Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Có tự thì cũng phải có tại »»

Tu học Phật pháp
»» Có tự thì cũng phải có tại

Donate

(Lượt xem: 6.571)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Có tự thì cũng phải có tại

Font chữ:

Trong hết thảy các kinh, Phật đều khuyên bảo chúng ta phải chịu khó đọc kinh, nghe pháp, quán chiếu tư duy Phật pháp để có cái nhìn thấu suốt mọi sự. Một khi đã thật sự nhìn thấu rồi, sẽ có thể dễ dàng buông xả được mọi sự. Tu hành được như vậy, ắt sẽ mau chóng giải thoát. Do vậy, người chân chánh tu đạo thì phải chân chánh học Phật, phải chân chánh cầu Phật pháp xuất thế, chớ nên vì ưa chuộng các pháp sở hữu thế gian mà phụ kinh bỏ giới, để rồi phải bị rơi vào chỗ lầm lạc. Chúng ta phải nắm giữ lấy kinh Phật như nắm giữ, bảo vệ cái đầu của chính mình, nếu mất cái đầu thì cái thân này cũng trở thành vô dụng. Người chân chánh học Phật phải chuyên cần học hỏi, nghiên cứu, tra vấn ý nghĩa trong kinh một cách rõ ràng sâu sắc, không nên học Phật một cách hời hợt, qua loa, lại còn chấp trước mọi chuyện, mọi việc bên ngoài, coi thường kinh Phật mà chẳng chịu nhiếp giữ thọ trì. Chúng ta phải biết, hễ có chấp trước, có cảm tình sâu nặng thì không thể giải thoát và tự tại. Chỉ khi nào thật sự giải thoát rồi, mới được tự tại một cách chân chánh, vì sao? Bởi chưa giải thoát tức là còn bị vọng tưởng làm chủ, khống chế, cai trị thì làm sao có thể tự tại được chứ!

Vọng tưởng ví như tên giặc trộm lúc nào cũng muốn chiếm lấy căn nhà của mình, nếu mình không quản lý nổi căn nhà, để mặc cho tên giặc trộm ấy đến chiếm đoạt cương vị chủ nhà, thì thử hỏi làm sao mình có được tự tại đây? Hiện nay, ngay cả căn nhà của mình mà mình cũng chẳng thể làm chủ, lại còn bị biến thành một tên nô lệ của vọng tưởng, mặc tình để cho nó sai khiến, gây ra vô lượng tội nghiệp. Khi nào chúng ta làm chủ được tâm mình, thoát ra khỏi cảnh vô minh hắc ám, không còn bị nó khống chế nữa, thì khi ấy mới thật sự giải thoát, có giải thoát rồi mới được tự tại. Hằng ngày, chúng ta đều buông lung phóng túng, chẳng chịu quan tâm chăm sóc căn nhà của mình, lại còn bỏ nhà đi hoang như kẻ cuồng si trong kinh Pháp Hoa, thì đương nhiên tên giặc ấy sẽ thừa cơ hội đến chiếm đoạt căn nhà của mình. Giặc đã vào nhà thì bao nhiêu vật báu đều bị hắn vét sạch hết cả, khiến mình trở thành kẻ bần cùng, ăn xin, cô độc. Vô minh, vọng tưởng, phiền não, thiên ma, ngoại đạo, quỷ quái đều là những tên giặc rất nguy hiểm, chúng ta đều phải hết sức đề phòng và phải lánh xa, chúng nó chẳng bao giờ mang sự an vui nào đến cho chúng ta cả, ngoài những phiền não, khổ đau ray rứt, bệnh tật và nghèo cùng.

