Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Về một số từ “khó hiểu” trong Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) »» Về một số từ “khó hiểu” trong Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) »»

Về một số từ “khó hiểu” trong Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta)
»» Về một số từ “khó hiểu” trong Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta)

Donate

(Lượt xem: 7.117)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Về một số từ “khó hiểu” trong Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta)

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán, đã được nhiều bậc thầy đạo cao đức trong dịch từ nguyên văn Pāli ra Việt văn. Một trong những bậc thầy đó là Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Phật học, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975, nguyên Trụ trì Thiền viện Vạn Hạnh, Tp Hồ Chí Minh cho đến khi viên tịch cách đây vài năm.

Cách đây vài tháng có một vị thầy nói với tôi rằng, thầy nghi các bậc thầy dịch thành câu “quán thân trên thân” là dịch từ bản Anh ngữ chứ không phải dịch từ bản Pāli, và hỏi tôi có rành Pāli không và xem lại thử sao. Tôi thưa chỉ biết chút chữ Phạn chứ Pāli thì biết sơ sơ. Nhưng tôi vẫn ghi nhớ lời thầy. Nay tôi xin trình bày ý kiến như sau.

Ngài Minh Châu đã dịch từ Pāli ra Việt bốn câu ứng với bốn phép quán:

(1) “kāye kāyānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán thân trên thân
(2) “vedanāsu vedanānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán thọ trên các thọ
(3) “citte cittānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán tâm trên tâm
(4) “dhammesu dhammānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán pháp trên các pháp [1]

Một số vị khác đã thay chữ “trên” trong bản dịch của Hòa thượng Minh Châu bằng chữ “trong” hay “như”. Vậy chúng ta có 3 câu:

Sống quán thân trên thân, Sống quán thân trong thân, Sống quán thân như thân

Mặc dầu đoạn kế tiếp của bài kinh giải thích chi tiết khá dài thế nào là “sống quán thân trên (/trong/như) thân”, nhưng về mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt thì câu “sống quán thân trên (/trong/như) thân” cũng như “thân trên (/trong/như) thân” chứa hai chữ “thân” hai bên chữ “trên /trong/như” là một cấu trúc “lạ”, không tạo cho người đọc một ý nghĩa rõ ràng, xác định nào cả, có vẻ mơ hồ, nên gây hoang mang …

Trong nhiều bản dịch ra Anh ngữ thì câu tương ứng cũng có biến đổi như:

(i) A monk dwells contemplating (the nature of) the body in the body = một vị tăng sống đang quán (bản chất của) thân trong thân [2]

(ii) The monk contemplates the body as body = Vị tăng quán thân như thân [3]

(iii) He dwells contemplating his/the body = Vị tăng sống đang quán thân của mình [4]

(iv) He dwells as a body-contemplator in relation to the body = Vị tăng sống như một người quán thân đối với thân [5]

(v) A monk remains focused on the body in and of itself = Vị tăng liên tục chú tâm trên thân trong và của chính thân [6]

Như vậy tất cả những câu Anh ngữ trên đây cũng có vẻ xa lạ với Anh ngữ thông thường và không rõ nghĩa, không cho người đọc một ý nghĩa rõ ràng, xác định nào cả.

Bây giờ chúng ta xem nguyên văn Pāli của câu này để thử coi có ý nghĩa gì sáng tỏ hơn các câu Việt dịch và Anh dịch trên đây không. Câu Pāli là: “kāye kāyānupassī viharati” .

