Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Thập Nhị Nhân Duyên »»

Tu học Phật pháp
»» Thập Nhị Nhân Duyên

Donate

(Lượt xem: 3.841)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thập Nhị Nhân Duyên

Font chữ:

Trong pháp Thập Nhị Nhân Duyên của Bích Chi Phật, Đức Phật dạy: “Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.” Pháp này cho chúng ta thấy nhân quả ba đời: Vô minh và hành là đời quá khứ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ và hữu là đời hiện tại. Sanh và lão tử là đời tương lai.

Đối với hết thảy sự lý quá khứ, hết thảy nghiệp quả hiện tại, vị lai đều không biết thì gọi là vô minh. Do vô minh nên gây ra tạo tác thì gọi là hành, hành bao gồm cả khởi tâm động niệm. Thức là nói đến đầu thai, Phật pháp gọi là thần thức, thế gian gọi là linh hồn. Người thế gian chưa hiểu rõ chân tướng sự thật, nên gọi thần thức là linh hồn; nhưng thật ra đã gọi là hồn thì chắc chắn chẳng linh. Phật, Bồ-tát thấu rõ chân tướng sự thật, nên gọi thần thức là mê hồn. Thật vậy, nếu thần thức thật sự linh, thì khi đầu thai sao không biết chọn lựa sanh vào gia đình đại phú đại quý để hưởng phước mà lại sanh vào gia đình nghèo khổ, thậm chí còn đầu thai vào trong tam ác đạo để suốt đời sống khốn khổ? Ý nghĩa thật sự của chữ thần thức chính là mê hồn, chớ chẳng phải là linh hồn. Mê hồn là thần thức lúc mê hoặc, điên đảo, hồ đồ đi đầu thai vào chỗ khốn khổ. Khổng Lão Phu Tử gọi cái mê hồn ấy là du hồn, Ngài nói: “Du hồn vi biến, tinh khí vi vật.” Mê hồn lang thang biến hóa, hợp với tinh khí biến thành vật chất. Theo các nhà khoa học hiện thời, vật chất đó là ánh sáng, là dao động. Khổng Lão Phu Tử coi vật chất là du hồn hợp với tinh khí thành vật chất, nhưng vật chất đó chỉ là giả hợp, chẳng thường hằng tồn tại. Đây chính là điều mà Phật đã nói trong gần ba ngàn năm trước đây trong kinh Kim Cang: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng,” và trong Bát-nhã Tâm Kinh: “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.”

Thật thà mà nói, thần thức muốn đi đầu thai không phải là chuyện dễ dàng, chẳng phải muốn đi đầu thay nơi nào, lúc nào cũng được. Thần thức phải có đủ điều kiện mới có thể đi đầu thai. Trong Phật pháp, điều kiện ấy được gọi là duyên. Bản thân thần thức trong kiếp trước đã tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp thì gọi là nghiệp nhân. Có nhân mà chẳng có duyên sẽ không thể kết quả, từ nhân đến quả phải có duyên trong ấy thì mới kết quả. Thần thức sẵn có là nhân, cha mẹ là duyên, thần thức mượn cha mẹ làm duyên để đầu thai, đó chính là quả. Nếu trong đời trước, người ấy và cha mẹ chẳng có duyên, thần thức của người ấy chẳng thể nào thấy được cha mẹ, nên cũng chẳng thể đầu thai. Tỷ dụ, tuy thần thức ở khắp mọi nơi trong không gian, nhưng loài người chúng ta chẳng thấy thần thức. Cũng giống như vậy, trời, thần và quỷ có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng chúng ta cũng chẳng thể thấy họ. Vì sao? Vì chúng ta và họ không có duyên, nên chẳng thể thấy nhau. Một khi có duyên bèn được thấy nhau. Người thường thấy ma quỷ thì kết quả sẽ bị đọạ vào ngạ quỷ, bởi vì ma quỷ là duyên dẫn dắt người ấy sanh vào ngạ quỷ. Một người bình thường hoặc thần thức không có duyên với ma quỷ, thì chẳng bị đọa vào ngạ quỷ. Cho nên, muôn vạn lần chớ nên mong cầu thấy ma quỷ làm chi! Hiện nay, chúng ta thấy có một số người thích cầu cơ, đồng bóng để mong cầu thấy ma quỷ. Thấy được ma quỷ rồi thì sao? Thì cùng với chúng đi vào quỷ đạo, trong trăm ngàn vạn kiếp không ngóc đầu ra được.

