Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Niết-bàn không hai nẻo, phương tiện có nhiều môn »»

Tu tập Phật pháp
»» Niết-bàn không hai nẻo, phương tiện có nhiều môn

Donate

(Lượt xem: 5.119)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Niết-bàn không hai nẻo, phương tiện có nhiều môn

Font chữ:

Trong phẩm Thọ Ký Bồ-đề của kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo Di Lặc Bồ-tát: “Này A Dật Ða, như thế các loài, kẻ oai đức lớn, hay gặp pháp Phật, thông đạt rộng rãi, cửa pháp khác nhau. Bởi trong pháp này, không chịu lắng nghe, nên ức Bồ-tát, tâm bị thối chuyển, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nếu có chúng sanh, nơi kinh điển này, biên chép cúng dường, thọ trì đọc tụng. Trong một khoảnh khắc, vì người diễn nói, khuyến khích lắng nghe, không sinh ưu não, cho đến ngày đêm, nghĩ tưởng cõi đó, và công đức Phật, nơi đạo vô thượng, rốt không thối chuyển”.

Trong đoạn kinh văn trên, kẻ có oai đức lớn chỉ cho những vị Đại sĩ có thể phát khởi các pháp môn quảng đại khác như là Thiền, Mật v.v..., còn pháp này chỉ cho pháp môn Tịnh Ðộ. Cửa pháp khác nhau là tất cả những pháp môn ngoại trừ Tịnh Ðộ ra. Ở đây, Đức Thế Tôn nêu lên trường hợp các bậc đại oai đức Bồ-tát vì không được nghe pháp này mà bị thoái chuyển Bồ-đề, nhằm chỉ rõ tầm quan trọng của việc lưu truyền pháp môn Tịnh Độ, kinh Vô Lượng Thọ. Nói cách khác, các vị Bồ-tát tuy có đại oai đức, thông suốt tất cả các Phật pháp và có thể khai hiển các phương tiện pháp môn khác với Tịnh Ðộ, nhưng do chưa được nghe kinh pháp này, nên có ức Bồ-tát bị thoái chuyển quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Nhà Phật thường nói: “Niết-bàn không hai nẻo, phương tiện có nhiều môn”. Tuy rằng Niết-bàn chỉ có một, nhưng do phương tiện pháp môn khác nhau, nên việc chứng Niết-bàn cũng có nhanh, có chậm không đồng giống như nhau. Do vì thiện căn và phước đức của mỗi chúng sanh có vô lượng sai biệt, nên Đức Phật tùy duyên mà nói ra các pháp khác nhau để tất cả đều có lợi ích theo nhân duyên của riêng mình. Tuy sự thật là như vậy, nhưng tâm ý của chư Phật chỉ muốn khiến cho hết thảy chúng sanh thấy được Phật A Di Đà, cõi nước Cực Lạc và được sanh về cõi ấy. Vì sao? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội là vua của các tam muội. Nếu chẳng được nghe biết và chẳng tu tập pháp môn này, thì khó lòng có thể tự giác rốt ráo. Hơn nữa, pháp môn Niệm Phật thích ứng khắp cả ba căn, là đường tắt nhất trong các đường tắt. Nếu chẳng nghe biết pháp này, thì khó bề phổ độ hữu tình mau chóng thoát sanh tử, hòng viên mãn hạnh lợi tha. Người không gặp được pháp môn Tịnh độ, tự thân họ phải dò dẫm trên con đường lòng vòng, hiểm trở, khó khăn, dẫn dắt chúng sanh sa vào con đường hầm bẫy, chẳng khế hợp với phương tiện của Đức Như Lai, nên khó được nhập vào Nhất thừa Nguyện hải của chư Phật; cho nên mới có ức vị Bồ-tát do chẳng nghe pháp này mà bị thoái chuyển nơi Vô thượng Bồ-đề.

Vì muốn khiến cho hết thảy phàm thánh đều được nghe kinh Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác, nên Đức Phật hết mực khuyên bảo mọi người phải nên biên chép, cúng dường, đọc tụng, tin nhận, phụng hành, lại còn phải vì người diễn nói và lưu truyền kinh điển này. Phật còn đặc biệt huyền ký cho hết thảy chúng sanh rằng: Nếu có thiện nam, tín nữ nào dù chỉ trong một khoảnh khắc vì người diễn nói kinh này, khuyên người khác nghe kinh này, khiến cho họ không sinh ưu não. Người thuyết pháp như thế lại tự mình chí tâm tinh tấn thực hành đúng theo lời Phật dạy trong kinh, ngày đêm nghĩ tưởng đến cõi nước đó và công đức Phật, thì người ấy nơi đạo Vô thượng Bồ-đề, rốt ráo không bị thối chuyển. Vì lẽ đó, Pháp sư Từ Châu mới bảo: Người có thể diễn thuyết bản kinh này với tín hạnh bất thoái, liền được Phật thọ ký Bồ-đề. Câu nói này thật sự đã nêu rõ tâm tủy của chư Phật, nên kinh chép tiếp: “Người ấy lâm chung, giả sử ba ngàn đại thiên thế giới, chìm trong lửa lớn, cũng đặng siêu hóa, sinh về Cực Lạc. Người ấy đã từng, gặp Phật quá khứ, thọ ký Bồ-đề, tất cả Như Lai, đồng thời khen ngợi. Thế nên cần phải, chuyên tâm tin nhận, trì tụng nói làm”.

