Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 17. Biện minh chỗ chí đạo trong Tam giáo »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 17. Biện minh chỗ chí đạo trong Tam giáo

Donate

(Lượt xem: 5.831)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 17. Biện minh chỗ chí đạo trong Tam giáo

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Tôi có nghe rằng: Chư Phật vì một việc nhân duyên lớn nên vào núi tu hành, chứng thành đạo quả cứu độ chúng sanh. Những người hậu học ắt phải noi theo chỗ làm của bậc đã giác ngộ mới có thể thấu rõ việc đại sự ấy, nên cũng phải ẩn mình trong rừng núi mà suy xét việc này. Có người tìm đến hỏi rằng: “Thầy ở đây làm gì?”

Nhất Nguyên đáp: “Học đạo Phật.”

Lại hỏi: “Có thể nói cho tôi nghe cái lý của đạo Phật được chăng?”

Đáp: “Ông cứ tùy ý hỏi, tôi sẽ đáp.”

Khách nói: “Giáo pháp của hai đạo Thích, Lão vốn đều là những sự dị đoan, thầy theo học làm gì?”

Nhất Nguyên hỏi: “Vì sao ông lại nói như vậy?”

Khách đáp: “Cái hư vô của đạo Lão, sự tịch diệt của đạo Phật, chẳng phải đều là dị đoan đó sao?”

Nhất Nguyên cười hỏi lại rằng: “Ông đã từng đọc những sách nói về hư vô, tịch diệt hay chưa?”

Đáp: “Đó là giáo pháp dị đoan, chẳng cần xem đến.”

Nhất Nguyên nói: “Kinh sách của họ ông còn chưa đọc, sao biết được là đạo dị đoan? Như vậy chẳng phải giáo pháp các đạo ấy là dị đoan, mà chính là tự ông chấp lấy sự dị đoan. Nếu ông hiểu được Khổng tử, ắt sẽ hiểu được Phật, Lão. Vì không hiểu Khổng tử nên mới chống báng với Phật, Lão đó thôi. Trương Vô Tận nói rằng: ‘Ta nhờ học Phật rồi sau mới rõ được đạo Nho.’ Lời ấy thật đúng lý thay!”

Khách chắp tay vái, hỏi tiếp rằng: “Thầy có thể nói cho tôi nghe lý rốt ráo của cả Tam giáo được chăng?”

Đáp: “Nghe thì có thể được, chỉ sợ ông không thể làm theo. Nếu như thường làm theo thì có thể trở thành như Khổng tử, như Lão tử, cũng có thể thành Phật. Còn như nghe mà chẳng tin, hoặc tin mà chẳng làm, thì có khác chi cái bánh vẽ, không thể no lòng.”

Khách thưa rằng: “Xin thầy giảng giải, tôi nguyện sẽ làm theo.”

Nhất Nguyên nói: “Chỗ rốt ráo trong cả Tam giáo chỉ một sự nhất tâm mà thôi. Tâm là nguồn cội của con người. Đạo Phật nói: ‘Tâm là vua các pháp.’ Đạo Lão nói: ‘Tâm là vua của chúng.” Đạo Nho nói: ‘Tâm là chủ của người.’

“Tất cả pháp đều không ra ngoài tâm. Nếu vua chẳng động ắt muôn dân đều yên ổn, tâm không rối loạn thì những điều tà vạy không sanh khởi. Đó thật là: Tâm có chủ định ắt không thể rối loạn.

“Đạo Phật dạy: ‘Pháp môn tâm địa không phải ở nơi sự biện luận.’ Đạo Lão nói: “Tâm địa ra công, việc đời dứt sạch.” Đạo Nho nói: ‘Nói không bằng làm, làm không bằng đạt tới.’ Thảy đều nói sự thiết yếu là chỗ rốt cùng chân thật, đạt tới nguồn cội này, thấu rõ thật nghĩa, quay về cội gốc, tùy cơ duyên mà có sự cảm ứng.

“Cho nên, đức Khổng tử lấy sự vắng lặng chẳng động làm thể, chỗ dụng là cảm ứng mà thông suốt; đức Phật lấy tâm an định làm thể, chỗ dụng là trí huệ. Lão tử lấy hư vô làm thể, chỗ dụng là hiện hữu nhiệm mầu. Đều là cùng một ý như thế.

“Than ôi! Không chỉ là học giả đời nay không thấy được đạo Phu tử, không hiểu được lòng Phu tử, cho đến trong số môn đệ đương thời có Nhan tử được xem là đầy đủ đức hạnh của bậc thánh, nhưng dùng hết sức bình sanh cũng chỉ nói được rằng: ‘Mới nhìn thấy trước mặt, bỗng hiện lại sau lưng...” như đứng sừng sững đó nhưng rốt cùng chẳng thể nắm bắt, sờ mó được.

