Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Khát vọng mùa xuân »» Khát vọng mùa xuân »»

Khát vọng mùa xuân
»» Khát vọng mùa xuân

Donate

(Lượt xem: 10.882)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khát vọng mùa xuân

Font chữ:

Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được, để rồi đặt ra kế hoạch cho năm sau. Nhưng có những khát vọng cháy bỏng từ năm này qua năm khác mà cứ mùa xuân chúng ta lại dằn vặt, trăn trở tự hỏi vì sao còn nguyên đó, để rồi lại tiếp tục hy vọng… dù ngày thực hiện có thể còn xa lắm, dù có lúc ta thấy mọi việc trong tầm tay của mình!

Khát vọng một nền văn hóa dân tộc

Khởi đầu của một năm từ mùa xuân nên hãy nhìn cách người ta chào đón mùa xuân để nhận ra bản sắc dân tộc. Chúng ta vẫn đi tìm một mùa xuân “đậm đà bản sắc dân tộc” như thường được rêu rao năm này qua tháng nọ trong các báo cáo tổng kết, hay được nêu thành phương hướng của ngành văn hóa, nhưng mãi rồi chúng ta vẫn thấy còn đó trên bức tranh chung những “gam” màu nhợt nhạt.

Vì sao ư? Rất nhiều lễ hội dân gian diễn ra nhưng hình thức mà chúng ta thường phê phán, kêu gọi chấm dứt thì vẫn còn đấy những lễ hội “tắm máu” như chém lợn, chọi trâu…

Trong khi các lễ hội ngày một nhiều, nhưng lại giảm mạnh về bản sắc với việc xuất hiện không ít những xu hướng lệch lạc, thiếu ý thức của người dự hội; cùng với đó là các biểu hiện tiêu cực, thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý cùng xu hướng thực dụng, thương mại hóa lễ hội làm lãng phí về thời gian, công sức, tiền của và sự phiền nhiễu cho khách trẩy hội. Có người vẫn đổ thừa theo thói quen cho là vì “những tác động tích cực và không tích cực của cơ chế thị trường”, như việc các liền anh, liền chị “giơ khay mời trầu” xin tiền dù ban tổ chức Hội Lim quan họ Bắc Ninh có quy định cấm việc chèo thuyền “ngửa nón xin tiền”. Chưa kể Hội Lim vẫn sử dụng loa đài tăng âm “đấu âm thanh” giữa các lều quan họ trong ngày hội, không ai còn được thưởng thức chất giọng mộc “vang, rền, nền, nảy” cùng không gian diễn xướng thân tình, gần gũi của quan họ đích thực trong ngày hội thưở xưa. Ngay như một số lễ hội lâu đời, vốn dĩ khá độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn cùng tính cộng đồng rất cao như lễ hội trò trám ở Lâm Thao (Phú Thọ) hay đá cầu, cướp phết đình Đông Lai, Lập Thạch (Vĩnh Phúc), lễ hội chợ Chuông ở Đông Sơn (Thanh Hóa)… cũng đã và đang bị mai một dần ý nghĩa tốt đẹp khi một bộ phận khá lớn người dự hội, đặc biệt là thanh niên, đã có những hành động thái quá, lợi dụng lễ hội để có các hành động bạo lực và sàm sỡ phụ nữ. Các giá trị văn hóa, tinh thần của lễ hội bị chìm lẫn, phai nhạt vì sự thiếu ý thức và lộn xộn trong tổ chức. Toát lên trên tất cả hình thức ấy là tinh thần “vụ lợi” vô hình hay hữu hình trong tâm thức của người hành lễ và dự lễ, xa lạ với những giá trị tốt đẹp ban đầu. Họ cầu xin danh lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Họ tranh cướp giẫm đạp lên nhau xin “lộc!”. Bản thân các vị Phật, tiên thánh, anh hùng dân tộc cũng bị biến thành “thần” phù hộ cho kẻ cầu xin đạt được ý nguyện bất chấp họ mong muốn cả những chuyện mờ ám, bất chính. Những hành vi đốt vàng mã nghi ngút, sắm lễ thật to, dán hay nhét tiền vào tượng ở bất cứ chùa nào, nhằm “mặc cả với người được cầu xin”, dù quý thầy trụ trì và chư Tăng vẫn cố sức uốn nắn quần chúng đi lễ, từ chùa lớn như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Hương đến đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Bia Bà, Phủ Tây Hồ, đền Và, đền Sóc (Hà Nội), đền Trần, Phủ Giầy (Nam Định), đền Cờn, đền Cuông, đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An), chùa Bà (Bình Dương), miếu Bà Chúa Xứ (An Giang). Không có cơ quan văn hóa nào hướng dẫn quần chúng xây dựng không gian văn hóa và gìn giữ sự thiêng liêng của lễ hội và nơi thờ tự, chấm dứt tệ nạn mê tín dị đoan thông qua tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp xử lý. Là những người đọc sách Phật, chúng ta biết rằng người Phật tử không cầu xin một ơn huệ vật chất hay tinh thần khi đảnh lễ tượng Phật.

