Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi »»

Tu tập Phật pháp
»» Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi

Donate

(Lượt xem: 4.861)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi

Font chữ:

Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy.

Từ sự cạnh tranh để sinh tồn, khiến cho con người phát khởi lòng tham không giới hạn. Bắt đầu từ trong gia đình, sau đó dần dần lan vào học đường, xí nghiệp và khắp nơi trong một đất nước. Cứ thế và cứ thế kẻ mạnh đi lấn chiếm kẻ yếu. Từ đó phát sinh ra nhiều sự mâu thuẫn. Bắt đầu từ những lời cải vả, sau đó hạ gục nhau bằng thủ đoạn nầy hay thủ đoạn khác; nhằm mang chiến thắng về phần mình. Lớn hơn nữa là chiến tranh giữa quốc gia nầy hay quốc gia khác. Gần nhất với chúng ta trong thế kỷ thứ 20 là đệ nhất thế chiến từ năm 1914-1918 và đệ nhị thế chiến là từ năm 1939-1945.

Suốt trong thế kỷ thứ 20 chúng ta đã trải qua nhiều biến cố đau thương như chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, chiến tranh Nam Bắc Việt Nam từ năm 1954-1975. Gần đây nhất là chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Cái lợi thuộc về ai, chúng ta không bàn đến; nhưng sự thua thiệt và mất mát chỉ người dân gánh chịu. Bao nhiêu sinh mạng đã hy sinh nơi chiến trường? Bao nhiêu người đi tìm tự do đã bị chết đói hay vì bom rơi đạn lạc đã bỏ thây đây đó? Bao nhiêu người đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để phải ra đi tìm tự do ở nước khác, mà chính họ không bao giờ muốn từ bỏ quê hương của họ để đi đến một nơi xa lạ, kể cả về ngôn ngữ, phong tục và tập quán!!!

Những người cầm quyền được gì và mất gì? Người dân tại các xứ sở trên được gì và mất gì? Không cần phải làm thống kê, chúng ta cũng đã biết một kết quả tương đối là mất nhiều hơn là được. Nếu nói rằng: Con người là chủ tể của muôn loài, thì chính con người đã đánh mất phẩm giá của mình, mục đích chỉ để giải quyết những mâu thuẫn cá nhân hay quyền lực thống trị và kết quả là người dân sở tại bị thua thiệt nhiều nhất; nhưng người thống trị hình như họ chẳng quan tâm đến dân chúng. Từ đó sự mâu thuẫn giữa người cầm quyền và người dân sinh ra sự bất mãn thể chế, không đồng quan điểm với người lãnh đạo; nên vận nước lâm nguy, qua các cuộc biểu tình, phản đối v.v…

Khi người dân thấp cổ, bé họng không còn khả năng để thuyết phục những người lãnh đạo qua lá phiếu đã bầu của mình cho họ thì sự bất mãn càng ngày càng gia tăng. Từ đó bạo lực cá nhân và khối quần chúng bất mãn càng ngày càng tăng dần; khiến cho việc sản xuất, lao động, công ty, xí nghiệp bị đình trệ qua các cuộc biểu tình đòi hỏi nguyện vọng được trả lương cho xứng đáng với công việc làm của họ. Nếu chính quyền sở tại không giải quyết đến nơi đến chốn thì bạo lực sẽ xảy ra. Từ đó chính quyền mang sức mạnh quân sự ra đàn áp. Khiến cho sự bất mãn trong dân chúng càng ngày càng dâng cao; xã hội càng bất ổn hơn.

Ngày xưa khi chế độ quân chủ còn tồn tại, những ông vua chủ trương rằng: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; nghĩa là: “Dân là quý, đất nước liền sau, vua là nhẹ”. Nhưng ngày nay đa phần các nước được gọi là dân chủ, tự do, nhân quyền v.v…; họ đều làm ngược lại. Đầu tiên phải là người thống trị, kế đó là quyền lợi; còn dân là những người chỉ thừa hành bổn phận đóng thuế cho những ông quan, dân biểu lãnh lương hằng tháng va tạo ra hết đạo luật nầy đến đạo luật khác; khiến cho người dân vốn đã khổ càng thêm khổ sở nhiều hơn nữa.

Bất kể là xã hội nào ngày hôm nay trên thế giới như: quân chủ, dân chủ, tư bản, cộng sản, đa chủ nghĩa v.v… chúng ta đều thấy được một điều là sự chiếm hữu của những người thống trị quá nhiều, qua tài sản kết xù để tại những ngân hàng trên thế giới; còn người dân đa phần ngày hai bữa không đủ cơm ăn, áo mặc; khiến cho sự bất công cứ càng ngày càng tăng lên cao mãi. Do đó sự bạo loạn giữa người dân và chính quyền xảy ra nhan nhãn khắp đó đây. Nếu chính quyền sở tại biết hy sinh cho dân và nghe ngóng nguyện vọng của người dân, đền bù những thiệt hại cho họ khi mùa màng bị thất thu do thiên tai hạn hán gây nên; thì sự chống đối sẽ giảm nhẹ xuống. Trong khi đó vì sưu cao thuế nặng người dân chịu không nổi; nên bạo lực là kết quả đã xảy ra để phản kháng cho những vấn đề bất công nầy. Rồi từ đó hận thù bắt đầu trỗi dậy giữa cộng đồng nầy với cộng đồng khác, quốc gia nầy với quốc gia khác; khiến cho trật tự của quốc gia và thế giới bị rối loạn, khó có thể vãn hồi trong một thời gian dài.

