Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Chuyển hóa mặc cảm tội lỗi »»

Tu tập Phật pháp
»» Chuyển hóa mặc cảm tội lỗi

(Lượt xem: 3.535)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chuyển hóa mặc cảm tội lỗi

Font chữ:

Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.

Như kinh nghiệm tôi có trong thời gian tu tập với ngài U Pandita. Khi thiền tập của ta được thâm sâu một chút, thường tự nhiên ta sẽ quán xét lại những hành động sai lầm của mình trong quá khứ. Những việc này không cần ai mời gọi, chúng cũng cứ tự động khởi lên.

Có người nhớ lại là mình đã làm một người bạn thất vọng, vì đã không đến dự buổi tiệc sinh nhật 16 tuổi của cô, vào hai mươi sáu năm về trước; hoặc một câu trả lời cay cú đối với vợ hay chồng mình, mà người ấy không còn trong cuộc đời mình nữa. Có người đau khổ về một sự lường gạt thuế má mà không ai biết đến, hoặc một nỗi sợ vì một lời nói dối trong tình bạn…

Ðiều quan trọng là ta phải biết thừa nhận các việc đó, cho dù nhỏ bé hay lớn lao đến đâu, tiếp xúc với nỗi đau ấy một cách trọn vẹn, và rồi, như ngài U Pandita khuyên tôi, buông bỏ chúng đi - "Ðừng nghĩ về nó nữa." Bằng không, chúng ta chỉ vô tình củng cố thêm một hình ảnh rất sai lầm về con người thật của mình mà thôi.

Mặc cảm tội lỗi là một tâm bất thiện.

Trong tâm lý học Phật giáo có một sự phân biệt khá lý thú giữa mặc cảm tội lỗi (akusala) và hổ thẹn (hiri).

Mặc cảm tội lỗi, hay sự ghét bỏ, thường đem mũi dùi hướng về chính mình. Nó xâu xé thân tâm ta ra thành từng mảnh. Khi có một mặc cảm tội lỗi lớn, ta sẽ không còn đủ năng lượng để thay đổi nó nữa. Ta bị chính mặc cảm ấy chế ngự, nó làm tiêu hao hết năng lực của ta. Ta cảm thấy rất cô đơn và chỉ còn biết nghĩ đến sự bất thiện của mình mà thôi: "Tôi là người xấu nhất trên trái đất này. Chỉ có tôi mới có thể làm những chuyện như vậy!" Nhưng thật ra chính thái độ ấy lại rất là vị kỷ, vì ta chỉ biết nghĩ đến mình như là trung tâm của vũ trụ này vậy.

Hổ thẹn (hiri), ngược lại, là một thái độ chấp nhận. Chúng ta ý thức rằng mình đã làm hay nói một điều gì đó bất thiện, và nó gây nên khổ đau. Bây giờ ta cảm nhận được nỗi đau ấy. Nhưng điều quan trọng là hổ thẹn có công năng giải thoát ta ra khỏi ngục tù của quá khứ. Nó cho ta năng lượng, giúp ta có thể đứng dậy và bước đi, và tự hứa rằng từ nay mình sẽ sống sao cho tốt đẹp.

Ngược lại, mặc cảm tội lỗi đôi khi lại rất là gian xảo. Ta có thể tưởng nó là một sức mạnh chính đáng có thể thúc đẩy ta hành động tốt lành, phục vụ cho kẻ khác. Nhưng thật ra, mặc cảm tội lỗi không hoạt động như vậy. Khi chúng ta bị thúc đẩy vì tội lỗi thì chính mặc cảm ấy, nỗi đau ấy, đóng vai trò chánh, làm chủ hành động của mình.

Và khi những cảm xúc ấy đóng vai ông chủ, ta chỉ còn nghĩ đến chính mình. Nó ngăn trở, không cho phép ta suy xét và hành xử một cách sáng suốt được. Cảm xúc chế ngự lý trí ta. Cuối cùng, với mặc cảm tội lỗi, ta chỉ biết phục vụ cho chính mình mà thôi.

Tất cả đều đang biến đổi.

Ý niệm sai lầm về một cái Tôi cố định, không thay đổi, cũng có thể nuôi dưỡng phiền giận qua hình thức của sự tự ghét bỏ hoặc tự trách móc. Khi chúng ta cho rằng cái Tôi này là thật, không bao giờ đổi thay, ta sẽ dễ dàng chấp nhận những tập quán, thói quen của mình như đó là bản tánh tự nhiên.

Một cái thấy chân chánh sẽ giúp ta phá vở được ý niệm sai lầm này. Nó giúp ta thấy được tự tánh vô ngã của những năng lực khởi lên rồi diệt đi trong ta.

Ví dụ, ta có thể kinh nghiệm được sân hận, tội lỗi và phiền muộn như những năng lực tự động đến và đi trong tâm, mà ta không làm gì hết. Phiền giận như là một cơn dông tố, nó kéo đến rồi kéo đi. Nó không phải là tôi, là của tôi. Và nó cũng không phải là bạn, hay là của bạn.

Ý thức được sự rỗng không này, ta sẽ nhìn thấy được mình và kẻ khác chính xác hơn. Và từ đó mà tâm từ được phát sinh.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1525 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.252.137 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...