Nếu thần thức không có duyên với cha mẹ, sẽ không thấy được cha mẹ, nên cũng chẳng thể đầu thai. Những duyên được thấy cha mẹ để đầu thai là gì? Đức Phật dạy, duyên ấy có bốn loại: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu kiếp trước ta kết thiện duyên với kẻ ấy, thì nay kẻ ấy đến để báo ân, sanh ra làm con cháu hiếu hiền. Nếu kiếp trước ta và kẻ ấy kết ác duyên với nhau, đã từng là oan gia đối đầu trong quá khứ, thì nay kẻ ấy đến để báo cừu, trả đũa, sanh ra làm bại gia tử, khiến cho ta làm gì cũng thất bại ê chề, cửa nát nhà tan. Nếu kiếp trước ta mắc nợ kẻ ấy chẳng trả, thì nay kẻ ấy đến đòi nợ; nếu nợ ít thì chẳng bao lâu trả xong, kẻ ấy bèn rời bỏ ta đi hoặc chết đi; nếu nợ quá nhiều thì phải trả sạch rồi nó mới chịu bỏ ta mà ra đi; đôi lúc phải trả nợ trong nhiều đời nhiều kiếp mới trả xong. Nếu kiếp trước kẻ ấy mắc nợ ta, nay sinh ra làm con của ta, thì tùy thuộc nó nợ ta bao nhiêu sẽ cung phụng bấy nhiêu; nợ ít thì nó cung phụng vật chất khó khăn, ít ỏi hơn một chút; nợ nhiều thì nó cung phụng rất dư giả và rộng rải. Do vậy, chúng ta phải nhìn thấu những mối quan hệ giữa người và người đều là: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, chứ nào phải là chuyện gì vui sướng mà sanh lòng luyến ái. Không những quan hệ cha mẹ và con cái là do bốn thứ duyên ấy tạo thành, mà quan hệ vợ chồng cũng giống hệt như vậy. Quan hệ giữa anh, chị, em và bằng hữu cũng giống như vậy, nhưng nhạt hơn một chút. Tất cả những mối quan hệ giữa người và người trong thế gian đều là do bốn thứ duyên tạo thành. Nếu chẳng có duyên, dù có đối diện thấy nhau vẫn chỉ là người xa lạ. Nếu có một trong bốn duyên ấy, dù người ấy sống trong một hành tinh khác, thần thức cũng sẽ chiêu cảm và sanh về đó để gặp gỡ nhau. Thậm chí, họ còn dám theo cùng với ta vào địa ngục để thanh toán mối oán cừu trước kia. Vì thế, phẩm Trùng Trùng Hối Miễn trong kinh Vô Lượng Thọ có ghi: “Hoặc lúc mạng chung, vào ba đường ác, khổ đau sầu thống, tự cùng thiêu cháy. Oan gia gặp gỡ, giết hại lẫn nhau, khởi từ việc nhỏ, kết thành khổ lớn.”

Trước hết thần thức đến gặp cha mẹ để đầu thai. Sau khi đầu thai, phôi thai vẫn chưa tăng trưởng thành hình người, nên Phật không gọi nó là người mà gọi là danh sắc. Sắc là vật chất, danh là tinh thần. Dù phôi thai chưa có hình dáng của một con người, nhưng phôi thai là một vật chất có thần thức trong ấy, nên phôi thai là một mạng sống chớ chẳng phải là một vật vô thức. Vì thế, phá thai là giết chết đi một chúng sanh đang sống, chớ chẳng phải là vứt bỏ đi một vật vô thức như nhiều người lầm tưởng. Ở trong thai mẹ, phôi thai dần dần tăng trưởng, trở thành hình dáng con người có trọn đủ sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, Phật gọi nó là lục nhập, chúng ta gọi nó là thai nhi. Lúc thai nhi vừa ra khỏi thai thì gọi là xúc, bèn có cảm nhận hoàn cảnh bên ngoài thì gọi là thọ. Đứa bé sơ sanh vừa mới lọt lòng mẹ tuy tiếp nhận sự cảm thụ bên ngoài, nhưng vẫn chưa có tâm phân biệt. Đến khi đứa trẻ lớn dần lên, nó bắt đầu có phân biệt, có chấp trước, người đời gọi đó là có hiểu biết chuyện, nhưng Phật pháp gọi đó là có phân biệt chấp trước, tức là có ái. Một khi nó có ái rồi, bèn có phân biệt, có cái muốn, có cái chẳng muốn, có cái thích, có cái chẳng thích v.v… Tâm chọn lựa, phân biệt, chấp trước của đứa trẻ ngày càng tăng trưởng, đến lúc lớn hơn chút nữa sẽ có tâm được mất và từ đó có thói chiếm hữu. Nếu thích thì muốn chiếm hữu, nếu chẳng thích bèn bài xích, bác bỏ; đó đều gọi chung là thủ. Lấy cũng là thủ mà bỏ cũng là thủ. Ái, thủ và hữu chính là tạo nghiệp hay tạo tác. Vậy, nếu có ai hỏi tạo nghiệp là gì? Chúng ta có thể dựa vào pháp Thập Nhị Nhân Duyên mà trả lời: Ái, thủ, hữu là tạo nghiệp.