Phật khuyên khắp đại chúng cần phải chuyên tâm tin nhận, trì tụng, nói làm theo đại kinh này. “Chuyên tâm” là tâm chuyên nhất, chẳng xen tạp các niệm khác. “Trì tụng” là thọ trì, đọc tụng. “Nói làm” là giảng nói đúng như lời kinh, tuân theo đúng lời dạy của kinh mà thực hành, chẳng có sai khác, tăng giảm, cong quẹo. “Người ấy” được nói trong đoạn kinh văn này chính là người nơi kinh điển này, biên chép cúng dường, thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói, lại còn khuyến khích người khác lắng nghe, khiến cho họ không sinh ưu não. Đức Phật huyền ký người như thế vào lúc lâm chung, dẫu cho cả Tam Thiên Đại Thiên thế giới đều bị kiếp hỏa nung đốt, họ vẫn vượt qua được để vãng sanh về cõi Cực Lạc. “Ba ngàn đại thiên thế giới chìm trong lửa lớn” là Kiếp Hỏa. Sau Thành Kiếp là Trụ Kiếp, sau Trụ Kiếp là Hoại Kiếp. Cuối Hoại Kiếp sẽ có tam tai: phong tai, hỏa tai và thủy tai. Trận hỏa tai sau Hoại Kiếp còn gọi là Kiếp Hỏa. Kinh Nhân Vương nói: “Kiếp Hỏa hừng hực, trăm ngàn thứ đều tan nát hết”. Luận Câu Xá cũng nói: “Gió thổi ngọn lửa cháy bừng bừng, cháy đến tận cung trời; ngay cả trời Phạm Thiên cũng cháy tan thành tro”. Vì sao người ấy ở trong kiếp nạn khủng khiếp như vậy mà vẫn có thể vượt qua được để vãng sanh về cõi Cực Lạc? Đó đều là do sức công đức trì tụng, giảng nói kinh Vô Lượng Thọ mà được sức oai thần của thập phương Như Lai gia bị, nên dầu cả thế giới chìm lĩm trong Kiếp Hỏa đang cháy rừng rực, trăm ngàn thứ đều tiêu tan hết, người ấy vẫn an ổn, tự tại, thong dong vãng sanh. Đức Phật ấn chứng rằng: Những người như thế đều đã từng được chư Phật thọ ký Bồ-đề trong đời quá khứ, họ đều sẽ thành Phật trong đời vị lại và được tất cả Như Lai đồng thời khen ngợi.

Trong phẩm Duyên Khởi Đại Giáo, Đức Thế Tôn phóng đại quang minh, ánh sáng, tướng lành đều thù diệu, toàn là những điều xưa nay chưa từng được thấy. A Nan khải vấn nhân duyên vì sao Đức Phật phóng quang, Phật khen ngợi A Nan rằng: Trong tương lai, dân các cõi trời, tất cả hàm linh, nhân lời hỏi này của A Nan mà đặng độ thoát. Vì sao chỉ là một câu hỏi đơn giản như thế mà có thể độ thoát dân các cõi trời và tất cả hàm linh? Bởi do nhờ vào lời khải vấn này của A Nan mà Đức Thế Tôn mới có đủ nhân duyên dạy ra kinh Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác thù thắng, hy hữu này! Đấy đã chứng tỏ kinh này chính là do Đức Thế Tôn vì lòng đại bi vô tận, thương xót ba cõi, vì muốn cứu vớt quần sanh, ban cho chúng sanh cái lợi chân thật mà nói ra pháp bảo rộng lớn, viên mãn, giản dị, phương tiện thẳng tắp, đệ nhất hy hữu, khó được gặp gỡ này.

