Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Thiền Đi Bộ »»

Tu tập Phật pháp
»» Thiền Đi Bộ

Donate

(Lượt xem: 6.410)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thiền Đi Bộ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền.

Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày.

Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.

Các kỹ thuật thiền hành chính thống thì khác nhau trong những trường phái khác biệt của Phật Giáo Nguyên Thủy. Trong truyền thống Miến Điện và trong các khóa tu Thiền Minh Sát, các thiển giả thường đi bộ một mình, hơn là đi theo đoàn người, như đã được thực hành trong các truyền thống Phật Giáo khác.

Lời khuyên là đi bộ lui và tới giữa khoảng cách từ 20 tới 30 feet [hay từ 6 mét tới 9 mét], sẽ giúp cho chúng ta không bị vướng vào “việc đi tới nơi nào đó.” Chúng ta thực tập việc đi bộ chỉ là để đi bộ. Việc chọn một nơi để thực tập từ lúc bắt đầu khoảng thời gian đi bộ cũng loại trừ việc mất thời gian quyết định nơi nào chúng ta phải đi bộ. Chúng ta nên cố giữ nơi mà chúng ta đã chọn bởi vì chúng ta thường đối diện với các ý muốn như “Chỗ này quá ổn sào. Tôi nên đi bộ phía sau nhà.” Nhưng phía sau nhà thì quá lạnh, như thế chúng ta phải tìm một nơi ấm áp. Nhưng hỡi ôi, thật là kinh khủng bởi vì những nơi ấm ấp thì đông người và chúng ta không thể thiền hành trừ ra chúng ta đơn độc. Những do dự đó đã làm mất 30 phút do đó chúng ta quyết định bỏ.

Khi quý vị đã chọn được một nơi rồi, thì hãy phân chia việc thiền hành ra làm 3 giai đoạn. Trong khoảng thời gian thứ nhất, có lẽ từ 10 tới 15 phút, đi bộ chậm hơn một tí so với lúc quý vị đi bộ bình thường. Trong khoảng thời gian thứ hai, cũng từ 10 tới 15 phút, hãy đi bộ chậm hơn nữa. Trong khoảng thời gian thứ ba, hãy đi bộ thật chậm.

Cũng tốt, thay vì chia việc đi bộ của quý vị ra làm 3 khoảng thời gian, thì chọn một trong những tốc độ và đi bộ lui và tới cùng tốc độ đó. Tất cả sự thực tập trong truyền thống này, cách nào quý vị cảm thấy thích hợp với mình, tùy theo các điều kiện, thì quý vị nên thực tập theo cách đó.

Bây giờ hãy thực tập. Khởi đầu, như quý vị đã thực tập thiền tọa, qua sự nhận biết chú tâm của quý vị và hãy cam kết giữ chánh niệm trong suốt sự thực tập này.

Trong phần đầu thiền hành, cho phép sự tỉnh thức của quý vị tập trung vào cảm nhận từng bước đi trên mặt đất. Nếu quý vị muốn đem thêm năng lực vào – và một trong những điều kỳ diệu về thiền hành là nó thực sự mang năng lực vào tâm quý vị -- nhấc đầu gối cao hơn một chút và bước ngắn lại, để quý vị đi những bước ngắn hơn. Ghi nhận cảm giảc của từng bước đi trên mặt đất: Bước đi, bước đi, bước đi…

Trong phần kế tiếp, hãy đi chậm vừa đủ để quý vị ghi nhận từng nhấc chân lên và rồi từng bước chân đi trên mặt đất. Nhấc chân lên, bước đi -- nhấc lên, bước đi -- nhấc lên, bước đi. Quý vị sẽ ghi nhận, như khi ngồi thiền, rằng tâm chạy lung tung rất nhiều lúc. Không sao cả. Chỉ mang nó trở lại với cảm giác của việc nhấc chân lên và bước đi, và hãy nhận biết trình tự đó. Quý vị nhận biết mình đang nhấc chân lên khi quý vị nhấc chân lên, và quý vị nhận biết qúy vị đang bước đi khi quý vị bước đi.

Trình tự sau cùng là nhấc chân, bước đi, di chuyển -- nhấc chân, bước đi, di chuyển. Trong giai đoạn này, hãy đi chậm vừa đủ để quý bị ghi nhận sự di chuyển của trọng lượng cơ thể và mức độ áp lực diễn ra từ chân này sang chân khác. Hãy bắt đầu ghi nhận chi tiết của kinh nghiệm này. Ghi nhận rằng khi bàn chân nhấc lên, các bắp thịt có thể hoạt động trong quý vị. Hãy quán sát cách mà bàn chân lướt qua mặt đất, cách bàn chân giở lên, rồi khi bước đi -- đừng di chuyển tức thì -- chỉ nhận biết việc bàn chân đặt lên mặt đất. Rồi hãy để trình tự tiếp tục diễn ra nữa, đừng đánh mất nhận biết đối với việc nhấc chân, bước đi, di chuyển -- nhấc chân, bước đi, di chuyển.

Một số người thấy hữu ích trong việc ghi nhận -- chẳng hạn nói lời rất nhẹ trong tâm khi thực tập thiền hành. Khi họ đang nhấc chân thì nói, “Đang nhấc chân”; khi họ đang bước đi thì nói, “Đang bước đi”; khi họ đang di chuyển thì nói, “Đang di chuyển.”

Cẩn thận đừng để những lời ấy chiếm ưu thế hay ngay cả làm chủ -- chúng nên mờ nhạt – nhưng sự ghi nhận có thể giúp quý vị thêm một chút hậu thuẫn trong việc tỉnh thức tiến trình đi bộ và có thể giúp quý vị tiếp tục tập trung.