Hoa Nghiêm Tông Ngũ tổ, Khuê Phong Đại sư bảo: ”Chủng chủng thủ xả giai thị luân hồi;” dịch nghĩa là “Các thứ lấy-bỏ đều là luân hồi.” Đây là điều vô cùng trọng yếu mà chúng ta phải hiểu rõ, hễ còn có tâm lấy bỏ là còn có sanh tử luân hồi. Một khi đã biết rõ chân tướng sự thật này rồi, chúng ta còn dám ái, dám thủ và dám hữu cái gì nữa không? Nếu còn dám ái, thủ và hữu tức là vẫn chưa thanh tịnh, vẫn chưa giác ngộ. Phật pháp dạy điều trọng yếu là “buông xả vạn duyên,” tức là phải đoạn trừ ái, thủ và hữu mới có thể thoát ra khỏi luân hồi sanh tử. Thế mà đối với người tu Tịnh độ, Phật và chư Cổ Đại Đức lại đặc biệt dạy chúng ta phải ái Tây Phương Cực Lạc Thế Giới và phải thủ chín phẩm vãng sanh, mới được giải thoát. Nhưng chúng ta phải ái như thế, phải thủ như thế mới được giải thoát? Trừ điều việc ái Tây Phương Cực Lạc và thủ chín phẩm vãng sanh ra, hết thảy những thứ gì khác cũng đều chẳng nên ái, thủ và hữu! Người niệm Phật như vậy quyết định sẽ được vãng sanh Cực Lạc, gặp được Phật A Di Đà thọ ký Bồ-đề. Đối với các pháp thế gian và xuất thế gian, hễ còn có mảy may tham ái và chấp thủ, thì việc vãng sanh nhất định bị chướng ngại. Do vậy, chúng ta phải thật sự buông xả sạch sành sanh những thứ ái, thủ và hữu, chỉ ái Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, chỉ thủ lấy chín phẩm vãng sanh, mới đúng với Tông chỉ của Tịnh độ: “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, cầu sanh Cực Lạc.”