Trong bài Kệ Hồi Hướng có câu: “Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não. Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu. Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ. Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.” Nếu chúng ta thật sự muốn giải thoát tự tại, trước hết phải có cái nhìn cho xuyên thủng, phải thấu suốt rõ ràng mọi sự, sau đó mới có thể làm chủ được chính mình, không còn bị ba chướng tham-sân-si làm phiền não nữa. Trí huệ chân thật sáng suốt, thông rõ vạn pháp chính là thanh kiếm sắc bén có thể cắt đứt tất cả sợi dây triền phược, khiến hết thảy tội chướng đều được tiêu trừ, mới có được tự tại. Tự và tại phải luôn đi chung với nhau, chẳng thể tách rời, vì sao? Vì nếu có tự mà không có tại thì Phật Tánh chẳng thể hiện tiền. Nói cách khác, nếu chúng ta tự do, phóng túng quá mức, không giữ được tâm mình, thì ma vương, lục tặc sẽ lợi dụng cơ hội đến xâm phạm, ngự trị bên trong căn nhà của mình. Lúc ấy, dù mình rất mong muốn quay trở về nhà, nhưng vẫn không được. Do đó, có tự mà không tại thì sẽ mất đi tự chủ, giống như bị giòng nước cuốn trôi, tùy theo cảnh giới vô thường mà luân chuyển theo đó. Từ sáng đến tối lúc nào chúng ta cũng khởi lên những tư tưởng phạm giới, mơ mộng chuyện hảo huyền; như vậy không phải là cuồng si hay sao? Cho nên, có tự thì cũng phải có tại, phải có cả hai thứ tự lẫn tại thì mới làm chủ được chính mình. Tự tại là không bị cảnh giới bên ngoài lẫn bên trong làm lay chuyển. Phật, Bồ-tát dạy chúng ta phải luôn hằng thuận chúng sanh, sống phù hợp với mọi người mà không a dua với đám đông, mới có được tự tại. Cho nên, người tu hành phải từ tánh khởi tu để ngay nơi thân mạng này, ngay trong hoàn cảnh này mà được tự tại. Chúng ta chỉ cần lấy tâm địa của mình làm đạo tràng để tu hành, chẳng cần phải dụng công ở nơi nào khác, thì tự nhiên ba thứ phiền não tham-sân-si sẽ không thể quấy nhiễu, từ đó đắc sanh trí huệ chân thật. Có trí huệ chân thật rồi thì khi làm chuyện gì cũng đều thấu suốt rõ ràng, chẳng phạm sai lầm, không làm chuyện hồ đồ, ngu si, đạt đến chỗ tri hành hợp nhất, đó mới thật sự là “thường hành Bồ-tát đạo.”

Có người hỏi: Chính tai tôi nghe được tiếng chư Phật, Bồ-tát nói, tận mắt thấy chư Phật, Bồ-tát hiện ra trên không trung v.v..., đây có phải là cảnh giới của người nhập chánh định không? Kinh Thủ Lăng Nghiêm đáp: Đó không phải là cảnh giới của người vào chánh định mà là đang nhập vào tà định, đang đi vào trong cảnh giới ma. Cho nên, người chân thật tu đạo, chẳng nên mong muốn những thứ này, chỉ nên ghi nhớ lời Phật dạy trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện: “Tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ. Tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn. Tự tánh pháp môn thệ nguyện học. Tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành.” Tại sao làm việc gì cũng đều phải bắt nguồn từ Tự tánh? Bởi vì ngay trong Tự tánh của mình, mọi thứ đều có sẵn, đều hoàn bị, đều sáng suốt rõ ràng, bên ngoài không có thứ gì để được, chẳng cần phải nhọc công tìm kiếm, hiếu kỳ bất cứ thứ gì ngoài Tự tánh. Người tu học Phật pháp phải thường luôn quay lại chiếu soi chính mình, coi mình có thật sự thanh tịnh không, coi mình có khởi tâm động niệm không, chớ nên hướng ra ngoài tìm cầu, nghe ngóng cảnh giới kỳ lạ, mới đúng với ý nghĩa trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Phật nói cái gì cũng bắt nguồn từ Tự tánh, chẳng nên rơi vào bất cứ pháp nào ngoài Tự tánh thì cây Bồ-đề của mình mới mau chóng cao lớn, chẳng đến nỗi phải khô héo, tàn lụn, để rồi lạc vào lối ma, đọa trong cảnh giới phiền não bức bách.



