Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thực hành Phật pháp »» Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động »»

Thực hành Phật pháp
»» Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động

Donate

(Lượt xem: 8.505)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Cũng giống như bao người khác, chúng ta đang cảm giác căng thẳng và lo lắng tột độ và bị đe dọa bởi vi rút (virus) Corona. Việc kiểm soát cảm xúc của chúng ta càng trở trên khó khăn hơn.

Nhưng như thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình cho hiệu quả?

Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.

Nó hữu ích khi trạng thái kiểm soát cảm xúc được chia thành hai phần: Mục đích và chiến lược.

Mục đích

Phần đầu tiên là Mục đích. Chúng ta đặt ra mục đích cho việc kiểm soát cảm xúc giống như đặt mục đích trong thể thao: chúng ta nhìn vào chiếc lưới hay khung thành mà quyết định hướng đi của bóng. Khi ta muốn bóng đi lên–giống như cảm giác phấn khích như chuẩn bị một bữa tiệc? hoặc khi ta muốn bóng đi xuống–như cảm giác lo lắng về khả năng kiểm soát môi trường sống quanh ta trong thời dịch bệnh Covid-19. Trong thể thao, chúng ta có hướng đi cụ thể cho quả bóng, ở đâu và sẽ đi đâu. Tương tự với cảm xúc, chúng ta tạo mục tiêu cụ thể bằng cách hỏi chính mình “tôi đang cảm giác gì, và tôi muốn cảm giác ra sao?”.

Chiến lược

Phần thứ hai của quản lý cảm xúc là ta quyết định sử dụng chiến lược nào. Ta biết khi nào nên đẩy bóng đi và làm cách nào ta đến được đích? Ta sẽ sút thẳng vào hay chuyền cho đồng đội. Đây là chiến lược. Chiến lược là cách thức giúp ta đạt được mục đích. Nếu chúng ta có cảm giác lo lắng về những gì đang diễn ra xung quanh, chúng ta rất muốn giảm sự lo lắng đó hoặc bình tĩnh hơn, chiến lược nào chúng ta sẽ áp dụng? Có lẽ chúng ta nên hít thở sâu vào lúc này?

Thở có chánh niệm (mindful breathing) có lẽ là một giải pháp phòng vệ tối ưu trong lúc này. Như chúng ta đã biết, thực hành mỗi ngày giúp duy trì khả năng trở về với thực tại, chấp nhận cảm xúc khi nó đến và đi, và không trở nên phản ứng thái quá hay bị cuống theo.

Một chiến lược đơn giản và hiệu quả khác là điều chỉnh suy nghĩ / tư duy của chúng ta. Việc này khá thuận tiện vì suy nghĩ diễn ra trong đầu, vì thế ta có thể thay đổi chúng bất cứ lúc nào và ở đâu. Khi chúng ta muốn ít lo lắng hơn, ta nên hỏi bản thân rằng: “có cách nào khác để nghĩ về trường hợp này? Hoặc ta có thể nghĩ điều tích cực hỗ trợ cho các suy nghĩ tiêu cực trong chính chúng ta.

Một cách khác có thể thực hành là nghĩ trước những gì bạn sẽ nói với người bạn thân đang lo sợ. Hãy thử cách này, liệt kê 3-5 điều bạn muốn nói với người bạn đang lo lắng về dịch bệnh coronavirus. Bây giờ bạn thử ứng dụng cách này với chính mình xem sẽ như thế nào?.

Nhưng làm sao ta tiến bộ hơn ở phương pháp này?

Như trong thể thao, quản lý cảm xúc tốn thời gian và cần thực hành. Lần đầu tiên Lionel Messi ra sân cỏ, hay Wayne Gretzky bước vào sân băng, có lẽ họ họ cũng không biết phải làm gì. Có thể họ đã biết mục tiêu nhắm đến là tấm lưới. Họ chắc hẳn đã trượt rất nhiều lần trước khi trở nên chuyên nghiệp. Wayne Gretzky được biết đến từ một câu nói bất hủ: “(Nếu bạn không sút) bạn bỏ lỡ 100% cú sút bạn không nhận” đây là chiến lược của ông–đây là điều ông nói với chính mình khi ông cảm thấy thiếu động lực.

Điều nào khác có thể giúp?

Việc kiểm soát cảm xúc yêu cầu sức mạnh bộ não–nó gần như phụ thuộc vào những yếu tố không liên quan như chế độ ăn kiêng, tập thể dục, và giấc ngủ. Khi chúng ta ăn uống thất thường, trí não sẽ không vận hành thông suốt. Ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến đường huyết tăng mạnh sau đó giảm đột ngột, sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và tự chủ, và đặc biệt là ảnh hưởng đến một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Vì vậy, đảm bảo bạn có một vài món ăn nhẹ lành mạnh trên bàn, hoặc lập chế độ nhắc nhở trên điện thoại để chắc chắn rằng bạn nhấm nháp mỗi 3 giờ.