Ở đây chúng ta nhận thấy, mặc dù các khổ của các pháp giới trong mười phương có nặng nhẹ khác nhau, nhưng đều là cảnh giới ba khổ (hành khổ, khổ khổ và hoại khổ) được nói trong kinh Phật. Mười Hai Nhân Duyên đem phối hợp với ba thứ khổ này tạo thành cảnh giới của hết thảy chúng sanh trong lục đạo. Từ vô minh cho đến lục nhập là hành khổ. Xúc và thọ là khổ khổ. Thủ, hữu, sanh và lão tử là hoại khổ. Như vậy, cả một đời người từ lúc mới phôi thai cho đến lúc chết đều là thọ khổ, chẳng có một thứ gì là thật vui sướng. Hết thảy những hưởng thụ trong sự giàu sang và tình ái ở thế gian này đều chỉ là lạc khổ, chẳng phải là sự an vui thật sự. Nếu chúng ta không muốn có các nổi khổ này, thì phải tuân theo lời Phật dạy: “Ngay chỗ thọ dụng đều không nhiếp thủ;” tức là chúng ta có thể hưởng thụ phước báo thế gian, nhưng chẳng nên chấp trước đối với chúng, mới chẳng bị đọa trong lạc khổ. Từ lúc mới đầu thai còn ở trong bụng mẹ là phải cảm nhận hành khổ. Sau khi xuất thai, suốt cả một đời đều luôn cảm nhận khổ thọ và lạc thọ, đó đều là khổ khổ. Ngoài ra còn có ái, thủ và hữu đều là hoại khổ. Hết thảy cảnh giới của phàm phu chúng sanh đều chỉ có khổ, chẳng có lạc thật sự, nên Đức Phật khuyên chúng ta phải nên lánh xa. Như vậy, nhìn từ Mười Hai Nhân Duyên, chúng ta thấy đời người há có gì là thật vui không? Ở đây, Đức Phật không phải chỉ nói riêng về thế giới Sa-bà, mà Ngài nói hết thảy mười phương thế giới của chư Phật phương khác đều chẳng thoát ly Mười Hai Nhân Duyên. Thế giới Sa-bà này của Thích Ca Mâu Ni Phật và thế giới của chư Phật phương khác đều là khổ khổ, hoại khổ, và hành khổ, chỉ có Di Đà Tịnh độ mới thật sự là Cực Lạc.

Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Cảnh giới Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chẳng có các nổi khổ, chỉ có vui vẻ tự nhiên.” Nay, chúng ta tu pháp môn Tịnh độ cầu sanh Cực Lạc, nếu niệm Phật đến mức công phu thành phiến, Sự Nhất tâm Bất loạn cho đến Lý Nhất tâm Bất loạn thì chẳng có vô minh cho đến chẳng có lão tử. Lúc ấy chẳng còn có khổ nữa, tất cả ưu não đều được giải thoát, chỉ còn lại tâm từ tu thiện, hoan hỷ khoái lạc. Vì sao? Vì niệm Phật được nhất tâm thì Chân tâm bèn hiển lộ. Chân tâm vốn thanh tịnh từ bi, chẳng có vọng niệm, thì há có khổ! Hơn nữa, nếu niệm Phật được nhất tâm thì vô minh diệt, hành diệt, cho đến lão tử diệt, đó là cảnh giới tương đồng với Bích-chi Phật đã đoạn phiền não. Trong pháp môn Niệm Phật vãng sanh, ba thứ hành khổ, khổ khổ và hoại khổ đều bị đoạn trong một câu niệm Phật; cho nên mới nói Pháp môn Niệm Phật Di Đà là cao minh nhất, là rốt ráo, là viên mãn nhất, còn thù thắng hơn phương pháp tu Thập Nhị Nhân Duyên của Bích-chi Phật và Tứ Diệu Đế của A-la-hán rất xa! Thế nhưng, chúng ta có biết niệm hay không lại là vấn đề nan giải.

Chư cổ đức nói: “Phàm tình chúng sanh chẳng biết niệm.” “Chẳng biết niệm” có nghĩa là trong câu niệm Phật vẫn còn dấy lên ý niệm tham, sân, si, mạn, nghi nên chẳng thể diệt vô minh, chẳng thể diệt hành, cũng chẳng thể diệt ái, thủ và hữu. Tiếng Phật hiệu phải phát huy năng lực tiêu diệt ái, thủ và hữu, mới có thể diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Cách niệm Phật là như vậy đó, chớ chẳng phải miệng niệm suông mà có thể đạt được lợi ích chân thật! Chúng ta nhất định phải niệm Phật sao cho đoạn sạch hết thảy các tâm sở phiền não, đắc tâm thanh tịnh, mới được thấy Phật A Di Đà đến tiếp dẫn vãng sanh, vĩnh viễn giải thoát, không còn đọa vào các đường ác nữa. Nói cách khác, bất luận trong cảnh giới nào, thuận cảnh cũng thế, nghịch cảnh cũng thế, chúng ta đều phải giữ vững cái tâm bình thường của chính mình. Bình là bình đẳng, thường là vĩnh viễn bất biến, chẳng thay đổi. Nếu chúng ta giữ được cái tâm bình đẳng, chẳng thay đổi ấy, thì một câu niệm Phật mới có thể diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Thật sự mà nói, tâm bình thường chính là Chân tâm. Một khi Chân tâm lưu lộ thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu trừ, chớ chẳng phải chỉ diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử mà thôi! Như vậy, kinh này nói: “Tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết, chí nguyện vô thượng” chính là bảo chúng ta phải gìn giữ Chân tâm thường hằng, chẳng thay đổi, thì đó mới là bảy báu của chính mình, chớ chẳng phải cái gì khác có thể tìm kiếm được từ bên ngoài.