Đức Phật thường dạy: “Ta ví như vị lương y bắt mạch cho thuốc, còn chúng sanh ví như người bệnh cần uống thuốc để khỏi bệnh. Uống hay không và bệnh có hết hay không là tuỳ vào mỗi người bệnh”.

Trong kinh Di Giáo, Ngài dạy rằng: “Các con hãy tự thắp đuốc mà đi”. Bởi lẽ: “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm điều ô nhiễm - Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta - Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta - Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch” (Kinh Pháp cú).

Ngày xuân, chúng ta mong muốn đoàn tụ trong không khí “đại gia đình” của người phương Đông khi con cháu về sum họp chúc thọ người già, chúc vui người trẻ. Vậy mà hiện nay, nhiều người lao vào bài bạc, ăn nhậu từ trước cho đến sau Tết… Đã phôi pha rồi hình ảnh những ngày xuân nhẹ nhàng, đầm ấm ngày xưa?

Khát vọng một mùa xuân đầm ấm mang bản sắc dân tộc ngỡ đã có từ lâu bây giờ lại là điều mơ ước?

Khát vọng văn hóa nhân bản và trung thực

Chúng ta thao thức trăn trở vì một nền văn hóa nhân bản. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng la lên “Văn hóa gì mà quẹt xe là đánh nhau, giết nhau?”. Ông cũng xót xa khi đòi hỏi ngành giáo dục nhìn lại mình. Lỗi không chỉ của ngành giáo dục, mà của toàn xã hội hôm nay khi tình trạng bạo lực được báo động ở mức cao nhất khi người ta giết nhau quá dễ, quá đơn giản từ nhà ra phố, từ công sở đến trường học. Tinh thần “tranh chấp” không khoan nhượng và dùng bạo lực không biết chừng có lúc lan cả vào những tu viện, tự viện? Chúng ta đừng bị đánh lừa vì các con số “hấp dẫn”: “Đến nay cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 85,03%, tăng 2% so với năm 2014”.

Nhưng nhận định về vấn đề này ngay trong Hội nghị tổng kết, chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải nêu nhận xét rằng mặc dù vậy, chúng ta không thể không thừa nhận sự xuống cấp về đạo đức đang biểu hiện ở nhiều nơi, cho dù các cấp, các ngành có đầy đủ các chiến lược, đề án, các ban chỉ đạo để xây dựng đời sống văn hóa. Đến đây chúng ta mới thấy mình đã rơi vào cái bẫy của chính mình là thói “hình thức” hay thẳng thắn hơn là thói “giả dối”. Chúng ta báo cáo rất hay, rất kêu nhưng thiếu thực chất và nếu bi quan hơn, có thể nói, chúng ta phản ánh sai sự thật!

Văn hóa nhân bản không dung thứ sự giả dối. Vì nếu gia đình văn hóa nhiều như thế thì sao có thể xảy ra tình trạng bạo lực từ chỗ giết một người đến chỗ giết cả gia đình người khác (bốn hay sáu người) vì thù hận; còn tình trạng các nhóm với vài ba chục người lao vào lấy mạng nhau thì hầu như tuần nào cũng có, ở đâu cũng có, nay thì Hà Nội, Thanh Hóa, mai thì Cần Thơ, Bạc Liêu… Cả miền quê cũng không còn bình yên như xưa.

Theo Phó Thủ tướng, “nói là toàn dân đoàn kết thì đúng rồi”, nhưng tại sao văn hóa xã hội lại rất có vấn đề như vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là một ví dụ, sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm nguy hại cho sức khỏe đồng loại đến mức bất chấp đạo lý. Ông đặt vấn đề rằng chưa nên bàn những chuyện cao siêu, Ban chỉ đạo văn hóa phải xác định những việc cụ thể để triển khai, tạo ra sự chuyển động thực sự trong đời sống xã hội. Ở nông thôn ai trồng rau sạch, rau bẩn thì chẳng lẽ các tổ chức hội nông dân, phụ nữ, chính quyền, bí thư xã không biết? Đã đến lúc nên tìm ra vài việc cụ thể và làm đến nơi đến chốn. Quan trọng là phải xây dựng những tiêu chí dễ hiểu, sao cho khắc phục được bệnh hình thức. Chẳng hạn cứ nói tiêu chí gia đình văn hóa là chấp hành quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, thì quá chung chung, phải nêu cụ thể hơn như gia đình văn hóa thì phải không có bạo lực, cờ bạc, đề đóm, ở nông thôn thì gia đình văn hóa là gia đình sản xuất, nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ông tổng kết: “Tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, xuống cấp về đạo đức gia đình, xã hội và các giá trị văn hóa gia đình truyền thống có nguy cơ mai một…”.