“Tuy vậy, đức Khổng tử đã mở bày chỉ bảo rất rõ ràng. Ngài dạy các môn đệ rằng: ‘Các ông cho rằng ta có chỗ che giấu ư? Ta không che giấu điều chi cả.’ Theo đó mà xét ra, thánh nhân chưa hề có sự che giấu, tránh né các đệ tử, chỉ do hàng đệ tử tự có chỗ sai lệch, hiểu lầm đó thôi.

“Lại như trong kinh Pháp hoa, Phật dạy: “Kinh này mở cánh cửa phương tiện, chỉ rõ tướng chân thật.” Kinh Pháp hoa này hàm chứa sự sâu xa, kiên cố và ẩn mật, huyền nhiệm, không ai có thể thấu triệt nổi. Vì sao vậy? Pháp này không thể dùng sự suy lường phân biệt mà hiểu được. Hết thảy Thanh văn, Duyên giác đều không hiểu nổi, cho đến tất cả các vị đại Bồ Tát cũng không hiểu nổi. Chỉ riêng Phật với Phật mới có thể cứu xét đến cùng pháp ấy.

“Than ôi! Các vị hiền thánh trong ba thừa còn không thể suy lường trí Phật, huống chi phàm phu lại có thể xét lường được sao? Lấy cái tình thức của người phàm mà suy lường trí Phật, khác nào dùng chút lửa đom đóm mà đốt núi Tu-di! Thật không chút ảnh hưởng gì, chỉ uổng công khó nhọc. Nào biết rằng Pháp thân chân thật của Phật dường như hư không, ứng theo vật mà hiện ra hình như trăng dưới nước, khi rộng thì bao trùm cả pháp giới, khi hẹp thì nhỏ như hạt cải cũng khó lọt vào, khi dùng đến thì cả pháp giới đều hiện rõ, khi buông bỏ thì một hạt bụi cũng chẳng thành, cho đến nỗi hư không nát nghiền, cõi đất san bằng, chìm mất, chúng ma ngoại đạo kinh hồn, khắp hàng trời người khiếp sợ. Chỗ rốt ráo của đạo là như thế, có thể dùng văn tự, ngôn ngữ mà suy lường được sao?

“Kinh Hoa nghiêm có ý chính rằng: ‘Chỗ rộng lớn của pháp giới, hư không chẳng sánh bằng. Chỗ mầu nhiệm chân thật duy nhất, dù ngàn vị thánh ra công cũng không theo kịp. Chính là chỗ dùng, cũng lìa khỏi chỗ dùng, phấn chấn như cọp ra oai; chỗ sáng đến, chỗ tối đến, mạnh mẽ như uy thế con trâu sắt; ném cả thế giới Đại thiên ra ngoài tám hướng cũng không ngay không lệch; ép núi Tu-di vào trong một hạt cải cũng không chèn ép, chật hẹp.

“Bảo đó là không, sao riêng có sự chân thật hiển bày; còn bảo là có, thì dù một dấu tích nhỏ nhiệm cũng không tồn tại. Hàng Thanh văn, Duyên giác không thể thấy được bờ bến; cho đến hàng Bồ Tát từ Sơ địa trở lên cũng chưa hiểu rõ hết chỗ viên dung. Chỉ có bậc căn cơ cao tột mới đốn ngộ tức thời, còn hạng căn khí nhỏ nhoi ắt phải tu tập trải qua nhiều đời nhiều kiếp.

“Như vậy, kẻ phàm tục ngu si, thấy biết nông cạn, lẽ nào có thể xét lường được sao?

“Kinh Kim Cang dạy rằng:

Nếu dùng sắc thấy Ta,
Dùng âm thanh cầu Ta.
Là người hành tà đạo,
Chẳng thể thấy Như Lai.

“Lại nói: ‘Không một pháp nào có thể thuyết, đó gọi là thuyết pháp... Chẳng chấp giữ nơi tướng, như như chẳng động.’

“Lão giáo nói: ‘Nhìn không thể thấy, nghe chẳng thể nghe, lìa khỏi mọi giới hạn, đó gọi là diệu đạo.’ Lại nói: ‘Đạo khó giảng nói, phải tự chứng ngộ. Pháp có thể truyền, nhưng đạo không thể truyền.’

“Nho giáo nói: ‘Thấy không dùng mắt, nghe chẳng dùng tai, lìa bỏ chỗ dùng của mắt và tai tự nhiên đạt được tánh.’ Lại nói: ‘Đạo vốn không lời. Khởi nên lời nói thì chân lý tiêu mất. Nếu dùng âm thanh, hình sắc để giáo hóa dân thì đó chỉ là việc ở ngọn mà thôi.’