Chúng ta quan sát thế giới động vật để suy ra con người. Vì con người cũng là một sinh vật; nhưng sinh vật ấy có lý trí hơn những động vật khác. Thế nhưng sự thể hiện về quyền lực cũng không khác là bao. Ví dụ địa hạt của Sư Tử hay Hà Mã, chúng đã tự phân chia ranh giới của mình rồi, nếu có những động vật khác bén mãn vào thì chắc chắn sẽ bị hy sinh ngay và sẽ là miếng mồi ngon cho những kẻ đang thống trị nơi địa hạt ấy.

Thú vật vì sinh tồn mà chém giết, xé thịt, ăn tươi nuốt sống lẩn nhau. Như vậy con người cũng đâu khác gì những động vật có răng nhọn kia? Chúng hành động chỉ vì muốn bảo vệ sự sống của mình; còn con người có lý trí hơn những động vật khác, nhiều khi xử sự còn kém xa một số động vật. Bởi con người dùng trí óc để chế ra bom nguyên tử, súng đạn hiện đại nhằm sát hạt lẫn nhau, cốt chỉ mong mang phần thắng về mình rồi chiếm hữu và muốn đối phương phải bị thôn tính, trở thành kẻ bị trị. Thay vì thể hiện lòng từ bi, vị tha, bố thí, giúp đời thì chỉ sáng chế ra những vũ khí tối tân để sát hại nhau. Động vật, đa phần kém thông minh hơn con người; nhưng khi chúng sát hại một sinh vật khác để ăn, đầu tiên chúng phân chia cho đồng loại, sau đó các động vật nhỏ khác hưởng ké và không bỏ sót lại chiến lợi phẩm mà chúng đã giết.

Trong khi đó con người thì ngược lại, miệng thì kêu gọi hoà bình, ngưng bắn; nhưng đâu đó ở phía sau những hiệp ước đình chiến, mỗi bên đều thủ thế với sự sát hại chém giết đi kèm. Đây là nguyên nhân chính, mà hận thù do con người gây nên không bao giờ có sự dập tắt và chấm dứt.

Thánh Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ từ giữa thế kỷ thứ 20 đã chủ trương tranh đấu bất bạo động để giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc Ấn Độ, chỉ bằng một sự quyết tâm không dùng đến súng đạn, hận thù, mà chỉ dùng đến tinh thần bất bạo động, sự hiểu và thương nhóm dân cùng khổ, quyết tâm tranh đấu cho một nước Ấn Độ độc lập tự chủ từ sự thống trị của thực dân Anh, mà Ông chính là người dẫn đầu trong phong trào đấu tranh bất bạo động nầy đã thành công và năm 1948 người Anh đã chính thức trao trả lại sự độc lập cho nước Ấn Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng đã rời bỏ quê hương mình từ năm 1959, đến Ấn Độ để xin tỵ nạn chính trị và Tôn Giáo vì quê hương của Ngài đã bị cộng sản Trung Hoa xâm chiếm từ năm 1949. Kể từ đó đến nay, bất cứ trong thời thuyết giảng nào của Ngài, Ngài cũng không bao giờ đề cập đến vấn đề bạo lực để giành lại độc lập chủ quyền từ người cộng sản Trung Quốc, mà lòng Từ Bi luôn thể hiện nơi tự thân của Ngài. Có nhiều lần Ngài đã phát biểu rằng: ”nếu trong tâm của Anh lòng Từ Bi ngự trị thì hận thù sẽ không có cơ hội để tồn tại”. Đây chính là một thông điệp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã tuyên bố cách đây 2.600 năm về trước là: ”Hận thù sẽ không chiến thắng được hận thù. Chỉ có lòng Từ Bi mới có thể chiến thắng được hận thù”.

Bất bạo động không phải là một sự yếu hèn, mà chính việc không hy sinh thân mạng của nhân dân để củng cố quyền lực của người lãnh đạo, thì đây mới chính là những người lãnh đạo xứng đáng của người dân. Đây cũng chính là việc thực hành theo lời dạy của Đức Phật là: ”chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

Nhìn về Đông Âu mà Đông Đức là tiêu biểu. Nước Đức bị chia đôi vào năm 1949. Đông Đức theo chủ nghĩa cộng sản và Tây Đức theo chủ nghĩa Tự Do. Suốt từ năm 1949 đến năm 1989; năm mà bức tường Berlin bị chính người dân Đông Đức đập vở, đã đánh dấu được một ý thức, một cao trào dân chủ cao phát xuất từ người dân Đông Đức và Đông Âu.

