Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Hằng Thuận Chúng Sanh »»

Tu tập Phật pháp
»» Hằng Thuận Chúng Sanh

Donate

(Lượt xem: 3.192)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hằng Thuận Chúng Sanh

Font chữ:

Điều thứ chín trong Mười Đại Nguyện của Phổ Hiền Bồ-tát là Hằng Thuận Chúng Sanh. Thật thà mà nói, chỉ có hằng thuận chúng sanh, tâm mình mới có thể bình lặng, chẳng dấy lên phiền não. Mỗi khi ta khởi ý bất mãn, chống trái ai, tâm mình liền bẩn đục, nổi sóng cuồn cuộn, tạo thành ác nghiệp ngay trong A-lai-da-thức của chính mình. Đối với chúng sanh tác tạo ác nghiệp, hãy uyển chuyển dẫn dụ họ. Nếu chẳng thể dẫn dụ họ, đành để mặc họ, chớ nên chống trái mà tạo thành ác nghiệp. Khi nào họ hồi tâm chuyển ý, khi ấy mới tới độ họ. Cứu độ chúng sanh chẳng phải là chuyện làm trong một đời, mà là đời đời kiếp kiếp. Đời này họ chẳng quay đầu, đời sau kiếp sau sẽ có thể quay đầu, đời sau kiếp sau chẳng quay đầu, thì lại qua hai kiếp, ba kiếp cho đến vô lượng a-tăng-kỳ kiếp sau nữa, người ấy sẽ có lúc quay đầu,. Khi nào họ chấp nhận chịu quay đầu mới có thể độ. Chúng ta chẳng cần phải nhiệt tình quá mức mà chính mình cứ mãi lo lắng, phiền não, sân giận mà bị đọa lạc trong sáu đường. Cứu độ chúng sanh kiểu này thì oan uổng lắm!

Hiện nay có một số đồng tu bất mãn với cách hành trì của một số Pháp sư hay Cư sĩ nào đó, họ cảm thấy các vị này không giữ giới thanh tịnh, hoặc không theo đúng Chánh pháp, hoặc lừa bịp Phật tử vì danh văn lợi dưỡng. Các đồng tu này thật sự có đạo tâm lo lắng cho người khác, nhưng nơi bản thân cũng chẳng giữ nổi giới hạnh, khởi tâm động niệm trước lỗi lầm của người khác, phá hỏng tâm thanh tịnh của chính mình. Như vậy, sự lo lắng cho người khác có ích lợi gì chứ? Mỗi khởi tâm động niệm đều là tạo thành ác nghiệp trong A-lai-da thức. Nếu nghiệp ấy nhẹ, bản thân ta phải mang nổi phiền não trong lòng. Nếu nghiệp ấy nặng, trong tương lai ta và người ấy sẽ trở thành oan gia đối đầu. Họ đi đến đâu, làm cái gì, ta cũng tới đó phá đám họ cho tới cùng. Cũng giống như vậy, ta đi đến đâu, làm cái gì, họ cũng theo phá đám để trả thù. Đây là tướng trạng của oán nghiệp, oan gia gặp gỡ phá hoại lẫn nhau, khởi từ việc nhỏ kết thành khổ lớn sau này. Vì thế, chúng ta phải thật sự tu pháp Hằng Thuận Chúng Sanh của Phổ Hiền Đại sĩ để hóa giải hết thảy các ác nghiệp giữa ta và chúng sanh, mới chẳng gặp chướng ngại trong đời này, đời sau. Hiện tại, nếu hai bên đều chẳng gìn giữ giới thanh tịnh, tạo nghiệp đấu tranh, chắc chắn trong đời sau sẽ cùng gặp lại nhau trong tam ác đạo, trở thành oan gia trái chủ, sát hại lẫn nhau, như trong kinh Vô Lượng, Đức Phật đã cảnh báo: “Hoặc lúc mạng chung vào ba đường ác, khổ đau sầu thống, tự cùng thiêu cháy. Oan gia gặp gỡ, giết hại lẫn nhau, khởi từ việc nhỏ, kết thành khổ lớn.”

