiên phong của nhóm này là René Descartes (1596-1650) và tiếp đó dĩ nhiên không ai khác hơn chính Blaise Pascal rồi đến Leibniz. Người thứ nhất đưa ra những luận cứ cho rằng vì tôi là một cái gì hữu hạn và bất toàn nên phải có cái vô hạn và toàn hảo siêu việt hơn tôi, đó chính là Thượng Đế. Vào thời ấy, những lý luận cả vú lấp miệng em của Descartes gần như bất khả phản bác. Thuở ấy ít ai biết về cách lập luận đối đãi tương tức, cái này có vì cái kia có, cái này diệt vì cái kia diệt. (Mời xem Công Giáo và Thượng Đế Theo Thánh Kinh trên Sách Hiếm của cùng tác giả để rõ hơn về các lập luận của Descartes). Đối với hai triết gia danh tiếng Phục Hưng này, khoan nói họ đúng sai, Thượng Đế thực hữu hay phi hữu, mà chỉ cần đặt ra câu hỏi: tại sao cần chứng minh có Thượng Đế? Tại sao không chứng minh có Descartes hay có Pascal, mà lại cần chứng minh có Thượng Đế? Đây là lý luận ta thường thấy khi nói về Thiên Chúa, tựa như một tôi thần khi bàn về uy quyền tuyệt đối của vị đế vương: Không một sự vật nào mà sự tồn tại của nó người ta không thể truy nguồn từ đâu nó đến. Trên nguyên tắc, điều này cũng có thể được hỏi về chính Thượng Đế, nhưng không những ngài không cần nguyên nhân nào để tồn tại, mà ngay cái bản chất vô bờ của ngài đã là nguyên nhân hoặc lý do mà ngài không cần bất kỳ nguyên nhân nào để tồn tại. - (Il n’y a aucune chose existante de laquelle on ne puisse demander quelle est la cause pourquoi elle existe. Cela en effet peut être demandé de Dieu même, non qu'il ait besoin d'aucune cause pour exister, mais parce que l'immensité même de sa nature est la cause ou la raison pour laquelle il n'a besoin d'aucune cause pour exister – Descartes).
Ta hãy chuyển câu này thành cách một nịnh thần tán dương vị hôn quân với uy quyền tột đỉnh của một ông vua độc tài xem sao: Không một ai sống mà không chịu sự chế tài của luật pháp. Và trên nguyên tắc, điều này cũng bao hàm cả Bệ Hạ của chúng ta. Tuy nhiên, khi gọi ngài là đấng tối cao thì không những không thể có luật lệ ràng buộc, mà thực sự với uy vũ và quyền năng tối thượng của ngài, ngài đã không cần phải chịu bất kỳ hình luật nào cả.
Tại sao từ cả nghìn năm chưa hề có bất kỳ một ai cần phải chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế ngoại trừ Thomas d'Aquin cho rằng chả cần phải được mặc khải hay suy nghĩ mệt óc, mà chỉ cần quan sát vũ trụ, thì thấy ngay Thượng Đế, vì ta quá nhỏ bé, và Thượng Đế chính là sự toàn hảo siêu việt, vượt lên trên hiểu biết của sự tạo dựng, do vậy sự hiện hữu ấy chỉ cần quan sát vũ trụ là thấy mà không cần chứng minh.
Một sự việc quá hiển nhiên như vậy sao lại cần chứng minh? Điều hiển nhiên về Thiên Chúa của Thomas d'Aquin cũng là điều hiển nhiên của Âu châu thời bấy giờ. Từ khi Công giáo La Mã được Constantin đưa lên làm quốc giáo của lục địa Âu châu, ai mà không tin vào Thiên Chúa thì không thể sống sót, nên cái tư duy không biết Thiên Chúa thực có hay không, dù chỉ một tơ hào nghi vấn, có thể dẫn đến ngục tù tra khảo và cuối cùng là một cái chết thảm khốc, dòng họ gia đình tan nát. Văn minh Kytô vốn đặc biệt thích hù dọa về một cõi đọa đày thân xác ở hỏa ngục, nên các hình thức tra tấn có thể nói không nền văn minh nào trên thế gian có thể so sánh với các phương thức hành xác mà Kytô giáo chuẩn bị ở các Tòa Án Dị Giáo. Kytô giáo từng làm chậm bước tiến của nhân loại, nhưng trong kỹ nghệ tra tấn, sáng kiến tìm tòi cách tạo ra thống khổ, thì nó đã phát minh hằng trăm cỗ máy, hằng nghìn phương thức làm con người sống không được, chết không xong. Mãi đến tận ngày nay, chưa nền văn minh nào có thể sánh ngang vai vế về kỹ thuật tra tấn với văn minh Kitô giáo. Cứ lên wikipedia tìm là có hằng nghìn bằng chứng mà chỉ xem thôi đã rợn cả da gà, nói chi chính bản thân ai phải chịu đựng những thống khổ được Giáo Hội chiếu cố ban ân trong suốt hơn 1500 năm. Mặc dù tìm cách bảo vệ Đức Tin vào Thiên Chúa, Pascal có thể đã vụng về biến Thiên Chúa thành món tiền, trò hề của một vụ đánh bạc, và có lẽ vì lý do đó, ông cũng như Descartes, cả hai đều được hân hạnh nằm trong danh sách các tác giả bị Giáo Hội cấm tín đồ đọc - L’Index librorum prohibitorum (Index des livres interdits) – mà tín đồ, lúc ấy là toàn thể Âu châu.
Người thứ ba trong thời kỳ này cũng tìm cách vệ đạo, đó là triết gia người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz (1646–1716), con một gia đình Phản Thệ rất trung thành với cuốn Thánh kinh ngay tự thuở lọt lòng. Cũng như Pascal, ông đa tài, thông minh, vừa là triết gia, toán học gia, lại có cả năng khiếu nghệ thuật và văn chương, người ta gọi ông là tay thiên tài bách khoa trong nhóm trí thức hàng đầu nước Đức, nhóm Frühaufklärung, có nghĩa là bình minh của Thế Kỷ Ánh Sáng. Để trả lời phản bác rằng nếu Thiên Chúa thực có, sao lại cùng lúc có sự dữ hay ác quỷ, ông trả lời Chúa sinh ra ác quỷ và sự dữ để làm cho cái thiện vẹn toàn hơn, sự sa ngã của Adam trước cám dỗ của Satan là một là một tội lỗi hạnh phúc (felix culpa) vì nhờ thế mới dẫn đến sự đầu thai của Đức Chúa Con, dẫn dắt nhân loại tới một định mệnh cùng cực cao vợi hơn. Thiên chúa dự đoán trước hết thảy mọi chuyện, nhưng ngài cho phép con người tự do quyết định lấy vận mệnh của mình.
Những biện luận của Leibniz có lẽ là bài kinh giáo khoa cho tín đồ cuồng tín sau này. Cái gì xấu cứ đổ sang Satan, cái gì không theo ý Giáo Hội là thử thách của Thiên Chúa để hoàn mỹ hơn. Adam được Chúa cho tự do lựa chọn dù Chúa biết trước Adam sẽ ăn trái cấm, nếu không Chúa lấy lý do nào mà cho Con Một Giêsu xuống trần... Đại khái những biện luận này không cần tới bực thiên tài toán học cỡ Leibniz nặn chất xám tìm ra, nhưng chúng lại được thế giới Kytô giáo vô cùng trân quý. Ngày nay, người phương Tây không ai lý luận kiểu của Leibniz nữa, nhưng tín đồ Kytô giáo của các nước kém phát triển như VN, Mỹ Châu La Tinh đều gần như thuộc nằm lòng loại biện luận này. Họ chưa nói ta đã biết họ muốn nói gì. Để minh họa rõ về ba triết gia hoài nghi thời cuối Phục Hưng hộ giáo bào chữa cho Thiên Chúa, ta có thể vẽ ra một cái tháp nhọn Thiên Chúa với ba cái đòn chống ba góc, vì sợ cái tháp ấy nghiêng ngã. Hai đòn chống Descartes, Pascal ngày nay gỗ đã mục chỉ còn dấu vết lụi tàn, nhưng cây cột Leibniz thì vẫn chống vững, và có vẻ như cái tháp nghiêng hẵn về phía đó. Ta vẫn thấy biện luận của Leibniz còn vung vãi khắp văn chương triết lý Kytô như: Thiên Chúa có tạo dựng, nhưng cái xấu, sự chết là do con người lựa chọn, Chúa cho ta sự sống, còn sống như thế nào là tự do của chính ta. Và theo Leinniz thì thế giới của chúng ta là thế giới tốt đẹp nhất của mọi thế giới có thể được tạo dựng bởi Thiên Chúa - the existing world, the one that God created, is the best of all possible worlds. Người ta nghĩ rằng càng có nhiều người bênh vực, bảo vệ tín điều, tín lý của Kytô giáo thì càng chứng tỏ nó mạnh; cũng như ngày nay, tín đồ càng đóng góp tiền cho Giáo Hội để bao che ấu dâm, bao che xâm phạm tiết hạnh của các nữ tu Công giáo, càng muốn thần quyền lấn áp thế quyền, để chứng tỏ Giáo Hội luôn bất khả xâm phạm: không ai có quyền xử tội các giáo sĩ ngoài trừ kẻ đại diện cho Chúa. Qua đó, ta càng thấy rõ Công Giáo La Mã luôn sử dụng các phương tiện quyền lực để giải quyết các biến cố hay các vấn nạn bất lợi đối với giáo hội.
B – Hoài nghi Thánh Kinh và cách sống của giáo sĩ Sự phát minh ra máy in là một cuộc cách mạng văn hóa ở Âu châu. Trước khi có máy in, kinh Thánh chỉ là những bản chép tay bằng La Tinh, bằng tiếng Hy Lạp hoặc Hebrew rất ít được truyền bá trong dân chúng. Duy các tu sĩ mới có thẩm quyền đọc kinh Thánh, và họ toàn quyền diễn dịch kinh theo sở học, sự hiểu biết, và ý muốn của từng giáo sĩ. Sự hiểu biết về Thánh kinh trong thời đại này có thể là tấm giấy thông hành vào địa vị xã hội và quyền lực, tuy nhiên Giáo Hội chưa bao giờ muốn lưu truyền cuốn kinh Thánh ra ngoài quần chúng, tất cả mọi diễn giải kinh Thánh đều phải qua bàn tay kiểm duyệt khắt khe của Giáo Hội. Công Đồng Toulouse, năm 1229, cấm người thế tục sở hữu kinh Cựu Ước hay kinh Tân Ước. Và ngoài ra còn cấm phiên dịch. Công Đồng Tarragona năm 1234 đưa ra công bố cấm sở hữu kinh Thánh cả Cựu Ước lẫn Tân Ước bằng tiếng La Tinh, nếu ai có cuốn nào thì phải giao nộp cho giám mục sở tại trong vòng 8 ngày, ai trái lệnh sẽ bị thiêu sống...
Đại Công Đồng Toàn Cầu tại Constance năm 1451, tuyên án giáo sư John Wyclifffe của đại học Oxford là đã dịch kinh Phúc Âm ra tiếng Anh để mọi người được nghiền ngẫm từng câu nói của Chúa Kytô. Dịch phẩm được đưa ra sau khi khi chết, nên tổng giám mục Arundel của giáo Phận Canterbury lên án là 'dị giáo' và bị tuyên phạt phải bêu thây, rồi đem đốt thành tro trước công chúng, xong đem tro quăng xuống sông Swift.
Năm 1536, William Tyndale, dù biết bị cấm đoán, vẫn dịch kinh Thánh sang Anh ngữ, nên bị thiêu sống.Theo William Tyndale thì Giáo Hội cấm truyền bá kinh Thánh vì muốn được toàn quyền diễn giảng để nâng cao vị thế và quyền lực của mình.
(Decree of the Council of Toulouse (1229 C.E.): “We prohibit also that the laity should be permitted to have the books of the Old or New Testament; but we most strictly forbid their having any translation of these books.”
Ruling of the Council of Tarragona of 1234 C.E.: “No one may possess the books of the Old and New Testaments in the Romance language, and if anyone possesses them he must turn them over to the local bishop within eight days after promulgation of this decree, so that they may be burned...”
Proclamations at the Ecumenical Council of Constance in 1415 C.E.: Oxford professor, and theologian John Wycliffe, was the first (1380 C.E.) to translate the New Testament into English to “...helpeth Christian men to study the Gospel in that tongue in which they know best Christ’s sentence.” For this “heresy” Wycliffe was posthumously condemned by Arundel, the archbishop of Canterbury. By the Council’s decree “Wycliffe’s bones were exhumed and publicly burned and the ashes were thrown into the Swift River.”
Fate of William Tyndale in 1536 C.E.: William Tyndale was burned at the stake for translating the Bible into English. According to Tyndale, the Church forbid owning or reading the Bible to control and restrict the teachings and to enhance their own power and importance.
(https://www.huffingtonpost.com/bernard-starr/why-christians-were-denied-access-to-their-bible-for-1000-years_b_3303545.html) Lý do có sự cấm đoán kỳ quặc này, xin đọc bài báo ở trên, đại khái vì giáo hội Rôma sợ người ta thấy rõ trong cả hai cuốn kinh hoàn toàn không đề cập đến từ ''Kytô'' (Christ) hay ''Kytô giáo'' (Christianism) mà chỉ nói đến người Do Thái hoặc Do Thái giáo, chứng tỏ rằng, Giêsu vẫn là môn đồ Do Thái giáo, những gì khác là do bịa đặt.
Tôi rất mất công trong việc giới thiệu, phê bình, và đưa nguồn lên bài viết, nhưng nói thực ngay cả việc trích dẫn kinh Thánh, giấy trắng mực đen trước mắt, có khi con chiên còn cho là bịa đặt vu cáo, huống gì viết mà không có nguồn, nên xin các độc giả lượng thứ cho tính nặng nề của những bài viết.
Từ những dữ kiện lịch sử trên, ta có thể thấy, việc truyền bá kinh Thánh là tội chết chứ chẳng phải chuyện đùa. Đây là việc mà ngay kẻ ngoại đạo cũng khó tin, nói gì là con chiên Công Giáo.
Để chứng tỏ việc truyền bá kinh Thánh là một sự kiện mà Giáo Hội không bao giờ muốn, ta có thể thấy phản ứng của Giáo Hoàng Phanxicô nhân dịp in lại cuốn Thánh kinh ở Đức trong nằm trong chương trình sưu tập Youcat ngày 21 tháng 10 năm 2015, ngài tuyên bố rằng kinh Thánh là cuốn sách nguy hiểm đến nỗi trong nhiều quốc gia, người ta đã xem việc sở hữu nó tương đương với việc tàng trữ lựu đạn giết người trong tủ đựng quần áo, và ngài trích dẫn câu nói của thánh Gandhi đầy ý nghĩa như sau: Này các bạn Kytô giáo, các bạn có trong tay một cuốn sách chứa đựng đủ chất nổ để phá nát thành tro bụi toàn bộ văn minh nhân loại. (Vous autres chrétiens, vous avez entre vos mains un livre qui contient suffisamment de dynamite pour réduire en miettes toute la civilisation).
Ngoài việc cấm đoán sở hữu kinh thánh, Rô Ma giáo còn có luật kiểm duyệt impimatur các in ấn thời bấy giờ. Có 3 dấu ấn được giáo hội y chuẩn cho các ấn phẩm vào thời đó bao gồm imprimi potest (peut être imprimé – Có thể in) , nihil obstat (rien ne s'y oppose – không gì trở ngại) , và imprimatur (qu'il soit imprimé – hãy in ra). Trên bìa sách phải có một trong 3 dấu trên thì sách mới được phát hành. Vào cuối thời Phục Hưng sắp bước qua Kỷ Nguyên Ánh Sáng, có những sách in ra không được chấp thuận theo luật Imprimatur thì sẽ bị Giáo Hội đưa vào danh sách bị cấm đọc L’Index librorum prohibitorum (sách hoặc tác giả bị cấm) như sách của Montaigne, Voltaire, và ngay cả của Blaise Pascal.
Năm 1516, Erasmus ở Rotterdam, Hòa Lan (một trong những khuôn mặt thuộc nhóm Nhân Bản Phục Hưng sẽ được bàn tới sau) in cuốn kinh thánh bằng nguyên ngữ Hy Lạp lần đầu tiên, là một trái bom làm chấn động Giáo Hội. Giới trí thức đã so sánh bản La Tinh và bản Hy Lạp, và họ tìm thấy rất nhiều sai sót từ bản La Tinh. Bản La tinh hay còn được gọi là Kinh Thánh Gutenberg do Jérome dịch ra khoản năm 400, so từ hai bản Hy Lạp và Hebrew (Do Thái) và được Johanne Gutenberg in ra vào khoản năm 1454 – 1455 tại Đức. Có 200 ấn bản được in và ngày nay còn lại chừng 50 bản, nhưng chỉ có 21 bản là đầy đủ. Theo một số học gia, thời đại Phục Hưng không thể tách rời thời đại Cải Cách. Nhờ Phục Hưng mới có Cải Cách, và Cải Cách đã quay ngược làm gia tăng giá trị của Phục Hưng. Bọn trí thức như Martin Luther đã tự nghiên cứu kinh điển thay vì phải luôn dựa vào Giáo Hội để biết kinh nói gì, và khi họ tự nghiên cứu, họ đã tìm thấy nhiều sự khác biệt với giáo điều của Rô Ma.
Nhờ phiên bản song ngữ của Eramus và sự phát minh máy in Gutenburg đã giúp nhóm trí thức Cải Cách can đảm dịch kinh thánh từ nguyên ngữ Hy Lạp và Hebrew (tiếng Do Thái) thay vì bị gò bó vào bản La Tinh (Valgate Latin hay còn gọi là Gutenberg bible). Và thế là Martin Luther dịch ra tiếng Đức, William Tyndale dịch sang tiếng Anh, Pierre Robert Olivétan dịch sang tiếng Pháp, Jacob van Liesveldtin so sánh và dựa vào bản tiếng Đức của Luther để dịch sang tiếng Hòa Lan... William Tyndale bị Giáo Hội Anh lên án, chạy trốn sang Đức, ông vẫn kiên trì dịch và in bản kinh Anh ngữ, có lúc ông trở về Anh, ông phê bình sự ly dị kịch liệt, trong đó có vua, thế là bị truy đuổi, cuối cùng cũng bị bắt tại Bỉ và bị đem thiêu sống. Pierre Robert Olivétan thì cứ mỗi bản dịch có một tên khác nhau, và ông ẩn thân rất kỹ nên chả ai biết ông là ai, mãi sau ông trốn sang Thụy Sỹ từ đó mới yên thân. Còn Jacob van Liesveldtin cũng bị lên án kịch liệt và cũng bị giết chết, theo Harry Freedman trong cuốn ''The murderous history of bible traslations: power, conflict and the quest for meaning'' (lịch sử đẫm máu của các bản dịch thánh kinh: quyền lực, chống đối và sự tìm cầu ý nghĩa). Thời kỳ Phục Hưng cũng có thể đánh dấu là thời kỳ hùng bá của Giáo Hội La Mã sau 40 năm chia rẽ Giáo Hội do bị ảnh hưởng chính trị từ Pháp đã khiến Giáo Hội có 2 giáo Hoàng, một giáo hoàng ở Rome và một ờ Avignon miền nam Pháp, có khi có đến 3 giáo hoàng, khiến Giáo Hội xâu xé và suy yếu trầm trọng. Nhưng sau khi Công Đồng Constance Âu châu bầu giáo hoàng Martin V (1417-1431) lên ngôi và ngự ở Rome, thì Giáo Hội cũng bắt đầu phục sinh-Renaissance.
Nối tiếp sau giáo hoàng Martin V thì Giáo Hội La Mã xây cung điện theo thể thức vua chúa. Giáo hoàng Sixtus IV là người nổi tiếng xây dựng ngôi thánh đường Sistine, và nội thành nơi các tu sĩ cấp cao của La Mã cư ngụ được xây dựng đẹp hơn, khang trang hơn, trở thành Giáo Triều Phục Hưng. Các dinh thự xây dựng mang tính chính trị, chúng hoành tráng đưa thông điệp đến thế giới với hàm ý quyền lực của các giáo hoàng là bất khả xâm phạm. Giáo hội rất giàu, vung tiền để tập trung các nghệ sĩ tài hoa nhất, các điêu khắc gia danh tiếng nhất, các kiến trúc sư bực thầy nhất của Ý hay Âu châu để biến thủ phủ Công Giáo thành thành phố vĩnh hằng (eternal city) trên trần thế. Giáo hoàng Julius II thuê họa sĩ Michelange vẽ nguyên mái trần ngôi thánh đường Sistine. Giáo hoàng Leo X thì bao thầu họa sư Raphael mà ngày nay các bức họa của ông tràn ngập Vatican. Có thể nói nếu không có sự chi tiêu rộng rãi của các giáo hoàng xem tiền như giấy vụn, thì các nghành nghệ thuật về kiến trúc, điêu khắc và hội họa cũng như âm nhạc không có được bước nhảy vọt cho ta những tác phẩm vô giá như hiện nay.
Thời kỳ hùng mạnh của Giáo Hội cũng là điểm để Kytô giáo xuống dốc. Các giáo hoàng quan tâm đến lợi ích cá nhân và lợi ích của gia đình mình hơn là lo cho Giáo Hội và tín đồ. Các Giáo hoàng thường thể hiện sự ưu ái lớn đối với cháu trai của họ. Nhiều người cháu của Giáo hoàng trở nên rất quyền lực ở La Mã trong cả giáo hội lẫn chính trị. Chẳng hạn, Giáo hoàng Calixtus đưa cháu trai nắm giữ chức vụ cao ở Curia và cuối cùng đứa cháu trở thành Giáo hoàng Alexander VI. Sự thiên vị của Giáo hoàng đối với các cháu trai đã làm phát sinh một từ ngữ mới trong thể chế giáo triều, đó là thuật ngữ nepotism gia đình trị. Giáo hoàng thường là một con người đầy trần tục vào giai đoạn này, như Léon X chi tiêu xa hoa, sống rất phung phí thượng lưu, và Julius II được biết đến với cái tên ''Giáo Hoàng Chiến Binh'' vì tính ham thích chiến tranh của ông.
Với sự giàu có rộng lớn của Giáo Hội, vào cuối thế kỷ mười lăm, nhiều Giáo hoàng có cuộc sống tai tiếng, như Alexander VI, có nhiều nhân tình và nhiều con.
Tham nhũng trong Giáo triều La Mã không có gì mới. Trong Thời Đại Đen Tối (Dark Age), tham nhũng và hủ hóa còn trầm trọng hơn cả thời kỳ Phục Hưng, nhưng sự điều hành giáo hội với phong cách phong lưu đàng điếm của các Giáo Hoàng thời Phục Hưng đã tạo cho các trào lưu tự do thế tục được cơ hội nẩy mầm và phát triển. Các nghệ sĩ, hoạ sĩ, triết gia đã bắt đầu giảm bớt sự kính nể Giáo Hoàng, họ không còn sợ Giáo hoàng và Giáo hội, và họ tự do ngôn luận gần như vô hạn. Sự trở về với các giá trị xưa cổ được phục hưng, dù các giá trị ấy không mang màu sắc Kitô giáo mà không sợ Nhà Thờ lên án. Machiavel hoặc các nghệ sĩ như Léonard de Vinci dám bày tỏ sự quan tâm của họ đối với thế giới cổ điển hoặc đối với thế giới tự nhiên mà không còn sợ hãi bị gán vào tội phi tôn giáo. Trong các thời đại trước, Toà án dị giáo sẽ điều tra các tác phẩm và tư tưởng của họ. Trong thời Phục hưng, Toà án dị giáo gần như không hoạt động, nhờ sự thiếu quan tâm của các Giáo hoàng trong việc thi hành giáo điều. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son này của Giáo triều kết thúc vào năm 1527, khi quân đội nổi loạn của Hoàng đế Đức Charles V bao vây và cướp phá La Mã, giết chết hàng ngàn người và khiến phần lớn thành phố bị hủy hoại. 'Bao tải thành Rome' năm 1527, một thành ngữ từ để diẽn tả sự giã man tàn bạo, thay vì trả lương cho lính, vua Charles cho phép lính đi cướp bóc hãm hiếp bất kỳ cái gì có thể được trong thành Rome, không ngoại trừ các nơi thờ tự của Công Giáo, mà trong đám đi đánh thuê có rất nhiều người theo Tin Lành của Martin Luther, vốn rất thù hận Công Giáo La Mã (lộn ngược hai con số sau, năm 1572, ba vạn người Tin Lành bị thảm sát tại Paris ngày Saint Barthélémy). Sau vụ cướp bóc này, kể như thời vàng son của Giáo Triều Công Giáo thời Phục hưng và cả văn học nghệ thuật của Phục hưng cũng chấm dứt. Giáo Triều La Mã lại bắt đầu kiểm soát gắt gao các tư tưởng cũng như rà soát răn đe lại mọi hướng đi theo đúng tín lý và truyền thống khi bắt đầu lấy lại được ưu thế.
C - Hoài nghi về quyền thống trị của Giáo Hội. Có bốn mốc giới để đánh dấu sự hoài nghi về quyền thống trị của giáo hội Rô Ma trong thời kỳ này, đó là sự khai sinh phong trào Nhân Bản Phục Hưng (Renaissance Humanism), sự khám phá ra văn bản hiến quốc của Constantin cho giáo hoàng St. Sylvester là giả tạo, sự phân định giáo quyền và thế quyền, sự tan rã thành nhiều giáo hội Kytô độc lập với Rôma.
C.1 phong trào Nhân Bản Phục Hưng: Từ Renaissance Humanism là một thuật ngữ dành cho sự phục hồi các giá trị cổ điển của văn hóa Hy Lạp và La Mã bị chôn vùi và bị cấm đoán suốt thiên niên kỷ kể từ khi Công Giáo Rô Mã thống trị. Để nhấn mạnh sự phân biệt giữa Renaissance Humanism và Humanism của thế giới ngày nay, wikipedia có vài dòng như sau: The term humanism is contemporary to that period, while Renaissance humanism is a retronym used to distinguish it from later humanist developments. Phong trào này khai sinh ở Ý và nhanh chóng lan tràn sang các nươc Âu châu trong 3 thế kỷ, 14, 15 và 16. Renaissance Humanism phục hồi những tinh hoa của nhân loại trước văn minh Kytô hay còn gọi là studia humanitatis bao gồm những bộ môn như ngữ pháp, phương cách thuyết phục, lịch sử, thi ca và triết học đạo đức. Nhóm bốn người tiên phong cho phong trào này là Petrarch, Giovanni Boccaccio, Coluccio Salutati và Poggio Bracciolini. Họ là những trí thức rất say mê khảo cổ. Petrarch được xem là cha đẻ của Nhân Bản Phục Hưng, ông là luật gia, là nhà thơ, cha đẻ thơ trữ tình đưa tâm tư tình cảm riêng vào văn chương, cũng là người rất thân cận với giáo hoàng, khi giáo triều dời sang Avignon bên Pháp, gia đình ông đã dọn theo, nên khi còn trẻ, ông theo học luật tại đại học Montpellier ở phía nam nước Pháp. Hầu hết lãnh tụ phong trào này đều là chức sắc quyền thế hoặc quý tộc giàu có, như hồng y Basilios Bessarion, một người bỏ Chính Thống giáo Hy Lạp cải sang Catô Rô Ma, ông có một kho kiến thức về Hy Lạp học, và nhân phong trào Nhân Bản nở rộ, ông cũng thuận nước đẩy thuyền, làm hồi sinh hết sức có thể học thuật La Hy, và phong trào này rất thành công, nó cứu vãn được cho nhân loại hai kho tàng quý báu, hai nền văn minh đa thần rất súc tích cả về phẩm lẫn lượng, từ y học, văn học, thi ca, triết học, chính trị học đến khoa học, đến nỗi có thể nói không ngoa rằng, văn hóa La Hy mà không có Nhân Bản Phục Hưng, thì gần như là điểu bất khả. Với tiền bạc và thế lực từ vua chúa đến tăng lữ, họ quy tụ được một thư khố toàn cổ thư và phục hưng lại. Phong trào này lại được củng cố với sự gia nhập của 3 giáo hoàng: Pius II, Sixtus IV và Léo X nhờ thế họ có thể cổ xúy làm phát triển Tư tưởng và học thuật tách rời Thiên Chúa, quy chiếu nhiều hơn vào con người, như văn học, nghệ thuật, thi ca, hội họa và kiến trúc. Các phần trên tôi đã nói nhiều về sự xa hoa của các giáo hoàng trong thời kỳ này, và do tính cách nghệ sĩ của các giáo hoàng, mà nghệ sĩ rất thường đi đôi với hưởng thụ vật chất, thân cận với các nghệ nhân, sự gần gũi thân mật đã làm bớt đi sự kính nể giữa tín đồ đối với vị đại diện Chúa, do vậy mà có sự phản tỉnh của một số trí thức như Léonard de Vinci hoặc Machiavel như đã đề cập. Mặc dù tư tưởng nhân bản ngày nay có khác với Nhân Bản Phục Hưng, nhưng xét cho cùng, thời kỳ Phục Hưng đã tạo cơ hội cho các giá trị nhân sinh được phát triển, và hầu hết các khuôn mặt lãnh tụ phong trào đều là người thân cận với Giáo hội. Ít ai biết được từ Dark Ages, khái niệm về một thời đại lịch sử đen tối nhất của nhân loại là phát xuất từ suy tư của Petrarch. Wikipedia viết về sự kiện này như sau:
Petrarch viết rằng có hai thời kỳ lịch sử: Thời kỳ cổ điển của Hy Lạp và La Mã, theo sau là một thời đại của bóng tối mà chính ông tự thấy mình sống trong đó. Vào khoản năm 1343, trong phần kết luận của tập anh hùng ca Phi Châu do ông viết, ông đã ghi như sau: ''Số phận tôi là phải sống giữa những trận phong ba của phức tạp và mơ hồ. Nhưng có lẽ với các bạn, như là tôi hy vọng và ước mong, các bạn sẽ sống lâu hơn sau tôi, sẽ theo sau có một thời đại hoàn hảo hơn. Giấc ngủ trong quên lãng này sẽ không kéo dài đến vô tận...''. Petrarch wrote that history had two periods: the classic period of Greeks and Romans, followed by a time of darkness in which he saw himself living. In around 1343, in the conclusion of his epic Africa, he wrote: "My fate is to live among varied and confusing storms. But for you perhaps, if as I hope and wish you will live long after me, there will follow a better age. This sleep of forgetfulness will not last forever...'' (https://en.wikipedia.org/wiki/Dark_Ages_(historiography)
Ngày nay, rất nhiều tín đồ Công Giáo Việt Nam tìm đủ cách để phản biện rằng từ này được kẻ xấu chế ra nhằm mục đích bôi nhọ giáo hội, nhưng họ lại không hề biết rằng, kẻ tiên phong chỉ vào thời đại này và mệnh danh đó là thời kỳ đen tối không ai khác hơn chính là một trí thức thân cận của giáo triều Rô Ma.
