Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Hiện đời chứng quả bất thối chuyển »»

Tu học Phật pháp
»» Hiện đời chứng quả bất thối chuyển

Donate

(Lượt xem: 7.380)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hiện đời chứng quả bất thối chuyển

Font chữ:

Tuy Đức Phật A Di Đà Phật phát ra 48 Đại Nguyện Nhất Thừa, nhưng rốt cuộc, chỉ quy về một nguyện; đó là muốn khiến cho hết thảy chúng sanh ngay trong một đời này chứng quả Bất Thoái Chuyển cứu cánh thành Phật, nên Nguyện cuối cùng của Ngài là “Hiện Chứng Quả Bất Thoái Chuyển.”Do vậy, đối với pháp môn Tịnh độ, hành nhân chỉ cần nương vào Di Đà Đại Nguyện mà những công đức và thiện căn tu tập tăng tiến rất nhanh, chẳng hề lui sụt hay mất đi.

Nếu mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thiện căn trí tuệ của mình không có tăng trưởng hay ngừng tại một chỗ, thì đấy chính là bị thoái chuyển. Vì sao bị thoái chuyển? Nguyên nhân chánh yếu là do không y theo kinh giáo của Phật tu hành cho đúng đắn. Bởi do kinh Vô Lượng Thọ là trí huệ quang của A Di Đà Phật, nên người thường thọ trì kinh điển này là thường được trí huệ quang của Phật A Di Đà chiếu chạm. Do tâm tâm thường luôn lưu nhập trong trí tuệ tạng của Di Đà Như Lai, nên nhất định trí tuệ phải thường luôn tăng trưởng, chẳng hề bị lui sụt hoặc mất đi, thì đấy gọi là được Phật lực gia trì, nên mau chóng chứng Quả Bất Thoái Chuyển. Bất Thoái Chuyển gọi tắc là Bất Thoái, hay gọi theo tiếng Phạn là A-Bệ-Bạt-Trí.

Kinh Niết-bàn Bản Nam nói: “Có vô lượng chúng sanh phát tâm A-nậu Bồ-đề, nhưng khi họ thấy chút duyên trái nghịch thì liền thoái chuyển A-nậu Bồ-đề, như ánh trăng trong nước, nước vừa xao động, ánh trăng liền động.” Kinh còn chép: “Cá con, hoa am-la, Bồ-tát sơ phát tâm, ba thứ ấy nhân thì nhiều, nhưng kết quả lại ít.” Nói tóm lại, kinh Niết-bàn ví von sự thành tựu quả Bồ-đề của chư vị Bồ-tát cũng giống như cá mẹ sanh nhiều cá con, nhưng chỉ có được chút ít cá con được khôn lớn; hay giống như cây am-la sanh ra rất nhiều hoa, nhưng chỉ kết được chút ít trái mà thôi. Trong kinh Thập-trụ Bồ-tát Ðoạn Kết, Ngài Xá Lợi Phất bảo với các Bồ-tát chúng đến dự hội rằng: “Bọn chúng tôi khi xưa, từ nhất trụ đạt tới ngũ trụ, rồi lại thoái chuyển xuống sơ trụ, rồi lại từ sơ trụ đạt đến ngũ trụ, lục trụ; trải qua sáu mươi kiếp như thế, trọn chẳng đạt đến địa vị Bất Thoái Chuyển.” Nguyên nhân của vấn nạn này là gì? Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật giải thích: “Các vị Bồ-tát do chẳng gặp được kinh này nên tâm bị thoái chuyển quả vị Vô thượng Bồ-đề.” Đấy là Đức Phật nói đến cảnh giới thoái chuyển của các bậc Bồ-tát thuộc Tín vị trong Biệt giáo mà kinh Nhân Vương gọi họ là Khinh-mao Bồ-tát; có nghĩa là đối với quả vị Vô thượng Bồ-đề, tâm của các bậc Tín vị Bồ-tát vẫn còn thay đổi, chưa vững chắc, giống như sợi lông mao bị gió thổi bay loạn xạ khắp nơi. Thế mới biết, tuy chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ-đề nhiều đến vô lượng, nhưng người thành tựu thì quá ít ỏi chẳng đáng để nói đến; nguyên nhân là do họ không gặp được kinh điển này, hoặc tuy gặp được kinh này nhưng chẳng chịu nhiếp giữ thọ trì, nên chẳng được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí.

Chúng ta thấy đó, hạnh nguyện Bồ-tát rất khó phát mà lại rất dễ bị thoái thất. Cho nên, dẫu có đến vô lượng Bồ-tát tu hành cực kỳ dũng mãnh như cứu lửa đầu cháy, nhưng bởi do chướng duyên bời bợi dồn dập tới, nên lần lần đều bị thoái chuyển, đến nỗi người học đạo nhiều như lông bò, kẻ đắc đạo hiếm tựa vảy lân. Vì thế, trong kinh Vô Lượng Thọ Đức Phật mới nói: “Có nhiều Bồ-tát do không gặp kinh này nên tâm bị thoái chuyển nơi quả vị Vô thượng Bồ-đề; còn Bồ-tát nghe được danh hiệu Phật A Di Đà mà phát lòng tin ưa, y theo giáo lý được dạy trong kinh tu hành thì quyết định sẽ chứng quả Bất Thối Chuyển.”