Bản thân ta chẳng giữ được tâm thái thanh tịnh bình lặng, không những chẳng thể độ được một chúng sanh nào hết, mà chính mình phải bị vạ lây, vấn đề này rất nghiêm trọng, xin hãy thận trọng mà cố gắng tu pháp Hằng Thuận Chúng Sanh của Phổ Hiền Đại sĩ, nhằm mục đích gìn giữ tâm địa thanh lương tự tại, chẳng bị quấy nhiễu chút nào bởi bất cứ thứ gì tai nghe, mắt thấy trái nghịch với Chân như. Lúc họ làm điều gì xấu, ta nhất định không ủng hộ nhưng không hủy báng. Lúc họ làm điều gì tốt, ta nhất định giúp đỡ, chẳng chấp vào những điều xấu họ đã gây ra lúc trước, đấy là biết hằng thuận chúng sanh với tâm thái thanh tịnh bình đẳng. Trong cuộc sống trong gia đình, đối với xóm giềng, làng nước, thân thích, bạn bè, đồng tu v.v…, chúng ta đều phải hằng thuận. Hằng thuận là có trí huệ Bát-nhã của Văn Thù, có phương tiện thiện xảo của Quán Âm, biết hành hạnh tự lợi, lợi tha của Phổ Hiền, khiến cho hết thảy chúng sanh giác ngộ Phật pháp, chẳng đến nỗi hiểu lầm Phật pháp. Nếu nói pháp rất hay, lý luận rất sâu sắc, nhưng hành vi chấp trước, phân biệt và sân khuể thường luôn hiển hiện, thì đó vẫn chỉ là tà sư thuyết pháp, phá hỏng Phật pháp. Trong phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy Ngài Quán Âm Bồ-tát vô cùng viên dung tự tại. Đối với người như thế nào, Ngài bèn dùng phương pháp như thế ấy để tiếp đãi họ, nên được gọi là Quán Tự Tại. Quán Tự Tại Bồ-tát thấy người bèn nói tiếng người, thấy quỷ bèn nói tiếng quỷ, thật là hết sức tự tại và cởi mở. Nói chung, đối với người cũng vậy, quỷ cũng vậy, Quán Thế Âm Bồ-tát đều có phương pháp để hằng thuận, khiến họ đều tin tưởng Phật pháp, đều tán thán Phật pháp, chẳng đến nỗi hiểu lầm Phật pháp là chẳng thanh tịnh và bình đẳng. Ngài Quán Âm Bồ-tát dùng phương pháp Hằng Thuận Chúng Sanh của Phổ Hiền để đạt mục đích phá mê khai ngộ cho chúng sanh, khiến chúng sanh khai mở trí huệ Bát-nhã của Văn Thù, thì đó mới là Chánh pháp. Trái lại, chúng ta dùng phương pháp phân chia phe phái, chống báng lẫn nhau thì đó gọi là gì? Nếu chẳng phải là ma pháp, thì cũng là tà pháp!