Như vậy, vô tình hay cố ý, Nhân Bản Phục Hưng đã dắt Giáo Hội ra khỏi sự cấm đoán các thư tịch của ngoại giáo, cho phép phục hồi các giá trị nhân bản khác với Kytô vốn được xem là dị giáo, xích lại gần với đời sống riêng tư và thầm kín của con người hơn. Sử gia Jaccob Burckhardt người Thụy Sĩ đã nói về thời kỳ này như sau:
Giai đoạn từ thế kỷ thứ mười bốn đến thế kỷ thứ mười bảy đã tạo ra nhiều thuận lợi cho sự giải phóng cá nhân. Các quốc thị ở phía bắc Ý đã tiếp xúc với các phong tục khác nhau ở phía Đông, đã dần dần cho phép sự biểu lộ về hương vị ăn uống cũng như trang phục. Các tác phẩm của Dante, và đặc biệt là các học thuyết của Petrarch và những người theo chủ nghĩa nhân bản như Machiavelli, đã nhấn mạnh những đức tính của tự do trí tuệ và biểu hiện cá nhân. Trong các bài tiểu luận của Montaigne, những quan điểm cá nhân về cuộc sống đã được đón nhận một cách thuyết phục và hùng hồn nhất trong lịch sử văn học và triết học.
The period from the fourteenth century to the seventeenth worked in favor of the general emancipation of the individual. The city-states of northern Italy had come into contact with the diverse customs of the East, and gradually permitted expression in matters of taste and dress. The writings of Dante, and particularly the doctrines of Petrarch and humanists like Machiavelli, emphasized the virtues of intellectual freedom and individual expression. In the essays of Montaigne the individualistic view of life received perhaps the most persuasive and eloquent statement in the history of literature and philosophy.
Điều Jaccob Burckhardt nhận định đã được triển khai khá minh bạch ở các phần trên.
Nói chung, từ thế kỷ thứ VIII thì Giáo Hội Rôma đã có một quốc gia riêng của mình trên chính lãnh thổ khởi nguyên của đế quốc La Mã, do giáo hoàng trực tiếp cai trị, có quốc dân và quân đội riêng, được gọi là Quốc Thổ của Giáo Hoàng (Papal States). Trung tâm quyền lực của La Mã hoàn tòan sụp đổ vào tay của Giáo Triều Công Giáo, nước Ý bị chia vùng thành những thị trấn nhỏ và chả giữ một vai trò quyền lực quan trọng nào, nên cả Anh lẫn Pháp đều muốn trung tâm Âu Châu phải được xích lại gần họ hơn, và với sức ép của hai nước, một giáo hoàng người Pháp đã được bầu lên, tức là giáo hoàng Clément V, ông đã chọn Avignon miền Nam nước Pháp làm giáo đô từ năm 1305 đến năm 1377 trải qua 7 đời giáo hoàng. Công giáo trong ba phần tư thế kỷ này đã chia rẽ và phân hóa trầm trọng, có khi cùng lúc có hai giáo hoàng, một tại Avignon và một tại Rôma, có khi đến ba giáo hoàng khi Alexandre V và Gioan XXIII được bầu lên ở Pise (Ý). Phải nói thời kỳ Phục Hưng với sự dời đô về lại Rôma là thời kỳ vàng son nhất của chế độ Giáo Hoàng tại Âu Châu cho đến khi Charle V tiến quân vào tàn phá (1527).
C.2 Giả tạo chiếu vua để cướp nước: Khi người Tây phương bàn về chiếu thư hiến quốc của Đại Đế Constantine cho giáo hoàng Công Giáo, họ chỉ nói rất nhẹ nhàng đây là một tài liệu giả có lẽ được ngụy tạo vào thế kỷ thứ VIII, nhưng được giáo hoàng Leo IX (1049-1054) sử dụng để hợp thức hoá quyền lực của Giáo Hội thay thế cho Đế Quốc La Mã ở phía tây, khi có sự cạnh tranh với giáo hội Đông Phương Chính Thống giáo. Trên website Bách Khoa Toàn Thư Thế Giới, âm mưu cướp nước này được ghi nhận nhẹ nhàng như sau:
(Chiếu thư)được ban hành bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào thế kỷ thứ IV, Văn bản hiến quốc của Constantine đã trao cho Giáo hoàng Sylvester I và những người tiếp nối ông, với tư cách thừa kế của Thánh Phêrô, thống trị thành phố Rôma, Ý Đại Lợi, và toàn bộ Đế chế La Mã phương Tây, còn Constantine sẽ chỉ giữ lại đế quyền trong Đế chế Đông La Mã, từ thủ đô mới của ông ở Constantinople. Trên cơ sở tài liệu này, giáo hoàng và các đại diện của mình đã tuyên cáo thẩm quyền bổ nhiệm và trao vương miện, (điều này) cho thấy rằng tất cả quyền lực thế tục phải được Giáo hội hợp pháp hóa.
Nhà nhân bản người Ý Lorenzo Valla đã chứng minh vào năm 1440, rằng chiếu thư hiến quốc này là giả mạo bằng cách phân tích ngôn ngữ của nó, và cho thấy một số cụm từ nhất định là lỗi thời và ngày tháng của tài liệu không phù hợp với nội dung của tài liệu. Tuy nhiên, Vatican đã liệt tác phẩm của Valla vào danh sách bị cấm và ngoan cố duy trì tính xác thực của tài liệu. Nó được tiếp tục được sử dụng như là chính thống cho đến khi Baronius trong cuốn "Annales Ecèreiastici" (xuất bản 1588-1607) thừa nhận rằng "Hiến Quốc" là một sự giả mạo, và cuối cùng nhà thờ thừa nhận sự bất hợp pháp của nó.
Purportedly issued by the fourth century Roman Emperor Constantine I, the Donation of Constantine granted Pope Sylvester I and his successors, as inheritors of Saint Peter, dominion over the city of Rome, Italy, and the entire Western Roman Empire, while Constantine would retain imperial authority in the Eastern Roman Empire from his new capital of Constantinople. On the basis of this document the Pope and his representatives claimed the authority to appoint and crown kings suggesting that all temporal authority had to be legitimized by the Church.
The Italian humanist Lorenzo Valla proved in 1440, that the Donation was a fake by analyzing its language, and showing that certain phrases were anachronistic and that the purported date of the document was inconsistent with the content of the document itself. However, the Vatican placed Valla's work on the list of prohibited books, and defended the document's authenticity. It continued to be used as genuine until Baronius in his "Annales Ecclesiastici" (published 1588-1607) admitted that the "Donation" was a forgery, and eventually the church conceded its illegitimacy. (http://www.newworldencyclopedia.org/entry/Church_and_State) Nếu ta nói Giáo Hội Công Giáo âm mưu cướp nước La Mã thì nghe nó to tát quá, e rằng có người sẽ bị sốc mà bất tỉnh, hãy thử liên tưởng đến một chuyện có tầm vóc nhỏ, tựa như ta thu nhỏ trái đất thành quả địa cầu bằng nhựa trên bàn học, để người đọc thấy gần gũi hơn, cứ thử bịa ra một câu chuyện tương tợ với nội dung hoàn toàn được tôn trọng như sau đây xem sao: Ông Bill Gate, một trong những tỷ phú hàng đầu của Hoa Kỳ, nhân một hôm đến New York chơi, thấy có một anh đầu đường xó chợ homeless dơ dáy nằm ngủ ở vỉa hè, mặt mày hắn nhìn cũng không tệ, ông ngắm nghía xem tướng, ồ! thằng này cho nó học vài tháng, dạy nó làm quản gia nhà mình, một công hai chuyện, vừa giúp được kẻ nghèo khó, vừa có người trung tín giữ nhà cho mình. Thế là ông kêu thằng du thủ về nhà, cho học một khóa kế toán, học cách ăn ở giao tiếp trong giới quyền quý sang giàu, mục đích là huấn luyện thằng du thủ vô gia cư thành người quản gia trung tín. Và ông đã đoán không sai, nó tỏ ra rất trung thành, có nhiều thông minh sáng tạo, rất đắc lực giúp ông trong việc quản lý nhà cửa của cải. Khi ông chết, ông nghĩ rằng con cháu ông sẽ vẫn tiếp tục dùng người quản gia này như ông, nào ngờ, đến đời cháu ông, thằng này bỗng đâu đưa ra một tờ di chúc ghi rõ rằng ông hiến tặng cho nó một nửa gia tài sản nghiệp của mấy trăm năm tổ tiên nhà ông và chính ông đem cả cuộc đời để bồi đắp tạo dựng! Con cháu nhìn nét bút của ông, không ai dám tranh cãi, đành chia cho tên quản gia này nửa phần gia tài, có ngờ đâu, đây là một di chúc mà tự thằng du thủ du thực, vốn bản chất vong ân bội nghĩa đươc sinh ra và lớn lên trong dòng máu lưu manh, đã giả mạo làm ra!
Sau khi nghiền ngẩm câu chuyện này, bạn trả quả địa cầu nhỏ bé trên bàn học lại cái kích cỡ thực của nó, thì bạn có thể hình dung được sự kinh hiếp khi tôi lần đầu tiên đọc được vụ chiếu thư giả mạo này! Đây đúng là một âm mưu gian manh cướp nước, một sự việc mà chỉ có thể xảy ra nơi người thế tục, không ai dám nghĩ rằng Giáo Hội của Chúa, tự nhận là Thánh Thiện, Duy Nhất, Công Giáo và Tông Truyền, lại có thể làm ra được chuyện bất khả tư nghì như thế! (khả tư nghì - không thể suy nghĩ và bàn luận – lời thường thấy trong kinh Phật, để khen tặng điều gì mà trí óc con người không đủ sức hình dung ra được)
Lịch sử nước ta cũng có chuyện Trần Thủ Độ bắt Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, là một âm mưu gian manh được Thủ Độ toan tính rất lâu chứ không phải ngẫu hứng trong vài ngày hay vài tháng. Tuy nhiên, Thủ Độ không giả mạo điều gì, ông dùng quyền lực của mình để tạo sức ép bắt Nhà Lý chuyển ngôi cho Nhà Trần. Tôi bắt vua trao ngôi báu, đối với đạo lý của Nho gia , thì đây là bất trung; nhưng vợ nhường ngôi cho chồng, đối với truyền thống Nho gia tam tòng tứ đức, thì không có gì sai trái, vì xuất giá phải tòng phu. Trần Thủ Độ biết trước ông sẽ bị lịch sử lên án, tuy nhiên, vẫn có sự châm chế một khi họ Lý đã suy vi, trong khi họ Trần lại đang thịnh. Kịp đến khi Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo đánh tan 3 lần xâm lược của quân Mông Cổ, thì tấm lòng và tầm nhìn của Trần Thủ Độ hoàn toàn được ái mộ và những hoen ố được giảm khinh. Tôi cũng cố gắng tìm một giải thích hợp lý để bào chữa cho hành động cướp nước của Giáo Hội Rôma, nhưng không thể tìm ra lý cớ nào. Trong hơn nghìn năm thống trị của Cây Thập Ác ở Âu châu, tín đồ Công Giáo đã bị lợi dụng và lạm sát trên đủ mọi lãnh vực hay tình huống, hoàn toàn không giống nhà Trần đã lưu danh vàng trong tâm khảm người Việt, đến nỗi Hưng Đạo Vương được tôn lên làm Đức Thánh Trần, và Trần Nhân Tông được kính mộ là Phật Hoàng. Để đánh giá Công Giáo Rôma có là một di sản lớn cho Âu Châu nói riêng, hay cho thế giới nói chung hay không, tôi xin được tóm gọn trong nhận xét của nam tước De Ponnat như sau:
Công giáo La Mã được sinh ra trong máu, đắm mình trong máu, giải khát bằng máu và với chữ bằng máu mà lịch sử thực của nó được viết ra.
("Roman Catholicism was born in blood, has wallowed in blood, and has quenched its thirst in blood, and it is in letters of blood that its true history is written."
"Le catholicisme romain est né dans les sang, s’est vautré dans le sang, s’est abreuvé dans le sang, et c’est en caractères de sang qu’est écrite sa véritable histoire.")
C.3 Phân định, chia tách giáo quyền và thế quyền, hình thành chủ nghĩa quốc gia: Cũng ngay trong thời kỳ Phục Hưng, sự phân định giáo quyền và thế quyền được đặt ra. Vào năm 1435, Lorenzo Valla đến Naples để phò tá nhà cầm quyền tương lai của xứ này, đó là vua Alfonso Aragon. Vào thời kỳ này thì nhà vua bị bế tắc vì giáo hoàng Eugenius IV cũng đòi chủ quyền trên lãnh thổ Naples, và do đó, Valla đã cống hiến Alfonso về sự thực vụ giả mạo Hiến Thư của Constantine I, ông phân tích và chứng minh rằng đó là đồ chế biến của thế kỷ thứ VIII, nghĩa là bức chúc thư được ngụy tạo cách lúc Constantine còn sinh tiền đế 4 thế kỷ sau!
Sử gia Jerry Brotton của đại học Queen Mary tại Luân Đôn viết trong cuốn The renaissance, a very short introduction (Một giới thiệu ngắn gọn về Thời Đại Phục Hưng) đã viết như sau: Sự khéo léo trong phân tích văn bản của Valla đã phù hợp với cuộc tấn công dữ dội của ông đối với Giáo hội La Mã và tập đoàn điều hành cơ cấu này, (bao gồm) những kẻ, hoặc là không biết rằng Hiến Thư Constantine là giả mạo và ngụy tạo, hoặc là chính họ đã chế biến ra nó. Ông đã tố cáo tập đoàn này là 'làm mất sự tôn nghiêm của Kitô giáo, làm xáo trộn mọi thứ với những vụ giết người, thảm họa và tội ác'. Valla đã chế giễu tiếng Latin không chính xác và lỗi thời của bản Hiến Thư, trước khi đặt ra câu hỏi đầy tính hùng biện như 'chúng ta có thể biện minh cho nguyên tắc quyền lực của giáo hoàng khi mà chúng ta cũng nhận ra đó là nguyên nhân của những tội đại ác và những khuôn mặt quỷ kinh khiếp với nhiều dị dạng như thế không?' Lời tố cáo vừa hùng hồn vừa trang nhã này được kết luận bằng sự tấn công ngay vào những tham vọng mang tính đế quốc của giáo hoàng, 'để ông ta có thể thu hồi lại các phần khác của Hiến thư, tiền bị đánh cắp một cách gian manh từ những người tốt được ông ta tiêu xài một cách gian manh hơn'. Vua Alfonso rất hài lòng với việc Valla đã biến tấm Hiến Thư thành tờ giấy vô giá trị và đã sử dụng một cách thành công các lập luận này trong các cố gắng cơ bản giành lại sự an toàn cho vương quốc Naples của ông mặc kệ mọi mưu tính phản đối của giáo hoàng. (The deftness of Valla’s textual analysis was matched by his scathing attack upon the Roman Church and its pontiffs, who had either ‘not known that the Donation of Constantine is spurious and forged, or else they forged it’. He accused them of ‘dishonouring the Christian religion, confounding everything with murders, disasters and crimes’. Valla ridiculed the inaccurate and anachronistic Latin of the Donation, before again posing the rhetorical question ‘can we justify the principle of papal power when we perceive it to be the cause of such great crimes and of such great and varied evils?’ This rhetorically elegant invective concluded with an attack upon the imperial pretensions of the pope, who, ‘so that he may recover the other parts of the Donation, money wickedly stolen from good people he spends more wickedly’. Alfonso was delighted with Valla’s demolition of the Donation and used its arguments in his ultimately successful attempt to secure the kingdom of Naples despite concerted papal opposition.)
https://erenow.net/postclassical/the-renaissance-a-very-short-introduction/4.php
Đọc đoạn văn sử trên, ta nhận ra điều gì?
Đó là Công giáo luôn âm mưu cướp nước, cướp đất, giành dân. Âm mưu gian manh cướp nước để thống trị không nằm trong toàn thể Kytô giáo, mà chỉ đặc biệt xuất hiện trong bản chất của Công Giáo La Mã. Ta thấy điều này rõ nét qua cách hành đạo của Chánh Thống giáo và Anh Giáo, hai tôn giáo này không chủ trương truyền đạo, họ thỏa mãn với số tín đồ trong phạm vi quốc gia hay vùng miền truyền thống của họ. Khi đế quốc Anh đi chiếm thuộc địa, họ không để lại các di hại nguy hiểm về tôn giáo nhằm gây chia rẽ nội bộ các dân tộc bản địa để luôn có một thế lực sẵn sàng lật đổ chính quyền như trong các thuộc địa mà các đế quốc Công giáo để lại, đây là điểm mà khi còn trẻ đọc sách của Hoàng Văn Chí, tôi đã ghi nhớ, nhưng không hiểu nguyên nhân. Riêng Tin Lành thì khác, tôn giáo này thường trực bị Công giáo tàn sát ở Âu Châu, nên tự biết là nếu không phát triển, thì sẽ bị thua lép, sẽ bị Công giáo tiêu diệt bằng máu, nên chính sách của Tin Lành ngày nay cũng mưu toan chiếm đất giành dân để có thể tự vệ trước sức mạnh của Công giáo, và vì vậy mà các quốc gia nhược tiểu đều trở nên là bầy muỗi khi hai con trâu bò này tìm cách húc nhau mặc dù mặt ngoài của cả hai luôn ca tụng hòa bình. Một chi tiết rất nhỏ, nhưng cần ghi ở đây, rằng Lorenzo Valla trước đó được giáo hoàng Martin V mời làm thư ký Tòa Thánh, nên có thể nói, sự hiểu biết của ông về lịch sử, về những bí ẩn trong đời sống của tu sĩ Công giáo, sự thu nhập vào ngân khố..., khó ai có thể tường tận hơn ông, ngay cả các hồng y và chính giáo hoàng.
Tư tưởng phân chia quyền lực được manh nha ngay trong các học thuyết của Phản Thệ khi Martin Luther nói về một đất Chúa với hai thể chế - God is the ruler of the whole world and that he rules in two ways. - Chúa là nhà cai trị của toàn thể nhân loại nhưng ngài điều hành theo hai cách. Đây là khởi đầu của một nhà nước thế tục không lệ thuộc vào quyền lực của tôn giáo. Tuy nhiên tư tưởng của Phản Thệ rất lờ mờ không thể dứt bỏ được quyền hạn của tu sĩ trên đời sống dân sự ngay cả cho đến ngày nay.
Nhân tiện ta cũng nên mở một dấu ngoặc để bàn về khái niệm nhà nước thế tục manh nha trong tư tưởng của Luther, hay nói cách bác học hơn, là nói về sự phân định ranh giới giữa thế quyền và giáo quyền, cũng là một khoe khoang mà tác giả Nguyễn Gia Kiểng trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn đã tán dương là sáng kiến vĩ đại của văn hóa Tây Phương. Tôi đưa ra hai hình ảnh để biện minh với ông Nguyễn Gia Kiểng về đề tài này như sau: khi nhà Nguyễn cho giết đạo tại VN, thì người Công giáo gán cho Phật giáo cái mũ đã giết đạo Chúa, vì trong tư tưởng của tín đồ CG, nhà Nguyễn hay Phật giáo chỉ là một. Khi vua chúa Tây Phương gửi hạm đội sang xâm lăng các nước nhỏ bé như VN, thì người VN cũng xem Công giáo và quân xâm lăng chỉ là một. Dưới cặp mắt của người đọc sử, ta có thể nói, nhà Nguyễn chả liên hệ gì đến Phật giáo, nhà Nguyễn bảo vệ ngai vàng của dòng họ Nguyễn Phúc, và từ khi Gia Long lên ngôi, nhờ sự giúp đỡ rất tích cực của Giám mục Gia Tô Pigneau de Béhaine, đến khi Bảo Đại trao ấn kiếm cho Hồ Chí Minh, hay chỉ định Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, và mãi cho đến ngày nay, Phật giáo chưa hề được vua quan trọng dụng. Ta có thể nói các quan lớn của Nguyễn Triều hoặc là Nho giáo, hoặc là Công giáo, như Cha Cả cố vấn Bá Đa Lộc được tôn vinh là Giám Mục Thượng Sư từng được ban hàm Bi Nhu Quận Công (悲柔郡公), rồi nào là Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Ngô Đình Khả, Pétrus Ký, thậm chí có luôn cả người Pháp làm quan cho vua Gia Long tên là Jean-Baptiste Chaigneau với tên Việt là Nguyễn Văn Thắng, còn bên Nho thì có Lê Văn Duyệt, Nguyễn Tri Phương, Trịnh Hoài Đức, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Trần Tiễn Thành... hoàn toàn chả có ông sư nào được vua mời làm cố vấn. Như vậy, khái niệm phân định giữa thế quyền và giáo quyền, trong căn bản xã hội và lịch sử Việt Nam từ lập quốc cho đến Nguyễn Triều, hoàn toàn vắng mặt. Nhưng khi người Công giáo bị giết thì tín đồ Công giáo, được giáo dục và tuyên truyền, đổ hết tội lên đầu nhà Phật. Cũng dưới cặp mắt của người đọc sử, ta thấy các đoàn tàu thám hiểm của người Tây, người Bồ, luôn có cây thánh giá đi theo, tới đâu thì thánh giá cắm ở đó. Các vụ chiếm cứ thuộc địa đất đai, cướp bóc và bắt nô lệ, được Giáo hoàng khuyến khích và cho phép theo các sắc lệnh từ tòa thánh ban ra. Ta có thể kể ra 2 sắc lệnh trong rất nhiều sắc lệnh ngang ngược và phi nhân bản như sắc lệnh Dum Diversas năm 1452 của giáo hoàng Nicolas V cho phép truy lùng, chiếm đoạt, bắt vợ con của các xứ bị chiếm đóng, bắt làm nô lệ hoặc sở hữu ngay cả vua chúa bản xứ khi bị thống trị, sắc lệnh Romanus Pontifex năm 1455 cho phép hoàng tử Le Navigateur của Bồ Đào Nha tha hồ bắt nô lệ, và đặc biệt sắc lệnh Inter Caetera được Alexendre VI chia hai thế giới là cái sắc lệnh bất lương (xin lỗi) nhất lịch sử nhân loại. Nếu ông Nguyễn Gia Kiểng có lương tri của một con người, ông phải biết nỗi đau toàn bộ châu lục Mỹ bị chiếm, toàn bộ thổ dân Mỹ bị tàn sát, toàn bộ văn hóa Mỹ châu bị xóa sạch, đều là nhờ ân phước của cây thánh giá. Ở VN cũng vậy, sự xâm lăng của Pháp thành công đến hết 80% là nhờ công lao phản quốc, làm tay sai, làm gián điệp của người Công giáo đối với mẫu quốc Pháp; không có đám này, với một nước Pháp xa xôi đi về mất cả vài tháng, quân Pháp làm sao chịu đựng nổi các cuộc kháng chiến của người VN? Tôi không cần nhắc đến câu nói cua gãy càng của giám mục Pugnier để chứng minh, mà chỉ cần phân tích một cách khoa học tình hình chính trị và quân sự thế giới thời bấy giờ là đủ. Ông Kiểng bị giáo dục của Công giáo nhồi nhét, mới cảm thấy rằng, từ một thể chế lẫn lộn giữa tôn giáo và chính trị tiến tới một thể chế thế tục không có bàn tay của giới giáo sĩ điều động ở phía sau, là một bước nhảy vĩ đại ở Âu Châu; thì đối với người Á Đông, nhất là người VN, điều này cứ tự nhiên như cá bơi trong nước, chả cần một sự tiến bộ văn minh nào cả. Âu châu mất hơn 1000 năm để biết tách rời tôn giáo khỏi chính trị, thì tại VN, chưa hề cần mất một giây nhỏ nào! Ông vua đau khổ nhất của Pháp bị lấn cấn giữa đan xen chính trị và tôn giáo vào thời Phục Hưng là Henri III của xứ Navarre, cũng đồng thời là Henri IV của Pháp (1553-1610). Cuộc đời ông chiến tranh liên miên, tất cả mọi cuộc chiến đều có căn nguồn từ thù hận trong chính hàng ngũ Kytô giáo. Công giáo và Tin Lành đều nhân danh Chúa và muốn thống trị thế giới, cả hai đều mở miệng là Phúc Âm, là cứu rỗi, là nhân ái thương xót, nhưng họ uống máu nhau không nhăn mặt trong lịch sử. Henri sinh ra với cuộc hôn nhân mua bán chính trị giữa cha Công giáo (Antoine de Bourbon) và mẹ Tin Lành (Jeanne d'Albret), bản thân ông suýt chết trong vụ thảm sát người Tin Lành vào ngày lễ thánh Barthélémy vào năm 1572 với tổng số tín đồ Tin Lành là nạn nhân bất kể già trẻ trai gái lớn bé có thể lên đến 30,000 người. Tám cuộc chiến tranh tôn giáo (guerres de religion) trong nửa hậu bán thế kỷ XVI tại Pháp, làm hao tốn tiền của và sinh mạng của hằng trăm nghìn người chung quy đều gần như từ cây thánh giá mà phát sinh, nên lịch sử đẵ không ngần ngại gọi đó là chiến tranh tôn giáo, đều xảy ra trong thời Phục Hưng này. Vua Henry IV phải thay đổi giữa Công Giáo và Tin Lành gần chục lần, và cuối cùng, vì muốn đất nước ổn định, ông bắt buộc phải tuyên bố bỏ đạo Tin Lành vĩnh viễn vào năm 1593 tại đại thánh đường St Denis. Có thể nói chưa vị hoàng đế nào chịu áp lực 12 lần mưu sát như Henri IV. Tai hại của việc tôn giáo chen chân vào chính trị cho đến thế kỷ XXI vẫn là một nguyên nhân làm đổ máu không biết bao nạn nhân. Một sự kiện khác cũng đánh dấu sự phân định thế quyền và đồng thời biểu lộ sự mất tín nhiệm của Giáo Hội La Mã tại Âu châu trong đời đại Phục Hưng, đó chính là việc vua Henry VIII không công nhận ảnh hưởng của giáo hoàng tại Vương Quốc Anh vào năm 1534, vì La Mã không chấp nhận cho ông ly dị. Ông tự lập ra Anh giáo, vua hoặc nữ hoàng Anh ngồi ở vị trí vừa là quốc chủ, vừa là giáo chủ, tách khỏi sự kiểm soát của La Mã từ đó. Ý niệm về quốc gia dân sự (laïque, secular) bắt đầu manh nha trong thời kỳ này. Các suy tư về phân định tôn giáo và chính trị được nẩy mầm tại đây, nhưng phải đợi tới thế kỷ XVII mới được John Lock chính thức phát triển thành một học thuyết xã hội làm nền cho văn minh Âu Mỹ đến tận ngày nay. (Xem phần C.4)
Bối cảnh lịch sử này được Jerry Brotton viết trong cùng một tài liệu như sau:
Đến năm 1600, thì châu Âu đã thay đổi vượt quá mọi sự hiểu biết rất mơ hồ có được từ tập hợp các quốc gia nhỏ hoặc các tiểu lãnh địa ít được đề cập đến trong trong thực thể 'Europa' của năm 1400. Các quốc gia và các đế chế đi chinh phục hoàn vũ mới nổi đặt ra những nghị trình chính trị, cùng với sự linh động có được từ các gặp gỡ giữa các tôn giáo và sự giao lưu đông tây đã làm tê cứng các hệ thống niềm tin lập trình của Công giáo, Tin lành và Hồi giáo. Điều này tiên báo sự ra đời một loại định chế mới của nhà nước và sự trỗi dậy đồng thời của chủ nghĩa dân tộc. Các quyền lực đế quốc lớn của châu Âu sẽ tiếp tục tranh giành chủ quyền hầu hết các vùng đất mới được phát hiện trong ba thế kỷ tới. Nhưng di sản của thời kỳ này cũng là một loạt các cuộc xung đột chính trị và tôn giáo dường như không thể giải quyết được ở các khu vực đa dạng như Ireland, Balkan và vùng Cận Đông, mà căn nguyên là do sự va chạm giữa giáo hội với nhà nước lần đầu tiên diễn ra ở thời Phục hưng.