Phẩm Chỉ Lưu Lại Một Kinh Này chỉ rõ trong tương lai, sau khi các kinh đều bị diệt hết, Phật vì lòng từ bi thương xót chúng sanh, đặc biệt lưu lại chỉ một kinh Vô Lượng Thọ này trụ thế thêm một trăm năm nữa. Nếu chúng sanh nào gặp được kinh điển này, tùy lòng mong mỏi đều được độ thoát. Điều này đã nói lên lòng từ bi và ân đức vô tận của Phật và đã chứng tỏ diệu pháp thù thắng “Phát Bồ-đề tâm, một bề chuyên niệm” của kinh này thật sự là thuốc A Già Ðà có thể cứu vớt khắp các loài chúng sanh. Khi Chánh pháp của Phật diệt tận, nghiệp chướng của chúng sanh càng thêm sâu nặng, chỉ còn phải biết cậy nhờ vào pháp môn này mới có thể thoát sanh tử. Điều này càng làm tỏ rõ pháp môn Niệm Phật Vãng Sanh là phương tiện rốt ráo chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế kinh chép: “Ta nay do vì các chúng sanh thảy, nói kinh pháp này, khiến cho thấy đặng Phật Vô Lượng Thọ và cõi nước kia. Tất cả các thứ, những gì sẽ làm, đều có thể cầu. Không khéo sau khi ta đã diệt độ, lại sinh nghi hoặc”.

Câu “khiến cho thấy đặng Phật Vô Lượng Thọ và cõi nước kia” hàm ý nhắc đến những điều mà kinh đã nói trong phẩm Lễ Phật Hiện Quang: Do oai lực của Phật, hết thảy tất cả y báo, chánh báo của cõi Cực Lạc đều hiện rõ ràng như đối trước mắt đại chúng, ai nấy trong pháp hội đều thấy rõ ràng. Do thắng duyên ấy, nên hội chúng đều sanh khởi lòng tin chân thật. Lại do oai đức của Phật Di Ðà gia trì, nên sau khi được nghe kinh này thiện căn của hội chúng thảy đều tăng thượng. Vì thế, kinh chép: “Tất cả các thứ, những gì sẽ làm, đều có thể cầu”. Chúng ta cũng vậy, chẳng hề sai khác với đại chúng trong pháp hội Vô Lượng Thọ, chúng ta cũng nhờ nghe được kinh này mà thiện căn, phước đức, nhân duyên thảy đều tăng thượng. Đó đều là do nơi sức oai thần, nơi sức bổn nguyện, nơi sức minh liễu nguyện và cứu cánh nguyện của Phật A Di Đà kết hợp cùng sức gia bị của Thích Ca Mâu Ni Phật và chư Phật trong mười phương mà người nghe kinh này được cái quả báo thù thắng như vậy.

Kinh nói: “Những gì sẽ làm đều có thể cầu” có nghĩa là nếu những ai thuận theo kinh này của Phật mà tu trì, thì đều có thể đạt được những việc hy hữu như: thấy Phật Vô Lượng Thọ, được Phật từ bi gia hộ khiến cho tâm được an lạc, luôn nhớ niệm cõi nước Cực Lạc và quốc độ của Ngài, đến khi mạng chung liền được sanh về cõi báu, mau được nghe Phật thuyết pháp, liền đắc Bất Thoái Chuyển và dạo khắp mười phương hành Bồ-tát đạo, độ khắp chúng sanh đồng vãng sanh Cực Lạc. Đó là những điều mà chúng ta đều có thể làm và có thể cầu trước và sau khi vãng sanh Cực Lạc. Ở cuối đoạn trên, Phật lại rủ lòng từ bi nhắc nhở, răn dạy đại chúng trong pháp hội rằng: Hiện tại quý vị đã đích thân nghe thấy những điều về cõi nước Cực Lạc và Phật A Di Đà, thì sau khi Phật đã diệt độ, chớ nên sinh lòng nghi hoặc về y báo, chánh báo của cõi Cực Lạc và pháp môn Tịnh Ðộ. Để cũng cố thêm lòng tin của đại chúng đối với kinh này, Phật dạy tiếp: “Ở trong đời sau, kinh đạo tận diệt, ta vì tấm lòng từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại chỉ một kinh này trụ thế trăm năm. Có chúng sanh nào được gặp kinh này, tùy theo ý nguyện đều đặng độ thoát”.

Tổ Thiện Ðạo Đại sư nói về việc tương lai, kinh pháp sẽ bị diệt hết như sau: “Vạn năm Tam Bảo diệt, kinh này trụ trăm năm”. Chánh pháp của Đức Thích Ca tồn tại năm trăm năm, Tượng pháp một ngàn năm, Mạt pháp một vạn năm. Sau khi hết thảy các thời gian ấy đã qua hết thì gọi là “ở trong đời sau, kinh đạo tận diệt”. Sau khi kinh đạo của Phật tận diệt, Phật đặc biệt chỉ riêng lưu lại kinh này trụ thế thêm một trăm năm nữa để cứu độ chúng sanh. Kinh Vô Lượng Thọ là pháp yếu mà Phật dùng để cứu độ phàm phu trong thời Mạt pháp và Tận Diệt pháp, nên sẽ bị diệt sau cùng. Còn kinh Niết-bàn và kinh Thủ Lăng Nghiêm hiển thị chân lý ai ai cũng sẵn có Phật tánh, là pháp rất sâu xa trong Thánh giáo, nhưng chúng sanh đời Mạt pháp căn tánh kém cỏi, không ai có thể lãnh hội nổi, nên sẽ bị diệt mất trước hết. Sau khi Chánh pháp đã diệt, ai nghe được kinh này còn được lợi ích vãng sanh Tây Phương, huống hồ là người hiện tại nghe được kinh này mà tin nhận, thì lẽ đâu lại chẳng được vãng sanh.

