Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bất nhị »» Bất nhị »»

Bất nhị
»» Bất nhị

Donate

(Lượt xem: 9.447)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Bất nhị

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng ta nói sự thực hành của chúng ta không nên có ý niệm đắc, không có mong mỏi, thậm chí ước mong giác ngộ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chỉ ngồi không có mục tiêu nào cả. Sự thực hành thoát khỏi ý niệm đắc này căn cứ trên kinh bát nhã Ba-la-mật-đa. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận, thì chính bản thân kinh sẽ cho bạn một ý niệm đắc.

Kinh nói, “sắc là Không và Không là sắc”. Nhưng nếu bạn bám vào câu ấy, bạn đã đi vào ý niệm nhị nguyên: đây là bạn, sắc, và đây là Không, cái bạn đang cố gắng chứng ngộ qua sắc cả bạn. Thế nên, “sắc là Không, và Không là sắc” thì vẫn nhị nguyên. Nhưng may thay, giáo lý của chúng ta nói tiếp, “sắc là sắc và Không là Không”. Ở đây không có nhị nguyên.

Khi bạn thấy khó dừng tâm mình khi ngồi và khi bạn còn cố gắng dừng tâm, đây là giai đoạn “sắc là Không và Không là sắc”. Nhưng khi bạn thực hành trong cách nhị nguyên này, bạn càng ngày càng làm một với mục đích của bạn. Và khi sự thực hành của bạn trở thành không cố gắng, bạn có thể dừng tâm bạn. Đây là giai đoạn “sắc là sắc và Không là Không”.

Dừng tâm bạn không có nghĩa là dừng những hoạt động của tâm. Nó có nghĩa là tâm bạn thấm khắp toàn thân bạn. Tâm bạn theo hơi thở của bạn. Với tâm trọn vẹn, bạn ngồi với chân đau mà không bị nhiễu loạn. Đây là ngồi mà không có ý niệm đắc. Ban đầu bạn cảm thấy một bó buộc nào đó trong tư thế của bạn, nhưng khi bạn không bị bó buộc đó là phiền nhiễu, bạn sẽ tìm thấy nghĩa “Không là Không và sắc là sắc”. Thế nên, tìm ra lối riêng của mình dưới ảnh hưởng của bó buộc là đường lối thực hành.

Thực hành không có nghĩa bất cứ điều gì bạn làm, thậm chí nằm xuống đều là ngồi thiền. Khi những bó buộc không hạn chế bạn, đây là cái chúng ta gọi là thực hành. Khi bạn nói, “Bất cứ cái gì tôi làm đều là Phật tánh, thế nên tôi làm gì thì không quan trọng, và cũng không cần thực hành ngồi thiền”, đó là một hiểu nhị nguyên về cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu thực sự không hề gì, thì bạn đã không cần nói điều đó. Chừng nào bạn còn quan tâm bạn làm gì, đó là nhị nguyên. Khi bạn ngồi, bạn sẽ ngồi. Khi bạn ăn, bạn sẽ ăn. Chỉ thế thôi. Còn nếu bạn nói, “Nó chẳng quan trọng”, thì có nghĩa là bạn đang bào chữa để làm việc gì đó theo lối riêng với cái tâm nhỏ hẹp của bạn. Thế nghĩa là bạn đang dính mắc vào một sự việc hay một cách làm đặc biệt nào đó. Đấy không phải là ý nghĩa của điều chúng ta nói, “Chỉ ngồi là đủ”, hay “Bất cứ gì bạn làm đều là ngồi thiền”. Dĩ nhiên bất cứ gì chúng ta làm đều là ngồi thiền, nhưng nếu như vậy, cần gì phải nói.

Khi bạn ngồi, bạn chỉ ngồi mà không bị quấy nhiễu bởi chân đau hay buồn ngủ. Đó là ngồi thiền. Nhưng ban đầu rất khó chấp nhận những sự việc như chúng là. Bạn sẽ khó chịu do cảm giác bạn có khi thực hành. Khi bạn có thể làm mọi sự, dù tốt hay xấu, mà không có phiền nhiễu hay khó chịu, đó thực sự là điều chúng ta hiểu khi nói, “sắc là sắc và Không là Không”

Khi bạn chịu đựng một bệnh tật như ung thư, và bạn biết không thể sống hơn hai hay ba năm nữa, bấy giờ tìm kiếm cái gì để nương tựa, bạn có thể bắt đầu thực hành. Một người có thể nương dựa vào sự cứu giúp của Thượng đế. Người khác có thể bắt đầu ngồi thiền. Sự thực hành của anh ta sẽ tập trung vào sự thấu đạt tánh Không của tâm. Điều này có nghĩa là anh ta cố gắng thoát khỏi sự khổ đau của nhị nguyên. Đây là sự thực hành “sắc là Không và Không là sắc”. Bởi vì chân lý tánh Không, anh muốn có thực chứng nó trong đời anh ta. Nếu anh ta thực hành theo cách này, tin và nỗ lực, thì dĩ nhiên nó sẽ giúp anh, nhưng nó không phải là thực hành hoàn hảo.

Biết rằng cuộc đời ngắn ngủi, hưởng thụ nó mỗi ngày, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, là đời sống của “sắc là sắc và Không là Không”. Khi đức Phật đến, bạn sẽ đón chào Ngài; khi ma đến, bạn sẽ đón chào nó. Thiền sư Trung Hoa nổi tiếng Mã Tổ nói, “Ngày thấy Phật, tháng thấy Phật”. Khi ngài bệnh, có người hỏi, “Ngài khoẻ không?” và ngài trả lời, “Ngày thấy Phật, tháng thấy Phật”. Đó là đời sống của “sắc là sắc và không Không là Không”. Không có vấn đề gì cả. Một năm ở đời là tốt. Một trăm năm ở đời là tốt. Nếu bạn tiếp tục sự thực hành của bạn, bạn sẽ đạt đến giai đoạn này.

Ban đầu bạn sẽ có nhiều vấn đề, và bạn cần nỗ lực để tiếp tục thực hành. Với người bắt đầu, thực hành mà không có cố gắng là thực hành không thực. Với người mới bắt đầu, thực hành cần nỗ lực lớn lao. Đặc biệt là người trẻ, cần phải cố gắng rất khó nhọc để hoàn thành điều gì. Bạn phải duỗi chân tay càng rộng càng tốt. Sắc là sắc. Bạn phải chân thành trên con đường riêng của bạn cho đến khi sau cùng bạn thực sự đến chỗ thấy cần thiết phải quên hết về chính bạn. Trừ phi bạn đến điểm này, còn trước đó thì hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng bất cứ cái gì bạn làm đều là Thiền hay chẳng quan trọng gì có thực hành hay không. Nhưng nếu bạn nỗ lực tốt nhất chỉ tiếp tục ngồi thiền với toàn bộ thân tâm, không có ý niệm chứng đắc, bấy giờ bất cứ điều gì bạn làm sẽ là sự thực hành chân thật. Chỉ tiếp tục phải là mục tiêu của bạn. Khi bạn làm điều gì, chỉ làm nó thôi, đó là mục tiêu của bạn. Sắc là sắc và bạn là bạn, và chân không sẽ được chứng ngộ trong sự thực hành của bạn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Cảm tạ xứ Đức


Pháp bảo Đàn kinh


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.68.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (30 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...