(By 1600, Europe had changed beyond all recognition from the illdefined collection of city states and principalities that made little reference to the entity of ‘Europa’ in 1400. Nation states and emerging global empires set the political agenda, and the fluidity of religious encounters and exchanges between east and west had hardened into the programmatic belief systems of Catholicism, Protestantism, and Islam. This signalled the birth of the modern institution of the state and the concomitant rise of nationalism. The great imperial powers of Europe would go on to claim most of the newly discovered globe over the next three centuries. But the legacy of the period was also a series of seemingly irresolvable religious and political conflicts in regions as diverse as Ireland, the Balkans, and the Middle East, whose origins lay in the collision of church and state that first took place in the Renaissance.)
C.4 Sự tan rã thành nhiều giáo hội Kytô độc lập với Rôma Cũng cần nhắc nhở rằng, vào thời Trung cổ, năm 1054, Kytô giáo bị chia cắt làm hai, giáo hội Đông Phương Hy Lạp, và giáo hội Tây Phương La Tinh. Sự kiện này khởi đầu bằng những cao ngạo mang tính cá nhân giữa hai nhân vật cao cấp của hai bên, họ ban lệnh dứt phép thông công cho nhau, hồng y Humbert Silva Candida ở Rôma và giáo trưởng Michel Cérulaire ở Constantinople. Tuy nhiên, sự ly giáo được in đậm nét vào năm 1204 với cuộc thánh chiến thứ tư khi cộng đồng La Tinh đem quân đánh cộng đồng Byzantine tại thành Constantinople và cướp phá không thua vụ Georges V cướp thành Rôma sau này, thù hận vốn có giữa hai bên lại được dịp gia tăng. Vào năm 1437, giáo hoàng Eugenius IV muốn vận động để thống nhất hai giáo hội Đông Tây. Thế là ngày 6 tháng 7 năm 1439, một thỏa ước thống nhất được ký kết, nó hân hoan ca ngợi bức tường ngăn cách hai giáo hội Đông Tây đã bị phá vỡ, và hoà bình cùng với bản hòa âm đã được tái lập - ‘‘the wall which separated the Eastern Church and the Western Church has been destroyed, and peace and concord have returned’’. Nhưng bài hoan ca không kéo dài lâu, khi trở về đến Constantinople thì hòa ước bị dân chúng tẩy chay và hàng giáo phẩm bức xúc, còn bên phía Rôma xem hòa ước chỉ là tấm giấy trưng bày. Khi quân Byzantine bị đế quốc Ottoman của Hồi giáo tiêu diệt thì quân Rôma cũng chẳng xem đấy có gì quan trọng. Không biết ngày nay Công giáo La Mã có nuối tiếc là đã để Constantinople lọt vào tay Hồi giáo không, nhưng khi nghe tin tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đòi trưng dụng đại thánh đường Ste Sophie được hoàng đế Justinien xây dựng vào thế kỷ thứ IV làm thánh đường Hồi giáo, thì phản ứng của Công giáo Âu Mỹ không lấy làm hài lòng cho dù đây là việc “nội bộ” của quốc gia cựu đế quốc Ottoman. Nhưng điểm quan trọng nhất trong thời kỳ này có lẽ là sự phục hưng các giá trị văn hóa phi Kytô khi phái đoàn Byzantine sang La Mã để ký kết thỏa ước, họ đã đem theo những di cảo văn học Hy Lạp thời thượng cổ trong đó có các thủ bản của Platon, Aristote, Plutarque, Euclide, Ptolémée... mà đối với dân phía La Tinh chỉ có thể là chuyện đẹp trong cổ tích. Đây là sự giao lưu văn hóa mà theo tôi là bước nhảy quan trọng nhất làm nền tảng của tiến bộ trong mọi ngành học thuật, đặc biệt là triết học, toán học, thiên văn học cùng với sau này là phong trào lãng mạn của nghệ thuật. Điều này có thể so sánh với ước mơ học thuật thời Tiền Tần của thời kỳ Chiến Quốc bên TQ mà được giao lưu và phục hưng với học thuật Nho giáo sau Đường Tống hoặc Nguyên Minh. Nếu một sự may mắn lịch sử như vậy đã xảy ra thì chưa chắc văn minh TQ đi sau văn minh Tây phương. Tuy sự chia cắt Công Giáo thành Anh giáo cũng là một mất mát lớn lao của Rôma, nhưng cho đến ngày nay Anh giáo vẫn luôn song song với Vatican trên mọi trận tuyến, không khiến cho Giáo Hội La Mã mất máu trầm trọng như sự chia rẽ giữa Công giáo và Phản Thệ (the Great Schisme), là chiếc cưa làm lung lay đến tận gốc rễ và khiến cho Kytô giáo suy thoái đến mãi ngày nay.
Sự chia cắt này khởi đầu bằng quan điểm thần học khác biệt: Công giáo thì cho rằng chìa khóa Thiên Đàng được Chúa trao cho thánh Phêrô, và các linh mục là các đại diện của Chúa dưới trần, nên thay mặt thánh Phêrô mà trao chìa khóa cho Tín Đồ qua phép thông công. Như vậy, Hội Thánh là cánh cửa duy nhất nếu ai muốn hiệp thông với Thiên Chúa. Martin Luther thì cho rằng, Hội Thánh thực chất chỉ là hội ma quỷ ham hưởng thụ và muốn có quyền bính, nên đối với ông, cách duy nhất để hiệp thông với Thiên Chúa là sống đời sống thánh thiện qua sự thực hành các lời dạy trong kinh Thánh, như vậy theo Tin Lành, kinh Thánh chính là cửa ngỏ hiệp thông với Thiên Chúa. Có 8 điểm khác biệt giữa Công giáo và Tin Lành (hay Phản Thệ), như sau:
1. Không tin vào Giáo hội là Thánh Thiện, Duy Nhất, Công Giáo và Tông Truyền như Công giáo Rôma khoe khoang, cũng không tin quyền ban phát hiệp thông vào Thiên Chúa qua trung gian Giáo Hội.
2. Không chấp nhận chuyện xưng tội trước một tu sĩ, họ có thể tự xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa, không cần bị sỉ nhục trước một linh mục Công giáo. (Đọc thèse thứ 7 của M. Luther)
3. Không tin vào Bí Tích Thánh Thể là hiện thân của thịt và máu Chúa (consubstantiation), mà chỉ đơn thuần là một sự nhớ tưởng đến Chúa.
4. Không tin vào phép rửa tội khi còn bé. Tin Lành cho rằng rửa tội là do tín đồ tự nguyện và thành tâm hối lỗi chứ việc rửa bằng nước là hình thức giả tạo. Tuy nhiên ai cần làm phép này họ không từ chối.
5. Không tin rằng bà Maria là trinh nữ, cũng không tin bà Vô Nhiễm Nguyên Tội (Luther cố tình giải thích rằng bà vô nhiễm, nhưng các nhà thần học Tin Lành không chấp nhận), họ cũng không tin bà bay về trời, dù vẫn làm lễ ngày 15 tháng Tám, nhưng họ cầu nguyện với Thiên Chúa chứ không cầu nguyện Maria.
6. Không cầu nguyện chư thánh hoặc thờ thần tượng.
7. Không tin vào Luyện Ngục, nơi mà Rôma bịa ra từ năm 1133 để hù dọa tín đồ là nếu trả tiền cho Giáo Hội thì thời gian sẽ được giảm đi ở luyện ngục, nơi dành cho ai tin vào Chúa nhưng chưa sạch hết tội lỗi.
8. Tu sĩ có quyền lấy vợ thay vì đi hiếp dâm, thông dâm hay mua dâm. Martin Luther sau đó có vợ và sinh 6 con.
Đến thế kỷ XX, thì Tin Lành còn cho phép nữ phái cũng có thể trở thành tu sĩ đại diện cho Chúa, trong khi Rôma tiếp tục không cho phép, mặc dù có nhiều vận động.
Tín ngưỡng Luyện Ngục là một đề tài tranh cãi trong thời kỳ Phục Hưng. Vụ bán vé trực tiếp vào Thiên Đàng không kinh qua Luyện Ngục là tiêu đề chính mà Martin Luther phản đối kịch liệt Giáo Hội. Thực ra việc buôn bán này phát xuất từ lúc Giáo Hội hô hào các cuộc thánh chiến theo lệnh của các Giáo Hoàng, Giáo hội trả tiền chiến sĩ bằng cách ai chết thì khỏi phải xuống Luyện Ngục, mà đi thẳng lên Thiên Đường, nên quân đội của Rôma rất thiện chiến không sợ chết là vì vậy.(The sale of indulgences was a byproduct of the Crusades in the 12th and 13th centuries. Because they risked dying without the benefit of a priest to perform the appropriate ceremonies, Crusaders were promised immediate salvation if they died while fighting to "liberate" the Christian holy city at Jerusalem). Năm 1517 là năm bộc phát sự chống đối Giáo Hoàng Jules II và sau đó là giáo hoàng Léo X, vì cả hai đều không ngừng chủ trương buôn bán sự tha thứ (indulgence) cho tín đồ, với các tín phiếu này, thì họ hoặc trực tiếp được hưởng nhan Thánh, hoặc được giảm thời gian bị đọa đày trong Luyện Ngục. Giáo hội rất cần tiền để xây cất Đại Thánh Đường Saint-Phêrô. Đây là lời vận động bán tín phiếu được linh mục người Đức John Tetzel rao hàng như sau:
Bạn có nghe thấy tiếng kêu khóc của cha mẹ hoặc người thân quá cố của mình hay không, Hãy thương xót chúng ta, bởi vì chúng ta đang chịu đựng đại hình và thống khổ. Từ đây, các con có thể giải thoát chúng ta với chút ít tiền bố thí...Chúng ta đã sinh ra các con, nuôi nấng các con, chăm sóc và để lại các con những của cải trần thế. Tại sao các con nỡ đối xử với chúng ta tàn nhẫn và để chúng ta phải chịu bị thiêu đốt, trong khi chỉ cần có tí xíu tiền là có thể cứu thoát được chúng ta? (Don't you hear the voices of your dead parents and other relatives crying out, "Have mercy on us, for we suffer great punishment and pain. From this, you could release us with a few alms . . . We have created you, fed you, cared for you and left you our temporal goods. Why do you treat us so cruelly and leave us to suffer in the flames, when it takes only a little to save us?)
Nếu đem vụ bán vé thiên đàng cùng với câu than khóc oán hờn của ''oan gia trái chủ'' đuợc ông Linh mục dòng Dominicaine thực hiện để kinh tài cho Giáo hội xây thánh đường Phêrô với vụ thầy Trúc Thái Minh Chùa Ba Vàng, thì thầy Thái Minh chỉ là một tiểu tăng nhỏ bé của riêng Chùa Ba Vàng, không đại diện cho chủ trương của cả giáo hội từ giáo triều này tới giáo triều khác như bên Công giáo Rôma, trải qua hằng mấy trăm năm, và kéo dài cho mãi đến ngày nay, thì như cái hạt cát đem so với quả núi. Ta có thể thưởng thức hai câu thơ trứ danh được gắn vào mồm của linh mục John Tetzel như sau:
Sitôt que sonne votre obole,
Du feu brûlant l'âme s'envole.
Ngay khi tiếng của vàng bạc vang lên
ngọn lửa thiêu đốt linh hồn liền biến mất.
Câu này được Martin Luther chống đối mãnh liệt trong luận đề thứ 27 của ông, như sau: Đó là một sự bịa đặt của con người, sự rao giảng rằng ngay khi tiếng bạc gieo vào đáy két, thì linh hồn được giải thoát khỏi Luyện Ngục. (C'est une invention humaine, de prêcher que sitôt que l'argent résonne dans leur caisse, l'âme s'envole du Purgatoire).
Ngày nay, lúc giáo hoàng Phanxicô sang Brasil, giáo hội cũng phát ra tweeter để bán vé thiên đàng cho ai trực tiếp đến dự, còn nhấn mạnh là sự tham dự qua Internet thì không được vé, hèn chi mà lâu nay tôi luôn có ấn tượng mạnh mỗi khi giáo hoàng đi đâu thì đám đông quần chúng vây quanh ngài hơn cả kiến bu vào cục mỡ, nếu đứng từ trên cao nhìn xuống: "That includes following Twitter," said a source at the penitentiary, referring to Pope Francis' Twitter account, which has gathered seven million followers. "But you must be following the events live. It is not as if you can get an indulgence by chatting on the internet." (theo tin báo Guardian https://www.theguardian.com/world/2013/jul/16/vatican-indulgences-pope-francis-tweets)
Martin Luther chống lại giáo hội bằng 95 luận đề (thèses) nổi danh theo đó mà người Phản Thệ lập giáo, trong đó ông công kích kịch liệt nhiều sai phạm của giáo hoàng, đặc biệt là sự rót đầy ngân quỹ của giáo hội bằng việc bán giao kèo vào Thiên Đàng (letter of Indulgence). Dù có đến 95 luận đề, nhưng tựu chung không đi xa đề tài Luyện Ngục. Nên lưu ý rằng, ngôn ngữ trong 95 luận đề, tuy là chống Giáo Hội, nhưng chưa hoàn toàn đánh mất sự tôn kính đối vớí giáo hoàng như sau này, vì lúc ấy, Luther chưa nắm chắc được sự an toàn của mình, phải luôn trốn núp và được một số thân hữu bên Đức che chở, đặc biệt là nhà thờ Wittemberg ở vùng Đông Đức, nơi ông phát tán 95 luận đề, hơn nữa, ông chỉ nghĩ rằng ông phản đối để Giáo Hội sửa sai, chứ không có ý lập giáo. Nước Đức là nơi an toàn nhất cho ông vì đa số quý tộc của Đức thường bất mãn với Giáo Hội La Mã, họ bị đối xử bất bình đẳng so với quý tộc Pháp mặc dù tiền đóng góp của họ so với tiền của quý tộc Pháp hoàn toàn không thua kém. Chẳng hạn, các giáo chức của Đức được phái đến từ La Mã, trong khi giáo chức Pháp thì được Giáo Hội chọn tại chỗ mặc dù đã nhiều lần phản ảnh. Luther bị dứt phép thông công, nhưng nhờ một người quý tộc Đức là Frederic ''nhà hiền triết'' che giấu mới sống sót. Ông ẩn núp trong nhà Fréderic cả năm trời, và nhân cơ hội, ông dịch sách Tân Ước sang Đức ngữ vào năm 1521. Giới quý tộc Đức nghe danh ông, dần dần tạo thành một nhóm ủng hộ ông, cho ông cảm giác an toàn hơn, kịp đến lúc vua Đan Mạch và vua Thụy Điển cũng ra mặt ủng hộ ông thì Martin Luther nghĩ đến việc tách giáo. Sự tách giáo này rất đẫm máu giữa Tin Lành và Công Giáo Rôma. Ngày nay thì hai bên đã tìm cách dừng lại lời lẽ khiêu khích và thù hận nhau, cả hai bên đều tự biết sức mạnh của nhau, Tin Lành được Hoa Kỳ bảo vệ, và Rôma có sự hậu thuẩn của rất đông tín đồ trên toàn thế giới ngay cả trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Nhưng sau khi Martin Luther tách giáo thì cả vài trăm năm sau máu vẫn không ngừng chảy giữa hai tôn giáo cùng một nguồn gốc này. Có thể kể ra các cuộc chiến đẫm máu xuất phát từ sự tách giáo này mà không cần đi vào chi tiết như sau:
• Cuộc Nổi Loạn Nông Dân ở xảy ra ở Đức năm 1525.
• Vụ tàn sát nhóm Tin Lành Anabaptist ở Münster năm 1536 khi thành phố nhà nước này suy thoái nhường bước cho đạo quân La Mã vào, họ giết người Anabaptist và chặt thây phơi trong những chiếc lồng treo trên các khung Thánh Đường.
• Tám cuộc chiến tranh đẫm máu trong nội bộ nước Pháp trải dài gần 40 năm từ 1562 đến 1598 như đã được nêu ra phía trên khi nói về vua Henri IV với vụ tàn sát ngày lễ thánh Bartholémy tại Paris. Tổng số chết của đôi bên có thể lên đến 4 triệu người theo death toll của wikipedia.
• Cuộc chiến tôn giáo 30 năm giữa hai khối Công giáo Rôma và Phản Thệ tại Âu châu mà số người chết ước tính có thể lên đến 13 triệu người, cũng theo death toll wikipedia.
Nếu thêm vào đây vụ thảm sát người Waldensians ở Piedmont do Công giáo Pháp thực hiện vào năm 1655, thì ta phải kinh khiếp cho sự tàn ác của người Công giáo, họ tàn ác đến nỗi trẻ con bị xé toạc làm hai. Ai muốn xem sự tàn ác này ra sao, xin vào website: http://www.executedtoday.com/2011/04/24/1655-massacre-of-waldensians/
Mặc dù người Phản Thệ từng là nạn nhân đau khổ của Công giáo Rôma, Martin Luther lại là người tỏ ra rất sắc máu đối với Do Thái giáo, ông từng hô hào tàn sát hoặc thiêu hủy các đền thờ Do Thái giáo, chắc chắn là do đọc kinh Thánh thấy dân Do Thái đòi giết Chúa Kytô, mà theo tôi, có lẽ đã được bí mật sửa đổi sau khi Giáo Hội được Contantine I đưa lên làm quốc giáo.
Sự chia cắt Công giáo làm 3 vào thời Phục Hưng đã khiến cho phần còn lại của nhân loại được rất nhiều ân phúc. Cứ giả thiết là trên toàn thế giới, chỉ có một Kytô giáo do Rôma điều khiển như trước 1054, thì nhân loại còn phải chìm đắm trong biển máu và trong bóng tối (dark ages) cho đến khi nào? Nếu thật sự những chia cắt đẫm máu này đều do chính Thiên Chúa toan tính, thì nhân loại nên cám ơn ngài. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XIX, nhiều tác giả trí thức viết về Kytô giáo đều gần như từ trong quả táo do Adam ăn mà sinh ra, không có họ, chúng ta sẽ hoàn toàn không biết gì về Kytô giáo, những vụ tàn sát, các mưu toan gian manh, những dâm loạn, những vụ buôn thần bán thánh, những âm mưu cướp nước, những vụ tàn sát các thổ dân Mỹ châu, các chủ trương tiêu diệt ngoại giáo hay dị giáo...không có những thức giả từ trong cái nôi của Kytô giáo bước ra vạch màn bí mật, thì chúng ta chỉ còn nước nằm im chờ Kytô giáo đến truy sát bằng cách này hay cách khác, bằng viên kẹo bọc đường tẩm thuốc kịch độc, hoặc bằng chính anh em nhà mình được giáo hóa biến thành con chiên rồi trở giáo đòi dâng hiến gia tài của tổ tiên cho Chúa. Quá trình hình thành và suy yếu của Kytô giáo trải qua gần hai thiên niên kỷ. Các cuộc thánh chiến hao tốn xương máu của giáo dân xảy ra trong thời Trung Cổ. Thời kỳ giàu có và hùng mạnh nhất của Công giáo La Mã chính là thời đại Phục Hưng, tại đây, các tòa án dị giáo được thành lập để giết người mà Giáo Hội cho là ''dị giáo'', giáo hoàng chia hai thế giới ban cho hai vương quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, truy sát và giết tận giết tuyệt các phù thủy, buôn bán nô lệ từ Phi châu hoặc từ Mỹ châu gửi về, xây dựng các cung điện huy hoàng tráng lệ tại Vatican, đời sống của giới tu sĩ và quý tộc Âu châu liên hệ nhau rất mật thiết vì hai bên cần nhau để bóc lột dân đen. Người dân không theo Chúa thì bị lên án tử hình, toàn thể Âu châu chỉ có một tôn giáo duy nhất nên ngay từ đầu, 4 thuộc từ Thánh Thiện, Duy Nhất, Công Giáo và Tông Truyền ít nhất có 3 điều rất chính xác: Công giáo, tức hoàn vũ giáo, mang ý nghĩa thống trị, trái đất là của Thiên Chúa. Duy nhất, là không một tôn giáo nào khác đạt kỷ lục về sự tàn sát kinh khiếp như Kytô giáo. Tông truyền, là đời này qua đời nọ, nhờ ăn thịt và uống máu Chúa theo bí tích thánh thể, họ truyền giống Chúa rất tinh vi, và không tín đồ nào không nghĩ đến việc xóa bỏ các tôn giáo khác để cho nước Chúa ngày càng nới rộng biên cương. Điều này ngay trong kinh nguyện, kinh nhật khóa của họ tại VN, họ không che giấu việc gọi đạo Phật là bụt thần tà đạo, điều này được huấn luyện trong phương thức nhắm vào mục vụ cải đạo người Lương, như sau: Rất nhiều linh mục và giáo dân luôn thành kiến rằng: đạo của người lương giáo là đạo thờ bụt thần ma quỷ. Thật là một lầm lỡ lớn. Không biết gì về đạo người ta, mà dám phê bình như vậy. Đạo người ta bắt nguồn từ thế kỷ 5 trước Chúa Kitô giáng trần, đạo đó hướng dẫn người ta làm lành lánh dữ tu thân tích đức. Đạo đó, nếu hiểu theo tinh thần Công đồng Vatican 2 thì những nguyên tắc của đạo cũng được Thiên Chúa mặc khải cho người sáng lập đạo hình thành, để hướng dẫn người ta nên tốt. Có thể nói đạo đó ở Á Châu bắt nguồn từ trước Công Nguyên chuẩn bị cho người sau này biết lắng nghe lời Chúa Giêsu Con Thiên Chúa giáng trần một cách hữu hiệu hơn. (http://www.vanhoaviet.info/truyengiao.htm).
Nghĩa là Phật được chúa sai ra đời (mạc khải cho) để dọn đường cho người Châu Á sẽ theo Chúa Kytô trong tương lai! Không gì trịch thượng và thiếu lễ độ (tối thiểu) bằng! Muốn lí luận với hạng này, chúng ta nên vào hàng thịt hàng cá ở chợ Sài Gòn mời vài vị cao thủ, chứ các tu sĩ Phật giáo không thể mặt dày mồm năm miệng bảy tranh cãi với họ.
III – KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG (Siècle des Lumières – Age of Enlightenment) Bài viết này chỉ có tham vọng trình bày sơ lược về thời đại Phục Sinh, không muốn đi xa và đi sâu vào Kỷ Nguyên Ánh Sáng. Tuy nhiên, nói đến Phục Sinh và sự tách giáo cùng với sự rời bỏ nền thống trị của độc thần giáo La Mã, thì cũng nên có vài nét giới thiệu về Kỷ Nguyên Ánh Sáng, là thời kỳ mà, theo cái nhìn của đại đa số học giả cũng như sử gia, cùng với cái tên được đặt ra cho nó, có thể nói, đây là lúc bình minh nhân loại bừng tỉnh sau giấc ngủ triền miên bao phủ trong bóng tối dày đặc của của thần học Kytô. Trong suốt một thời gian dài hơn thiên niên kỷ, dù trước đã được các danh gia Hy Lạp đi tiên phong trong các bộ môn triết học, toán học, thiên văn học, thi ca và nghệ thuật, Âu châu không phát kiến gì thêm, mà gần như đi thụt lùi cả thiên niên kỷ cho đến khi giáo hoàng Eugenius IV mong ước thống nhất hai giáo hội Đông Tây vào năm 1437 như đã trình bày ở trên. Những ai chưa cảm nhận được sự mất mát trong 1 nghìn năm kể từ khi Kytô giáo thống trị Âu Châu, thì hãy suy nghĩ một cách cụ thể và đơn giản như sau: số π và các định lý hình học của Pythagore, của Euclide, của Thalès, sức đẩy Archimède, các phép tính chu vi trái đất từ Aristote, Platon và cho đến Ératosthène hoàn toàn bị ném vào sọt rác để lo đến nhà thờ cầu nguyện và sống sao cho vừa lòng các tu sĩ, nên học thuật gần như bị quên lãng hơn cả nghìn năm. Khi các giá trị xưa cũ này được trở về và được phát triển, người ta mệnh danh đó là thời đại Phục Sinh.
Chủ nghĩa Hoài Nghi manh nha từ sự bất tín nhiệm vào quyền năng của Thiên Chúa, sự thánh thiện của giáo hội. Chỉ cần hai nền tảng này lung lay, thì Giáo hội đánh mất tính Duy Nhất, Công Giáo và Tông Truyền trong thực chất của các từ vựng này.
Chủ nghĩa Hoài Nghi làm bực thang để kỷ Nguyên Ánh Sáng ló rạng. Có thể nói mà không sợ sai rằng, không có Kỷ Nguyên Ánh Sáng, thì không thể có dân chủ, nhân quyền, khoa học và kỹ thuật của con người hiện đại. Hai giá trị dầu tiên, dân chủ và nhân quyền cùng bột phát lên trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, qua đó, các trí thức lãnh đạo cuộc Cách Mạng từng đưa lên đoạn đầu đài khoản 40 nghìn linh mục hoặc bà xơ, tịch thu toàn bộ bất động sản của Giáo Hội mà trong đó ngôi Nhà Thờ Đức Bà Paris vừa bị cháy ngày 15 vừa qua (tháng 4 2019), từng bị nhân dân trưng thu thành đền thờ Lý Trí (Temple de Raison) cùng vói sự hô to Bài Trừ Kytô Giáo (Déchristianisation). Ngày xưa tôi không chú ý cuộc cách mạng Pháp, chỉ đọc để có kiến thức, cho đến một hôm, tôi làm việc dưới quyền một giám đốc người Pháp, đến ngày nghỉ lễ 14 tháng 7, không biết lý do tại sao ông ấy nói về cuộc cách mạng này, tôi nhớ lời ông như sau: ''ngày nay người ta đã quên bẵng đi cuộc cách mạng, nhưng nó vẫn ở đó, và ít ai biết rằng, dù rất vô hình, nó vẫn luôn che chở cho nhân dân Pháp''. Tên của vị Kỹ sư trường Mine này là Jean Robert Picq, không biết có liên hệ gì đến giáo sư Cổ Sinh Vật Học Pháp (paléonthrologie), ông Pascal Picq, tác giả câu nói sau đây: l'homme n'est pas le seul animal qui pense mais il est le seul à penser qu'il n'est pas un animal. Tạm dịch: Người không những là con vật duy nhất biết suy tư, nhưng nó cũng chính là con vật duy nhất không chấp nhận mình là con thú. Có hơn 2 tỉ người trên thế giới tự nhận mình chỉ là thụ tạo, là con chiên cần có kẻ chăn dắt.