Khát vọng về một xã hội dân chủ

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi dịu dàng, mảnh mai nhưng tràn đầy nội lực, phát biểu trong ngày nhận bàn giao quyền lực từ tướng Thein Sein để xây dựng một chính quyền Miến Điện dân chủ sau bao thập kỷ đấu tranh khiến cả thế giới kính phục. Bà hoạt động theo tình thần vô úy và dân chủ của Phật giáo, dùng nhiề u khá i niệ m củ a Phậ t giáo, của trí tuệ dân gian Miế n Điệ n để trình bày quan điểm nhân bản và xây dựng dân quyền của mình. Những lý tưởng mà bà đã dành trọn cuộc đời để đấu tranh, hy sinh hạnh phúc riêng tư để rồi trong hoàng hôn cuộc đời, bà lại thấy bình minh nền dân chủ Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi nói rằng dân tộc Miến Điện có quá đủ kinh nghiệm trong lịch sử về quyền lực độc tài để ý thức rõ ràng về sự cần thiết phải nhắc nhở những bổn phận ấy.

Đó là: bố thí, đạo đức, hy sinh, liêm khiết, nhân từ, nghiêm khắc với mình, không giận dữ, không bạo lực, nhẫn nại, và không làm trái (với ý muốn của dân). Vì nền dân chủ ấy sẽ xóa tham nhũng và bất bình đẳng như bà nói: “Chúng ta không muốn đầu tư để những người đã có đặc ân lại có thêm đặc quyền…Chúng ta muốn có đầu tư để có thêm việc làm. Càng có nhiều công ăn việc làm càng tốt, chỉ đơn giản là như vậy…”.

Đây chính là cái mà phương Tây gọi là xã hội dân sự. Những hoạt động có sự tham gia của người dân nhằm tăng thêm tính chủ động, tăng thêm sự giám sát của nhân dân. Phải giáo dục tinh thần và nhận thức dân chủ cho người dân. Khi họ hiểu biết hơn về quyền của mình, họ sẽ có trách nhiệm hơn với đời sống của cộng đồng, bớt vô cảm với những diễn biến xã hội. Việc điều hành kinh tế vĩ mô đều liên quan đến dân chủ và nhân quyền; bởi vì tất cả những quyết sách ảnh hưởng đến đời sống người dân đều phải biểu quyết vì phải sử dụng ngân sách, hay chính là tiền thuế của dân. Còn về đầu tư công, nhiều quan chức sử dụng tiền thuế của dân mà không hề suy xét đến hiệu quả gây nên lãng phí, thất thoát hoặc do trình độ, hoặc do tư túi… nhưng vì thiếu cơ chế kiểm soát hay nói đúng hơn thiếu một xã hội dân sự để quản lý, giám sát… Tình trạng tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là một “khối u” cần cắt bỏ khỏi cơ thể lành mạnh của nền dân chủ, nếu không sẽ vô phương cứu chữa!

Chúng ta xây dựng luật pháp làm gì vì nếu dân quyền chưa được thể hiện đầy đủ thì làm sao tránh khỏi những vụ án oan sai. Nói tất cả những điều này có nghĩa là hệ thống chính trị và luật pháp là mục tiêu, nhưng nền tảng của nó phải là dân chủ, nhân quyền. Nếu dân chủ, nhân quyền chưa được thể hiện rõ ràng thì những mục đích tốt đẹp kia chỉ là “khẩu hiệu”. Có lẽ dân chủ, nhân quyền là điều kiện cần, còn hệ thống chính trị và luật pháp là điều kiện đủ cho một đất nước văn minh, và phát triển.

Quần chúng mong muốn một chính phủ cai trị vì họ, chứ không “chống” lại họ. Nói như Alexander Ivanovich Herzen (1812-1870), một nhà văn chính trị hay thậm chí được xem như một nhà cách mạng tiền bối của Lenin, “Mỗi giây phút lịch sử đều đầy đặn khép kín theo cách thức của nó, giống như bốn mùa với cả những ngày giông bão và những ngày nắng đẹp. Chúng ta cứ tưởng mục đích của trẻ con là tuổi thanh niên, trong khi mục đích của chúng là chơi đùa, tận hưởng, là sống đời trẻ con. Nếu như cứ nhìn vào giới hạn cuối thì phải chăng mục đích của đời sống là cái chết?”.