Do vậy tất cả các xứ cộng sản Đông Âu đều đã tự động rời bỏ thể chế cộng sản mấy mươi năm họ đã phục tùng và con đường tự do, dân chủ chính là mục đích mà người dân cần đến; nên họ đã tự mở xiềng xích chủ nghĩa cộng sản đã trói buộc họ trong mấy mươi năm, để từ đó hoà nhập vào một bình minh mới của nhân loại. Ví dụ như Ukraine đã thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản để tìm đến bến đổ tự do và nền dân chủ ấy còn non trẻ, nay lại bị kẻ thống trị Putin tìm đủ mọi cách để thôn tính bờ cõi, nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân và dân tộc của mình, thì đây cũng là một loại hình thống trị mới.

Đức Phật, người mang sứ mệnh lịch sử của lòng bao dung, vị tha, từ bi và bất bạo động ra tuyên thuyết giữa quảng đại quần chúng từ thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch. Người ứng dụng chủ trương nầy như vua A Dục ở vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch đã làm cho nước Ấn Độ càng ngày càng lớn mạnh hơn, không phải về biên cương địa lý, mà chính là lòng từ bi, xem dân như ruột thịt của mình, lấy giáo lý của Đức Phật áp dụng vào lối cai dân trị nước của mình; nên Tam Tạng Thánh Điển Nam Truyền mới được hình thành và các dân tộc Đông Nam Á Châu đã áp dụng để sống trong đời sống thường nhật; khiến cho chiến tranh ít xảy ra hơn đối với những quốc gia khác quanh vùng.

Ví dụ để tránh việc tập trung tài sản của cải vào một người, một nhóm người hay một thể chế nào đó, họ áp dụng sự cúng dường, bố thì, nhằm quân bình cán cân cung và cầu đều nhau; khiến cho xã hội an bình hơn. Từ đó giữa người cầm quyền và người dân dễ gần gũi để chia xẻ những sự mất mát của xã hội như hạn hán, bất công v.v…từ đó sự chống đối càng ít thấy xảy ra hơn.

Đây có thể là một công thức, một bài toán không khó để giải lấy đáp số; nhưng con người ngày nay lại đi tìm kiếm một phương án khác; khiến cho thế giới phải đau đầu và chưa có lối thoát cho 8 tỉ dân đang sinh sống trên quả địa cầu nầy. Nếu ai trong chúng ta cũng thực hiện lời Phật dạy trong Đại Trí Độ Luận đã từng tuyên dương như sau thì thế giới nầy, nền hoà bình sẽ luôn được an lạc và vĩnh cửu. Đó là: ”Hãy đừng trông vào ai đó bọc nhung hết quả địa cầu nầy, để chúng ta đi hai chân cho được êm, mà mỗi người hãy tự bọc nhung hai chân của mình lại để đi được êm trên quả địa cầu nầy”. Như vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân mình là quan trọng hơn cả. Nếu thân không tu, gia không tề, thì nước sẽ không trị được.

Nhiều người lãnh đạo, kể cả những vị lãnh đạo Tôn Giáo chỉ muốn giáo huấn người khác và mong nhiều người phục tùng, phụng sự cho mình; trong khi đó chính mình đã không làm lợi lạc được gì cho quần chúng. Đây mới là điều khiếm khuyết lớn nhất mà những người lãnh đạo, mấy ai quan tâm về việc nầy?

Để kết luận cho bài nói chuyện hôm nay, chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta Tăng Ni cũng như Phật Tử hay không Phật Tử; người có Đạo cũng như không theo Đạo hãy hạ thủ công phu bằng cách mỗi ngày nên dừng lại chừng 5 đến 10 phút để quan sát tự thân của mình trước khi một ngày mới bắt đầu, nhằm hồi tưởng lại những lỗi lầm nếu có đã xảy ra trong ngày hôm qua hay trong nhiều năm tháng trước và hãy làm một điều hay nhiều điều gì đó lợi lạc, khiến cho người khác an vui, thì đó cũng chính là niềm an vui của chính mình.

Kính chúc Quý Vị có một niềm an vui, hạnh phúc thật sự khi bên trong lẫn bên ngoài chúng ta đều không có sự hận thù, bạo động, chiến tranh mà chỉ có một tâm hồn tỉnh thức, bất bạo động trong niềm an lạc với sự hướng dẫn của Từ Bi và Lợi Tha, để chính mình và người khác đều có cuộc sống thăng hoa trong mọi lãnh vực của cuộc đời.

Nam Mô hoan hỷ tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Xin cảm ơn và kính chào tất cả Quý Vị.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.68.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...