Câu nói đầu làm tôi nhớ đến cuộc Cách Mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963 do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo. Lúc đầu thì ai cũng gọi đây là cuộc cách mạng, sau, vì áp lực của các thế lực chính trị thân Công giáo lập luận bôi nhọ và đánh phá, người ta không dám gọi là cách mạng, mà gọi là chính biến, là đảo chánh; nhưng thực chất nó là cách mạng, là đổi đời, đổi gần như toàn bộ sinh hoạt văn hóa Miền Nam dưới thời Đệ Nhất VNCH. Cả hai cuộc cách mạng, Pháp và VN, đều không thành công về mặt chính trị, nhưng về mặt văn hóa thì nó đem lại nhiều thay đổi có lợi cho đại bộ phận dân tộc. Bên Pháp, bất cứ nhà độc tài nào muốn hà hiếp dân, cứ nghĩ đến cuộc nổi dậy phá ngục Bastille rồi sau đó đầu của Louis XVI cùng với Marie Antoinette cùng được đưa lên máy chém, thì không ai còn dám đi quá đà. Bất cứ quốc gia nào, xứ sở nào, khi mà chiếc đầu của quân vương bị chính dân mình giết, thì đừng hòng có lấy tí ti danh dự nào. So với Louis XVI, Ngô Đình Diện tàn ác hơn bội phần, vì gia đình này muốn chỉ trong 10 năm, biến toàn Miền Nam thành một nước toàn trị của Công Giáo Rôma. Nhà Ngô khi muốn giết ai, người ấy không bao giờ được đưa ra tòa án, người mà Ngô triều muốn giết đều âm thầm chết trong bóng tối. Nhà viết sử Avro Manhattan viết trong sách "Vietnam why did we go?" như sau: Từ năm 1955 đến năm 1960 có ít nhất là 24 ngàn người bị thương, 80 ngàn người bị hành hình hay bị ám sát, 275 ngàn người bị bắt điều tra và giam giữ, và 500 ngàn người bị đưa đi các trại giam giữ tập trung – (Between 1955 and I960 at least 24,000 were wounded, while 80,000 people were executed or otherwise murdered, 275,000 had been detained or interrogated. Eventually about 500,000 were sent into concentration or detention camps).
Chiếc đầu lâu của 3 anh em nhà Ngô, theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng, luôn là nỗi ám ảnh cho Nguyễn Văn Thiệu trong những năm cai trị Miền Nam. Tôi nghĩ rằng nếu có cơ hội lần thứ ba Công giáo có dịp trở lại nắm quyền tại VN, thì họ sẽ phải cân nhắc đến ngày lịch sử 1 tháng 11. Ngày này là tấm gương soi cho bất kỳ chế độ chính trị nào, ngay cả chế độ CHXHCN đang nắm quyền. Bên phía Sài Gòn, người ta cố hạ giá trị ngày 1 tháng 11 để gỡ gạc cho Ngô Đình Diệm, còn bên phía Hà Nội, người ta cũng chẳng muốn đánh bóng nó, vì nó là sản phẩm của ''Ngụy''. Hà Nội không chủ trương vinh danh bất kỳ quan chức hay quân nhân nào của chế độ cũ, ngay hòa thượng Thích Quảng Đức cũng không hơn được Alexandre de Rhodes, dù rằng không có ánh sáng trí tuệ và từ bi của ông, thì 10 tướng Dương Văn Minh cũng không thể làm gì ông Diệm, và nếu Diệm không đổ, đồn lũy Công giáo Rôma càng kiên cố hơn ở miền Nam, thì chưa chắc có chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975. Điều này được xác định một cách không thể chối cãi qua sự ngoan cường của các lực lượng Công giáo tại VN trong hiện tại, vẫn là lực lượng chống Cọng nổi bật nhất, dai dẳng nhất và có tổ chức nhất, đang thách thức nhà cầm quyền VN. Cuộc cách mạng 1963 là công lớn của Dương Văn Minh, nhưng diệt trừ mầm loạn cho miền Nam là công của thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. Lịch sử nên cân nhắc và trả lại cho ông Nhung và gia đình ông cái mà họ đáng được có. Hai người này đã chịu nhục nhã, đổ máu để miền Nam tiết kiệm được nhiều xương máu. Lịch sử phải đợi đến khi lửa tắt, tro không còn nóng, mới có thể xét đoán nghiêm chỉnh những người dám chết vì lịch sử của cả hai bên Nam Bắc. Tuy nhiên, ngay hiện tại, nếu so sánh Louis XVI với Ngô Đình Diệm, Marie Antoinette với bà Ngô Đình Nhu, thì tôi cho rằng, cặp hoàng gia nước Pháp chỉ là nạn nhân của lịch sử mà thủ phạm chính và gián tiếp là Giáo Hội Công giáo Rôma. Vua Louis XVI thừa kế một đất nước đang trong cơn khủng khoảng kinh tế và ngân sách cạn kiệt sau cuộc chiến 7 năm, đến nỗi dân chúng nổi loạn cướp bóc lúa mì, xã hội Pháp bề ngoài có vè giàu có nhưng trên thực tế lại mang đầy nợ (22 triệu livres), và Louis XVI phải làm nhiều cuộc cải cách kinh tế, cắt giảm ngân sách ngay cả đoàn quân hộ vệ hoàng cung cũng bị cắt giảm, ngoài ra ông hủy bỏ khế ước nô lệ (servage), hủy bỏ tục lao dịch miễn phí (corvée) cho dân nghèo phải phục dịch quý tộc hoặc tăng lữ, đặt thuế điền sản lên quý tộc và tăng lữ, ủng hộ cuộc chiến tranh giành độc lập tại Bắc Mỹ...nói chung ông là vị vua khá anh minh và hiền hậu, biết đau xót trước nỗi đau của bá tánh, dám xử dụng nhân tài đạo Tin Lành như Jacques Necker làm bộ trưởng tài chánh; còn Marie Antoinette là người đàn bà kiêu căng tinh nghịch, nhưng không độc ác như bà Ngô Đình Nhu. Tuy M. Antoinette cũng ảnh hưởng đầu này đầu nọ trong việc tuyển dụng nhân sự của triều đình, nhưng bà không tuyên bố vung vít như Trần Lệ Xuân; và Louis XVI, có khi để bênh vực vị bộ trưởng tài chánh làm nhiều cải cách đụng chạm đến quyền lợi của quý tộc và tăng lữ, như đưa ra đạo luật mọi công dân bình đẳng trước thuế má, hoàn toàn xóa bỏ mọi ưu tiên của qúy tộc và tăng lữ, ngoài ra còn bắt giới này trả thuế dựa trên thu nhập từ đất đai giàu có của họ, nhiều người bị giảm sút hầu bao, đến ''mách'' với hoàng hậu M. Antoinette, và bà này càu nhàu đức vua, thế là ngài triệu tập bà lên đại triều và khiển trách bà trước mặt bộ trưởng tài chánh Charles Alexandre de Calonne với lời nói đầy cương quyết ''auxquelles les femmes n'ont rien à voir'' (đàn bà không nên xía vào chính sự).
Các sử gia khi viết về Cuộc Cách Mạng Pháp, ít người đưa ra được nguyên do, tuy gián tiếp, nhưng rất thâm và rất sâu, đã khiến cho dân Pháp nổi lên làm Cách Mạng và chặt đầu vua, đó là sự thù hận giai cấp số 1 (có ba giai cấp bao gồm tăng lữ, qúy tộc và bình dân - clergy, nobility and commoners). Giai cấp này thống trị toàn bộ Âu châu, còn trên cả quý tộc, vì quý tộc có khi lên khi xuống, còn tăng lữ thì luôn là sự tôn kính của người dân, nên đa số tăng lữ lại là xuất thân từ quý tộc, họ vừa làm tu sĩ ăn trên ngồi trước, vừa làm quan mà cho dù có tội cũng khó bị xét xử. Đó chính là sự bế tắc rất rõ nét của thời kỳ không chia tách thế quyền ra khỏi giáo quyền. Người ta khó có thể hình dung được một ông vua đăng quang trong một nhà thờ, được làm phép bởi một tổng giám mục hay hồng y, lại có thể làm mất lòng Giáo Hội Rôma. Ta thấy vào thời Louis XVI có hai hồng y nổi tiếng, đó là hồng y De Rohan, tổng giám Strasbourg, và hồng y Loménie de Brienne mà theo wikipedia Pháp ngữ có cá tính như sau: Ông là tổng giám Toulouse, được biết là kẻ vô thần, lại nổi danh có tư cách bại hoại, Brienne làm chủ tịch nghị viện quý tộc và ở cương vị này ông từng tấn công cá nhân cùng các chương trình cải cách của Calonne (lúc đó là bộ trưởng tài chánh - tts). Khi nắm giữ bộ tài chánh, ông được thúc đẩy bởi đức vua tiếp tục những nỗ lực mà vị quan tiền nhiệm chưa hoàn tất, thế là ông ôm vào lòng và thực hiện toàn bộ cốt lõi của chương trình mà chính ông từng lên án.-- (Archevêque de Toulouse, connu pour être athée et réputé pour avoir des mœurs dissolues, Brienne avait présidé l'assemblée des notables et à ce titre attaqué Calonne et son projet de réforme. Désormais responsable des affaires, il est poussé par le roi à continuer les efforts de son prédécesseur médiat; il reprend donc à son compte l'essentiel du projet qu'il avait lui-même condamné). Chính ông đã khuyên đức vua dùng biện pháp mạnh giải tán quốc hội, tạo ra căm phẫn trong các tầng lớp nhân dân. Còn hồng y De Rohan thì là một ông linh mục rất ham danh và ham vinh hoa phú quý, ông từng làm đại sứ Pháp tại Áo, nơi sinh trưởng của hoàng hậu Marie Antoinette, ông cũng từng viết thư cho vua Louis XV nói xấu mẹ của Marie Antoinette để tâng công hầu mong được đưa về Paris lên chức. Do sự việc này mà Marie Antoinette hết sức ghét bỏ ông, nhưng theo wikipedia tiếng Pháp thì ông lại say mê sắc đẹp của hoàng hậu, điều này không được viết bởi các tài liệu khác, nên tôi chỉ đưa ra mà không chắc là đúng, tuy nhiên, vụ buôn bán món trang sức kim cương trị giá 1,6 triệu livres để lừa gạt hoàng hậu, dù bà đã hai lần từ chối khi chồng bà đòi mua tặng cho bà, khiến bà bị tai tiếng nhơ nhớp, thì tất cả các tài liệu đều viết na ná giống nhau; và theo tôi, nếu ông hồng y này không phải là nhà tu hành, thì có lẽ sự việc không đến nỗi tồi tệ như vậy. Marie Antoinette sau này bị đưa lên máy chém, một phần do hành động say mê danh lợi thế tục của hồng y De Rohan. Ai muốn đọc chuyện này cứ tìm trên mạng xã hội, người không đọc được Anh hay Pháp ngữ vẫn có thể truy cập bằng Việt ngữ, mặc dù các tài liệu wikipedia tiếng Việt không mấy rõ ràng và chính xác bằng Anh hay Pháp ngữ. Một chi tiết nhỏ cho độc giả ở Pháp: De Rohan từng làm giám đốc bệnh viện chuyên trị mắt Quinze-Vingts và cũng từng làm viện trưởng Đại Học Sorbonne. Cách Mạng Pháp chém đầu vua và hoàng hậu cùng với khoản 40 nghìn tu sĩ Công giáo chỉ là biểu tượng của sự dứt khoát từ bỏ chế độ phong kiến đi song hành với tính thống trị của Công giáo La Mã, và chúng ta nên nhìn đây như một biểu tượng văn hóa, cũng như khi nhìn vào bản tuyên ngôn nhân quyền, không vì một số các điều khoản trong đó không được thực thi, hay khó thực thi, mà cho rằng biểu tượng ấy không có giá trị chính trị. Mỗi lần đọc lại sử liệu về Louis XVI, tôi dâng lên sự thương cảm rất ngọt ngào và chân thành. Nếu một phụ nữ có cá tính như Trần Lệ Xuân mà làm Marie Antoinette thì ông hồng y De Rohan hoàn toàn không có cơ may sống sót để có thể hãm hại bà. Điều này chứng tỏ con người của Antoinette vô tư và nhân văn, chỉ cái tội kiêu sa ham thích phù hoa mà không một người đàn bà đẹp nào tránh khỏi. Paul Hazard, giáo sư văn chương Hàn Lâm Pháp giải thích trong cuốn ''La crise conscience Européenne'' (Cuộc khủng hoảng tâm thức ở Âu châu) rằng sự biến chuyển tâm lý từ một Nước Pháp trật tự, xem phép vua là tuyệt đối, tin vào quyền lực và đạo đức của Giáo Hội, trung thành với cả vua lẫn giáo hoàng, bỗng đâu có sự hoài nghi, có Lý Trí, có tự do cá nhân; một Nước Pháp ổn định với các giá trị Công giáo Rôma, tương phản với một Nước Pháp đầy Lý Trí, trong một Âu châu đang bùng phát nhiều tinh hoa tư tưởng, sự phát triển về mặt trí thức lẫn tâm lý đã dẫn đến Cuộc Cách Mạng.
Ba điều quan trọng trong trào lưu tư tưởng của Kỷ Nguyên Ánh Sáng là tự do cá nhân, tinh thần khoa học và tinh thần phê phán, thượng đế phi tôn giáo (Déisme) rất cần thiết cho khoa học, cho phát triển xã hội, cho căn bản giáo dục và cho sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng tinh thần phê phán cần được vô tư, không phe phái và không thiên vị (tác giả bài viết này từng phê bình những tiêu cực của bên phía Phật giáo). Ngày nay, ai phê bình về lịch sử của Công giáo Rôma, về thánh kinh dạy chém giết tàn sát người ngoại đạo, về tất cả mọi tiêu cực của tôn giáo này trong lịch sử kể cả ấu dâm của thế kỷ 21, thì lập tức bị đội ngay chiếc mũ chia rẽ hoặc gây thù hận. Các triết gia Kỷ Nguyên Ánh Sáng đều cùng nhau đưa tinh thần phê phán lên cực điểm của Triết học: Diderot, Jean d’Alembert,Voltaire, Kant, Lock, Hume, Pierre Bayle, Condorcet, J.J. Rousseau, Montesquieu...đến nỗi Pierre Bayle còn cho rằng không thể cứ theo thói cũ của các sử gia cho rằng hễ có sao chổi xuất hiện, thì thế giới sẽ có những biến động, còn Diderot thì dứt khoát là không do dự, phải đào tận gốc mọi giá trị để tìm ra nền tảng của sự thật, và Kant định nghĩa Kỷ Nguyên Ánh Sáng như sau: Was ist Aufklärung? Aufklärung do động từ Aufklären có nghĩa là soi sáng, dịch sang Pháp ngữ bằng từ Lumière không chính xác bằng dịch dang Anh ngữ với từ Enlightenment, nghĩa là giác ngộ, hoặc là khai sáng, hoặc làm cho tỉnh thức. Vậy khai sáng là gì?:
Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng ấu trĩ do chính con người là tác nhân. Tình trạng vị thành niên, chính là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình mà không nhờ sự chỉ đạo của một người khác. Tình trạng nô dịch này (la tutelle) là do chính lỗi lầm của chúng ta, nó không phải vì thiếu sức mạnh của trí năng, mà vì thiếu sự suy tư và lòng can đảm để đừng bị kẻ khác điều khiển. Sapere aude! Hãy can đảm vận dụng trí tuệ của các bạn: đó là phương châm của Kỷ Nguyên Ánh Sáng.
(Les «Lumières» se définissent comme la sortie de l'homme hors de l'état de tutelle dont il est lui-même responsable. L'état de tutelle est l'incapacité de se servir de son entendement sans être dirigé par un autre. Elle est due à notre propre faute lorsqu'elle résulte non pas d'une insuffisance de l'entendement, mais d'un manque de résolution et de courage pour s'en servir sans être dirigé par un autre. Sapere aude! Aie le courage de te servir de ton propre entendement! Telle est la devise des Lumières.)
Vậy thì thì đối với Kant, sự mù quáng tin vào một cái gì không có sự tham dự của một quá trình suy tư với sự dẫn dắt của lý trí được đánh giá là vị thành niên (phúc cho ai không thấy mà tin).
Bên Pháp ai không đủ trình độ sống giữa cuộc đời, không tự quản lí lấy được đời mình, thì nhà nước giúp đỡ họ bằng cách giao họ cho một người tutelle quản lý, người này giám hộ cả cuộc đời của bệnh nhân, từ tiền bạc, tài khoản, lương hướng như cha mẹ của chính đương sự. Đa số bệnh nhân này mắc chứng tâm thần phân liệt hoặc mất trí phán đoán. Nhà nước Pháp trước cuộc Cách Mạng Pháp cũng sống dưới sự giám hộ (tutellerie) của Giáo Hội Rôma. Từ tutelle được Kant nhấn mạnh trong định nghĩa về sự khai sáng của bản dịch tiếng Pháp, là một sự nô lệ tư duy, là phó thác vận mệnh của nhân loại vào một giá trị không những phi thực mà còn phi nhân.
Kỷ Nguyên Ánh Sáng cũng chỉnh sửa hình ảnh Thiên Chúa cho những trí thức chưa thể hoàn toàn từ bỏ Kytô giáo như Newton. Thiên chúa được định nghĩa như một chủ trương thần học Déisme, nghĩa là có một vị chúa tể, là nguồn cội của thế giới, nhưng không bắt buộc phải là vị thần của tôn giáo, tựa như Đấng Tạo Hóa của văn hóa Á Đông, hoặc Ông Trời trong văn hóa VN, rất gần với thượng đế Penthéisme của Triết gia thế kỷ Ánh Sáng Spinoza mà sau này Albert Einstein tôn thờ, một vị thượng đế vô ngã, không cần viết hoa, không giận hờn thương ghét thưởng phạt như thần Jéhova trong Cựu Ước, nhưng hễ cứ gọi là đấng tạo hóa thì Kytô giáo nhất định lùa hết vào mình, còn trước kia ai tin vào các đấng tạo hóa theo kiểu Déisme hoặc Panthéisme thì coi chừng bó củi. Newton dù là người Anh Giáo, ông lại phủ nhận đức tin vào linh hồn bất tử và thuyết Chúa Ba Ngôi, ông có suy tư rất giống với Bruno Giordano, không tin linh hồn, không tin Ba Ngôi, mà không hiểu sao báo chí của Công Giáo Rôma mỗi lần đưa một khoa học gia ra để tự đánh bóng, thì Newton là người được đề cập đến nhiều nhất, mặc dù không ai phủ nhận rằng ông tin có một đấng tạo hóa giống như Einstein tin, nhưng Einstein khẳng định thượng đế của mình là Panthéisme, và theo tôi thì thượng đế của Newton là Déisme mà người Trung Hoa khi bực tức có thể gọi là lão tặc thiên hoặc đứa trẻ tạo hóa (hóa nhi), chứ chả lẽ một người trí thức như ông lại đi tin vào một ông thần khi nộ khí, có thể dâng nước làm lụt cả thế giới để giết toàn thể nhân loại, hoặc giáng sấm sét và mưa lửa để tàn sát toàn bộ dân số thành Sodom ngoại trừ ông Lot, khiến cho ông này phải giao hợp cùng con gái để duy trì dòng họ, hoặc chế ra cái hỏa ngục để nhốt đời đời những ai không kính sợ, không theo ông ấy? Ông Thượng Đế của văn hóa Abraham không thể khiến được tôn kính thì làm sao lại phải sợ hãi và làm sao mà Newton có thể tín thác và thờ phụng? Nhưng ngày nay, Giáo Hội Rôma rất sợ hình ảnh tàn ác của ông thần này, ông thần đã làm cha đẻ thống trị một lịch sử 2000 đầy máu của tội ác, nên họ luôn đồng hóa Thượng Đế của Do Thái giáo với thượng đế hiền lành của Déisme hoặc của Panthéisme. Họ đang muốn ăn cướp văn hóa, như họ từng ăn cướp văn hóa của Ai Cập, Do Thái, Hy Lạp hoặc của các tôn giáo khác mà chính họ gọi là Pagan (tà giáo). Cho dù có một ngày nhờ các phương tiện truyền thông média mà họ có thể biến thần Désisme, thần Panthéisme thành thần Kytô, thì cái tâm gian manh và tàn ác của hai thiên niên kỷ chỉ muốn thống trị và tiêu diệt kẻ khác cũng sẽ làm ô uế hình thức mới, tựa như người bệnh cùi, dù có thay nhiều chiếc áo khác nhau thì mùi xú ế không thể phai nhạt đi. Và cho dù có một ngày Kytô giáo ngự trị toàn thế giới, tiêu diệt được toàn bộ các tôn giáo khác, thì tự bản chất thống trị độc tôn độc thần, nó lại sẽ tự phân hóa và uống máu nhau, như Hồi Giáo, Công giáo, Chính Thống và Tin Lành từng uống máu nhau vào thời Trung Cổ và Phục Hưng, và loài người sẽ mãi mãi là nạn nhân, như nó đã là nạn nhân trong suốt chiều dài lịch sử của các tôn giáo độc thần (kể cả Ấn giáo và Do Thái Giáo). (xem về Newton https://en.wikipedia.org/wiki/Religious_views_of_Isaac_Newton) Kytô giáo thường tìm đủ cách đánh bóng mình, mà hiếm khi những trang trí nó mang về cố đeo vào người lại thực sự phù hợp với nó, nhất là các huy chương về khoa học. Đa số các quảng bá của Kytô giáo rất lớn tiếng và có kèm theo trống kèn inh ỏi nhờ báo chí và truyền thông, nhưng ít thực chất. Trong khi đó, Phật giáo dù không mời gọi, các nhà khoa học không phải là tín đồ lại thường so sánh những khám phá mới rất tương ứng với kinh Phật, chẳng hạn J. Robert Oppenheimer đã đưa ra sự tương đồng với Phật giáo khi mô tả nguyên lý bất định của Heisenberg:
Thí dụ như nếu chúng ta hỏi, liệu vị trí của electron luôn có một trạng thái bất biến hay không, chúng ta phải trả lời 'không'; nếu chúng ta hỏi liệu vị trí của electron có thay đổi theo thời gian hay không, chúng ta phải trả lời 'không'; nếu chúng ta hỏi liệu electron có ở trạng thái tĩnh hay không, chúng ta phải nói 'không'; nếu chúng ta hỏi liệu nó có ở trạng thái động hay không, chúng ta phải nói 'không'. Đức Phật đã đưa ra những câu trả lời như vậy khi được thẩm vấn về các điều kiện của bản chất con người sau khi chết; nhưng đó không phải là câu trả lời quen thuộc cho truyền thống khoa học của thế kỷ mười bảy và mười tám.'
(J. Robert Oppenheimer made an analogy to Buddhism when describing the Heisenberg uncertainty principle:
If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say 'no;' if we ask whether the electron's position changes with time, we must say 'no;' if we ask whether the electron is at rest, we must say 'no;' if we ask whether it is in motion, we must say 'no.' The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of man's self after his death; but they are not familiar answers for the tradition of seventeenth and eighteenth-century science.) - Nguồn Wikipedia. Nghĩa là phải có trình độ khoa học vượt qua thời đại của Newton mới có thể hiểu được những gì Phật dạy! Có lẽ rất nhiều người đã đọc điều này và mặc dù Oppenheimer không phải là Phật tử.
Niels Borh khi phân tích về mẫu nguyên tử mang tên ông (Model Borh), đã thẳng thắn đưa tên Lão Tử và Đức Phật như là sự mẫu mực về cách quan sát thực tại:
Song song với bài học về lý thuyết nguyên tử ... [chúng ta phải chuyển] sang phương pháp nhận thức luận mà theo đó các nhà tư tưởng như Đức Phật và Lão Tử đã từng đối mặt, khi cố gắng hài hòa thân phận của chúng ta (là con người), lúc với cương vị khán giả, lúc với cương vị diễn viên, vào dòng tồn sinh đầy kịch tính.
(For a parallel to the lesson of atomic theory...[we must turn] to those kinds of epistemologicalproblems with which already thinkers like the Buddha and Lao Tzu have been confronted, when trying to harmonize our position as spectators and actors in the great drama of existence.) - Nguồn Wikipedia.
Tại sao Chúa Kytô không được nhắc đến với nhà khoa học nguyên tử này? Chẳng phải ông ấy sinh ra, được giáo dục và lớn lên trong môi trường văn hóa Kytô giáo hay sao? Vì sao mà Niels Borh nhắc tên hai nhà hiền triết Á Đông vào sự nghiên cứu nguyên tử mà hoàn toàn chả đả động đến Giêsu? Albert Einstein, khi bàn về tôn giáo vũ trụ (cosmic religion), ông đã đề cập đến Phật giáo với một cái nhìn dường như phớt qua, nhưng đọc kỹ, hiểu kỹ, thì đây là cái nhìn thật minh triết với đầy sự ngưỡng mộ. Ta hãy nghe ông nói về Phật giáo như sau, nhẹ mà sâu, và khi thấm, thì đó là cái nhìn đầy tuệ giác. Tôi sẽ phân tích vì sao sau khi đọc:
[...] Yếu tố vũ trụ mạnh hơn trong (thế giới quan) Phật giáo, đặc biệt, các bài tiểu luận tuyệt vời của Schopenhauer đã cho chúng ta thấy. Các thiên tài tôn giáo của mọi thời đại đã được phân biệt bởi ý nghĩa của tôn giáo vũ trụ này, nó không công nhận các giáo điều cũng như Đấng Thiên Chủ do con người tạo ra. Do đó, không thể có một nhà thờ mà những học thuyết chính yếu của nó được căn cứ trên kinh nghiệm của tôn giáo vũ trụ. Vì vậy mà chúng ta thấy chính xác trong số những kẻ dị giáo ở mọi lứa tuổi, những người được truyền cảm hứng từ kinh nghiệm về tôn giáo cao nhất này; họ thường xuất hiện với những người đương thời, với tư cách là người vô thần, nhưng đôi khi cũng là những vị thánh.
[...] The cosmic element is much stronger in Buddhism, as, in particular, Schopenhauer's magnificent essays have shown us. The religious geniuses of all times have been distinguished by this cosmic religious sense, which recognizes neither dogmas nor God made in man's image. Consequently there cannot be a church whose chief doctrines are based on the cosmic religious experience. It comes about, therefore, that we find precisely among the heretics of all ages men who were inspired by this highest religious experience; often they appeared to their contemporaries as atheists, but sometimes also as saints – Nguồn Wikipedia
Câu nói của Einstein mang một nội hàm rất tiên tri. Einstein ao ước có một tôn giáo vũ trụ. Ông từ chối các giáo điều của tôn giáo hay của một thần linh do con người tạo ra, và chắc chắn khi ông dùng chùm chữ God made in man's image, ông đã minh nhiên nói thẳng đến Thiên Chúa của văn hóa Araham trong đó bao hàm 3 tôn giáo gây đổ máu nhiều nhất trong lịch sử.
Tôn giáo vũ trụ mang ý nghĩa gì mà ông ao ước? Rất giản dị, đó là tôn giáo đưa ra chân lý phù hợp với các định luật của vũ trụ, không nhất thiết phải là định luật vật lý thiên văn, mà bao hàm cả định luật tâm lý nhân văn. Khi lửa đốt cháy, định luật vật lý không bảo nó: « này, hãy lựa kẻ ngoại đạo, hãy đốt kẻ dị giáo! ». Bạn đưa cây thánh giá hay hình Đức Mẹ đầy phép Mân Côi vào, lửa không phân biệt, lửa đốt tất cả. Bằng chứng là chỉ trong 45 ngày, nhà thờ Thọ Vực Hà Tĩnh cháy rụi, xong tới nhà thờ Đức Bà Paris cũng bị lửa chả thương xót ai liếm sạch, rồi nhà thờ St Joseph ở Phoenix bị thiêu rụi đúng ngày tưởng niệm ông thánh thợ mộc này, trùng vào ngày lễ Lao Động quốc tế 1 tháng 5. Phép lạ mà ai cũng trầm trồ, Ồ, cây thánh giá trong nhà thờ Đức Bà Paris vẫn sáng trưng! Ồ, cây thánh giá nhà thờ St Joseph vẫn đứng vững! Tựa như người ta khen một người bị rơi máy bay chết táng xác, nhưng khuôn mặt vẫn không một tì vết! hoặc chị nọ bị cháy thiêu trong căn nhà nhưng đầu tóc vẫn còn nguyên! Kinh thánh dạy những định luật ngược lại với vũ trụ vật lý, cho rằng mình cao hơn cả các định luật ấy, vì chính Thiên Chúa tạo ra vũ trụ, giáo lý hay giáo điều Kytô giáo dạy như sau: Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi ngài đã ban đứa con duy nhất của ngài xuống trần thế, ai tin vào Con ấy sẽ bất tử và sống đời đời, nhưng ai từ chối Con ấy sẽ không thấy đời sống, bởi vì Thiên Chúa đã trút sự phẫn nộ lên họ. (John 3:16 says, "For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life. Whoever believes in the Son has eternal life, but whoever rejects the Son will not see life, for God’s wrath remains on them." . Dĩ nhiên phải hiểu theo nghĩa bóng, mà ngay cái nghĩa bóng cũng chỉ dành cho ai không thấy mà tin mới hiểu được thế nào là sống đời đời, là vĩnh hằng bất hoại (not perish), và cũng chỉ họ mới có thể tin rằng số độc đắc sẽ được lãnh sau khi chết. Như vậy, tôn giáo ở đây bị giới hạn trong các dogmas và trong God made in man's image, nên không thể là tôn giáo cosmic. Chưa nói nó ra khỏi không gian đi vào vũ trụ, ngay tại thế gian nhỏ hẹp này, định luật của Kytô giáo đã bị hai tôn giáo khác cùng tôn thờ một Thiên Chúa chối bỏ (không tin vào Giêsu), thì làm sao nói đến chuyện vũ trụ thiên nhiên rộng lớn hơn?