Kinh ghi: “Có chúng sanh nào được gặp kinh này, tùy theo ý nguyện, đều đặng độ thoát”. Ai gặp gỡ kinh này đều được thỏa mãn tâm nguyện vãng sanh, hiển thị lợi ích lớn lao của việc Phật riêng lưu lại chỉ một kinh này trụ thế thêm một trăm năm nữa sau khi Chánh pháp tận diệt. Do vậy, hiện nay chúng ta gặp được kinh này, chớ nên nghi ngờ, lo ngại mà mất lợi lớn. “Độ thoát” là vượt qua được biển sanh tử để chứng Niết-bàn. Phàm phu chúng sanh trong thời Chánh pháp tận diệt, chướng nghiệp nặng nề, sống chẳng đặng, chết cũng chẳng xong, thì làm sao có thể tu các pháp môn tự lực? Thế nhưng, do nhờ vào kinh tha lực này mà có thể vượt ra khỏi biển nghiệp luân hồi sanh tử, chứng Niết-bàn. Đấy đã nói lên sự thù thắng, hy hữu chưa hề có trong các pháp môn tự lực khác của Phật. Đấy cũng đã nêu rõ, tuy Niết-bàn không hai nẻo, phương tiện có nhiều môn, nhưng chẳng phải môn nào phàm phu chúng ta cũng có thể tu nổi, bởi vì chúng ta đều là phàm phu hạ căn, đầy dẫy nghiệp chướng, khó thể tự mình vượt ra khỏi biển khổ sanh tử. Phàm phu hạ căn, lại sống trong thời Mạt pháp, mà không thọ trì kinh điển này, thì thật là một lỗi lầm to lớn. Đấy đều là do không hiểu rõ bổn hoài của chư Phật, chẳng tin vào Nhất Thiết Chủng Trí của Như Lai. Chúng ta hãy dứt bỏ hết thảy các ý nghĩ riêng của mình, giữ tâm thanh tịnh, lắng lòng nghe từng tiếng kinh Phật dạy, tự nhiên sẽ hiểu rõ Như Lai chân thật nghĩa. Thật thà mà nói, nếu kinh giáo này không khế lý khế cơ đối với hết thảy phàm phu trong thời Mạt pháp, thì Phật ắt hẳn sẽ không đặc biệt lưu lại kinh này trụ thế thêm một trăm năm nữa sau khi Chánh pháp diệt tận. Thế nhưng do vì chúng sanh trong thời Mạt pháp phần đông là phước mỏng, nghiệp sâu, chẳng thể phát nổi lòng tin nơi kinh điển này, nên Đức Phật than thở: “Như Lai tại thế, khó gặp khó thấy. Kinh đạo chư Phật, khó được khó nghe. Gặp thiện tri thức, nghe pháp hay hành, việc này cũng khó. Nếu nghe kinh này, tin ưa thọ trì, là khó trong khó, chẳng gì khó hơn”.

Nhằm khiến cho con người biết rằng kinh này rất khó được nghe mà sanh lòng kính trọng, hy hữu, Phật than thở: Nghe kinh này tin nhận, thọ trì nổi là điều khó nhất trong các điều khó. Thân Phật đầy khắp cả pháp giới, chẳng có qua lại, ba đời giống hệt như nhau, vốn chẳng sanh diệt. Chỉ vì ứng cơ hóa độ chúng sanh, nên thị hiện sanh trong vương cung, xuất gia tu đạo, hàng ma thành Phật. Lúc Phật còn trong đời thì gọi là “gặp”, tận mắt trông thấy Phật thì gọi là “thấy”. Cả hai điều này đều khó được, nên kinh bảo là “Như Lai tại thế khó gặp, khó thấy”. Tay ta cầm được quyển kinh, lãnh thọ, đọc tụng thì gọi là “được”, tai ta nghe nhận lời kinh Phật dạy thì gọi là “nghe”. Cả hai điều này cũng đều khó có, nên kinh bảo: “Kinh đạo chư Phật, khó được khó nghe”.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Phật pháp ứng dụng


Chuyển họa thành phúc


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.226.151 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...