Người thật sự tu hành phải thường luôn quán sát tâm địa của chính mình, xem thử mình có tâm tham không? Hễ trong tâm còn có ý niệm tham muốn thì dù có tu đi chăng nữa, cũng chỉ là giả tu, chẳng phải là thật tu. Khi nào trong tâm không còn tham muốn nữa mới là có tu. Đây là điều quan trọng bậc nhất của người học Phật chân chánh, chớ chẳng phải là những cảnh giới kỳ lạ hay những hình thức trang nghiêm giả tạo bên ngoài. Người chân thật học Phật phải đọc kinh, nghe pháp, tham khảo sớ, luận v.v... để hiểu rõ lời Phật dạy một cách chân chánh, mới có thể giải ngộ. Giải ngộ pháp môn mình tu giống như biết rõ đường đi, không giải ngộ pháp môn mình tu là không biết rõ đường đi. Một khi có được sự giải ngộ chân thật trong Phật pháp rồi thì dù mắt thấy, tai nghe bất cứ điều kỳ lạ gì đều biết dùng pháp Quán chiếu Bát-nhã để thấy rõ ràng, minh bạch rằng: “Tất cả pháp đều huyễn hóa, không thật.” Từ đó, Tự tâm mới có thể an trụ trong chánh định, chẳng còn sanh tâm tham muốn nữa, thì đấy mới gọi là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” hay “minh tâm kiến tánh.” Phật pháp chân chánh vốn đơn thuần chỉ là như vậy mà thôi, còn những nghi thức theo tập tục thế gian chỉ là phương tiện thiện xảo, là cách thức khéo léo dùng để khuyến dụ người hiếu kỳ phát lòng ưa thích Phật pháp mà bước vào Phật đạo mà thôi, chớ chúng không phải là đạo. Sau khi bước vào đạo Phật, phải trãi qua thời gian lâu dài tu học theo giáo lý của Phật-đà cho đến khi thật sự hiểu rõ Phật pháp, hiểu rõ nguồn đạo chân chánh, thì những nghi thức ấy hoàn toàn không cần thiết nữa, hoàn toàn không có tác dụng gì đối với công phu định huệ nữa, nên cần phải xả bỏ. Người có công phu định huệ dù ở bất cứ chỗ nào, lúc nào, tâm họ vẫn luôn an trụ trong chánh định, vẫn thường luôn phát huệ, chẳng hề ngừng dứt, kinh gọi đó là “thường tịch quang.” “Thường tịch quang” có nghĩa tuy tịch tịnh mà lại thường chiếu, tuy thường chiếu mà vẫn luôn tịch tịnh, tức là định và huệ lúc nào cũng đi đôi và cân bằng với nhau, chẳng bao giờ bị chênh lệch hay tách rời. Nếu chúng ta cứ mãi mê ôm giữ lấy các pháp tướng trong Phật pháp thế gian, chẳng thể xả bỏ các nghi thức của thế tục, thì chẳng thể nào phá được tướng mà kiến tánh. Nếu chúng ta học Phật đến một mức độ nào đó rồi, nhất định phải hiểu rõ và chấp hành lời Phật dạy: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịnh,” mới chẳng bị rơi vào lưới ma kiến.

Người thật sự tu hành lại phải tự hỏi, mình có tâm sân không? Nếu bổng dưng có một người nào đó tới nói nặng nói nhẹ, thậm chí đánh chửi mình, mình có nổi nóng không? Nếu mình nổi nóng, tức là chưa có tu hành, chưa thể buông xả. Nếu chúng ta thực sự không nổi nóng thì đó chính là đã buông xả được một phần nào tâm chấp ngã rồi, khi nào buông xả được hết tất cả, mới chẳng còn phiền não. Bổn phận của người tu hành là không được nổi nóng cũng không được có phiền não. Đối trước mọi sự trêu chọc của người đời, chúng ta đều không nổi nóng cũng không có phiền não, thì đó mới là tu đúng như lời kinh này dạy: “Đối tất cả pháp đều được tự tại.” Nếu chúng có thể đối tất cả pháp đều được tự tại thì dù người ta bổng dưng vô cớ chửi mắng mình, mình vẫn không nổi nóng cũng không có phiền não, thì việc tu hành của mình mới thật sự có tiến bộ, có được thêm một bước thăng hoa trên con đường tu đạo giải thoát. Nếu chúng ta vẫn chưa làm được như vậy thì đó vẫn chỉ là đứng ở ngoài nhà của Như Lai để khen ngợi Như Lai mà thôi, chớ thật ra chưa thật sự bước vào nhà của Như Lai. Nhà của Như Lai là trí huệ chân thật, là Bát-nhã Vô tri. Những ai còn tham-sân-si, tức chưa có Bát-nhã Vô tri, chẳng thể nào vào được nhà của Như Lai. Chúng ta chẳng nên nhận lầm mình nhẫn nhịn được một chút là tu giỏi lắm. Những ý tưởng ấy đều chỉ là tà tri tà kiến, cống cao ngã mạn, chứng tỏ việc tu hành của mình chưa tiến lên được một bước nào cả. Tất cả những ý nghĩ tự đắc đều là vọng tưởng điên đảo cả, chớ đâu phải là Bát-nhã Vô tri. Nhẫn mà chẳng thấy mình nhẫn mới thật sự là nhẫn. Nếu nhẫn mà trong lòng còn thấy mình có nhẫn, tức là trong tâm vẫn còn động, vẫn còn khởi lên ý niệm, phiền não vẫn còn dính lại trong tâm, nên chẳng thể nào được tự tại thật sự.