Giáo điều và God made in man's image còn dạy Chúa có khả năng phá bỏ các định luật thiên nhiên như, nếu ngươi có đức tin, dù chỉ nhỏ như hạt cải, ngươi có thể nói với trái núi rằng: hãy đi từ đây đến đó, và núi sẽ đi. Chẳng gì mà ngươi không làm được (Matthew: if you have faith as small as a mustard seed, you can say to this mountain, 'Move from here to there,' and it will move. Nothing will be impossible for you.) Qua hai điều trên, Kytô giáo cục bộ vào đức tin Chúa, đúng hơn là vào Giáo Hội đại diện cho chúa, ngoài Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi. Các tôn giáo phát xuất từ văn hóa Abraham đều tranh giành độc quyền buôn bán Đức Tin, ai tin ta sẽ làm được bất kỳ điều gì Nothing will be impossible for you. Einstein nói nhẹ nhàng rằng The cosmic element is much stronger in Buddhism, tính chất rộng lớn, bao hàm cả vũ trụ được tìm thấy rất mạnh trong văn hóa và thế giới quan Phật giáo. Điều này có nghĩa là: Những gì được Đức Phật dạy, dù các bạn có thờ God, thờ Allah, thờ thần Brama hoặc thờ Dương vật, nhưng nếu bạn nghiêm giữ các giới hạnh của Phật dạy, bạn vẫn được an vui và được tái sinh nơi cõi phúc; ngược lại dù bạn lạy Phật hằng ngày, mà giới luật của Phật bạn không giữ, thì bạn sống không an vui, và chết sẽ tái sinh trong tam đồ ác đạo, mặc cho đó là hòa thượng hay thượng tọa được triệu người kính nể.
Lửa đốt tất cả không phân biệt tôn giáo, thì giòng sông cũng mát mẻ cho tất cả mọi loài khi trời nóng bức, không phân biệt chủng tộc hay chủng loại. Đó là điều Phật muốn nói trong giáo Pháp của ngài, lửa đại diện cho tội ác, dòng sông đại diện cho đạo đức. Câu nói đầy kính ngưỡng dành cho người dị giáo, được Einstein thẳng thắn đánh giá, vì họ đã cảm hứng từ tôn giáo cao nhất, với tâm hồn vô thần, nhưng cũng rất thánh - ý nghĩa chân xác của từ thánh không bị lạm dụng: Vì vậy mà chúng ta thấy chính xác trong số những kẻ dị giáo ở mọi lứa tuổi, những người được truyền cảm hứng từ kinh nghiệm về tôn giáo cao nhất này; họ thường xuất hiện với những người đương thời, với tư cách là người vô thần, nhưng đôi khi cũng là những vị thánh.
Einstein chưa hề nói ông là Phật tử, trái lại, ông từng nói là tin vào Thượng Đế, nhưng là Thượng Đế Vô Ngã theo học thuyết Panthéisme, niềm tin từng bị Công giáo cho là dị giáo và bị đưa đi thiêu sống vào thế kỷ XIII. Vào năm 1999, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Tam Hợp Vesak của Phật giáo, dù cũng chỉ là một ngày biểu tượng rất khiêm tốn, nhưng nó là ngọn đuốc của hòa bình, của từ bi, và của sự hòa ái vũ trụ mang tính Cosmopolitisme của Triết gia Đức Kant, răn khớp với tư tưởng của Einstein khi nói về đạo Phật. Nếu chỉ có sự tán dương về đạo của mình từ các sư ở Sri Lanka, các Lạt Ma của Tây Tạng hoặc các sư VN khi đưa tin rằng Barrack Obama đem tượng Phật vào thờ trong Tòa Bạch Ốc (tin bịa), thì chắc chắn, đạo Phật cũng sẽ rất bé nhỏ và kém cỏi như các tôn giáo luôn cho mình là vô địch, và ngày sinh của Đức Phật cũng sẽ không được Liên Hiệp Quốc nâng cao thành ngọn đuốc. Thế Kỷ Ánh Sáng khiến cho Khoa Học nhảy vọt, dù ta không thể chối cãi rằng đa số các khoa học đều có nguồn gốc Kytô giáo, ngay cả những khoa học gia tự xưng là vô thần như Peter Higgs, hoặc Richard Dawkins, kẻ vô thần khét tiếng, nhưng ta vẫn không thể chối bỏ nguồn gốc văn hóa Kytô qua cái tên thánh của hai ông. Tôi rất cảm thông cho các khoa học gia, triết gia Kytô giáo vẫn tiếp tục bảo vệ Thiên Chúa mãi cho đến thế kỷ XXI.
Tại sao có hiện tượng tự vệ Đức Tin Kytô giáo mà không có dấu hiệu bị nhiễm trùng nơi các cơ thể tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo vô thần? Có ai tấn công Kytô giáo đâu mà sao từ thời Trung Cổ, thời Phục Hưng, và mãi đến nay vẫn cứ có ngọn cờ vệ đạo luôn được phất cao? Nếu Kytô giáo bị hăm dọa bởi Hồi Giáo, thì đây không còn là vấn đề Đức Tin nữa, vì cả hai cùng tin vào một Thượng Đế, đâu việc gì phải bảo vệ ngài? Phật giáo hăm dọa Kytô giáo chăng? Một câu hỏi phi lý ngay tự bản chất. Phật giáo, trong lịch sử, chỉ là nạn nhân, chưa bao giờ có lấy 1 tên lính, ngay cả lính gát kiểu Thụy Sĩ để trang trí , chứ nói gì đến các đạo quân thánh chiến từng gây đổ máu hằng trăm triệu nhân mạng trong lịch sử. Nhưng trên Internet, khi nói đến nạn nhân tôn giáo, ta sẽ tìm thấy hằng nghìn trang nói về tín đồ Kytô giáo, nhất là Rôma, bị bách hại khắp thế giới. Thủ Tướng Đức Angela Merkel từng tuyên bố Christianity Is the World’s “Most Persecuted” Religion.
Nếu ta làm thống kê tù nhân trên thế giới, ta thấy thành phần bất hảo chiếm nhiều hơn thành phần bị oan ức, thì việc tín đồ Kytô bị giết nhiều hơn tín đồ các đạo khác, mà phần lớn là họ tự giết nhau, cũng nên được nhìn thấy qua lăng kính chơi dao thường bị đứt tay. Lịch sử VN cả 2000 năm chả có một thánh tử đạo của bất kỳ tôn giáo nào trong tam giáo Phật, Nho, Lão; nhưng Kytô vừa vào VN đã sản xuất ngay hằng trăm thánh tử đạo, vì bản chất của Kytô giáo là cái máy chế thánh.
Giáo sư toán học vừa là nhà biện luận thần học, John C. Lennox, trong cuốn Can science explain Everything? (Khoa học có thể giải thích mọi sự?) đã bức xúc tìm mọi biện luận để cho rằng tin vào Thượng Đế không hề trở ngại gì cho việc khám phá khoa học. Bị sốc nặng trong không khí bài trừ tôn giáo của Kỷ Nguyên Ánh Sáng kéo dài đến thế kỷ XXI, nhất là với nhà Nobel vật lý học Hoa Kỳ Stephen Weinberg trong câu nói thời danh, đánh giá sự giải hoặc còn quan trọng hơn cả khám phá khoa học: Thế giới cần thức tỉnh khỏi đêm dài đầy ác mộng của tôn giáo. Những gì mà chúng tôi, những khoa học gia có thể làm để đánh đổ sự bám víu vào tôn giáo là điều cần phải làm và có thể đó thực sự là cống hiến vĩ đại nhất cho nền văn mính (nhân loại). - (The world needs to wake up from the long nightmare of religion. Anything we scientists can do to weaken the hold of religion should be done and may in fact be our greatest contribution to civilisation). John Lennox kể chuyện khi còn là sinh viên nghèo, ông đến nghe một nhà khoa học khác, ông không xác định là ai, chỉ cho biết người này từng đạt giải Nobel. Ông đưa ra câu hỏi, liệu Thiên Chúa có tác động gì đến các khám phá của khoa học về vũ trụ hay không, thì ông được trả lời như sau:
Ông ấy (nhà khoa học lãnh giải Nobel) nói, “Này Lennox, bạn có muốn có một sự nghiệp khoa học hay không?” -“Thưa ngài có ạ”, Tôi trả lời. -“Vậy thì”, Ông nói, “trước mặt các nhân chứng, ngay tối nay, bạn phải chấm dứt mọi niềm tin ấu trĩ vào Thiên Chúa. Nếu không, bạn sẽ bị què quặt trí thông mính và sẽ phải sút kém so với các đồng nghiệp. Bạn chỉ đơn giản không nên làm vậy nữa.” (He said, “Lennox, do you want a career in science?”
“Yes, sir,” I replied. “Then,” he said, “in front of witnesses, tonight, you must give up this childish faith in God. If you do not, then it will cripple you intellectually and you will suffer by comparison with your peers. You simply will not make it.”) Qua mẫu đối thoại do chính John Lennox kể, dù mục đích là để bảo vệ Thiên Chúa, ta lại thấy không khí Kỷ Nguyên Ánh Sáng bao trùm khoa học hiện đại. Lời tiên đoán về vận mệnh của John Lennox mà nhà hoa học trong câu chuyện đưa ra, đã khá chính xác, chỉ cần đọc tiếp những lý lẽ của ông giáo sư toán này qua hai biện luận thì ta biết đầu óc ông ta ở trình độ nào: Biện luận thứ nhất, ông đưa ra lời nhận xét của sử gia người Úc tên là Edwin Judge mà ông cho là lừng danh: Thế giới tân tiến là sản phẩm của một cuộc cách mạng về phương pháp khoa học....Cả hai, kinh nghiệm khoa học và những nguồn trích dẫn hiển nhiên trong lịch sử, làm trỗi dậy thế giới quan của Jerusalem, chứ không phải của Athens, của Do Thái và Kytô giáo, chứ không phải của Hy Lạp.
(The modern world is the product of a revolution in scientific method … Both experiment in science, and the citing of sources as evidence in history, arise from the worldview of Jerusalem, not Athens, from Jews and Christians, not the Greeks.) Tôi chẳng chia sẻ điều này, dù chỉ là một chút, cho rằng cả kinh nghiệm khoa học và các nguồn trích dẫn được trỗi dậy từ Jerusalem là câu nói mơ hồ, nó mang tính tiểu thuyết dã tưởng hơn là tính khoa học và lịch sử, điều mà ngày nay ai cũng quay sang Hy Lạp, Ai Cập và La Mã để y cứ. Trong câu nói đã thấy ngay tư tưởng bị Thần học làm cho khập khiểng què quặt (cripple, từ của nhà KH nói với Lennox bên trên): Văn hóa phát xuất từ Jesusalem có Do Thái, có Kytô, nhưng cũng có sự tham dự của Hồi Giáo, sao lại bỏ họ qua một phía không nhắc tới? Biện luận thứ hai, lý luận một cách từa tựa như các tín đồ Công giáo người Việt mà trình độ viết chính tả còn sai, mặc dù ông có nhiều bằng tiến sĩ và ngồi ghế giáo sư đại học, như sau: Nếu khoa học và Thiên Chúa không hòa lẫn, thì không thể có những người Kytô đạt giải Nobel. Trên thực tế, từ 1900 đến 2000, có trên 60% người lãnh giải Nobel tự nhận mình tin vào Thiên Chúa. (If science and God do not mix, there would be no Christian Nobel Prize winners. In fact, between 1900 and 2000 over 60% of Nobel Laureates were self-confessed believers in God.)
Câu nói trên, có 4 cái sai mà gần như một nhà luận lý toán học không bao giờ phạm phải: Thứ nhất, từ Thiên Chúa (God) viết hoa mà ông dùng, chỉ cho Đấng Sáng Tạo trong Sáng Thế Ký của văn hóa Abraham, nhưng có nhiều nền văn hóa cũng dùng từ God, như thượng đế của Déisme, của Panthéisme, của Nomisme, Phạm Thiên (Brama) của Ấn giáo, hoàng thiên của TQ, ông trời của VN như đã được kể ra ở trên, chẳng lẽ một học giả có ghế ngồi tại đại học Oxford mà lại không đủ kiến thức để phân biệt? Ngay Einstein cũng tin vào Thượng đế. Nhân tiện, xin hỏi ông, ông có thể khẳng định rằng vị Thượng Đế mà ông tin phải chăng chính là kẻ đã giết toàn thành Sodom và nhấn chìm toàn thể nhân loại khi lên cơn sân si không? Nếu ông nói không, thì ông không phải là tín đồ thực thụ của Kytô giáo dù ông đeo thánh giá và làm lễ bí tích thánh thể vào mỗi Chủ Nhật, vì cái đạo ông tin không còn là Kytô giáo của thời kỳ trước Kỷ Nguyên Ánh Sáng nữa, nó đã bị Kỷ Nguyên này làm cho cải tà, và đã quy chánh sang hướng khác, đến nỗi chính ông không còn dám nhìn nhận Cựu Ước là thánh kinh của mình, nói chi ai khác! Thứ hai, theo toán học thì một đường thẳng hoàn toàn khác một đoạn thẳng, huống gì Thiên Chúa với khoa học gần như là hai khái niệm nghịch chiều. Ông cho rằng Thượng đế và khoa học có thể hòa tan vào nhau (mix), trong khi ấy, đa số các trí thức dùng chữ tương hợp (compatible), vì nếu Thiên Chúa là khoa học, vậy khi Thiên Chúa của Kytô giáo chưa theo chân Kha Luân Bố cập bến Mỹ châu, thì các nền khoa học của văn minh Maya từ đâu mà có? Nếu có một Đấng Tạo Hóa Maya khởi hứng cho khoa học tại đây thì ngài ấy chả liên quan gì đến ông God của kẻ đem quân đến tiêu diệt châu Mỹ. Có người cho rằng nền văn minh Maya không gì đáng kể, vậy ta hãy xem xem, các Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng trước khi Giêsu ra đời, và từng bị Chúa đích thân chỉ huy các trận đánh chống Ai Cập, thì nền khoa học ấy là của Thiên Chúa nào? Cho nên ta có thể nói không nhất thiết chỉ có một Thiên chúa mà ông ra sức bảo vệ. Thứ ba, nếu quả thật khoa học và God mix (trộn lẫn) vào nhau, sao khoa học không phát triển ngay khi kinh Sáng Thế ra đời, hoặc chí ít, ngay lúc Giêsu giảng đạo, mà phải đợi đến sau khi Copernic chết mới dám tuyên bố hệ thống nhật tâm, thì người ta mới biết rằng trái đất quay chung quang mặt trời? Và nếu Thượng đế hòa tan với khoa học thì sao Thượng Đế không biết chu vi trái đất trong khi các nhà hiền triết Hy Lạp từng biết điều đó trước cả Giêsu? Rồi sau đó, phải đợi đến lúc nhân loại déchristianisation sạch sẽ (bài trừ Kytô giáo) từ chính trị đến văn hóa thì khoa học mới bắt rễ để phát triển cho đến ngày nay? Nên nhớ, từ Déchristianisation mang tính văn hóa chứ không chủ trương giết sạch đốt sạch Kytô giáo như chính Kytô giáo chủ trương giết sạch, đốt sạch ngoại đạo, mãi cho đến sau thế chiến thứ hai mới không còn quyền lực trực tiếp giết chóc và chiếm đoạt, nên chuyển sang chủ trương thống trị bằng tuyên truyền và quyền lực mềm. Ý niệm Thượng Đế hòa tan với KH gần như là ý niệm Thượng Đế của Phiếm thần, mà tiến sĩ Phạm Việt Hưng, một con chiên Kytô ra sức phản bác trong phần trình bày ở sau.
(http://nobeliefs.com/comments10.htm)
(Câu cuối của minh họa có nghĩa là: hãy thử nghĩ xem, này những người tin theo Kytô giáo, đáng lẽ ngày nay chúng ta có thể đang thám hiểm giải ngân hà đấy)
Cuối cùng, tôn giáo không hề là một lựa chọn, sinh ra ở bắc Phi, thì đa số sẽ theo Hồi giáo, sinh ra ở nam Mỹ hay Phi Luật Tân, thì đa số phải rửa tội ngay lúc mới sinh, còn sinh ra ở Âu Mỹ thì tuy không còn cuồng tín như xưa, nhưng vẫn mang tiếng là các quốc gia theo văn hóa Kytô giáo, còn nếu sinh ở Thái Lan, Sri Lanka, thì có xác xuất hơn 80% sẽ là Phật giáo. Kẻ thực sự lựa chọn tôn giáo như thiền sư Philip Kapleau, như các sư sãi Nam tông người da trắng, hoặc như Mathieu Ricard có nguồn gốc Kytô là một thành phần cực hiếm trong dân số nhân loại. Nếu cho rằng vì nhờ tin vào Thượng Đế của Kytô giáo nên có nhiều xác xuất lãnh giải Nobel, vậy sao dân nam Mỹ, Phi Luật Tân lại không có số người đoạt giải Nobel nhiều như dân Trung Hoa hay Nhật Bản? Và chưa hề có một công dân mang quốc tịch Vatican nào được lãnh giải này cho đến ngày nay? Không biết John Lennox từng đọc tư tưởng của Montaigne chưa, như trên đã nói, Montaigne xem việc theo Kytô giáo như việc sinh ra ở vùng Périgord, không hơn, không kém. Và nếu quan sát sinh hoạt tri thức của nhân loại một cách khách quan và khoa học, thì ta phải nói rằng, nơi nào giàu có, sung túc, đầy đủ tiện nghi về giáo dục, khuếch trương và khuyến khích giáo dục, thì nơi đó có nhiều trí thức hơn các nơi nghèo khổ thiếu ăn thiếu mặc. Hoa Kỳ trả lương hậu hỉ cho bất kỳ tinh hoa của quốc gia nào đến nhập tịch và làm việc cho nó, nên nó có nhiều người người lãnh giải Nobel như trường hợp nhà toán học VN Ngô Bảo Châu chẳng hạn, thì ta nên thấy rằng, tri thức chả liên quan gì đến tôn giáo, mà liên quan đến sinh hoạt và tiện ích xã hội và chính trị. Từ đây, ta lại thấy cái nhìn bị biên kiến do Thần học tiêm nhiễm khiến cho John Lennox trở nên khập khiễng hơn trên nhiều lãnh vực khi biện luận. Đứng trên quan điểm của Montaigne, nếu ai nói rằng theo Kytô giáo có nhiều xác xuất lãnh giải Nobel hơn các tôn giáo khác, là đã mặc nhiên công nhận một sự kỳ thị chủng tộc và văn hóa. Khi viết ra những dòng này, tôi khẳng định vị thế không kỳ thị Kytô giáo, mà chỉ kì thị sự tàn ác và mưu toan thống trị của nó. Một người nổi danh khác cũng tìm cách chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa mà tín đồ Kytô giáo hãnh diện và thường đem khoe. Đó là Kurt Gödel, nhà toán học khá nổi danh người Áo đồng thời với Einstein, được ông tiến sĩ Phạm Việt Hưng tán tụng trong bài “Gödel chứng minh chúa hiện hữu” trên website của chính tác giả. Tác giả này là người Kytô giáo VN đầu tiên biết phân biệt Chúa của Einstein khác với Chúa của đức tin Kytô. Ông viết: “Tóm lại, Chúa của Einstein không phải Chúa quan phòng, không phải Chúa với hình ảnh con người và thương yêu loài người. Chúa của Einstein không có trái tim. Đó không phải là Chúa của Abraham, Moses, Jesus. Vậy nếu lấy tiêu chuẩn của Do Thái giáo hay Thiên Chúa giáo để xác định một người là hữu thần hay vô thần thì Einstein là một người vô thần, mặc dù ông là một trong những nhà khoa học nhắc đến Chúa nhiều nhất, thậm chí ông coi niềm tin vào Chúa theo cách của ông mới là tôn giáo đích thực.”
Tôi đồng ý với điều TS Phạm Việt Hưng viết, Chúa của Eisntein không phải là ông chúa của Moses, của Abraham, hay của Jesus. Ông Hưng thấy rõ như vậy, nhưng lại viết một câu lãng nhách rằng “không phải Chúa với hình ảnh con người và thương yêu loài người.” Tôi chả hiểu được cụm từ “Chúa thương yêu loài người” này sao lúc nào cũng được hàn bằng chất keo bất khả phân ly vào mồm của tín đồ Kytô bất chấp thực tế lịch sử trái ngược mà họ không hề biết ngượng, dù bằng cấp họ cao đến đâu. Họ chẳng nhìn và so sánh qua các tôn giáo khác xem có tôn giáo nào mà thù hận và chiến tranh thường trực xảy ra trong lịch sử nhân loại nơi nào có ông Thiên Chúa của Moses, của Abraham, của Jesus và của Mahomed ngự trị từ hằng nghìn năm trước Tây lịch cho đến khi ông Jesus và ông Mahomed được sinh kéo dài đến ngày nay?
Và ông đã bức xúc cực độ khi nói về thiên chúa của Einstein như sau:
“Thật vậy, với chủ thuyết Spinoza, Tự Nhiên là mọi thứ, bao gồm khối lượng, năng lượng, nguyên tử, phân tử, cuộc sống, tư tưởng, con người, xã hội, thiên hà, thậm chí cả đa vũ trụ (nếu có). Chẳng có cái gì bên ngoài tự nhiên, kể cả tinh thần và những hiện tượng ta chưa hiểu được bản chất, nhưng nếu có thì chúng cũng là một bộ phận của Tự Nhiên. Vậy Tự Nhiên chính LÀ Chúa và Chúa LÀ Tự Nhiên. Nói cách khác, Tự Nhiên chính là biểu hiện của Chúa. Chúa không đứng ngoài Tự Nhiên để phán xử Tự Nhiên, bởi vì Chúa chính là Tự Nhiên, Chúa không phải là thần thánh. Vì thế, dưới con mắt Thiên Chúa giáo, chủ thuyết của Spinoza thực chất là vô thần, Chúa của Spinoza thực chất là “Chúa vô thần” (atheist God).”
Tôi lại rất thưởng thức sự diễn đạt này của ông về thiên chúa không cần viết hoa của vũ trụ vật lý Panthéisme. Thiên chúa nếu có phải là như vậy, là trật tự thiên nhiên, mà không ai được can thiệp vào cuộc chơi một khi còi mở màn trận đấu được thổi lên. Người Kytô giáo chỉ muốn rằng Chúa là kẻ thiết kế ra trận đấu, làm trọng tài, và phát thẻ đỏ cho ai không theo ý trọng tài. Thế thì anh thiết kế làm quái gì cuộc chơi cho mệt, anh cứ nặn ra toàn là giáo dân Kytô giáo VN (đừng nặn ra giáo dân da trắng nhé, họ phản hết rồi) hơi đâu mà chơi gian manh cho mang tiếng? Chúa Kytô đã chọn sai chỗ giáng sinh rồi, đáng ra ngài nên sinh ra ở Bùi Chu, Phát Diệm hay Hố Nai, Gia Kiệm mới chuẩn địa chính.
Qua lời văn của tiến sĩ con chiên Phạm Việt Hưng, Thiên Chúa phải là kẻ sinh ra và đứng ngoài vũ trụ, vượt lên các lề luật thiên nhiên, phán xét thiên nhiên, vì ngài thiết kế ra các thứ ấy; bàn tay ai theo chúa mà đút vào lửa thì lửa không thể làm cháy, tín đồ Kytô giáo với đức tin có thể gọi núi Himalaya bỏ Ấn Độ bò sang Rôma. Núi Himalaya mà bò qua đứng cạnh Vatican, thì diện tích của nước Chúa được gia tăng hằng triệu dặm vuông nữa. Trong khi tín đồ chưa làm được hai việc trên, thì hãy cứ tận diệt các tôn giáo khác, để khiến cho toàn thể nhân loại biến thành bầy vẹt, dù không chứng minh được trong thực tế là da thịt con chúa không bị lửa đốt, thì cũng có thể chứng minh bằng mồm rằng không ai phản đối việc ấy. Duới đây là công thức toán học chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa do nhà toán học Kurt Gödel viết ra, và được rất nhiều người tán thưởng, xem hình minh họa bên dưới. Tôi phải công nhận sự thông minh của nhà toán học này, và chính tôi cũng từng đưa ra một công thức toán tuy không bằng nhà toán học Kurt Gödel, nhưng cũng có thể áp dụng đúng cho bất kỳ điều gì nhà Chúa nói trong bài viết về Đức Mẹ Maria: “a=b, vì a=z, và vì z=y, nên y=m, khi y=m thì nghiễm nhiên s=x, sau đó ta phải đồng ý rằng x=p, và vì vậy mà p=a, nên a=b!”
Tôi không những không phản bác công thức toán của Kurt Gödel, mà còn vỗ tay tán thưởng. Chỉ hỏi ông hoặc hỏi người viết bài ca tụng ông một câu hỏi: Ông có thể viết một công thức toán chứng minh sự có mặt của thiên chúa có ích lợi gì cho nhân loại? Hay chỉ là xương núi máu sông như lịch sử đã ghi nhận?
Nếu vị Thiên Chúa ông chứng minh chẳng liên hệ gì đến lịch sử đẫm máu của 3 tôn giáo bắt nguồn từ văn hóa Abraham, thì thiên chúa ấy lại lọt vào cái mà chính Phạm Việt Hưng đã phản bác, nghĩa là một thiên chúa vô thần (Atheist God), còn nếu ông chứng minh Thiên Chúa viết hoa là vị Chúa đã đích thân giết toàn thể sinh linh trên mặt đất trừ nhà ông Noé, hoặc cũng chính tay ngài ấy tận diệt toàn thể dân chúng thành Sodom và ngài cũng là người thổi gió rẽ nước biển cứu dân Do Thái đồng thời dìm chết hằng nghìn quân lính Ai Cập, thì công thức toán của ông đã giúp mọi người xác nhận thủ phạm giết người kinh khiếp nhất lịch sử nhân loại chính là Thiên Chúa Kytô giáo, cũng là Thiên Chúa của văn hóa Abraham bao gồm Do Thái giáo và Hồi Giáo.
Từ lâu người ta nghi ngờ không tin rằng Thiên Chúa có thực, và tội ác mà loài người làm nhân danh Thiên Chúa là do con người ngu muội chịu trách nhiệm, nay nhờ nhà toán học Kurt Gödel mà chúng ta có thể khẳng định rằng chính Thiên Chúa là thủ phạm của 2/3 tội ác trên mặt đất. Tôi không thấy bất kỳ một lợi ích nào để chứng minh có thiên chúa ngoài lợi ích vừa nêu.
Trong suốt 2000 năm lịch sử, với bản chất thống trị, gian manh, theo sử gia Graham Lloyd ghi nhận, Kytô giáo đã gây cho hơn 250 triệu nạn nhân bỏ mạng một cách trực tiếp hay gián tiếp, mà đa số lại chính là tín đồ của nó. (Graham, Lloyd, Deceptions & Myths of the Bible, p. 454: For nearly 2000 years Christianity has been trying to save us instead of civilizing us and it has ended in a century of savagery, an era in which 250 million Christians died in Christian wars... Such is Christianity, a religion based on a fraud, founded by “fools” and confirmed by an assassin – Constantine the Great.) Nhưng truyền thông của Kytô giáo là các cơ quan giàu nhất thế giới, họ luôn rêu rao sự hoàn toàn trái ngược, rằng Thiên Chúa Kytô là đại diện của tình yêu, của lòng thương xót. Tiền bạc mà họ bỏ ra để thổi phồng sự gian dối này, nếu đem ra mua áo và bánh mì, có thể làm chấm dứt sự đói rét trên mặt đất.