Chúng ta dùng phương pháp gì để gìn giữ Phật tâm? Kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà đều dạy: “Nhất tâm xưng niệm.” Nhất tâm xưng niệm là bất luận khi nào tâm mình khởi lên ý niệm, thì ngay lập tức đổi nó thành A Di Đà Phật để khôi phục lại tâm bình thường. Đừng để cho vọng niệm, chấp trước, phân biệt tiếp nối không ngừng dứt, niệm này sanh ra niệm kia, niệm kia sanh ra niệm nọ, khiến cho tâm mình đã mê lại càng thêm mê sâu hơn, mà đánh mất đi tâm bình thường ấy. Hết thảy tội nghiệp do tâm chấp trước, phân biệt và vọng tưởng dấy lên đều có thể trừ sạch bằng một câu Phật hiệu, cứ thế mà một dạ niệm Phật, nhất định sẽ thành tựu. Hễ còn chấp trước thì phải còn học Phật, nghe pháp để biết rõ làm thế nào bào mòn hết sạch tâm chấp trước. Phật pháp từ đầu tới cuối chỉ dạy phương pháp phá trừ tâm chấp trước mà thôi, chớ chẳng bao giờ bảo chúng ta từ sáng tới tối dấy lên những vọng niệm, ham muốn, tham cầu. Phá ngã chấp sẽ chứng quả A-la-hán, phá pháp chấp sẽ chứng địa vị Bồ-tát. A-la-hán chẳng có ngã chấp nên là A-la-hán, Bồ-tát chẳng có pháp chấp nên là Bồ-tát. Còn chúng ta gặp cái gì liền chấp trước cái đó, pháp chấp và ngã chấp đều có trọn đủ, chẳng thiếu thứ nào hết, nên gọi là phàm tình chúng sanh. Khi chúng ta niệm Phật đạt được công phu đắc lực, trong mỗi niệm đều có thể phá được hai thứ ngã chấp và pháp chấp, thì cảnh giới của chúng ta sẽ vượt hẵn chư vị A-la-hán và Bích-chi Phật. Niệm câu Phật hiệu như thế mới là hữu dụng, hiện tiền có thể diệt tội, sanh phước, trí tuệ và phước đức sẽ tự nhiên hiện tiền, không cần cầu mà vẫn có. Vì quả báo này tương ứng với Tây Phương A Di Đà Phật, nên trong tương lai, sau khi xả bỏ báo thân này, chắc chắn vãng sanh Cực Lạc, thành một vị Bất Thoái Bồ-tát, một đời thành Phật đồng một danh hiệu Diệu Âm Như Lai, thì quả báo của chư vị A-la-hán và Bích-chi Phật làm sao có thể sánh bằng!



Bát-nhã Tâm Kinh ghi: “Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.” Nói theo Tịnh độ pháp môn, khi chúng ta niệm Phật đạt công phu thành phiến, Sự Nhất tâm Bất loạn cho đến Lý Nhất tâm Bất loạn, tâm không còn tác ý nữa, thì Mười Hai Nhân Duyên từ vô minh cho đến lão tử sẽ không còn hiện hữu nữa. Đấy là cảnh giới chân thật giải thoát của chư đại Bồ-tát như kinh này nói: “Chỉ có vui vẻ tự nhiên.” Như vậy, niệm Phật chính là giải trừ Mười Hai Nhân Duyên, bởi vì Mười Hai Nhân Duyên giống như mười hai sợi dây thừng trói chặt chúng ta trong sanh tử luân hồi, chẳng thể cựa quậy được! Nay chúng ta dùng câu Phật hiệu A Di Đà để cởi trói, thoát ra khỏi sanh tử luân hồi, thoát ra khỏi phiền não tập khí, tất cả đều thoát ra hết cả, thì mới đúng là thọ lạc chân chánh, chỉ có vui vẻ tự nhiên.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Chớ quên mình là nước


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.102.117 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (269 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...