Bây giờ, người thật sự tu hành soi lại chính mình, xem thử mình có ngu si không? Tức là mình còn có điều gì không được hiểu rõ ràng, minh bạch không? Cũng tức là mình còn bị chướng ngại không? Nếu mình còn có một điều vẫn chưa thông, tức là còn ngu si, còn có chướng ngại. Hết thảy những chướng ngại trong cuộc đời đều do từ ngu si mà có, chỉ khi nào không còn ngu si nữa, tức là điều gì cũng thông, thì mọi chướng ngại mới thông. Thí dụ, hiện nay mình đang mang mối phiền não về chuyện trong gia đình, trên dưới không được thuận hòa nhất trí, mỗi người một ý tưởng, xung đột lẫn nhau. Nhưng một khi phá được tâm chấp ngã, phá được thành kiến và ý nghĩ riêng của mình, thì liền có thể hằng thuận được với mọi người trong nhà, mọi oan gia nghiệp báo trong quá khứ bổng dưng tiêu tan mất hết. Trong Phật pháp gọi đó là cảnh chuyển theo tâm. Nhưng chúng ta phải biết, đấy cũng chỉ là bước đầu của việc tu tập Phật pháp, vẫn chưa thể nói là đã biết đủ, tất cả đều viên mãn, nói như vậy là vẫn còn tính cuồng mạn, tà tri tà kiến, cũng tức là vẫn còn ngu si. Vì sao? Vì trong Phật pháp có câu: “Chân không vô nhân ngã, đại đạo vô hình tướng.” Ðã là chân không thì làm gì còn có vọng tưởng phân biệt, còn có cái gì là người và ta nữa chứ? Nếu trong tâm chẳng còn có ta, chẳng còn có người, cho đến không còn có chúng sanh và thọ mạng nữa, thì những thành kiến và thị phi nhân ngã cũng chẳng thể thành lập, nên phá trừ được ngã chấp, chẳng còn tính cuồng mạn, tà tri tà kiến nữa. Thật ra, ngã chấp vốn không thật thì có gì để phá? Nếu chẳng còn khởi tâm động niệm phân biệt, chấp trước nữa, thì cái giả ngã ấy chẳng có cơ sở để thành lập, nên chẳng có gì để phá cả! Khi chúng ta hiểu rõ và thực hiện được điều này, tâm mình mới thật sự thanh tịnh, nước cam-lồ sẽ tự nhiên hiện tiền. Bởi vì tất cả đều vốn sẵn đầy đủ ở ngay trong Tự tánh, đâu cần phải phóng tâm ra bên ngoài để trông ngóng, tìm cầu, hay để phá bỏ cái này, lấy cái kia.