Thiên Chúa Kytô không chỉ mới thương xót nhân loại trong vài thập niên gần đây, ngài đã thương xót nhân loại từ hơn 2000 năm rồi, từ trước khi Kytô giáo ra đời, đến nỗi máu đổ ra mà sức chứa của hồ Leman ở Genève Thụy Sĩ e rằng không đủ dung tích. Chúa cũng thương xót các trẻ em từ rất lâu, nên các em bị lạm dụng tình dục đến nỗi Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng cảnh báo, nhưng các thủ phạm tình dục vẫn tiếp tục được cung kính gọi bằng cha. Ngày nay, tôi phân vân không còn biết phân biệt đâu là ác quỷ, đâu là thánh thần, các từ vựng trở nên hỗn độn nhầy nhụa trong từ điển khi ta cần đến các hình dung từ như thánh thiện, thương xót, tình yêu, bác ái... Có phản biện bên các linh mục rằng những tội ác ấy không do Thiên Chúa Kytô làm, mà là do con người làm, nhưng những lời do chính miệng của Thiên Chúa nói ra được ghi lại trong thánh kinh, như một đoạn rất nhỏ trích từ Phục Truyền Luật Lệ Ký sau đây, lại rất tương ứng một cách đậm nét các cuộc chiến đẫm máu, các cuộc chinh phục tàn bạo bằng vũ lực do người Kytô giáo phát động trong lịch sử, đã không thể cho phép ta nhìn Thiên Chúa là một người yêu thương nhân loại:
Khi ngươi nghe nói về một trong các thành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi ở, rằng có những kẻ gian tà từ giữa mình ra dụ dỗ dân thành đó, mà rằng: Ta hãy đi hầu việc các thần khác mà các ngươi không hề biết, thì phải tìm kiếm, hỏi thăm, và tra xét cho kỹ càng. Bằng điều người ta nói là chân thật và quả quyết, và nếu một điều gớm ghiếc như vậy đã phạm giữa ngươi, thì ngươi phải giết dân sự thành ấy bằng lưỡi gươm; phải dùng gươm tận diệt nó và mọi vật ở trong, luôn với súc vật của nó. Đoạn, ngươi phải gom hết thảy của cướp lại giữa phố thành, rồi đốt hết thành và hết mọi của cướp nó trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì nó sẽ thành một đống hư tàn mãi mãi, không hề được cất lại nữa. Phàm vật đáng tận diệt, chẳng nên còn gì dính lại mảy may nơi tay ngươi, để khi ngươi vâng theo tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, và làm điều ngay thẳng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Đức Giê-hô-va nguôi cơn giận Ngài, làm ơn cho, và đoái thương ngươi, khiến cho ngươi thêm nhiều lên, y như Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi.
(http://kinhthanh.cdnvn.com/doc-kinh-thanh/phu/13?v=VI1934#12)
Ngoài bộ kinh thánh kể chuyện chính Thiên Chúa giết người thản nhiên như các tàu đánh cá tối tân ngày nay một mẻ lưới có thể kéo lên hằng triệu con cá để giết và đóng hộp, ngài còn dạy tín đồ của ngài tàn sát ngoại đạo chả cần thương xót, tưởng không cần trích dẫn nhiều ra làm gì vì ngày nay ai ai cũng có thể đọc kinh Thánh, muốn biết rõ thì chỉ cần lên mạng là tìm thấy, thêm vào đó, nếu đọc lịch sử nhân loại, ta lại thấy nơi nào có văn hóa Abraham, thì nơi ấy đều vì ông Thượng Đế của cổ thư Torah (hoặc kinh Cựu Ước) mà uống máu nhau, ai cũng nhân danh cả sáng của Ngài, trong quá khứ, trong hiện tại, và mãi mãi cho đến khi, hoặc là nhân loại bị tiêu diệt, hoặc nhân loại giật mình cởi bỏ dứt khoát những niềm tin cực kỳ nguy hiểm vào ông Thượng Đế kỳ thị và khát máu này. Ngay trong thế kỷ đương đại, ta vẫn có thể thấy tinh thần đập phá điện thờ, thánh tượng của các tôn giáo khác, được quay tại các chùa VN bên Hoa Kỳ, mà đặc biệt có một một mục sư Tin Lành gốc An Khê Gia Lai Kontum còn tự mình quay clip, tự mình dùng búa đập các tượng Phật, và đưa lên mạng, xem đó như là một slogan để khuyến khích tín đồ làm những hành động tương tự, https://www.youtube.com/watch?v=Fvde6VMXTGg, hình như tên của người này là Philip Phạm (https://www.facebook.com/philipmypham), đang hành đạo và sống tại Philadelphia ở Hoa Kỳ. Các bạn cứ thử tưởng tượng, vào thế kỷ 21 mà còn như vậy, thì làm sao một người ngoại đạo có thể sống sót vào các thế kỷ, khi mà Kytô giáo đang có quyền sinh quyền sát? Những ai sống ở Hoa Kỳ đều có thể vào các bảo tàng viện để tìm hiểu việc truy lùng phù thủy không chỉ tại Âu châu, mà còn đẫm máu ngay tại Hoa Kỳ trong một thời gian dài, đặc biệt tại Salem. Đừng nghĩ rằng chúng ta đang nguyền rủa một thần linh, mà hãy nghĩ rằng chúng ta đang đưa ra trước ánh sáng sự thực về một thương hiệu đại diện cho gian manh và tàn ác. Gian manh vì sự tàn ác được che đậy bằng lá bùa tình yêu. Tàn ác vì chủ trương phong thánh cho những ai bán mạng cho nó trong công cuộc thống trị hoàn vũ. Bất kỳ tôn giáo nào phong thánh cho tín đồ để khuyến khích họ chết vì đạo (kể cả Phật giáo) đều là chủ trương gian manh. Người lỡ chết vì đạo khác người được khuyến khích chết vì đạo với phần thưởng một cõi thiên đàng. Một tôn giáo khác với một quốc gia; lãnh thổ của quốc gia ở trần thế, trong khi lãnh thổ của tôn giáo thuộc về tâm linh. Công giáo hay pha lẫn hai thực thể này vào nhau và hô hào chết vì Chúa hoặc vì tổ quốc, nhưng lịch sử Công giáo chưa bao giờ chứng tỏ nó chống xâm lăng Pháp hay chống Mỹ, mà lại không ngớt chống lại chính quyền do người VN lãnh đạo. Nhìn qua các vụ đấu tranh chống nhà nước tại VN, giáo dân rất hung hăng, bạo động, và ta có cảm tưởng người đứng đằng sau rất trông mong có đổ máu. Chỉ cần một giọt máu đổ xuống, các linh mục và các cơ quan tuyên truyền chống nhà nước sẽ tạo sức ép để máu đổ thêm nữa, và thế là, cuộc thánh chiến sẽ bùng nổ. Nếu Công giáo nắm được chính quyền, họ sẽ lại ca tụng đưa lên bàn thờ các vị tân thánh tử đạo. Phật giáo và các tôn giáo khác tại Á Châu bản chất không phải là đối thủ chính trị quá già dặn của Kytô giáo Rôma từng được huấn luyện qua hơn 2000 năm lịch sử đầy máu. Chỉ cần lật đổ được CS thì vùng đất Á Châu sẽ rơi vào tay Kytô giáo, phù hợp với đại kế hoạch tiến về châu Á do giáo hoàng Gioan Phaolồ II đề xướng, và Công giáo VN có 1000 năm để thực hiện điều này. Từ lăng kính này, ta có thể thấy ngay sự ngu xuẩn của lãnh đạo TQ tạo sức ép xâm lăng để các quốc gia chung quanh như Việt Nam và Đài Loan nghiêng về phía Vatican. Đây cũng chính là sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược của TQ, đã không biết thuận sóng đẩy thuyền, giương cao ngọn cờ châu Á cùng tiến bằng những chánh sách đa phương cùng lợi nhuận và cùng chung sống, tạo cho mình một vị thế chính trị văn hóa mà Hoa Kỳ không thể có lý do để có lãnh chiến hay thương chiến.
Giả định có một ngày Rôma thống nhất được hoàn vũ như cái tên của nó universal (catholic – Công giáo), thì nó sẽ lại tự phân chia rẽ nhánh và tự xâu xé, uống máu lẫn nhau như trong lịch sử từng minh chứng mà bài viết đã trình bày. Lòng ham muốn thống trị là bản chất của cơ cấu chính trị thế tục mang hình thức tôn giáo. Công giáo Rôma luôn biểu hiện ý chí thống trị này từ khi nó được Constantine đưa vào trung tâm quyền lực của Âu châu; kể từ đó, nó không bao giờ có thể tách rời được sự tự kỷ ám thị mình là đế chế thay mặt Chúa chinh phục trái đất. Nếu ý chỉ của Gioan Phaolồ II được hoàn tất cho thiên niên kỷ thứ III hoàn thành sứ mạng chinh phục Châu Á, thì nhân loại sẽ tự tiêu diệt nhau trước khi trái đất già cỗi và chấm dứt chu kỳ sinh thái. Tôi tiên đoán rằng, trước khi Cây thánh giá vững chải ở các quốc gia nghèo đói Á châu, với điều kiện là các nước ấy dậm chân tại chỗ không phát triển, thì nó lại đã hoàn toàn biến mất ở Bắc Mỹ, chứ ở Âu châu thì khỏi phải bàn. Tôi vẫn xin cúi đầu cung kính trước Thượng Đế Déisme, Panthéisme, Brama, Đấng Tạo hóa TQ, và ông Trời thân yêu hiền hậu của nhân dân VN mà đạo Phật luôn chủ trương tôn kính, được ghi nhận qua thuyết lục niệm bao gồm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Ngày nay máu vẫn đổ tại các quốc gia Trung Đông, dù được ngụy trang bằng sự tuyên truyền vào các lý do chính trị, các quyền lợi quốc gia, nhưng thấp thoáng xa xa và cao cao, ta vẫn thấy hoặc là Allah, hoặc là Yéhova lúc ẩn lúc hiện trên các đám mây. Tôi dám cam đoan nếu bỏ đi độc thần giáo, thì tại đây sẽ có hòa bình, ổn định, và hạnh phúc, không phải cho một đời, mà cho muôn thế hệ. Người Kytô giáo đang chặn đứng sự bành trướng của Hồi giáo ngay tại quê hương các quốc gia Hồi Giáo, bằng chính máu của người Hồi giáo. Người Hồi Giáo, vì không thể so cựa với con gà bằng thép của Kytô giáo, lại tấn công các quốc gia Kytô giáo bằng các làn sóng di dân, và họ chủ trương sinh sôi nẩy nở thật nhiều tại Âu châu với hy vọng biến các quôc gia cựu thần dân Rôma thành vùng đất của Mohamed trong vài thế kỷ tới với chủ trương cởi mở hơn, do con cháu họ đã quen với kinh Coran được dạy dỗ trên phiên bản nhân ái hơn. Vệ Chúa như Pascal, Leibniz, Descartes, và bây giờ tới John Lennox không biết có lợi gì cho Chúa không? Hay chỉ chứng tỏ thêm sự ngày càng bất lực của ngài trước ý thức độc lập về tri thức của nhân loại? Người Kytô có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Đức Phật chưa bao giờ cần được hộ vệ? Ở Âu Mỹ người ta đưa tượng Phật vào các nơi đấm bóp tình dục, các nơi hưởng thụ thân xác công cọng nhằm mục địch làm ô uế hình ảnh thanh tịnh trong sạch của ngài; nhưng dù ở đâu, tượng Phật vẫn an nhiên với nụ cười hàm tiếu trong sáng đầy bao dung. Đức Phật quá cao siêu đến nỗi không cần ai phải ra tay bảo vệ ngài.
Thế Kỷ Ánh Sáng không chỉ làm cho Kytô bị khoa học xa lánh, khiến nó mất đi phần lớn tín đồ tại Âu châu, và cũng tước đoạt gần như toàn bộ thế quyền của nó, Ánh Sáng đó cũng khiến cho các trào lưu mê tín khác trên thế giới bị chùn bước, Phật giáo sẽ rất ngần ngại khi dung túng các tập tục nhân gian như đốt vàng mã, cúng sao giải hạn, cầu an cầu siêu..., Thần đạo Nhật Bản dù giữ vững truyền thống đa thần, nhưng các thần chỉ được lưu lại làm chất keo kết nối dân tộc tính Nhật Bản hơn là để cầu khấn xin xỏ như những ngày xưa cũ.
Đi một vòng khá xa như vậy, để có thể hiểu được vì sao có cả gần như một phong trào ''vệ Chúa'' trong đó Blaise Pascal là một thành viên như đã đề cập.
IV – BIỆN CHỨNG VỀ CHÚA CỦA PASCAL Pascal là một nhà toán học, và đồng thời là một triết gia. Nhưng đọc những biện hộ (apologie) cho Thiên Chúa mà Pascal viết trong tư tưởng (pensées), tôi lại thấy nó chả có nét siêu hình học hay bản thể luận thường thấy nơi các triết gia, một ông triết gia thiếu hoàn toàn l'esprit critique (tinh thần phê phán) và tinh thần khoa học mà thế kỷ Ánh Sáng đề cao. Ông nhìn con người thật thảm thương bi đát, con người càng thảm thương bi đát bao nhiêu, thì ông dành hết ánh sáng cứu rỗi con người vào tay Thượng Đế mà chính ông, cũng không thể chứng minh được cái gì là Thiên Chúa. Ảnh chụp ngắn gọn nhất mà ông nói về con người, chỉ trong hai mệnh đề, đã hạ bệ hình ảnh Thiên Chúa (L'homme créé à l'image de Dieu) xuống bùn đen: l'homme est un monstre incompréhensible dont il est difficile de démêler cet embrouillement (con người là một ''con quỷ phức tạp'' mà thực khó ''tháo gỡ đống bùi nhùi này''), và để có chỗ cho Thượng Đế gỡ đống bùi nhùi, ông thêm cho loài người tí ưu điểm vào phút chót mà ông gọi là le paradox à soi-même (mâu thuẫn nội tại), một lưỡng tính mà bản chất vừa hèn mọn, vừa cao cả (une dualité vient du fait qu'il est à la fois misérable et grand). Hãy thử đặt câu hỏi: Do đâu mà con người đau khổ? Ông thản nhiên trả lời: Con người được ghi dấu bằng tính hư vô của nó, đó là hậu quả của tội tổ tông di truyền từ Adam (L'homme est marqué par son néant, conséquence du péché originel qui se transmet depuis Adam). Đến đây tôi có thể bỏ bút mà kết luận rằng Blaise Pascal không phải là triết gia đúng danh nghĩa một triết gia, ông chỉ là nhà toán học và thần học, rất tiếc ông không xin được mặc áo dòng. Nếu tôi cùng ông sinh đồng thời, tôi sẽ nói nhẹ với ông rằng, này nhà thiên tài toán học, làm sao chứng minh bằng toán học rằng tội tổ tông được di truyền từ Adam? Nói thế không có nghĩa là toàn bộ cuốn pensées của ông hoàn toàn tiêu cực, khi nói về nổi khổ của con người, ông có cái nhìn rất minh triết, mang dấu ấn của đạo Phật, do ông tự quán chiếu mà ngộ ra hoặc cũng có thể do ông đọc được ở đâu đó nhưng không nói ra, vì thời ấy đã bắt đầu có sự giao lưu giữa văn hóa Á Đông và Tây Âu. Ông viết: Sự vắng mặt của hiện tại: hư vô đến từ sự liên hệ với thời gian; loài người không ngừng lúc thì quăng mình vào quá khứ (từ các hoài niệm), lúc vào tương lai, vì « chúng ta không bao giờ biết nắm lấy phút giây hiện tại' ». Từ đó, cũng như hiện tại, hạnh phúc không thể định hình « chúng ta chẳng bao giờ sống, mà chúng ta chỉ ước mong sống, luôn trong tư thế chuẩn bị chờ hạnh phúc nên đương nhiên là ta không có nó ». Sự bất ổn trong thời gian lại liên hệ đến không gian, trong một chuỗi « hành động không ngừng » khiến con người không bao giờ được ngơi nghỉ và ngăn chặn hắn gặp gỡ phút giây hiện tại. Con người lỡ mất chuyến xe cuộc đời bỏi vì đã quá lo cho quá khứ hoặc cho tương lai. (Le présent introuvable: son néant vient aussi de son rapport au temps; l'homme ne cesse de se projeter tantôt dans le passé (par le souvenir), tantôt dans l'avenir, car « nous ne nous tenons jamais au temps présent ». Ainsi, comme le présent, le bonheur est-il impossible à fixer « nous ne vivons jamais, mais nous espérons de vivre, en nous disposant toujours à être heureux il est inévitable que nous ne le soyons jamais ». Cette instabilité dans le temps correspond, dans l'espace, au « mouvement perpétuel » qui ne laisse jamais l'homme en repos et qui l'empêche de vivre dans le présent. L'homme rate donc sa vie à cause de sa trop grande préoccupation du passé et de l'avenir.)
Luận về hiện tại, thì không ai có thể qua mặt được các thiền sư cả ngày ngồi quán chiếu tâm, họ không suy tư như Pascal, họ xem tâm như là một đối tượng khách thể nên chắc chắn không ai sống trong hiện tại nhiều như các thiền sư nhà Phật. Khi Pascal loay hoay sống trong các biện luận vệ Chúa thì các thiền sư chan hòa hạnh phúc ngay giây phút hiện tiền, cái mà Pascal chỉ thấy qua giấc mơ disposant toujours à être heureux. Lúc ấy có ai đến đập vào tượng Phật hay thóa mạ, thì các thiền sư vẫn an nhiên bất động.
Pascal bàn rất nhiều về tình trạng đáng thương của con người, về thân phận tội lỗi từ di truyền tính mà loài người phạm phải từ khi ăn trái cấm. Ông nhắc đi nhắc lại tội tổ tông làm như sợ chúng ta quên rằng chúng ta phải chịu sinh, lão, bệnh, tử (sự dữ nói theo cách thần học) là từ khi cãi lời Chúa: Con người được đánh dấu bằng tính hư vô của nó, là kết quả của tội lỗi nguyên thủy truyền từ Adam, hắn đã bị Thượng Đế trừng phạt khiến cho loài người bị lệ thuộc vào sự điên cuồng.(L'homme est marqué par son néant, conséquence du péché originel qui se transmet depuis Adam; il subit donc « l'ordre de Dieu qui pour la punition des hommes les a asservis [aux] folies ») Hoặc: Con người chẳng thể nào tiếp cận với sự thực. Đây chính là căn nguyên bị hư hoại do tội tổ tông để lại và tội này cũng làm cho trí năng của loài người bị thui chột. (l’homme est incapable de vérité. Ceci, il le tient de sa nature corrompue par le péché originel qui a corrompu aussi sa raison.)
Chỉ cần so sánh với các trường phái triết học cổ đại Hy Lạp trước Tây lịch, ta cũng thấy triết gia Hy Lạp có cái nhìn khoa học hơn Pascal trong nhận thức luận về vũ trụ và con người, chẳng hạn trường phái Stoicism cho rằng vũ trụ được cấu tạo bỡi vật chất và khí lực, và Thượng Đế giống như lửa và khí hỗn hợp lại, ngài không tách biệt khỏi vũ trụ (ngự trên Thiên Đàng) mà ngài tham dự cùng chúng ta và là một thành phần của chúng ta. Các tư tưởng gia Khắc Kỷ nhìn vũ trụ như là một chuỗi sinh thái nối kết với nhau bằng lý nhân quả không gián đoạn (The Stoics viewed the cosmos as a livinng entity in which all is connected together by an unalterable chain of causation). Người Stoic cho rằng sống đạo đức (virtue) là sống hạnh phúc. Còn trường phái épicurisme thì cho rằng vũ trụ được hình thành từ các nguyên tử (atom) tựa như hạt giống generative seeds có khả năng biến hóa ra mọi thứ trong vũ trụ, không chấp nhận linh hồn vĩnh cửu, mà cho rằng nó dính liền với thân xác. Nếu có một Thượng Đế, thì vị này không can thiệp vào chuyện của loài người.
Nhắc nhở trên cho thấy rằng Pascal cách những triết gia Hy Lạp gần 2000 năm, nhưng nhận thức của ông, do bị ảnh hưởng thần học chi phối, đã có cái nhìn lệch lạc về vũ trụ và con người so với tiền nhân thời Thượng Cổ. Ông cho rằng Thiên Chúa phạt khiến trí năng (raison) của loài người bị thui chột (corrompu), và vì vậy, con người bị ba thứ lừa dối: trí tưởng tượng (imagination), bề ngoài (apparence) và sự giải trí (divertissement).
Trí tưởng tượng (imagination), theo Pascal, là maîtresse d'erreur et de fausseté (sai lầm cốt lõi, dối trá lường gạt), là superbe puissance ennemie de la raison (kẻ thù siêu mạnh của trí năng); còn bề ngoài (apparence) theo ông là những thứ phát sinh từ tưởng tượng, có khả năng che bít sự thực khiến loài người không có khả năng thấy được Thiên Chúa, chính bề ngoài khiến ta tin vào các khoa học tưởng tượng, những thứ mà các y sĩ và các quan tòa cần dựa vào danh tiếng và y phục của mình để được tin tưởng (celles donnent crédibilité aux «sciences imaginaires», celles des médecins et des juges qui doivent compter sur le prestige de leur habit pour avoir quelque crédit). Con người vĩnh viễn sống trong ảo vọng hão huyền, bị chiếc lưới của tưởng tượng chụp bắt nên mất khả năng thấy được sự thực.(Mais si l'homme est perpétuellement dans le faux, pris dans les filets de l'imagination, c'est que «rien ne lui montre la vérité»); và cuối cùng, giải trí (divertissement) là cái khiến ta tìm quên trong các thú vui giả tạm, do chính ta tự biến chế và ẩn trú vào chúng. Con người vốn không thể chế ngự được cái chết, sự khổ đau, và sự ngu dốt, họ đã tìm cách ẩn trốn trong niềm hạnh phúc [bằng cách] dừng nghĩ đến các thứ này («Les hommes n'ayant pu guérir la mort, la misère, l'ignorance, ils se sont avisés pour se rendre heureux, de n'y point penser»). Tôi có cảm tưởng Pascal đang đưa ra 5 ấm (hoặc uẩn 蘊) gồm sắc (apparence), thọ (divertissement) và tưởng (imagination) của đạo Phật nếu Thượng Đế mà Pascal nói đến không phải là ông được mô tả trong Sáng Thế Ký. Còn hành, và thức tương ứng với tính cao cả (grandeur) và tư tưởng (pensée). Những phạm trù này không bao giờ được tìm thấy trong thánh kinh Kytô giáo, nơi chứa đầy những chém giết, hăm dọa, hoặc khoe khoang phép lạ. Nếu Pascal không bị những cái filets de Dieu nhốt chặt thì có lẽ tên tuổi ông sẽ được sánh ngang vai vế với Voltaire, Diderot, hai tượng đài của Kỷ Nguyên Ánh Sáng mà nước Pháp luôn hãnh diện với thế giới. Cái lúng túng của bất kỳ triết gia bảo vệ thần học nào là sự vấp phải những mâu thuẫn nội tại từ chính các giáo điều Kytô giáo, giáo điều này phủ bác và phản biện lại giáo điều kia. Khi Adam chưa ăn trái cấm, anh ta và Eva chưa biết phân biệt, vậy lý trí của hai người này là gì? Ta còn nhớ rõ trong Sách Sáng Thế, Chúa bảo “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi” (l'homme est devenu comme l'un de nous, pour la connaissance du bien et du mal. Empêchons-le maintenant d'avancer sa main, de prendre de l'arbre de vie, d'en manger, et de vivre éternellement).
Trước khi ăn trái cấm, Adam chả biết điều thiện và điều ác, sau khi ăn, liền biết thiện ác, vậy từ khi phạm tội tổ tông thì con người có trí năng phân biệt, Pascal lại cho rằng trí năng của con người bị Thiên chúa làm thui chột sau khi phạm tội. Hoặc là Pascal không đọc kinh Thánh, hoặc ông nghĩ rằng sẽ chả ai được quyền đọc trực tiếp vào Thánh kinh, nên ông tha hồ vẽ tranh tự do bằng ngôn ngữ nửa triết học nửa toán học? Mệnh đề « Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác » xác minh con người có khả năng tương đương với Thiên Chúa. Chúa sợ con người ăn luôn cây sự sống thì sẽ ngang hàng với ngài, nên ngài đuổi con người vào sự dữ, tức là ngài xô loài người vào sinh, trụ, dị, diệt. Chúa cho người rào chắn cây sự sống, sợ con người ăn được sẽ không bị sinh lão bệnh tử.
Chúa chả rào chắn cây táo, lại còn để con rắn phục kích khiến con người khởi tâm phân biệt, nói theo ngôn ngữ nhà Phật cho dễ hiểu, rồi vịn vào cớ ấy mà đẩy con người vào khổ đau.
Sự thật rành rành được Sáng Thế Ký viết, lời văn cũng chả có gì khó hiểu, thế mà triết gia, toán học gia, cứ đẩy đưa câu chuyện vốn rất chất phác thực thà biết sao nói vậy của kinh Thánh, thành những thứ thần học xa vời, nào là Thiên Chúa Nhân Ái, Thiên Chúa Yêu Thương, Thiên Chúa Ban Phúc, Thiên Chúa Quyền Năng, so với đống loạn thạch trong bất kỳ hang động thiên nhiên thạch nhũ nào cũng không khác, chỉ cần tí xíu óc tưởng tượng, là có thể nhìn thấy bất kỳ cái gì mình muốn, từ trăng sao, đến cả điện thoại di động 4G của thế kỷ XXI trong hang thạch nhũ.
Tín đồ càng khen ngợi Chúa, ta càng hiểu rõ được bản chất của ngài. Cũng không khác con dân các quốc gia độc tài và khát máu chưa hề dám lên tiếng chỉ trích lãnh tụ của chế độ. Càng giết chóc và tra tấn đánh đập, địa vị và danh tiếng của vị chúa tể càng được con dân ca tụng tâng bốc.
Với tinh thần nô lệ và vâng phục vô điều kiện đó, Pascal đã cho rằng, con người chẳng phải là một sự cần thiết, đã may mắn được thụ tạo bởi tình yêu của Thiên Chúa, và giống như cái xe do vị kỹ sư chế tác, NGÀI kỹ sư có toàn quyền muốn xử dụng hay phá hủy chiếc xe như mình muốn, cho nên con người tuyệt đối phải khiêm cung trước Thiên Chúa, và đó là cái đức hạnh tối thiểu nhất để được đến với ngài - L'homme doit donc prendre conscience qu'il n'est «pas un être nécessaire ». Ce qui invite à l'humilité, qualité indispensable pour parvenir à Dieu.
Con người là con vật phức tạp, không phải là khám phá mới của Pascal, mà đó là nhiên tính. Pascal phân tích tâm lý con người là một đống bùi nhùi lưỡng tính, một phần là sự hèn mọn khổ đau misère, phần kia là sự vĩ đại cao cả grandeur (une dualité à la fois misérable et grand). Cuối cùng thì Pascal cho rằng, con người cần tìm về với Thiên Chúa để chấm dứt khổ đau, nhờ có tính vĩ đại cao cả mà tìm về với Thiên Chúa, nhưng Pascal lại mâu thuẫn và lúng túng với triết lý Đức Tin của Kytô giáo.
