Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nhân tài nước Nam »» Danh y Tuệ Tĩnh, người mở đầu nền y học dân tộc »»

Nhân tài nước Nam
»» Danh y Tuệ Tĩnh, người mở đầu nền y học dân tộc

Donate

(Lượt xem: 7.278)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Danh y Tuệ Tĩnh, người mở đầu nền y học dân tộc

Font chữ:

Danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, được sinh ra tại làng Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ông còn có biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, và Hồng Nghĩa. Về năm sinh của ông, sách vở ghi lại chỉ nói vào thời vua Trần Dụ Tông (thế kỷ 14, tức vào khoảng năm 1330), vì ông vốn là con nhà nông ở miền thôn dã, nên việc ghi nhớ ngày tháng năm sinh rất khó khăn.

Lúc mới lên 6 tuổi, ông đã phải mang thân phận mồ côi cha mẹ.Thời may, hoà thượng chùa Hải Triều ở Yên Trang (sau này gọi là chùa Nghiêm Quang, tức chùa Giám ở xã Tân Sơn, huyện Cẩm Bình) mang ông về chùa để nuôi dạy. Đến năm lên 10, ông được sư cụ chùa Giao Thuỷ ở Sơn Nam (Nam Định) đưa về cho học với các sư tăng chùa Dũng Nhuệ, chùa Keo (Thái Bình). Tại đây, ông được đặt pháp danh là Tiểu Huệ, biệt danh là Huệ Tĩnh, bắt đầu chuyên chú vào việc học chữ và học cả nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo trong vùng.

Năm 22 tuổi, ông đi thi Hương và chiếm ngôi đầu trên kim bảng (Thái Học Sinh), nhưng ông không ra làm quan mà vẫn ở lại trong chùa để tiếp tục việc chữa bệnh, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh từ đó. Chừng 8 năm sau, ông quay về lại chùa Yên Trang (chùa Giám) để nhận chức trụ trì, bắt tay vào công việc hoằng pháp độ sanh, tu bổ lại chùa và nhiều chùa khác trong vùng. Đặc biệt là ông đã dành rất nhiều thời gian để chuyên tâm nghiên cứu y học, nghiền ngẫm giáo lý, lấy vườn chùa làm nơi ươm trồng những cây thuốc chữa bệnh.

Trong suốt những năm tu học Chánh Pháp và tìm tòi thuốc hay chữa bệnh cứu người, lấy Từ Bi Hỷ Xả của Đạo để đem hoà vào Đời, ông đã dốc tâm dốc sức với tâm nguyện “dẫu xây chín bậc phù đồ; không bằng làm phúc cứu cho một người”, nên trở thành một vị lương y nổi tiếng, đạo hạnh sáng ngời, tiếng thơm tiếng lành vang xa…

Danh y Tuệ Tĩnh là người xây dựng nền móng của Y Học Dân Tộc bằng cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, gầy dựng phong trào trồng cây thuốc trong từng hộ gia đình để tự chữa bệnh trong nhất thời, và cũng tạo ra được những trang viên có cây cảnh đẹp mắt. Chính nhờ những vườn thuốc tự trồng lấy trong vườn, trong sân nhà theo sự hướng dẫn của bậc danh y xuất thân từ cửa Thiền, mà đông đảo dân chúng đã được thoát khỏi bệnh sốt rét hoành hành vào năm 1533, cũng như bệnh dịch tả tại tỉnh Thái Nguyên vào năm 1574. Trong sự nghiệp y học, danh y Tuệ Tĩnh đã soạn được rất nhiều cuốn sách quý, nhưng vì do cuối thế kỷ 14 quân Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã phá huỷ nhiều thư tịch lớn, những bản nguyên tác của các cuốn Dược Tính Chỉ Nam và Thập Tam Phương Gia Giảm đều không còn nguyên vẹn. Người đời sau ghi chép lại các cuốn sách về y dược học của Tuệ Tĩnh theo truyền khẩu dân gian, còn lưu được các cuốn:

- Nam Dược Thần Hiệu: do hoà thượng Bản Lai chùa Hồng Phúc (Hàng Than, Hà Nội) biên tập, bổ sung vào năm 1761.

- Nam Dược Chính Bản: do triều đình Lê Dụ Tông biên tập , sau đổi tên sách thành Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư, in vào năm 1717 gồm hai quyển thượng và hạ.Quyển thượng gồm 590 tên vị thuốc Nam, và đặc tính của 220 vị thuốc Nam. Quyển hạ là cuốn sách viết về các lý luận âm dương ngũ hành sinh hoá vào con người trong tiết khí bốn mùa, sự ảnh hưởng và bệnh tật, cách điều trị lâm sàng.

- Thập Tam Phương Gia Giảm, Bố Âm Đơn, và Dược Tính Phú được viết bằng chữ Hán, là các cuốn sách hướng dẫn gia-giảm khi dùng thuốc chữa bệnh. Về sau, danh y Hải Thượng Lãn Ông đã kế thừa 496 bài phú dùng thuốc của Tuệ Tĩnh để đưa vào các bộ sách y dược như Lĩnh Nam Bản Thảo, Hành Giản Trân Nhu, Vệ Sinh Yếu Huyệt…

Không chỉ là tác giả các cuốn sách chuyên về y dược, danh y Tuệ Tĩnh còn để lại cho đời cuốn sách về Phật học rất giá trị là Thiền Tông Khoá Hư Lục (diễn Nôm).

Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc, được vua nhà Minh cảm tài mà phong hiệu là Đại Y Thiền Sư, giữ ông lại ở Kim Lăng, làm việc ở Viện Thái Y. Ở xứ lạ quê người một thời gian, ông qua đời tại tỉnh Giang Nam (không rõ ngày mất). Tương truyền rằng vào thế kỷ XVII, Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Quốc khi đọc mộ chí của danh y Tuệ Tĩnh thấy có ghi mặt sau bia câu văn: “Về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với!”.

Vùng Cẩm Bình ngày nay còn một số di tích về danh y Tuệ Tĩnh như đền Xưa, đền Bia, và nhất là ở chùa Giám, đều có đặt tượng thờ ông. Rất nhiều chùa chiền tự viện trong nước có khám chữa bệnh từ thiện cho dân nghèo đều lấy tên “Tuệ Tĩnh Đường” đặt cho phòng khám “cứu nhân độ thế”. Vào ngày Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, nhân dân địa phương vẫn mở hội tưởng niệm nhớ ơn bậc danh y có công xây dựng nền Y Học Cổ Truyền Dân Tộc từ buổi ban đầu.

Thật là:

Thiên thu danh bất hư truyền
Cõi trần lưu bóng, cõi Thiền vọng âm
Lặng thầm hoằng pháp độ sanh
Đạo cùng y dược cứu nhân giúp Đời…


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Quy Sơn cảnh sách văn


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.136.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...