Kinh Bảo Vũ dạy: “Có thế giới tên là Sa-bà, cõi ấy có Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Các hữu tình nếu nghe danh Ngài thì chẳng thoái chuyển A-nậu Bồ-đề, đó là do sức bổn nguyện của Đức Như Lai ấy vậy.” Ngài Trừng Hiến người Nhật đã từng ca ngợi lời rằng: “Trong năm trăm đại nguyện của đấng Thích Tôn, nguyện này thù thắng nhất.” Rõ ràng, cả hai bậc đại đạo sư Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật của hai cõi cùng phát ra nguyện tối thắng “Hiện Chứng Quả Bất Thối Chuyển” đã nêu rõ cho chúng ta thấy phương tiện tuy có nhiều cửa để vào, nhưng hết thảy các cửa đều cùng chỉ về cùng một con đường dẫn dắt đến Niết-bàn.

Khi còn tu nhân, Phật Di Ðà thương xót chư Bồ-tát tu hành khổ nhọc, nên Ngài phát vô thượng nguyện nhằm để gia bị cho họ. Thế nhưng, nguyện vọng duy nhất của Phật A Di Đà chỉ có một; đó là muốn khiến cho hết thảy trên từ chư Đại Bồ-tát xuống dưới đến chúng sanh trong địa ngục đều chứng quả Bất Thoái Chuyển, một đời thành Phật. Do nhờ vào oai đức và nguyện lực gia trì của Phật, nên các Bồ-tát từ Sơ-địa đến Thất-địa ở thế giới phương khác được nghe danh hiệu Ngài, liền đắc ba thứ Nhẫn “Âm Hưởng Nhẫn, Nhu Thuận Nhẫn và Vô Sanh Pháp Nhẫn,” lập tức trụ ở địa vị Bất Thoái nên việc tu hành của họ chỉ có tiến lên, chớ chẳng bao giờ thục lùi; nhờ đó mà họ mau chứng được Vô thượng Bồ-đề. Cho nên từ nơi kinh điển này, nếu chúng ta tin hiểu sâu xa diệu dụng của phương tiện rốt ráo đều là phát xuất từ Nhất thừa Nguyện Hải của Phật Di Ðà thì ắt hẳn trong lòng phải khởi sanh lên nỗi mừng rỡ lớn lao, cung kính tiếp nhận, y theo kinh này tu hành.

Nếu ai muốn mau chóng đạt đến địa vị Bất Thoái Chuyển thì phải dùng tâm cung kính chấp trì danh hiệu Phật theo lời chỉ dạy của kinh A Di Đà: “Nếu có người đã phát nguyện, nay phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh về cõi Phật A Di Ðà thì những kẻ ấy đều được Bất Thoái Chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.” Như vậy, Tam Nhẫn và Bất Thoái Chuyển đều là nằm trong một danh hiệu A Di Đà Phật. Do danh và nghĩa chẳng rời nhau, nên một khi xưng danh hiệu Phật với trí tuệ hiểu biết, liền tự đạt được những công đức lớn lao như thế. Rõ ràng, nếu người được nghe danh hiệu Phật, chỉ cần Tín-Nguyện-Trì danh thì ắt có thể ngay trong hiện đời này chứng được quả Bất Thoái Chuyển. Diệu đức của Di Ðà Nhất thừa Nguyện Hải, thật khó nghĩ suy nổi, sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” chính là phương tiện rốt ráo nhất để nhiếp độ chúng sanh. Bốn Mươi Tám Bi Nguyện, nguyện nào cũng hiển thị lẽ chân thật. Phân ra thì có đến Bốn Mươi Tám Nguyện, hợp lại thì chỉ là một pháp cú, một pháp cú đó là thanh tịnh cú mà cũng chính là Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Do đó, chúng ta chỉ cần phát khởi một câu Phật hiệu ngay từ trong Chân tâm Tự tánh rỗng lặng thường nhiên của mình để niệm Quả Giác của Đức A Di Đà Như Lai, tức là sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” thì năng niệm và sở niệm đều cùng biến mất, cái còn lại chỉ là một pháp cú, một pháp cú đó là thanh tịnh cú, một thanh tịnh cú đó chính Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân của chính mình hoàn toàn đồng nhất với Pháp thân của A Di Đà Phật. Vì thế cho nên, chư cổ đức mới nói người niệm Phật như thế chính là “Di Đà niệm Di Đà.”




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.8.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...