Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tâm lý tuổi già: Chân đi nằng nặng hoang mang »» Tâm lý tuổi già: Chân đi nằng nặng hoang mang »»

Tâm lý tuổi già: Chân đi nằng nặng hoang mang
»» Tâm lý tuổi già: Chân đi nằng nặng hoang mang

Donate

(Lượt xem: 8.382)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tâm lý tuổi già: Chân đi nằng nặng hoang mang

Font chữ:

ta nghe tịch lặng
rơi nhanh
dưới khe im lìm...
(TCS)

Có ít nhất bốn loại stress thường gặp ở tuổi chớm già, ấy là stress về sinh lý, do những dấu hiệu hiển nhiên của tuổi tác mà dù ta tìm mọi cách để chối bỏ nó vẫn cứ lù lù xuất hiện, như tóc cứ bạc, răng cứ lung lay, lưng cứ nhức mỏi...; stress về văn hoá, do cách xã hội đánh giá vai trò của người già, bởi vì người già không phải ai cũng "đạt nhân" như Nguyễn Công Trứ: "Gót tiên đeo đủng đỉnh một đôi dì, bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng" ; stress về kinh tế cũng không phải là không đáng kể, đặc biệt ở vào tuổi chớm già mà một số người công ăn việc làm không ổn định hoặc bị thất nghiệp và cuối cùng là những stress về tâm lý, cảm thấy mình bị hẫng, bị mất đi tuổi trẻ, chỉ còn trống vắng, chỉ còn nhàm chán.

Những stress này có thể rất khác nhau ở đàn ông và đàn bà. Ở phụ nữ, đó là những năm vào lứa tuổi từ bốn mươi đến năm mươi, khi phải điều chỉnh mọi thứ trong cuộc sống quen thuộc của mình, khi phải thích nghi với những đổi thay đôi khi rất đột ngột, đặc biệt với cảm xúc "tổ trống" khi đàn chim con đã đủ lông đủ cánh bay xa như đã nói. Ở đàn ông, đó là những năm vào lứa tuổi từ năm mươi đến sáu mươi ,cảm xúc rõ nhất là lúc sắp về hưu, chấp nhận từ bỏ, rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ.

Tuổi chớm già còn là tuổi có nguy cơ cao, đặc biệt ở nam giới. Nguy cơ cao vì ở một số người đây là thời điểm mà họ đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp nhưng họ còn muốn thành công hơn, họ dễ có những mưu toan "gồm thâu lục quốc", "nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị"... gì gì đó, đại khái như vậy nên họ lao tâm khổ trí để rồi có thể gục ngã bất cứ lúc nào. Có người do cảm thấy thời gian không còn nhiều trước mắt, ráng làm cho được nhiều việc, càng nhiều càng tốt và do vậy họ không còn đủ tỉnh táo, bị lôi cuốn vào mọi sự, lo lắng thái quá, làm việc cật lực, mất sức, không kịp phục hồi và thường là lơ đễnh việc chăm sóc sức khỏe bản thân, nghỉ ngơi, giải trí. Khi bệnh, họ ngã đùng xuống và lúc vào bệnh viện họ có thể tự hứa bao điều, rằng sau này sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn, sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn, sẽ bỏ rượu, bỏ thuốc lá, bỏ những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng... thế nhưng khi ra viện thì đâu lại vào đó, họ lại lao vào những công việc, những lo toan, những tranh chấp, những cuộc vui. Nguy cơ khác đến từ việc hai "nửa của tôi" từ lâu sống chung với nhau êm ấm dưới mái gia đình bỗng phát hiện ra những thói hư tật xấu của nhau, khó chịu, cắn đắn, bắt bẻ nhau và dần dần biến thành hai đối thủ, không ai nhịn ai. Người đàn ông thì đang ở cái tuổi nổi loạn, liều lĩnh, người phụ nữ thì đang ở cái tuổi bất mãn, chán chường, họ dễ "hầm hè" xông vào nhau. Gia đình bỗng chốc biến thành... địa ngục. Họ không hiểu cả hai đều đang ở hoàn cảnh khó khăn, cần được cảm thông, cần được giúp đỡ. Thế là ông xuống biển bà lên núi như truyền thuyết. Thế là ly dị, ly thân. Bệnh tâm thần cũng thường xảy ra ở thời điểm này. Tật nghiện rượu, nghiện thuốc và nạn tự tử lên đến đỉnh điểm cao nhất, đặc biệt ở đàn ông. Họ bế tắc, bất lực, không tìm ra được cách giải quyết tích cực và cũng để tìm quên. Ở đàn ông còn thấy có hiện tượng "vùng lên", vớt vát, tìm kiếm những cuộc tình dễ dãi "bồ nhí", "bia ôm"... để chứng minh chút "nam tính" còn sót lại của mình, đặc biệt sau những buổi nhậu nhẹt bù khú cùng bè bạn. Ở phụ nữ không phải là không có một giai đoạn như vậy, người ta vẫn thường gọi đó là tuổi "hồi xuân". Đột nhiên họ có thể ăn mặc diêm dúa, son phấn, vào ra mỹ viện, ráng làm đẹp bằng mọi cách như cố tìm lại một chút hình bóng xưa.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Thắp ngọn đuốc hồng


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.181.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...