Để đưa con người trở về với Thiên Chúa, Pascal rất vòng vo, ta cái cảm tưởng ông khác với các giáo sĩ truyền giáo, ông không nói phúc cho ai không thấy mà tin như đa số gắn vào miệng ông mặc dù họ cũng không sai lệch bao nhiêu. Lúc thì ông bảo dẹp bỏ lý trí, lúc ông lại nói không có lý trí thì con người chả có một giá trị gì. Cuối cùng ông xài cả hai, và ngụy biện như thế này: Con người có lý trí, nhưng ít chịu rộng mở trái tim, lại có khả năng mở rộng cửa cho Thượng Đế. Chính cái khả năng này Pascal gọi là « tư tưởng » là cái mà khiến cho loài người thành người: « tôi không thể nào khái niệm một con người không có tư duy. Đó là cục đá hay khúc gổ ». Con người có trong hắn khả năng vượt qua sự « thấp hèn » , « con người vượt qua chính mình » và tìm thấy « sự thật ẩn chứa trong Thiên Chúa ». --- (l'homme doté de raison, mais surtout susceptible d'ouvrir son cœur, est capable de s'ouvrir à Dieu. C'est cette capacité que Pascal nomme la « pensée » et qui fait son humanité: « je ne puis concevoir l'homme sans pensée. Ce serait une pierre ou une brute ». L'homme a en lui le pouvoir de dépasser sa « misère » « L'homme passe l'homme », et de trouver « la vérité [qui] loge dans le sein de Dieu). Cũng nên mở một dấu ngoặc nhỏ về sự vượt qua được Pascal nhấn mạnh. Tôi theo dõi những cuộc tranh luận trên mạng khi quần chúng bàn về sự giết người của Thiên Chúa trong kinh Thánh, thì đa số tín đồ Kytô giáo cho rằng kẻ bị giết vì đã gây tội ác khiến Chúa phẫn nộ trừng phạt, phía vô thần đưa bằng chứng từ kinh Thánh cho thấy Chúa tàn sát ngay cả trẻ con vô tội, và cho phép hãm hiếp phụ nữ yếu đuối, thì các tín đồ Kytô lại lập luận rằng Thiên Chúa có toàn quyền muốn giết ai thì giết, vì nhân loại là thụ tạo của ngài, tựa như ông kỹ sư có quyền phá nát chiếc máy mà ông ta vừa chế tạo. Tôi kinh khiếp cho loại biện luận này, nó còn tồi tệ hơn tư tưởng hủ Nho của thời Hậu Hán, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu. Cũng may, trí thức của con người đã vượt qua thời kỳ ấu trĩ của chính mình, vượt qua khái niệm về Thiên Chúa sáng tạo và loài người thụ tạo. Nói cách khác, khái niệm nhân loại là sinh vật không cần thiết như cách suy nghĩ nô dịch của Blaise Pascal (L'homme doit donc prendre conscience qu'il n'est «pas un être nécessaire ») cần được liệt vào danh sách tư tưởng ấu trĩ và lỗi thời, tệ hại hơn cả thuyết phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu của Trung Quốc phong kiến. Từ khi có bản tuyên ngôn nhân quyền, con người đã vượt qua chính mình và lên trên cả Thượng Đế, đó là tư tưởng thiên nhân sư (thầy của trời và người) mà đạo Phật đã tuyên thuyết cách chúng ta hơn 2600 năm mà nghe thì rất khó tin, nhưng hoàn toàn ăn khớp với sự thực: từ khi tuyên ngôn nhân quyền được loài người trân trọng, sinh mạng của con người và sự tự do của con người được triệt để tôn trọng hơn bất kỳ nguyên nhân nào, không ai còn có thể nhân danh Thượng Đế để giết người nữa. Tôi định nghĩa con người là con vật luôn muốn vượt khỏi chính nó. Và kẻ giết người, dù đó là thần linh, cũng sẽ bị nhân loại lên án. Tôi đề nghị Liên Hiệp Quốc nên tôn xưng Thích Ca Mâu Ni Phật là thánh tổ của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, là cha đẻ của tư tưởng vượt lên trên nhân và thiên, xem sinh mạng và tự do của con người là tối thượng cao qúy. Mỗi năm, vào ngày kỷ niệm mà Liên Hiệp Quốc dành cho ngày Nhân Quyền, nên để thánh tượng của Phật ngay trung tâm, để mọi người biết rằng, chính Thích Ca Mâu Ni là người xóa tan mọi giai cấp, xóa bỏ mọi màu da, nam nữ bình đẳng, hạnh phúc và sinh mạng bình đẳng, không thần linh nào hơn được loài người và sự tự do của con ngưòi, ngay cả môi trường và mạng sống của các loài khác cũng được Phật bảo vệ tối đa, vì giết bỏ các loài khác cũng là tiêu hủy môi sinh của chính con người. Ngài đúng là Thiên Nhân Sư, vượt lên trên Trời và người, vì Trời còn giành quyền sinh sát, ngài vượt lên trên, đem sự thực cao cả của nhân loại dạy cho họ, trả lại cho họ giá trị của chính họ. Các triết gia thường nâng cao vai trò của tư duy và trí năng, nhưng ngõ cụt của Pascal ở đây là ông không thể chứng minh Thiên Chúa đồng nghĩa với sự thật, ông chỉ còn cách kêu gọi dẹp bỏ lý trí khi tìm đến Ngài, và ông đã thốt lên sự thất bại của chính mình như sau: Chính trái tim cảm nhận được Thiên Chúa chứ chẳng phải lý trí (« C'est le cœur qui sent Dieu et non la raison.») Ngày nay ta thấy các linh mục thường dạy tín đồ: người ta không thể ngửi màu sắc, không thể thấy mùi vị; Thiên Chúa đối với lỗ mũi là màu sắc, đối với đôi mắt là mùi vị; nhưng ai có trái tim (bằng Đức Tin viết hoa) đều có thể đánh hơi (sentir) được cả mùi lẫn vị của Thiên Chúa. Văn hào Victor Hugo đã đưa ra nhận định phản ảnh chính xác nền giáo dục nhồi sọ ngu dân của Kytô giáo như sau: “Nền văn minh, ánh sáng này, có thể bị tiêu diệt đi bằng hai cách nhận chìm, (hoặc) hai cách xâm lăng nguy hiểm đối với nó: sự xâm lăng của quân lính và của linh mục; của quân lính đe dọa mẹ chúng ta, [nói cách khác] là tổ quốc; của linh mục đe dọa con cái chúng ta,[nói cách khác] là tương lai.” (La civilisation, cette lumière, peut être éteinte par deux modes de submersion, deux invasions lui sont dangereuses, l’invasion des soldats et l’invasion des prêtres. L’une menace notre mère: la patrie; l’autre menace nos enfants: l’avenir) Hugo không cảnh cáo sự cáo chung của nhân loại, mà nhấn mạnh vào sự cáo chung của văn minh, ánh sáng, và tổ quốc mà con người phải trải biết bao cay đắng, xương máu đấu tranh mới có được.
Pascal chỉ lươn lẹo ở chỗ làm chết cả lý trí, khi cố tình dẫn lý trí đi vào hoài nghi cho có vẻ tư duy theo lối trí thức Cạc-tê-ziêng (Cartésien), rồi ông giết chết hoài nghi của lý trí, làm cho lí trí bị tê liệt trước đức tin mù quáng vào Thiên Chúa của ông. Điều này đã được trình bày kỹ trên phần I.
Công thức triết lý sặc mùi Kytô của Pascal là: « Il faut avoir ces trois qualités, pyrrhonien, géomètre, chrétien soumis » (Cần có ba phẩm chất, hoài nghi, đo đạc tính toán, và Kytô hữu ngoan đạo). Nói cách khác, nhờ có hoài nghi, ta mới biết suy nghĩ, đắn do, tính toán; sau khi tính toán, ta phải biết đặt niềm tin vào đúng chỗ. Tiến trình biện chứng của ông được chính ông dịch sang ngôn ngữ triết học như sau « Il faut savoir douter où il faut, assurer où il faut, en se soumettant où il faut. » (Cần nên biết hoài nghi đúng chỗ, cân nhắc sự chuẩn mực đúng chỗ, và hiến mình vào đúng chỗ). Thực ra chủ nghĩa hoài nghi (pyrrhonisme) mang tên triết gia cổ Hy Lạp Pyrrhon cùng với Sextus Empiricus đã có mặt từ vài thế kỷ trước Công Nguyên. Chủ nghĩa này hoài nghi tất cả, cho rằng không gì có thực, ngay cả chính sự hoài nghi. Chủ nghĩa này gần như tuyệt tích mãi đến thời kỳ đẫm máu tại Âu châu do các cuộc Thánh chiến làm nảy sinh Giáo Phái Phản Thệ và phong trào Phục Hưng, được tiếp nối bởi Kỷ Nguyên Ánh Sáng. Chủ nghĩa hoài nghi đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên các triết gia như Montaigne, Descartes, Pascal, Leibniz, sau đó David Hume, đến Nietzsche và kéo dài đến hết thế kỷ thứ XIX với triết gia trứ danh Bertrabd Russell cho tới ngày nay.
Học giả Phật học Adward Conze nhấn mạnh sự tương cận giữa tư tưởng Phật giáo đại thừa với chủ nghĩa Hoài Nghi, đặc biệt là Trung Quán Tông của Nagarjuna. Ta thấy trong tác phẩm Esquisses pyrrhonniens, Sextus Empiricus phủ định mọi hiện tượng hữu (être, being) hay phi hữu (non-être, non-being), không gì có tự tướng, và tất cả mọi sự nhận thức về hiện tượng chỉ thuần túy là quy ước. Trong cùng nhận thức tổng quát như vậy thì Phật giáo cũng chủ trương hoài nghi tất cả, quán sát nhứt thiết pháp giai thị hư vọng, do các duyên hợp lại mà tạo ra sanh diệt, và ngay cả sự sanh diệt cũng chỉ là giả tướng.
Cái khác giữa Phật giáo với Hoài Nghi thuyết là: Phật giáo sử dụng nghi tình để vây bắt chân lý, buộc chân lý hiện ra, đạt đến cái Chân Không của vạn hữu (la vacuité, Śūnyatā), cái không do hoài nghi vây quanh cũng bị phủ định, và tận cùng của mọi phủ định sẽ khiến sự giác ngộ bùng vỡ. Chính vì vậy Hoài Nghi chủ nghĩa dù rất giống với Phật giáo, lại chưa hoàn toàn thoát ra khỏi 10 kiết sử bao gồm: tham, sân, si, mạng, nghi, thân kiên, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Sextus Empiricus vượt qua 6 kiết sử căn bản bao gồm tham, sân, si, mạng, thân kiến và giới cấm thủ nhưng vẫn chưa ra khỏi nghi tình. Để làm chậm sự phát triển của Chủ Thuyết Hoài Nghi, rất nguy hiểm cho thần học và Giáo Hội trong giai đoạn khủng hoảng, Pascal đã đi tiên phong đưa ra biện chứng ba phẩm chất bao gồm biết hoài nghi đúng chỗ => cân nhắc sự chuẩn mực đúng chỗ => hiến mình vào đúng chỗ, như đã đề cập ở trên, để đi trước một bước, làm lệch hướng sự phá sản của Kytô giáo vốn đã rạn nứt sau sự ly khai của Martin Luther trước đó một thế kỷ, mục tiêu chính là mong muốn con người lấy lại niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Leibniz cũng nằm chung trường hợp của Pascal, cũng gia nhập nhóm Kytô hữu trí thức Biện Thần (théodicée) tìm đủ biện pháp để cứu vãn một niềm tin đang lung lay, một sự khó giải thích vì sao mọi sự dữ, chiến tranh, bệnh hoạn, chia rẽ, chết chóc làm suy sụp Âu châu, cứ sờ sờ bày ra trước mặt Đấng Toàn Thiện Công Chính Thiên Chúa như đang thách thức ngài? (Il sait que l’existence du mal sous un Dieu bon et juste constitue des difficultés...)
Như vậy thì đã quá rõ hoàn cảnh nào thúc đẩy Pascal sáng tạo ra vụ đánh cuộc vào Thiên Chúa tưởng chừng rất vô tư và chỉ thuần túy nằm trong phạm trù triết học, như thị kiến thông thường, là một lầm lẫn thực đáng lưu ý.
V – PASCAL QUA LĂNG KÍNH CỦA VOLTAIRE Voltaire (tên thật là François-Marie Arouet) nhỏ hơn Pascal 69 tuổi, nghĩa là tầm nhìn của ông về tiền nhân không xa quá để vói không tới, hoặc gần quá để có thể bị cận thị. Câu đầu tiên mà ông nói về cuốn Pensées của Pascal: Je n'ai jamais trouvé personne de ma vie qui n'ait admiré ce livre - Cả đời tôi chưa hề thấy ai thưởng thức cuốn sách này! Khi viết cuốn les dictionnaires phylosophiques gồm 25 lá thư, và in cuốn sách này lén lút tại Luân Đôn, Voltaire phê bình nhiều đề tài trong đó có tôn giáo, khoa học, chính trị, và triết lý. Tôi đồng quan điểm với ông rằng đạo Anglican so với Công giáo Rôma, tuy đều chả tốt lành gì cho nhân loại, nhưng vẫn có chỗ dễ thương hơn khuôn mặt đầy máu tanh của Rôma trong lịch sử. Ta thấy Anh đô hộ nước nào, thì sau khi Anh ra đi, nền văn hóa của nước ấy hoàn toàn không bị tổn thương, như Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Hongkong, thậm chí người Anh còn có công rất lớn trong việc sưu tầm, khai quật và tu chỉnh các di tích lịch sử của Phật giáo bị chiến tranh tàn phá, bị chôn vùi, như xá lợi của Đức Phật, hoặc Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng..., còn Pháp tới đâu thì ở đó có sự huấn luyện đào tạo linh mục truyền giáo cho Rôma và mưu toan đồng hóa người bản địa đến đấy như tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đem Pháp so với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thì Pháp còn nhân đạo hơn thập bội, vì bất kỳ nơi nào có văn hóa Công giáo Tây Bồ, nơi ấy không bị diệt chủng thì bị diệt nguồn, đặc biệt và điển hình là Mỹ Châu La Tinh, đến nỗi ngày nay, chính quyền Mexico còn đòi Tây Ban Nha phải xin lỗi nhân dân nước ấy (http://www.francesoir.fr/actualites-monde/le-mexique-demande-des-excuses-pour-les-abus-coloniaux-lespagne-refuse). Tuy Tây Ban Nha từ chối tội ác của mình, cũng như TQ từ chối tội ăn cắp sản phẩm trí tuệ, sự từ chối không mang ý nghĩa là họ không phạm tội trước lịch sử. Voltaire đặc biệt khinh bỉ tôn giáo nói chung, hay chính xác hơn, ông khinh bỉ sự cuồng tín thống trị của các tôn giáo độc thần, ông nói: Làm sao trả lời với kẻ mà hắn nói với bạn rằng hắn phục tùng Thượng Đế hơn phục tùng con người, và vì vậy hắn sẵn sàng cứa cổ bạn để được lên thiên đàng? (Que répondre à un homme qui vous dit qu'il aime mieux obéir à Dieu qu'aux hommes, et qui en conséquence est sûr de mériter le ciel en vous égorgeant?)
Để giới thiệu một cách vô tư về tư tưởng bài trừ Kytô giáo của Voltaire, tôi xin phép trích dẫn một đoạn của văn sĩ học giả nổi danh người Pháp đoạt nhiều giải thưởng văn học, ông Philippe Sollers, viết về sự dị ứng của Voltaire đối với Công giáo Rôma như sau:
[...] Ông miệt mài nghiên cứu cuốn kinh thánh, đó là mục tiêu thường trực của ông. Không ai đọc Kinh thánh nhiều như Voltaire. Từ sự nghiên cứu đó, ông phóng ra một sự phê bình xoáy vào cốt lỏi, ông giải thích được các nguyên tắc chỉ ám chỉ mà không nói rõ ra, như nguyên tắc khẳng định rằng: "Đồ quái vật, mày không theo tôn giáo của tao, vậy thì mày là đứa vô đạo''. Ông cũng đã làm hình thành một suy tư tiên phong cho chủ nghĩa thế tục: "Những người này tin rằng rằng Chúa Thánh Thần thâm nhập vào họ thì đứng trên luật pháp''. Ông nhắc lại những lầm lạc của người Kitô hữu trong các cuộc Thập tự chinh, "căn nguồn của sự giảm sút dân số châu Âu", và những vụ thảm sát vào ngày Saint-Barthélemy,''khi mà thị dân Paris lao vào người đồng bào không đi lễ thánh của mình tàn sát họ, cứa cổ họ, quăng họ qua cửa sổ, chặt họ ra từng khúc''. Hãy tự hỏi mình là chúng ta có thể sống lại được một ngày như vậy ở Pháp nữa không? Ông còn cống hiến công thức đáng ngưỡng mộ cần được phân phối ở khắp mọi nơi mà không chỉ trong số các tín đồ: "Họ biến mình thành kẻ sùng đạo vì sợ mình không là gì cả.'' Bạn có biết rằng cả đời ông, để thể hiện sự giận dữ của mình chống lại "kẻ dị hợm", Voltaire đã ngủ vùi vào mỗi ngày kỷ niệm lễ Thánh Barthélémy.
[...] Il étudie avec passion ne serait-ce que la Bible, qui est sa cible constante. Personne n'a lu autant la Bible que Voltaire. Il dégage de ses lectures une critique de fond, il en explique les principes implicites, comme celui d'affirmer: « Monstre, tu n'as pas ma religion, tu n'as donc point de religion. » Il développe aussi une réflexion qui annonce la laïcité: « Ces gens-là sont persuadés que l'Esprit saint qui les pénètre est au-dessus des lois. » Il rappelle les égarements des chrétiens pendant les croisades, « qui dépeuplèrent l'Europe », et les massacres de la Saint-Barthélemy, « quand les bourgeois de Paris coururent assassiner, égorger, jeter par les fenêtres, mettre en pièces leurs concitoyens qui n'allaient pas à la messe ». Pourrait-on revivre cela un jour en France? On peut se le demander. Il a encore cette formule admirable qu'on devrait distribuer partout et pas seulement chez les croyants: « Ils se sont fait dévots de peur de n'être rien. » Savez-vous que toute sa vie, pour manifester sa fureur contre « l'infâme », Voltaire s'est mis au lit à chaque anniversaire de la Saint-Barthélemy. Câu Họ biến mình thành kẻ sùng đạo vì sợ mình không là gì cả. (Ils se sont fait dévots de peur de n'être rien.) là sự mỉa mai đặc trưng rất Voltaire. Cái nhìn của ông lột vào da thịt mê tín của Kytô giáo Âu châu của thời đại không theo thì giết. Làm chó làm mèo còn là một thứ gì đó (être quelque chose), còn không theo đạo thì không là gì cả (être rien). Con vật, theo Kytô giáo không có linh hồn, nên giết chúng không có tội. Người, không theo Kytô giáo, còn thua cả con vật (être rien) thì chúng ta biết rằng sinh mạng kẻ đó được đánh giá thế nào? Dân số thế giới theo Kytô giáo áp đảo dân số các tôn giáo khác, theo tôi là một sỉ nhục chứ không phải là điều để hãnh diện, nó là dấu vết của gần hai thiên niên kỷ uống máu ngoại đạo hoặc dị giáo. Voltaire đã làm chứng điều tôi nói qua các hình ảnh mà nhà văn Pháp Philippe Sollers đưa ra ở trên: tàn sát, cứa cổ, quăng ra cửa sổ, chặt từng khúc...nhưng hai hình ảnh mà cứ mỗi khi nghĩ đến là tôi rùng mình kinh khiếp, tự nhủ, dù người ta có giết tôi, tôi cũng không thể đập đầu đứa trẻ vào đá; dù người ta có lột da tôi, tôi cũng không thể lột truồng một phụ nữ, cột bằng dây kéo lơ lửng trên không, rồi đâm 1 cái xiên từ dưới hạ bộ lên tới cần cổ nạn nhân, trong các tòa án dị giáo tại Âu châu. Chắc chắn các tín đồ Kytô giáo khi đọc những giòng này, sẽ cho rằng tôi đang lải nhải chuyện đã xưa như trái đất, hơn nữa, giáo hội không trực tiếp giết ai cả, các trào lưu chính trị Âu châu nhân danh giáo hội để gây tội ác, không liên quan gì đến giáo hội. Kytô giáo có truyền thống chối cho đến khi nào không chối được, lúc ấy mới quanh co chạy tội. Giáo hoàng Gioan Phaolồ II xưng thú các tội lỗi của giáo hội không phải là tội thật, ngài chỉ giả vờ xưng thú, để làm gương thánh cho nhân loại mà thôi, để các con chiên đánh bóng và tôn ngài làm Thánh. Những núi tội kinh khiếp đáng phỉ nhổ như vậy, ai biết cũng sợ hãi ghê tởm, nhưng bực Thánh Công Giáo thản nhiên nhìn nhận và sám hối trước nhân loại. Ta thấy rõ việc xưng thú bằng văn bản của Gioan Phaolồ với hành động của giáo hội từ khi xưng thú không có gì thay đổi. Ngày xưa thì tàn sát, bắt đưa ra tòa án Dị Giáo, sẵn sàng đem đội quân thập tự đến bất cứ nơi nào có thể để tàn sát và san thành bình địa vì Đức Tin, ngày nay là các khẩu hiệu ''hòa bình, liên tôn, nhân quyền, tự do, bình đẳng, nhân ái, thương xót'', tóm lại, bất kỳ điều gì tốt đẹp nhất thế gian đều được gom vào bao tải của Kytô giáo; cái gì xấu, như ấu dâm trẻ em, hiếp dâm các bà sơ, gian lận tiền bạc, thì đó là sự can thiệp và xúi giục của Satan, giáo hội hoàn toàn vô can. Chiến tranh ngày nay là chiến tranh giữa các quốc gia Âu Mỹ, Do Thái, đối với các thế lực tội ác Hồi giáo, chứ Kytô giáo hoàn toàn chủ trương hòa bình. Tuy vậy cũng nên có một chú thích rất nhỏ, là Kytô giáo luôn luôn ủng hộ và cầu nguyện cho các chiến sĩ nhân danh tự do và nhân quyền, sẵn sàng làm phép và cầu nguyện cho các vũ khí tân tiến của Âu Mỹ luôn trúng đích. (http://www.pravmir.com/the-church-and-weapons/)
Ta cũng thấy giáo hoàng Gioan Phaolồ II và Phanxicô thừa nhận thuyết tiến hóa, nhưng các sách báo của Kytô giáo giáo vẫn không ngừng châm biếm Charles Darwin, và rất nhiều tín đồ Công giáo sẵn sàng sử dụng tài liệu của Pháp Luân Công để phản bác thuyết tiến hóa hơn là chấp nhận lời của giáo hoàng. Vào thế kỷ 21 mà thái độ của người Công giáo còn bài xích khoa học đến mức độ cuồng tín như vậy, thì thử hỏi khi Galilée cho rằng trái đất quay quanh mặt trời, ông đã bị nguyền rủa kinh khiếp như thế nào! Ngôn và hành của Công giáo rất thường trái chiều nhau tùy theo tình hình và nhu cầu chính trị. Cảm giác hổ thẹn là sự cần thiết để con người tiến đến chân thiện mỹ, nhưng cảm giác này hình như không cần thiết cho người theo Công giáo.
Thượng Đế của Voltaire thực ra chỉ là một giá trị siêu nhiên do lý trí tạo ra, và đối với ông hạnh phúc tột cùng là sự tiến bộ. Còn đối với Pascal thì Thượng Đế là một giá trị nội tại do Đức Tin mà có, và theo ông thì hạnh phúc tột đỉnh chính là Ân Sủng của Thiên Chúa. (Voltaire croit en un Dieu transcendant donné par la Raison. Pour lui, le souverain bien est le Progrès. Pascal croit en un Dieu immanent, donné par la Foi seule. Pour lui, le souverain bien, c’est la Grâce.) Ta dịch nôm cho dễ hiểu rằng, trong thế giới quan của Kytô giáo, hay của Pascal, không thể có sự vượt thoát khổ đau do loài người tự tìm thấy được mà phải do Chúa ban tặng, còn với Voltaire và các triết lý của Kỷ Nguyên Ánh Sáng hay của đạo Phật, thì chính con người phải tự tạo ra hạnh phúc trần thế. Do định nghĩa Thượng Đế là một cái gì nội tại imminent nên có người cho rằng Pascal đứng trên lăng kính siêu hình học, còn Voltaire đứng trên lăng kính duy lý. Tôi không mấy chia sẻ điều này với đa số người Pháp, tôi có cảm tưởng họ lẫn lộn chữ nghĩa khi nói về Thiên Chúa. Thiên Chúa trong kinh thánh được định nghĩa như một thực tại có thực ngoài hành tinh của chúng ta, ngài đến từ một thiên giới mà chúng ta không thể vói tới trừ phi ngài cho phép, nơi ngài ở là một cõi vĩnh hằng thực sự vật chất mà theo thánh kinh là chỉ có hạnh phúc và hoàn toàn vắng bóng sự dữ. Ta thấy triết lý Kytô giáo sợ loài người hiểu sai lạc chỉ xem Thương Đế như là một giá trị siêu hình mang tính tâm linh thuần túy Imminent, nên mới có việc Giêsu sống lại và bay về trời bằng thân xác, và mẹ của ngài, bà Maria cũng bay về trời bằng thân xác, sự việc hai thân xác bay về trời hoàn hoàn vật lý chứ không phải chỉ là biểu tượng tâm linh, do vậy Thiên Chúa không phải là một thực tại siêu hình, mà là một thực tại vật lý có thực theo đức tin Kytô giáo. Ngoài ra, ta còn thấy kinh Tin Kính dạy như sau:
<<Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.Amen.>> Bài kinh trên cho chúng ta toàn bộ cái nhìn hoàn toàn vật lý của mọi cấu trúc Kytô giáo, từ sự sinh ra cho đến lúc chết, được Chúa cha cho Phục Sinh và cho bay về trời, mẹ là Vô Nhiễm Nguyên Tội và hoàn toàn trinh nguyên... tất cả những chi tiết ấy không hề có gì nói với chúng ta rằng cần phải hiểu theo cách siêu hình cả. Để nhấn mạnh tính vật lý, người Kytô giáo còn phải luôn thực hành Đức Tin qua phép Bí Tích Thánh Thể, nghĩa là phải ăn bánh thánh, rượu thánh do tay vị linh mục biến bánh và rượu thành thịt và máu chúa nhờ câu thần chú La Tinh: “Hoc est enim corpus meum. Hic est enim calix sanguinis mei”. - “Đây là (Hoc) Thịt Ta”, “Đây là (Hic) Máu Ta” .
Theo tôi, ai hiểu rằng Thượng Đế hay Thiên Đàng nơi ngài ngự chỉ là biểu tượng của tâm, thượng đế trong tâm, thiên đàng trong tâm, là duy tâm luận, là ngoại đạo, hoàn toàn xa lìa cốt lõi của thần học Kytô.
Khổ nỗi muốn đến với Thượng Đế lại không thể dùng lý trí, đúng với lập luận của Pascal. Cho nên ta cũng có thể kết luận rằng, Pascal hoàn toàn hiểu sai Kytô giáo! Rồi ngày nay, giáo hoàng Phanxicô lại cho rằng thiên đàng và hỏa ngục đều ở trong tâm - a state of mind, bởi vì ngoài tâm, ta chẳng thể tìm thấy Thiên Chúa ở đâu cả. Vậy thì xác thịt Chúa Giêsu bay về đâu? Một thân xác vật lý không thể bay chui vào một trạng thái của tâm được! Đó chính là những mâu thuẫn của thần học, đắp kín đầu thì hở chân, đắp kín chân thì hở đầu.
Cũng có thể hiểu thuộc từ Imminent biểu đạt nội tính của Thiên Chúa, ngài tự hữu mà không cần bất kỳ một ngoại lực nào. Nghĩa là Thiên Chúa là một thực tại hiển nhiên không cần viện dẫn bất kỳ một biện chứng cho sự hiện hữu của ngài. Nhưng điều này đi ngược lô gích Pascal: nếu ngài tự hữu hiển nhiên, thì Pascal đâu cần phải đưa ra vụ đánh cuộc. Vụ đánh cuộc đã vô tình chứng minh Thiên Chúa không tự hữu – Imminent. Rất nhiều tín đồ Kytô giáo cho rằng Voltaire là kẻ vô thần chống Chúa. Và như đã trình bày, Voltaire không những không chống Chúa, mà còn cho rằng, Thượng Đế là một sự cần thiết cho xã hội. Nếu không có Thượng Đế, thì nên tạo ra ông ta.(Si Dieu n'existait pas, il faudrait l'inventer).
Cả đời Voltaire là một sự chạy trốn, bởi ông có những câu văn thọc vào màng nhĩ của lương tâm nhân loại, những câu văn mà người đeo thập giá chỉ muốn nhai xương uống máu ông, bằng chứng ông là người của thế kỷ thứ XVIII nhưng ngày nay những câu chuyện xấu kể về cái chết của ông vẫn luôn được truyền thông Kytô giáo không ngớt rao kể để hăm dọa ai nói xấu hay nói thật về đạo Chúa. Nhưng không có cái chết nào thảm bằng cái chết của Giêsu trên thập giá, hoặc của thánh Phêrô. Tác giả Nguyễn Hy Vọng, đã thu thập chẳng biết từ đâu, những chuyện kể về sự chết dữ dành cho những ai dám hỗn láo với Kytô giáo, mà đặc biệt là về Voltaire, như sau: Voltaire là kẻ chống Thiên Chúa và đánh phá Hội Thánh Công Giáo rất quyết liệt. Không một lời gian dối và vu oan nào mà ông tởm gớm. Ông chiêu tập một nhóm lấy tên là “Beelzebub” (tên của tướng quỷ). Năm 1753 ông đã lên án Thiên Chúa: "20 năm nữa Thiên Chúa về hưu, vì không còn ai phục vụ Ngài."