Trong thời của mình, Herzen cũng đã phê phán những triết gia xã hội chủ nghĩa như Mazzini hay kêu gọi người ta phải hy sinh cao nhất vì dân tộc, vì nền văn minh nhân bản, vì Chủ nghĩa xã hội, vì công bằng nhân đạo - nếu chưa thấy ở hiện tại thì cũng cho tương lai. Theo ông thì mục đích của đấu tranh cho tự do không phải cho tự do của ngày mai mà là tự do của hôm nay, tự do cho những cá nhân đang sống vì mục đích riêng của họ. Nghiền nát tự do của họ, mưu cầu của họ, phá hủy hạnh phúc của họ vì hạnh phúc lớn lao mơ hồ trong tương lai, chỉ đơn thuần là xây dựng một tòa nhà siêu hình trên cát (Từ bờ bên kia, Alexander Herzen, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb Tri Thức, 2012).

Chúng ta sẽ có tội với nhân dân khi nói với họ về những hình ảnh đẹp đẽ hay viễn cảnh của tương lai mà trước mắt họ lại đang ở một nơi mà mức độ đáng sống đứng thứ 124/125 quốc gia.

Bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” của Liên Hiệp Quốc dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Người ta xem xét bảy phương diện là: đóng góp về khoa học công nghệ; đóng góp về văn hóa; đóng góp vào hòa bình, an ninh và trật tự thế giới; đóng góp vào việc bảo vệ môi trường hành tinh; đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới; đóng góp về y tế sức khỏe; và đóng góp để cải thiện hành tinh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Chúng ta nghĩ sao khi theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ đứng trên Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông? Được biết, danh hiệu “Quốc gia đáng sống nhất” thuộc về Ireland.

Sự xếp hạng đó có thể không chính xác, nhưng chúng ta cũng khó nghĩ rằng nếu xếp hạng đúng, đất nước chúng ta có thể được xếp ở mức 80 hay 70 trên bảng.

Bảng xếp hạng này có tác động lớn đối với những người muốn tìm đến một nơi đến dù chỉ là du lịch, trước khi là một nơi ở lại, với môi trường trong lành, thiên nhiên tươi đẹp, an toàn và thân thiện .

Khát vọng về văn hóa dân tộc, dân chủ, và hướng thiện còn đó, vì rằng cái đúng, cái tốt, và cái đẹp vẫn đang bị xâm hại hàng ngày hôm nay. Làm sao tưới tẩm tình yêu vào sự khô cằn của tâm hồn vốn đang bị tha hóa trong lối sống thực dụng đến lạnh lùng? Mùa xuân khởi đi từ những ước mơ tuổi trẻ như Thiền sư Nhất Hạnh từng ấp ủ: “Giấc mơ của chúng ta không phải chỉ là một giấc mơ của sự giàu thịnh và vinh quang cho riêng một mình ta. Hạnh phúc chân thật không nằm trên tiền bạc, danh vọng và quyền thế. Hạnh phúc chân thật nằm trên nền tảng của tự do. Tự do ở đây không phải là tự do chiếm đoạt, tự do hủy hoại, hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại thân tâm mình và thân tâm người. Tự do ở đây là thảnh thơi, là có thì giờ để vui chơi và thương yêu. Tự do là không bị ràng buộc bởi hận thù, tuyệt vọng, ganh tị, mê cuồng, không bị kéo theo công việc để tối ngày quanh năm bận rộn, không có cơ hội vui chơi, thương yêu và chăm sóc cho nhau. Phẩm chất đời sống nằm nơi này” (Tuổi trẻ - Tình yêu - Lý tưởng, Thích Nhất Hạnh).

Mùa xuân, chúng ta hãy thả hồn trên đôi cánh của trí tưởng tượng bay vào vùng trời thênh thang ấy. Nói như Steve Jobs “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Để rồi mong sao chúng ta và quanh ta là những tâm hồn tràn đầy khí phách và nhiệt huyết, những con người sẽ hoàn thiện nhân cách để là chính mình. Nói cách khác theo ngôn ngữ thời đại, là những kẻ thiện tâm cùng xây dựng một xã hội dân chủ với một nền văn hóa trung thực, dân tộc và nhân bản, mục tiêu của mọi nền văn hóa, hay của mọi quốc gia đáng sống, và của mọi chính thể công bình.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Người chết đi về đâu


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.209.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...