Bổ sung cho sự ghi nhận, việc đi bộ bằng cách tính -- tập trung vào sự phát triển an định và tập trung tinh thần – là sự thực tập khác có thể giúp quý vị khi tâm bị tán loạn. Trong sự thực tập này, quý vị có thể đi bộ ở một nơi bình thường. Khi quý vị bước thứ nhất, quý vị đếm 1. Trên 2 bước kế tiếp, quý vị đếm 1, 2. Trên 3 bước kế tiếp, quý vị đếm 1, 2, 3. Trên 4 bước tiếp theo là 1, 2, 3, 4, và cứ thế đếm cho đến bước thứ 10. Khi quý vị đếm tới bước thứ 10, rồi đếm 10, 9 cho 2 bước sau đó; rồi 10, 9, 8 cho 3 bước tiếp theo, v.v…

Bất cứ khi nào quý vị mất tập trung, thì quý vị hãy trở lại đếm số 1. Điều thường xảy ra là khi quý vị đang ở giữa trình tự và đếm tới 10, rồi quý vị đếm 11 – quý vị không nhớ chuyển trở lại bởi vì quý vị bị tán tâm; quý vị theo thói quen. Nếu quý vị muốn di chuyển thân thể trong lúc chú tâm, thì việc đếm số là rất hữu ích. Quý vị có thể thực tập điều đó trong một không gian ngắn và cứ đi vòng lại, hay quý vị có thể thực tập điều đó trên cuộc đi bộ dài bằng cách thường xuyên bắt đầu đếm trở lại.

Khi quý vị đang đi bộ, sự chú tâm ưu tiên của quý vị là vào các cảm nhận việc đi bộ. Đôi khi quý vị sẽ ghi nhận rằng quý vị không chú tâm vào việc đang đi bộ mà lại để ý đến việc đang thấy hay đang nghe – là kinh nghiệm rất bình thường. Khi điều đó xảy ra, chi ghi nhận, “Đang thấy” hay “đang nghe,” và trở lại đang đi bộ. Nếu, trong thời gian thực tập chính thức, quý vị muốn nhìn điều gì đó, hãy nhận biết sự chú tâm này, dừng đi bộ, nhìn điều gì quý vị muốn nhìn, rồi tiếp tục đi bộ với sự chú tâm vào các bước đi.

Thực tập đi bộ nghiêm túc có thể không thích hợp trong cuộc sống hàng ngày của quý vị. Có lẽ thời gian duy nhất để quý vị thực tập đi bộ là khi quý vị dắt chó ra ngoài vào buổi sáng, và không có cách nào để quý vị có thể thực tập việc nhấc chân, bước đi, di chuyển. Không sao. Chỉ tỉnh thức toàn diện việc đi bộ và ghi nhận liên tục cơ thể của quý vị cảm giác thế nào trong lúc di chuyển. Hay quý vị có thể thấy dễ dàng hơn trong việc chú tâm vào bàn chân, ghi nhận việc đặt chân lên đất, tiếp xúc với mặt đất, và cảm nhận nhịp bước đi. Loại chánh niệm này là giá trị tương đương đi bộ nghiêm túc. Không có cách nào tốt hơn cách nào. Cả hai đều hữu ích theo cách riêng, như thế cách nào quý vị chọn để thực tập là tùy theo các hoàn cảnh trong cuộc sống của chính quý vị.

Chạy bộ cũng có thể trở thành phương thức thực tập của chúng ta nữa -- cảm nhận sự chuyển động toàn thân, và đặc biệt nhịp bước chân trên mặt đất. Vận động cơ thể trong môt số cách thức như yoga hay từ cảm thức nội tại của chính chúng ta về động tác, việc tập thể dục, và thực tập yoga có thể là một phần của việc thực tập chánh niệm của chúng ta.

Trích từ tác phẩm “The Beginner’s Guide to Insight Meditation” [Hướng Dẫn Thiền Minh Sát Cho Người Sơ Cơ] của 2 tác giả Arinna Weisman và Jean Smith, theo trang mạng Phật Giáo Lion’s Roar phổ biến ngày 2 tháng 4 năm 2019. Độc giả có thể đọc nguyên tác Anh ngữ ở đây:

https://www.lionsroar.com/mindful-walking-how-to-do-walking-meditation/

***

Về 2 tác giả Arinna Weisman và Jean Smith:

Arinna Weisman là giáo sư hướng dẫn cho Lotus Sisters. Bà đã nghiên cứu về thiền minh sát kể từ năm 1979 và dạy thiền kể từ năm 1989. Thân giáo sư của bà là Ruth Denison, là người được truyền thụ để dạy thiền bởi thiền sư U Bha Khin. Bà là người sáng lập Trung Tâm Thiền Insight Meditation Center of Pioneer Valley tại tiểu bang Massachusetts. Bà cũng là đồng tác giả của cuốn sách “A Beginner’s Guide to Insight Meditation,” và là người chấp bút cho cuốn sách “Women Practicing Buddhism: American Experiences,” được hiệu đính bởi Peter Gregory và Susanne Mrozik.

Jean Smith là nhà văn/người biên tập của nhiều cuốn sách về Phật Giáo, gồm cuốn “365 Zen,” “A Beginner’s Guide to Insight Meditation,” và “Breath Sweeps Mind.” Là thành viên lâu đời của Insight Meditation Society, bà là chủ tịch hội đồng điều hành của Mountain Retreat Center, tại Taos, New Mexico, nơi bà sinh sống.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Dưới cội Bồ-đề


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.157.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...