Nếu có người nói Phật pháp là mê tín, bèn là khởi duyên cho chúng ta nói Bát-nhã để phá mê khai ngộ, khiến họ hiểu Phật pháp là chân thật trí huệ, là trí huệ viên mãn, là giác mà chẳng mê. Nếu có người nói Phật pháp là chấp tướng, bèn là cơ hội cho chúng ta nói Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, khiến họ hiểu Chánh pháp vốn là vô tướng vô vi, xa lìa hết thảy các tướng. Nếu ai có thể làm được như vậy, người ấy chính là một Quán Tự Tại Bồ-tát thực hành Bát-nhã thâm sâu, thoát ra khỏi mọi khổ ách. Chúng ta quyết định chẳng nổi máu nóng khi nghe thấy những chuyện trái nghịch với Chân như. Thậm chí, quyết định cũng chẳng khởi tâm hoan hỷ khi nghe những chuyện thuận với Chân như. Đấy là thái độ của một vị Quán Tự Tại Bồ-tát luôn an trụ trong cảnh giới viên dung tự tại, đoạn tuyệt vô minh, chứng Phật Pháp thân. Nếu trong bất cứ tình huống nào, chúng ta đều có thể hằng thuận chúng sanh theo hạnh Phổ Hiền, tức là mọi ý nghĩ, hành vi và lời nói đều phải vô cùng cởi mở, vui vẻ và tự tại. Ai nấy thấy tam nghiệp của chúng ta thanh tịnh như vậy, nhất định sẽ rất muốn cùng với chúng ta học Phật, thì đấy chính là hạnh độ sanh của Bồ-tát. Sau khi thật sự thâm nhập Phật pháp rồi, họ sẽ tự biết phải làm gì cho thuận với Chân như Tự tánh, những gì họ muốn làm chẳng cần phải giống người khác, miễn sao chính bản thân họ đạt được pháp hỷ và tự tại.

Hiện nay, có nhiều người không dám phát tâm học Phật vì sợ không giữ nổi giới cấm trong nhà Phật, phải mắc tội với Phật. Thật sự mà nói, dù ta có tin Phật hay không tin Phật, thì tội nghiệp do ta tạo ra cũng chẳng hề khác nhau, luật nhân quả chẳng dung thứ một ai. Nhưng nếu ta hiểu biết Phật pháp, hy vọng sẽ có thể tránh tạo ra nhiều lỗi lầm. Do biết rõ sự thật là như vậy, thì hãy dùng pháp Hằng Thuận Chúng Sanh để khiến mọi người đều vui vẻ, tự tại phát tâm học Phật, chẳng cần câu nệ giới điều chi cả. Sau khi họ học Phật thấu rõ lý đạo rồi, tùy ý họ phát tâm gìn giữ giới luật trong nhà Phật, chẳng cần người khác câu thúc, thì đó chính là biết cách độ sanh theo tiêu chuẩn của Phổ Hiền Đại sĩ. Chúng ta chớ nên đem giới luật trong nhà Phật ra làm điều để đe dọa người khác, khiến họ càng thêm xa rời Phật pháp, đấy chẳng phải là hằng thuận chúng sanh mà là hủy báng chúng sanh. Tự cho mình là thiện, cho người khác là ác chẳng phải là thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, mà là hủy báng chúng sanh, khiến họ phát bức não, sân giận. Nếu ai đã phạm điều căn bản này, dù có niệm Phật đến bể cuống họng cũng chẳng thể vãng sanh, vì sao? Vì nếu tâm ta chẳng khế hợp với tâm thanh tịnh, bình đẳng và từ bi của A Di Đà Phật, thì chẳng thể sanh vào trong cõi nước của Ngài. Tâm tịnh thì cõi nước mới tịnh!

Ăn chay, giữ giới đương nhiên là chuyện tốt, lại có lợi cho sức khỏe, giảm bớt khá nhiều bệnh tật. Chúng ta có thể dùng đạo lý này giải thích một cách Khoa học, khuyên người khác nên ăn chay như thế nào để vừa ngon miệng lại vừa bổ thân, khuyên người giữ giới thế nào để thân tâm khỏe mạnh. Họ thấy Phật giáo nói có lý, có lợi ích thật sự, chẳng phải là pháp mê tín, không thực tế, tự nhiên sẽ tin tưởng tiếp nhận. Do vậy, Phật pháp hưng suy đều do mỗi cá nhân Phật tử có biết hằng thuận chúng sanh hay không. Trách nhiệm đối với sự hưng suy của Phật pháp đều do sự tạo tác của mỗi Phật tử nơi ba nghiệp thân-ngữ-ý. Chúng ta phải gánh lấy trách nhiệm nhân quả nếu khiến người khác xa rời Phật pháp.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1504 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.99.39 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...