20 năm sau, năm 1773, Voltaire tắt thở trong cái chết thê thảm. Ông thấy những hình ảnh làm ông run sợ, ông hét lên: "Một bàn tay đang kéo tôi đến với Thiên Chúa...Qủy băt tôi...Tôi trông thấy hỏa ngục." Ông tru tréo như thú vật hung dữ. Ông lấy móng tay cấu xé thịt mình ra từng miếng. Một bà gìa thường giúp người hấp hối; sau khi chứng kiến cái chêt của Voltaire, đã nói:
"Khi ấy tôi ở gần giường của Voltaire đang hấp hối, tôi không muốn nhìn thấy một người vô đạo chêt nữa.”
Một người khác cũng chứng kiến cái chêt của Voltaire, nói:
"Nếu quỷ có thể chết được, cũng không chêt dữ như Voltaire." (http://www.sudiepchuaden.com/2015/02/cai-ket-cuc-tham-khoc-cua-nhung-ke-dam.html)
Tôi đọc về cái chết của Voltaite được viết trong sách sử của người Pháp như bên dưới đây:
“Khi viện trưởng Gautier, người đã làm lễ xưng tội cho ông (Voltaire) hai tháng trước, với cha xứ vùng Saint-Sulpice, cùng vào nhà ông, người nhà đã thông báo với ông, ông bắt họ chờ một tí trước khi mở miệng; Cuối cùng ông bảo: "Hãy tiếp đón họ long trọng''. Vị linh mục đi đến bên ông và nói với ông những lời thật rõ thế này: "Này ngài Voltaire, ngài đang ở phút cuối cuộc đời; ngài có chấp nhận thánh ân của Chúa Giêsu Kitô không? Người hấp hối lặp lại hai lần: Jesus Christ, Jesus Christ! và vói bàn tay của mình, đẩy lùi vị linh mục: Hãy để tôi chết trong bình an. Vị linh mục nói một cách ngoan ngoãn với vị giáo sĩ rửa tội: "Cha có thấy ông ta thật cứng đầu không" , rồi cả hai đi ra ngoài. Người bảo vệ của ông tiến về phía giường của ông, ông lớn giọng nói với người ấy và chỉ vào hai linh mục đang đi ra: "Tôi đã chết!'' và sáu giờ sau ông tắt thở.”
« Lorsque l’abbé Gautier, qui l’avait confessé il y a deux mois, et le curé de Saint-Sulpice, entrèrent chez lui, on les lui annonça: il fut quelque temps avant que d’entendre; enfin il répondit: Assurez-les de mes respects. Le curé s’approcha, et lui dit ces propres paroles: M. de Voltaire, vous êtes au dernier terme de votre vie; reconnaissez-vous la divinité de Jésus-Christ? Le mourant répéta deux fois: Jésus-Christ, Jésus-Christ! et étendant sa main, et repoussant le curé: Laissez-moi mourir en paix. — Vous voyez bien qu’il n’a pas sa tête, dit très sagement le curé au confesseur, et ils sortirent tous deux. Sa garde s’avance vers son lit: il lui dit avec une voix assez forte, en montrant de la main les deux prêtres qui sortaient: Je suis mort, et six heures après il expira.
(https://www.france-pittoresque.com/spip.php?article7857)
Bản Pháp ngữ cho ta thấy một văn hóa rất thường được áp dụng trong Kytô giáo, đó là tìm mọi cách rửa tội cho những ai có danh tiếng ngay phút họ hấp hối. Đây là chiêu đánh địch lúc địch thủ yếu đuối nhất, và 100 vụ thì xác xuất có đến 99,9 vụ thắng cuộc. Có khi họ đè đầu người hấp hối mà rửa tội, bất kể người ta có tự nguyện hay không, như qua vụ một người nữ tu tại gia (mà đạo Chúa đưa lên báo thổi phồng là ni cô) bị bệnh ung thư không còn sự sáng suốt và cả sức chống cự, khi bị nhét bánh thánh vào miệng. https://thuvienhoasen.org/a9453/boc-tran-su-that-ve-su-co-tru-tri-chua-quan-am-cai-dao-theo-thien-chua-giao
Nhưng qua câu chuyện kể về Voltaire, ông vẫn rất sáng suốt khi người ta thông báo có hai vị linh mục đến, ông bắt họ chờ, không phải ông làm cao, mà để giữ khoảng cách và tính độc lập cùng với tinh thần rất sáng suốt của mình, sau đó ông cho lệnh tiếp đón họ một cách long trọng và lịch sự. Khi hai ông cha nhà thờ hăm dọa là đến phút chót rồi, có chịu ơn thánh của chúa Giêsu không, ông gọi tên Giêsu hai lần như một dấu hiệu thách đố, rồi hất tay vị linh mục ra, và nói hãy để ông bình yên. Cử chỉ dứt khoát của ông chứng tỏ rằng, sự bình yên chỉ có thể có khi không có các thứ bùa mê cháo lú làm con người bận bịu khi sắp bước chân ra đi. Ông chết trong bình an, sáng suốt, can đảm, và hoàn toàn là một sự tắt nghỉ supernova của một vì sao chói lọi chứ chả đau khổ ma quái như lời kể đầy thêu dệt hèn hạ. Đối với Voltaire, người là con vật sẵn có tố chất mê tín. Muốn duy trì trật tự xã hội, cần có các biểu tượng siêu hình để duy trì trật tự cho xã hội, ordre social, vì vậy, thượng đế, đại diện cho sự trừng phạt siêu hình cần phải được lý trí sáng tạo để răn đe - Dieu s’impose par la raison. Chính vì vậy mà có rất nhiều biểu tượng siêu nhiên được con người tạo ra và thổi phồng, lâu dần biến thành một thứ cháo lú độc quyền cho từng nơi, từng vùng, và cuối cùng thì một hoàng đế La Mã đã biết khai thác nồi cháo lú ấy làm phiên bản độc quyền của đế quốc và công dân La Mã. Ông thần, hay luật lệ, là lưỡi gươm bén để trấn giữ sự ổn định xã hội, là biện pháp đối với kẻ gian, kẻ vô học, còn đối với người lương thiện, đôi khi luật lệ hay thần linh chỉ tạo thêm phiền nhiễu. Lô gích này chứng tỏ Voltaire hoàn toàn không chống Thượng Đế, ông chỉ chống sự cuồng tín (fanatique) vào khái niệm này. Vì thượng đế là một sản phẩm văn hóa của lý trí, nó nên phục vụ cho nhân loại, tạo phúc cho nhân loại, chứ không thể bắt nhân loại phải chịu bao thảm họa để tôn thờ một khái niệm do chính mình chế ra. Thượng đế chỉ nên là một biểu tượng của đạo đức, nó không nên là bất động sản của bè nhóm nào; và đã là biểu tượng, thì nó không nên có biên giới, thượng đế ở đâu làm cho đất đai xứ sở ở đó có hạnh phúc, thì nó màu vàng hay màu đỏ chả có gì quan trọng. Ta không thể chế ra chiếc xe, rồi đem chiếc xe ấy để lên 10 người khiêng với một lòng tôn kính, dù có người không đủ sức chống lại sức nặng của của xe và bị nó đè bẹp, thì lại phải thay thế kẻ chết bằng một tên phu khuân khác với sợi dây chuyền thập giá thật to đeo trước ngực. Hình ảnh tôi vừa nêu diễn dịch được tư tưởng sau đây của Voltaire: Nhân Loại chế biến ra tôn giáo là rào cản to lớn làm nguy hại đến hạnh phúc - Les religions, fabrication de l’Homme, sont une entrave au bonheur.
Ông viết như sau về Pascal:
Đối với tôi, khi tôi nhìn vào Paris hoặc London, tôi thấy không có lý do gì để đi vào niềm tuyệt vọng mà M. Pascal diễn tả; Tôi thấy một thành phố trông chả giống tí nào một hòn đảo hoang vắng, nhưng đông dân, sang trọng, văn minh và là nơi con người hạnh phúc nhiều như bản chất lạc quan của mình. Ai là người khôn ngoan sẽ đầy tuyệt vọng vì hắn không biết bản chất sự suy nghĩ của hắn, vì hắn chỉ biết một vài thuộc tính của vật chất, vì Thiên Chúa đã không tiết lộ bí mật của hắn với chính hắn? Sẽ thật tuyệt vọng nếu không có bốn chân và hai cánh. Tại sao lại làm kinh tởm đời sống của chính chúng ta? Sự tồn tại của chúng ta không đau khổ như người ta khiến chúng ta lầm tin như vậy. Nhìn vào vũ trụ như một ngục tối, và tất cả loài người như những tội phạm cần phải đem xử chết, là ý tưởng của kẻ cuồng tín. Tin rằng thế giới là một nơi vui chơi mà người ta chỉ cần hưởng thụ, đó là giấc mơ của một tên ủy mị xa hoa. Nghĩ rằng trái đất, con người và các sinh vật, cùng chia sẻ chan hòa trong Thiên Phúc của thiên nhiên, theo tôi, đó là người khôn ngoan.
(Pour moi, quand je regarde Paris ou Londres, je ne vois aucune raison pour entrer dans ce désespoir dont parle M. Pascal ; je vois une ville qui ne ressemble en rien à une île déserte, mais peuplée, opulente, policée, et où les hommes sont heureux autant que la nature humaine le comporte. Quel est l’homme sage qui sera plein de désespoir parce qu’il ne sait pas la nature de sa pensée, parce qu’il ne connaît que quelques attributs de la matière, parce que Dieu ne lui a pas révélé ses secrets ? Il faudrait autant se désespérer de n’avoir pas quatre pieds et deux ailes. Pourquoi nous faire horreur de notre être ? Notre existence n’est point si malheureuse qu’on veut nous le faire accroire. Regarder l’univers comme un cachot, et tous les hommes comme des criminels qu’on va exécuter, est l’idée d’un fanatique. Croire que le monde est un lieu de délices où l’on ne doit avoir que du plaisir, c’est la rêverie d’un sybarite. Penser que la terre, les hommes et les animaux, sont ce qu’ils doivent être dans l’ordre de la Providence, est, je crois, d’un homme sage.)
Đoạn văn trên cho thấy cái nhìn của Voltaire về Pascal có sự xem thường và thương hại. Nhiều người thường cho triết lý của đạo Phật là bi quan, yếm thế, nhưng đạo Phật nhận chân sự khổ đau để vượt qua nó trong giáo lý Tứ Đế, còn ở đây, ta thấy cái nhìn của Pascal cũng rất bi quan, nhưng là bi quan trong tuyệt vọng, bi quan vì mất Thiên Chúa, và từ đó nhìn đời bằng cặp mắt chỉ thấy có khiếm khuyết, tội lỗi, đến thậm chí vũ trụ như một ngục tối, và tất cả loài người như những tội phạm cần phải đem xử chết. Tư tưởng này chỉ là minh họa lại việc Thiên Chúa tạo ra Đại Hồng Thủy để giết toàn bộ nhân loại trong Sáng Thế Ký chứ không phải thổi phồng. Như vậy, Phật giáo nhận chân sự khổ để dạy cách vượt lên trên, còn Kytô giáo đồng hóa khổ đau là sự chán nản vì đánh mất Thiên Chúa, chính là tội phạm cần bị tru diệt. Hay nói cách giản dị dễ hiểu hơn, Phật giáo tìm cách loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người, còn Kytô giáo tìm cách tiêu diệt con người nào mang vi khuẩn hay mầm bệnh. Lại càng dễ hiểu hơn là khi ai thóa mạ hình tượng Phật, tín đồ Phật giáo có khó chịu, có rủa thầm, cũng chỉ mong họ sẽ bị quả báo để họ hoán cải, nhưng không ai mong kẻ kia bị thảm sát hoặc tìm cách giết chết kẻ ấy như bên tín đồ Kytô. Chuyện kể về John Lennon và Voltaire qua lời văn của Nguyễn Hy Vọng nói lên tư tưởng này. Lennon bị bắn chết vì lý do gì? Nguyễn Hy Vọng không kể ra rằng một con chiên cuồng tín đã bắn, chỉ đơn giản vì Lennon tuyên bố rằng nhóm Beatles của anh còn nổi danh hơn cả Giêsu, chưa kể những lời nhạc của John mang đậm tư tưởng không tin vào Chúa. Những viên đạn mà Mark David Chapman bắn vào John Lennon có thể được xem như sự đập đổ đền đài tượng tích, văn hóa, văn nghệ dị giáo vào thời mà Giáo Hội còn làm mưa làm gió tại Âu châu và tại các thuộc địa, ngăn cấm mọi nền văn hóa khác, ngay cả văn hóa La Mã trước Kytô giáo cũng không ngoại lệ. Lennon, một icon âm nhạc của thập niên 60, 70, bị kẻ cuồng chúa tàn sát không do dự là sự thương tiếc, đồng thời là một mất mát lớn của cả nhân loại. Đây không phải là hành động cá nhân, mà là một biểu tượng rất tập thể, là sự tồn đọng của cả lịch sử 1700 năm tàn sát và tiêu diệt các nền văn hóa dị biệt của Kytô giáo được khuyến khích rất rõ trong thánh kinh.
May thay giáo sư Trần Chung Ngọc đã qua đời rất bình ổn và sống thượng thọ ngay trong thế kỷ 21, chứ nếu ông sống cách đây 1 thế kỷ thì chắc cũng sẽ có người bắn, và Nguyễn Hy Vọng cũng sẽ không ngần ngại bịa ra một cái chết kinh khiếp nào đó dành cho ông.
VI – LĂNG KÍNH TRIẾT LÝ PHỔ QUÁT Triết lý, hay Philosophia, có gốc từ căn ngữ Hy Lạp mang nghĩa tình yêu (philo) chân lý (sophia) - love of wisdom, là môn học nhằm mục đích truy tìm sự thực, không chịu sự đóng khung trong bất kỳ rào chắn nào. Pythagore là người đầu tiên tự cho mình là triết gia, không phải ông tự cao, mà ngược lại, ông tự cho là người yêu chân lý, sẵn sàng hạ mình để truy cầu chân lý, và nếu đúng nghĩa là triết gia, ông sẵn sàng chết vì chân lý hay có thể tử đạo trên đường đi tìm chân lý. Vào năm 399 trước Tây lịch, Socrate đã 70 tuổi. Ông bị hội đồng thành phố Athens kết cho hai tội: thứ nhất là không tin vào các đấng thần linh mà cả nước đang thờ phụng, thứ hai là đã làm băng hoại giới thanh niên (refusing to recognize the gods recognized by the state" and of "corrupting the youth). Socrate thản nhiên chấp nhận án tử hình. Cái chết của ông được đánh giá là đã chết cho chân lý và công lý (Truth and justice), chân lý là căn bản của triết học, còn công lý, trong ý nghĩa của Socrate, là sự hài hòa của nội tâm trước con người và thiên nhiên, hoàn toàn không mang ý nghĩa một định chế chính trị hay lề thói xã hội. Người sống trong công lý là không thẹn với đồng loại, cây cỏ chim muông, và nhất là không thẹn với chính mình. Một người sống thường trực bất mãn với chính mình, hoặc bất mãn với ngoại cảnh, là người không sống trong công lý. Người thường cau có với chính mình khó thể sống hài hòa với người chung quanh, dễ tạo ra hỗn loạn cho gia đình hay xã hội. Vô hình chung, Socrate đưa ra một triết lý sống tâm an lạc, rất gần với nghệ thuật sống thiền. Trong tự điển của Socrate, hạnh phúc không phải là cái gì cần phải cầu lụy nơi thần linh, hạnh phúc chân chính là cái gì không bao giờ có thể được tiép nhận từ một bàn tay của ai đó, và cuối cùng, chỉ có người sống với công lý mới có thể nắm giữ các vai trò luật pháp. Công lý và chân lý là hai phạm trù tách biệt, rất thường hỗ trợ cho nhau, và thỉnh thoảng lại mâu thuẫn với nhau. Một kẻ trộm không ai nhìn thấy hoàn toàn không bị luật pháp truy tố, nhưng sẽ không dám ngẩng mặt nhìn công lý. Một pháp quan biết rằng người kia là kẻ giết người, nhưng lại thiếu bằng chứng lập án, đành phải tuyên bố hắn vô tội, vì nếu ông kết án hắn ông lại rơi vào tình trạng chẳng dám ngẩng mặt nhìn công lý. Là một triết gia tử đạo vì chân lý và công lý, ông lại rất khiêm tốn với câu nói: tôi biết chắc một điều, đó là tôi chẳng biết gì cả (I know one thing, that i know nothing). Điều mà loài người không biết luôn rất chắc chắn, còn điều mà loài người biết, quả thực không có gì chắc chắn, ngay cả những kiến thức khoa học. Sự thực của ngày xưa đã không còn giá trị cho hôm nay, và sự thực của bây giờ, chưa chắc sẽ trụ vững trong vài thập niên sắp tới. Trong cách trình bày của Pascal, ta không thấy các giá trị triết lý phổ quát này. Khi ông không thể chứng minh có Thượng Đế, Pascal đã nói thẳng là lý trí bất lực trước mặt xấp hay mặt ngửa của đồng xu. Nhưng ông lại lập luận tiếp theo là nếu chọn phía tin vào Thượng Đế, ta chẳng mất mát gì cả, hoặc là ta huề, hoặc ta thắng. Với đầu óc mộ đạo kiên cố, Pascal thực khó có thể hình dung được sự tồi tệ mà loài người phải chịu đựng kể từ khi có sự góp mặt chính trị của Kytô giáo trên sinh hoạt mặt đất. Văn hóa Hy Lạp và La Mã đang rực rỡ phát triển đều bị dập tắt khi Constantine cầm gươm giơ cao ngọn cờ Kytô trên đế quốc của mình, mà tội nghiệp cho ông là gần 4 thế kỷ sau, con cháu của ông đành ngậm bồ hòn nhượng nửa đế quốc phía tây cho những người đại diện của tôn giáo từng bị ruồng bố khinh rẻ mà cha ông họ đã cứu vớt cưu mang rồi đặt lên ngai tâm linh cách đó 4 thế kỷ. Đế quốc La Mã dần dần bị tiêu diệt, nhưng đế quốc thập tự vẫn vững mạnh và còn to lớn hơn cựu đế quốc La Mã xưa kia cả trăm lần. Chiến tranh liên tục, mà đặc biệt là chiến tranh nhân danh Chúa. Giết người hàng loạt và dĩ nhiên khi giết với số lượng đông hằng vạn, hằng triệu, cũng chỉ có thể vì danh Chúa. Tra tấn dã man chưa từng thấy trên mặt địa cầu cũng được thi hành dưới danh nghĩa của Chúa, đến nỗi về sau, vừa khi có đôi chút tự do, nhà văn Alfred de Musset đã thốt lên như sau:
L'hypocrisie est morte; on ne croit plus aux prêtres; Mais la vertu se meurt, on ne croit plus à Dieu.
Sự giả dối đã chết; người ta chẳng còn tin vào linh mục; Đạo đức đã tiêu ma, người ta chẳng còn tin vào Thiên Chúa.
Một Giáo Hội nhân danh Thiên Chúa gây lắm khổ đau cho nhân loại như vậy không thể không gây hận, mà lòng thù hận không thể được chôn kín mãi mà không bùng nổ, nên đỉnh cao của lòng thù hận ấy chính là cuộc Cách Mạng Pháp đã đưa lên máy chém 4 vạn chiếc đầu của tăng lữ Công giáo, ngay cả đầu các bà sơ. Nhưng Pascal đã đi ngược trào lưu, sợ rằng người ta nghi ngờ về Lòng Thương Xót Chúa, về tính thực hữu của ngài, về lòng lành của ngài, về sự cứu rỗi của ngài, nên ông không ngần ngại lập ra vụ xấp ngửa tâm linh, với hy vọng dùng uy tín của mình để cứu vãn tình huống. Nhưng nỗi thống khổ của tầng lớp bị bóc lột quá nặng so với triết học hoa hòe hoa sói màu mè của ông, nên cuộc Cách Mạng vẫn xảy đến và phong trào bài trừ Kytô giáo vẫn diễn ra, dù sau đó cuộc Cách Mạng đã thất bại về mặt chính trị, nhưng cho đến ngày nay thì nó vẫn được nước Pháp tôn làm ngày Quốc Khánh, và nó vẫn là biểu tượng văn hóa mà cả nhân loại dùng làm gương soi. Đánh cuộc vào mặt ngửa hay mặt có Thiên Chúa thực hữu, là chấp nhận vĩnh viễn làm tôi đòi cho Thiên Chúa, điều mà ngày nay ta thấy các linh mục luôn bảo tín đồ phải ca ngợi một điều xin làm tôi tớ, hai điều xin làm thụ tạo, ba điều xin hoàn toàn tín thác vào tay Chúa; còn tồi tệ hơn cả vật nuôi đối với chủ nuôi, cho dù có làm nạn nhân tình dục của các vị đại diện Chúa thì vẫn phải một lòng thờ phụng ngài, và xem mọi khổ đau chỉ là thử thách, biến cuộc đời của con người thành một lò sản xuất thụ tạo để đáp ứng mọi ca tụng và hiến dâng cho Chúa, cho một giá trị mơ hồ mà chỉ ai chết đi mới biết được. Trong khi triết học hay khoa học đứng trên lập trường nhân bản (anthropocentic) mà phát triển để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại ngay trong cuộc sống ngắn ngủi và hữu hạn, thì ngược lại thần học Kytô lại đứng trên lập trường thiên bản (christocentric) mà tìm cầu một thứ hạnh phúc vĩnh cửu xa xôi, thắt lưng buộc bụng mua chiếc vé số đắt đỏ bằng giá cuộc đời để hy vọng trúng lô độc đắt chỉ dành cho xác chết. Tôi hình dung Thiên Chúa giống như ngọn đèn sáp ở giữa vùng quê, và tín đồ của ngài như bầy thiêu thân cuồng nhiệt, ai cũng ao ước được dâng mình vào ánh sáng huyền ảo đẹp lung linh của ngài. Nhưng kẻ lao vào phải dâng hiến cho ngài đôi cánh, chịu mất hoàn toàn khả năng bay lượn tự do.
Vào thời đại của Pascal ở Âu châu, ai không theo Kytô giáo còn lập tức bị rơi vào tuyệt lộ nghèo đói và ít hy vọng sống sót hơn cả người theo Kitô giáo tại các quốc gia Hồi giáo cực đoan như Parkistan hay Afghanistan của ngày nay. Cho nên, điều mà Pascal khuyến cáo cũng không thể nói là phi lý, tuy nhiên, nó lại không thể được đánh giá là một quan điểm triết học, nó chỉ nên là một quan điểm hợp lý cho một hoàn cảnh ngặt nghèo. Câu nói rất triết học của Pascal: Bên này dãy Pyrénées là chân lý, bên kia là tà thuyết, ta cũng có thể dịch nôm ra thế này: Ở Âu châu thì Kytô giáo là chân lý, ở Á Đông là tà thuyết. Nếu nhân loại Âu châu thời Trung Cổ có cái nhìn triết gia như câu danh ngôn này, thì ít nhất máu đã chảy bớt đi một nửa trong lịch sử nhân loại. Thượng Đế căn để không phải là một khái niệm tà ngụy, nó chỉ tà ngụy khi khái niệm ấy tạo ra cục bộ, đoàn nhóm, gian manh, phân biệt, chiến tranh, đau khổ, cướp bóc, thống trị, đổ máu, tàn sát và tiêu diệt. Hẳn rằng đối tượng thuyết phục của Pascal không phải là tầng lớp bình dân ít học, mà là tầng lớp biết đọc chữ, biết suy tư và biết hoài nghi, tức là tầng lớp trí thức. Nhưng tầng lớp trí thức thì họ lại trăn trở qua lịch sử khổ đau của cả hằng ngìn năm truyền thống với Đức Tin vào Thiên Chúa, nếu Đức Tin này đem đến cho họ hòa bình, tự do, ngay thẳng chân thật, tin yêu, không phân biệt, không có sự bóc lột, không có sự cấu kết giữa tăng lữ với qúy tộc ngồi mát ăn bát vàng trong xã hội, thì làm sao dẫn họ đến tình trạng hoài nghi? Và nếu đã là tầng lớp trí thức, thì làm sao Pascal có thể khiến họ thay đổi tư duy? Còn tầng lớp thấp kém thì tác phẩm pensées (tư tưởng) cũng chả liên quan gì đến họ, vì họ mù chữ! Vậy phải chăng, vụ đánh bạc tâm linh, lại chính là sự tự thú về nỗi băn khoăn của chính Pascal, cần được chính mình tự trấn an mình, chính mình tự nguyện làm vệ quân cho Thiên Chúa đang bị bão tố xô xấp lật ngửa trong nội tâm của mình? Suy cho cùng, biện luận của Pasacl gút lại, chỉ là tiếng nói nội tâm hoài nghi và tuyệt vọng của chính ông. Vì sao là tuyệt vọng? Vì chính niềm tuyệt vọng đã khiến ông bày ra trò vui để đùa cợt với chính mình, biến Thiên Chúa thành một cuộc đánh bạc xấp ngửa, khôi hài hóa niềm tin bị đánh mất.
Nguyễn Du khi không thể làm gì khác hơn cho nhà Lê, đành tự ví mình như thân Kiều, chịu làm gái giang hồ, lưu lạc truân chuyên, thi sĩ nhà Nho cuối cùng nhảy xuống dòng sông Tiền Đường thoát kiếp, và quay đầu về cửa Không của nhà Phật, đạt được cội phúc. Pascal kêu lên tiếng kêu hoài nghi tuyệt vọng trên chiếu bạc tâm linh, ông kém may mắn hơn Nguyễn Du, vì nhân duyên của đạo Phật chưa lan tỏa tới Âu châu vào thời đại của ông, thế là ông chết trong canh bạc, chẳng biết sau khi nằm trong hòm, cái vé số đánh bằng giá cuộc đời có rơi trên ngực áo không? Hay vẫn chỉ là tiếng vọng hão huyền của đêm dài phủ trùm ngày Trung Cổ?
Sự lựa chọn của Pascal có thể dẫn ta đến nơi vĩnh hằng bên Thiên Chúa – chân lý – hay không thì ngay Pascal cũng mù tịt, nhưng chắc chắn nó cảnh báo được sự nguy hiểm họa sát thân cho ai nghi ngờ về tính thực hữu của Thiên Chúa trong thời đại mà chỉ cần một tơ hào sai lạc với Giáo Hội, người ta có thể bị tống vào ngục, sống không được, chết không xong, và sự thống khổ của tra tấn e rằng còn kinh khiếp hơn hỏa ngục được diễn tả trong Tân Ước. Thái độ của triết gia thì khác, cho dù phải đổi mạng để có được vài tia sáng của chân lý, triết gia sẽ không do dự.
Nguyễn Du, tuy chẳng ai gọi ông là triết gia, ông lại có cái nhìn rất minh triết giữa cái chết và chân lý với hình ảnh con bướm thà chết trong trang sách hơn là bị say mê theo những cánh hoa tuy đẹp nhưng đầy tính phù du, ảo mộng:
聞道也應甘一死
淫書猶勝爲花忙
Văn đạo dã ưng cam nhất tử
Dâm thư do thắng vị hoa mang
Đạo lý sớm nghe chiều chết thỏa,
Hoa sao bằng chữ dám cưu mang. (Quách Tấn dịch)
Cuộc đời của Nguyễn Du chứng minh một điều: có thể khuất thân, không thể khuất tâm.
Khổng Tử, triết gia được phong thánh của văn hóa Trung Quốc, đã phát biểu không do dự trong Luận Ngữ rằng, sáng nghe được lẽ đạo, chiều chết cũng được vui:
朝聞道,夕死可矣. Triêu văn đạo, tịch tử khả hỉ. Khi Triết gia Diogenes ở Cynic gặp đại đế Alexandre (A Lịch Sơn), đại đế hỏi ông có ước muốn gì cần hoàn thành không, ông thản nhiên bảo vua tránh sang một bên, đừng đứng che ánh sáng mặt trời của ông. ("Stand a little out of my sun". Legendary reply of Diogenes the Cynic, when Alexander the Great asked him if he had any wish he desired to fulfil)
Một tia sáng của mặt trời cũng không thèm đem đổi với bao ân điển của vị đại đế đầy quyền uy và giàu sang bực nhất địa cầu, thì sá gì cái tấm vé số mà chỉ sau khi chết mới biết có trúng hay không!
Trần Trọng Sỹ (Paris 2019)