“Xét thật sâu xa chỗ rốt ráo của đạo trong Tam giáo, đều không do nơi sự truyền dạy bằng văn tự. Trang tử nói: ‘Ví như đạo có thể truyền được, sao người ta lại không truyền cho con cháu? Ví như đạo mà dâng hiến được, sao người ta lại không dâng hiến cho những người mình tôn kính?’ Sở dĩ đạo không thể truyền, không thể dâng hiến, chỉ là vì khi bên trong chưa làm chủ được tâm thì bên ngoài thật không có gì để chứng đắc.

“Lại kể chuyện rằng: ‘Phu tử muốn gặp Ôn Bá Tuyết tử đã lâu. Đến khi gặp rồi, lặng thinh không nói lời nào. Khi ra về, Tử Lộ lấy làm lạ hỏi rằng: ‘Thầy muốn gặp Ôn Bá Tuyết tử đã lâu, nay sao lại không nói lời nào?’ Khổng tử đáp: ‘Người ấy chỉ cần được tận mắt nhìn thấy thì còn có đạo, không thể chấp nhận lời nói, ngôn ngữ.’

“Nên biết rằng đạo của Phu tử thật là vượt khỏi ngôn ngữ, không giống như người đời nay chỉ giỏi văn tự mà không tu đạo đức, chỉ đặt nặng danh vị với con người mà không tu lấy sự cao quý theo đạo trời.

“Sách Luận ngữ viết: ‘Trời nói gì đâu? Bốn mùa chuyển vận, trăm vật sanh sôi. Trời có nói gì đâu?’ Lại nói: ‘Văn chương của đức Phu tử có thể được nghe, còn lời Phu tử nói về bản tánh cùng với thiên đạo thì không thể được nghe.” Lại nói: ‘Đức hạnh là cội gốc, văn nghệ là ngọn.”

“Trong sách Thông thư của Chu tử có nói: ‘Không chuyên đạo đức mà giỏi văn từ, đó chỉ là cái nghề mà thôi.’ Thuở xưa, Tề Hoàn Công đọc sách nơi thư phòng, có người thợ làm bánh xe bảo rằng: ‘Ngài đọc sách đó chỉ là cặn bã của cổ nhân, không thể có được cái mùi vị chân thật thuần khiết.’

“Ngài Đạt-ma từ Ấn Độ sang đây, không lập thành văn tự, riêng truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng nơi tâm người, thấy tánh thành Phật, nào có câu nệ nơi văn tự, ngôn ngữ?

“Từ trước các bậc thánh trong Tam giáo vốn là không nói, không thuyết, chỉ vì người đời sau mê mờ chân trí nên bất đắc dĩ mới khai mở ra giáo môn để dạy người hậu thế. Tiếc thay, người đời sau lại chẳng làm theo, như vậy là lỗi của ai?

“Hòa thượng Phật Nhãn Viễn nói: ‘Người học không nên câu nệ ở văn tự, ngôn ngữ. Hết thảy văn tự, ngôn ngữ đều là dựa theo người khác mà hiểu nên làm chướng ngại sự tỏ ngộ của chính mình, khiến cho không thể thoát ra khỏi cái giới hạn biểu đạt của ngôn từ.’

“Ngày trước, lần đầu ông Đạt Quan Húc gặp hòa thượng Thạch Môn Thông, chỉ muốn tranh tài biện luận. Hòa thượng nói: ‘Những điều ông nói đều chỉ là lời ghi chép trên giấy, đều chưa đạt tới chỗ uyên áo rốt cùng, cần phải có sự tham cứu cho đến chỗ chân thật chứng ngộ. Đạt ngộ rồi thì siêu việt sừng sững giữa trời, chẳng dựa theo lời nói, chẳng trói buộc nơi câu chữ, như sư tử chúa gầm rống, các loài thú đều khiếp sợ, quay nhìn lại cái học văn tự khác nào như lấy hàng chục so với hàng trăm, lấy hàng ngàn so với hàng vạn.

“Này các vị! Huống chi, nguồn đạo vốn chẳng xa, biển tánh thật không ngăn cách, chỉ cần quay lại cầu nơi chính mình, đừng chạy theo người khác mà tìm; dù tìm cũng không có được, dù được cũng không phải chân thật. Người có thể làm cho đạo rộng truyền, đạo không thể làm cho người phát triển. Kinh Dịch nói: ‘Trăm họ thường dùng hằng ngày mà không biết, thật đáng thương thay!’