Vận động quá ít cũng có tác động tiêu cực đến trí tuệ và tâm trạng của chúng ta. Trong một nghiên cứu về nhóm nhóm người đang chịu đựng stress, một nửa tham gia thể dục aerobic trong khi nửa còn lại thì không. Những người tập thể dục báo rằng họ cảm giác ít tiêu cực hơn nhiều so với nhóm còn lại. Thậm chí lo lắng và trầm cảm được giảm đi nhờ tập thể dục. Do vậy hãy chắc chắn rằng bạn vận động thường xuyên.

Giấc ngủ kém có tác hại tương tự đến cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta mệt mỏi, khả năng tự vệ của chúng ta giảm đi và khả năng vận hành trí nào chậm lại. Giấc ngủ giúp giữ chức năng lưu trữ. Khi chúng ta không ngủ đủ, hoặc ngủ quá nhiều, chúng ta sẽ có dấu hiệu của lo lắng và trầm cảm, mệt mỏi, và thù địch. Ngủ không đủ giấc cũng liên quan đến việc giảm sự kết nối giữa các vùng của bộ não phụ trách kiểm soát nhận thức và hành vi, và giảm khả năng sử dụng chức năng kiểm soát cảm xúc hiệu quả.

Làm việc bạn thích. Dành thời gian với gia đình và bạn bè, theo đuổi niềm đam mê và thú vui tiêu khiển, kết nối với đời sống tâm linh của bạn, chan hòa với thiên nhiên, đọc một cuốn sách hay, hoặc xem một cuốn phim hài hước. Bằng cách này chúng ta xây dựng khả năng nhận thức dự trữ, giúp chúng ta ổn định trong thời điểm đầy biến động về cảm xúc này. Chúng ta đã được “lập trình sẵn” tìm kiếm kết nối xã hội và hỗ trợ từ cộng đồng. Những người thiếu kết nối xã hội dẫn đến trạng thái hoang mang, trầm cảm, các bệnh về tim mạch. Cho nên, việc giữ khoảng cách trong giao tiếp nhằm giúp sự lan truyền của virus, nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ hoàn toàn ngưng kết nối với xã hội.

Cuối cùng, trong thời điểm thử thách này, có một số việc bạn có thể làm. Và cụ thể là những việc giúp cho cái thực tại bạn và nhân loại đang đối mặt với virus.

Trước tiên, kiểm soát lượng thông tin bạn nhận vào. Thi thoảng cần tạm ngưng đọc tin tức trên các trang mạng và mạng xã hội.

Hai là, đừng ngại khi nói “KHÔNG”. Thời điểm này việc từ chối ôm, hôn, hoặc bắt tay không có vấn đề gì. Nếu bạn không biết diễn đạt như thế nào, có thể sử dụng dấu hiệu namaste thay thế.

Kế đến, hãy hành động tốt nhất có thể khi giải quyết vấn đề kì thị và nỗi sợ hãi. Điều tốt đẹp nhất luôn là giành lòng trắc ẩn đến những ai ốm đau và những mạng sống bị xâm hại do virus hay do phản ứng của xã hội.

Cuối cùng, cố gắng giúp đỡ bạn bè, người thân, đồng nghiệp đang hoang mang, lo lắng trong tình thế hiện tại. Khi bạn giúp đỡ người khác, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn giúp chúng ta cảm giác tốt hơn.

Marc Brackett, Ph.D., is the founding director of the Yale Center for Emotional Intelligence. Pieces of this article were excerpted from the new book Permission to Feel: Unlocking the Power of Emotions to Help Our Kids, Ourselves, and Our Society Thrive by Marc Brackett. Copyright © 2019 Marc Brackett. Reprinted with the permission of Celadon Books, a division of Macmillan Publishing, LLC.

Nguồn: https://tinyurl.com/wftfwq9



NGỒI YÊN ĐỂ THỞ

Sau đây là một bài thực tập ngắn mà chúng ta có thể thực hành để làm giảm căng thẳng và tập kiểm soát cảm xúc của mình trong thời biến động bất thường.

Chọn một chỗ yên lặng, ngồi thoải mái bất cứ tư thế nào.

Thở vào thật sâu bằng mũi và thở ra thật chậm bằng miệng.

Thở vào thầm nói, cầu mong cho tôi bình an.

Thở ra thầm nói, cầu cho người (hay bất cứ ai đó…..) bình an

Tiếp tục thực tập như vậy. Có thể 1 phút, 10 phút, hay 1 tiếng tuỳ theo thời gian của bạn cho phép.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1504 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Học Phật Đúng Pháp


Các tông phái đạo Phật


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.161.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...