Trong phẩm Cây Bồ-đề Đạo Tràng, Đức Phật dùng cây Bồ-đề làm tỷ dụ để hiển bày tánh công đức chân thật của Bồ-đề tâm. Tâm Bồ-đề là cái tâm thanh tịnh chẳng loạn, vốn có đầy đủ các tánh công đức trang nghiêm thù thắng bậc nhất, trong cái tâm ấy chẳng hề có ba ý niệm tham, sân và si. Người tu hành chân chánh phải giữ tâm thanh tịnh, chuyên tâm niệm Phật, một niệm khác cũng không có, sẽ mau chứng Nhất tâm Bất loạn. Đạo lý của pháp môn niệm chỉ là như vậy mà thôi, chẳng có gì khác để nói nữa. Thế mà, vì tâm của chúng sanh quá mức ngu si, điên đảo, nên Phật, Bồ-tát phải nói pháp đến mức nhiều không thể tính kể. Mỗi một pháp mà Phật nói ra chính là một cái tâm ngu si điên đảo của phàm phu chúng ta, chớ nào phải đâu ngoài cái tâm sanh diệt của chúng sanh mà có cái pháp để nói. Ngoài cái tâm sanh sanh diệt của chúng sanh, chỉ có Nhất tâm Bất loạn, chỉ là rỗng rang vô niệm, không khởi ưu tư, đạm bạc an nhiên, tự nhiên vô vi, hư không cũng chẳng thể thành lập, thì làm gì có một pháp nào có thể thành lập. Do trong cảnh giới ấy, một pháp cũng chẳng thể lập, nên chúng ta nghe như chẳng nghe, chẳng nghe mà nghe, cho đến sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần cũng đều giống hệt như vậy. Trong phẩm Thọ Lạc Vô Cực của kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật diễn tả cảnh giới Nhất tâm Bất loạn là: “Rỗng rang vô niệm, không khởi ưu tư, tự nhiên vô vi, hư không chẳng lập, đạm bạc an nhiên.” Trong cảnh giới ấy, dù chúng ta gặp trời lạnh cũng không cảm thấy lạnh, dù gặp trời nóng cũng không cảm thấy nóng, thiếu nước không biết khát, thiếu ăn không thấy đói, hoàn toàn chỉ là tự nhiên vô vi, hư không chẳng lập, đạm bạc an nhiên, thì có gì để bàn luận nữa chứ! Cảnh giới Nhất tâm Bất loạn diệu dụng, nhiệm mầu như vậy đấy, không có gì để nói, nhưng lại không bao giờ nói hết. Bởi vì bình thường thì chẳng có pháp nào hiện hữu, chỉ là vô vi, nhưng hễ chúng sanh còn khởi tâm động niệm thì Phật, Bồ-tát vẫn còn có pháp để nói; giống như hễ còn có cơn gió thổi làm lay động cành cây, kẻ lá thì vẫn còn có âm thanh phát ra.

Hễ nói đến tu hành thì phải nói tới công phu thực sự. Công phu thật sự bao gồm cả hai thứ giải ngộ và chứng ngộ. Có tham khảo, có chứng nghiệm rõ ràng thì mới là công phu tu hành thật sự. Chẳng nên tối ngày bàn luận những chuyện vọng tưởng xuất phát từ tri kiến của một phàm phu chưa đoạn hoặc chứng chân mà phải bị rơi vào lưới ma kiến. Người thật thà tu đạo phải biết tiếp nhận cái thực, không tham cái giả danh giả tướng, lại phải biết ẩn quang dấu tích, không tự mình đánh trống thổi kèn, rêu rao rằng ta là người có đạo hạnh. Người tu đạo không thể giả dối với mình và người, nếu đã khởi lên một ý nghĩ giả dối, không thật thà thì khi làm việc gì, nghe thấy cái gì cũng đều không đúng như lý như pháp, như vậy làm sao có thể chứng được tâm thanh tịnh? Người có trí huệ chân thật, nhìn qua thì biết ngay cái gì là thực, cái gì là giả, không đến nỗi phải tự dối mình, gạt ngườ. Họ biết rất rõ, dối mình lẫn gại người đều là tội đọa địa ngục. Người chân chánh tu hành cầu giải thoát thật sự, phải tinh chuyên cả hai mặt giải ngộ và chứng ngộ, chớ nên vừa tu được chút ít công phu, bèn tự coi là đầy đủ, phụ kinh bỏ giới, lại kêu gọi người khác nên tu giống như mình. Chúng ta phải biết, cái bánh vẽ không thể làm cho mình no bụng được, gặp cổ vua mà chẳng ăn thì vẫn phải chịu đói khát. Đây là nói đến người chưa giải ngộ cũng chưa chứng ngộ mà lại làm ra dáng vẽ như đã khai ngộ, xả bỏ kinh Phật để phải rơi vào ma pháp, đấy chính là bỏ Phật theo ma. Người đời thường nói: “Thấy trái mơ thì hết khát nước,” đây chính là vọng tưởng điên đảo. Nếu chưa thật sự ăn trái mơ vào bụng mà lại có cảm giác hết khát nước thì đó chỉ là sự tưởng tượng mà thôi, chớ đâu phải là thật sự hết khát. Do đó, người tu hành phải biết nương theo kinh Phật cho đúng với phép tắc, mới có thể đi đúng trên con đường chánh đạo mà đạt được sự giải thoát, tự tại thật sự.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1501 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Người chết đi về đâu


Thiếu Thất lục môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.81.233 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...