“Than ôi! Ngay trong đời này nếu không liễu ngộ, ắt phải mãi mãi chìm trong luân hồi. ‘Sáng được nghe đạo, chiều chết cũng vui.’

“Khổng tử dạy rằng: ‘Muốn học chỗ rốt ráo của đạo, phải dứt mọi niệm tưởng từ khi còn chưa chớm, trị tâm ý khi chưa sanh khởi... Đừng cho rằng giấu kín thì không thấy, việc nhỏ thì không bày rõ.’ Đó chính là làm cho tâm ý chân thành, không tự dối mình.

“Lão tử nói: ‘Muốn được chỗ rốt ráo của đạo, phải lìa bỏ sự thấy, nghe, nhận biết; quên tâm, quên cảnh, cho đến quên cả cái quên. Quên được điều không thể quên mới thật là quên.’

“Đức Phật Thích-ca dạy rằng: ‘Muốn vào được chỗ rốt ráo của đạo, phải lìa bỏ hết mọi sự tạo tác, dừng nghỉ, nhận lấy, diệt bỏ. Nếu nói có chỗ giác ngộ tức là chưa lìa khỏi huyễn ảo. Ngay cả sự lìa khỏi huyễn ảo cũng lìa bỏ đi. Một mà ba, ba mà một, đó là đạo vậy.’

“Đạo Nho dạy: ‘Không giữ ý riêng, không định thời hạn, không cố chấp điều đã biết, không lo cho riêng mình.’ Đạo Lão dạy: ‘Không hình tướng, không tên gọi, không có người làm, không có việc được làm.’ Nhà Phật nói: ‘Không có tự ngã, không có người khác, không oán ghét, không luyến ái.’ Cho nên, thánh nhân trong Tam giáo đều không vượt qua một lý đạo ấy.

“Khổng tử nói: ‘Ta biết được gì chăng? Ta không biết chi cả.’

Kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Thấy biết mà cho là biết, tức là gốc của vô minh. Thấy biết mà không thấy biết, đó tức là Niết-bàn.’

“Kệ Bát-nhã rằng: ‘Bát-nhã không biết nhưng không việc gì không biết; Bát-nhã không thấy nhưng không việc gì không thấy.

“Ngài Không Sanh lấy sự không nói để nói, Thiên đế lấy sự không nghe để nghe. Đó là đạo nhiệm mầu của Bát-nhã chân thật.

“Liệt tử nói: ‘Cho nên, bậc thánh nhân công cao như trời đất mà chẳng nhân; sáng tỏ như mặt trời, mặt trăng mà thường tối. Chẳng nhân là thi ân mà không mong sự báo đáp; thường tối là chiếu sáng một cách vô tâm. Không làm mà trị yên cũng là nghĩa ấy.’

“Khổng tử dạy người ‘làm tỏ rạng đức tánh sẵn có, làm cho dân ngày càng mới mẻ, đạt đến mức chí thiện”. Nếu xét theo lẽ ấy mà làm thì có thể được như Khổng tử.

“Lão tử dạy người ‘lấy đức chân thành mà vào, lấy sự lặng lẽ mà giữ, lấy sự nhu thuận mà dùng’. Nếu xét theo lẽ ấy mà làm thì có thể được như Lão tử.

“Đạo Phật dạy người ‘thi hành rộng rãi từ, bi, nguyện, lực.’ Đại từ là mang điều vui đến cho tất cả chúng sanh. Đại bi là cứu vớt khổ đau cho tất cả chúng sanh. Đại nguyện là nguyện cho tất cả chúng sanh đều thành Chánh giác. Đại lực là độ cho hết thảy chúng sanh đều ra khỏi Ba cõi.” Nếu xét theo lẽ ấy mà làm thì có thể thành Phật.

“Chỗ rốt ráo của đạo ví như vầng trăng thu lướt giữa trời cao rộng, như đám mây bồng bềnh vừa thoát khỏi khe núi, hoát nhiên tự tại, linh hoạt sanh động, tròn vành vạnh, sáng rỡ rỡ, đã nhiệm mầu lại càng thêm mầu nhiệm.

“Nay tôi đã nói sơ qua chỗ rốt ráo của đạo trong Tam giáo để ông được biết. Nếu nói về lý nhiệm mầu thì dù trọn kiếp cũng không nói hết.

“Ôi! Thánh nhân luống phí tâm từ bi, kẻ hiểu nhau đâu cần phải nói nhiều. Tôi khuyên mọi người hãy cùng nhau phát khởi tâm Bồ-đề, cùng tu theo đạo Phật, cùng sanh về cõi Phật, cùng thành tựu quả Phật.”

Khách cúi đầu bái biệt, thưa rằng: “Tôi xin tin nhận và kính cẩn làm theo.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.77.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...