Về mặt cú pháp, chúng ta nhận ra:

(a) kāye là Locative (Vị trí cách) số ít của kāya (m) [danh từ giống đực] = thân (body)

(b) kāyānupassī là Nominative (Chủ cách) số giống đực của kāya-anupassin, bổ nghĩa cho chủ từ của viharati [là vị tăng]; anupassin (a) [tính từ] = đang nhìn, đang quan sát thấu đáo (look thoughtfully for a long time at) , đang nhận biết rõ -- > kāyānupassin (a) = kāya-anupassin (a) = đang quan sát thấu đáo về thân; đang quán thân [7]; ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân tích anupassin = anu-passin; trong đó anu là tiền tố (prefix), ở đây có nghĩa “liên tục” [8]; passin là tính từ suy ra từ động từ passati, tức [dis + a; dis is changed to pas.] sees; finds; understands [9] --- > anupassin = anu-passin (a) = đang nhận biết liên tục -- > kāyānupassin (a) = kāya-anu-passin (a) = đang nhận biết liên tục về thân -- > đang nhận biết liên tục [về các hiện tượng xảy ra] trong thân.

(c) viharati là ngôi ba số ít Thì hiện tại của động từ vi+har+a, có nhiều nghĩa như: lives; abides; dwells; sojourns [10],[11], trong này có các nghĩa “lives = nó sống”; “abides = nó tuân theo, nó tiếp tục”; “sojourns = nó tạm trú”; riêng với “dwells” thì các dịch giả nêu trên chỉ dùng nghĩa “To live as a resident, to reside, to exist in a given place = sống tại, cư trú tại”.

Có lẽ bởi vì chỉ dừng ý nghĩa của viharati tại đây cho nên các bậc thầy như Hòa thượng Thích Minh Châu và các vị khác đã phân câu “kāye kāyānupassī viharati” làm hai phần là (a) viharati = (vị ấy) sống; và (b) kāye kāyānupassī = quán thân (kāyānupassī) trên (/trong/như) thân (kāye). Vì vậy ghép lại dịch thành “sống quán thân trên (/trong/ như) thân

Nhưng theo ý của tôi thì “dwells” ở đây còn một nghĩa rất quan trọng mà các vị không quân tâm tới, đó là : “to exist in a given state” = đắm mình vào một trạng thái cho trước” , như “dwell in joy = đắm mình vào niềm vui”, rõ hơn là nghĩa “to fasten one’s attention on something, especially persistently = buộc chặt sự chú tâm vào một sự vật, đặc biệt một cách liên tục”. Như vậy, ở đây “viharati” = “vị ấy quán”. Cho nên theo tôi, câu “kāye kāyānupassī viharati” có thể được chia làm hai phần khác với cách chia của quí vị nêu trên; đó là (a) kāye viharati = (vị ấy) quán thân; và (b) kāyānupassī = đang nhận biết liên tục về thân -- > đang nhận biết liên tục [những hiện tượng đang xảy ra] trong thân. Ghép lại, câu ấy được dịch thành “vị ấy) quán thân là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong thân.

Như vậy sự khác biệt ở đây là: trong khi các ngài hiểu “viharati” là “sống” còn tôi hiểu là “quán” nên tôi ghép nó với “kāye” thành “kāye viharati” = “quán thân”; các ngài hiểu “kāyānupassī” = “quán thân” nên ghép nó với “kāye” thành “kāye kāyānupassī” = quán thân trên (/trong/như thân); còn tôi hiểu “kāyānupassī” = “đang nhận biết liên tục [những hiện tương xảy ra] trong thân. Và do đó cách hiểu của tôi cho biết “kāyānupassī” được dùng như định nghĩa của “quán thân” = “ kāye viharati”

Tóm lại, theo ý tôi bốn câu:

“quán thân trên (/trong/như) thân”, “quán thọ trên (/trong/như) các thọ”, “quán tâm trên (/trong/như) tâm”, “quán pháp trên (trong/như) các pháp” có thể được dịch lại thành như sau:

“kāye kāyānupassī viharati” = “quán thân là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong thân”.

tương tự:

“vedanāsu vedanānupassī viharati” = “quán thọ là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong các thọ”

“ citte cittānupassī viharati” = "quán tâm là đang nhận biết liên tục những hiện tương xảy ra trong tâm”

“dhammesu dhammānupassī viharati,” = quán pháp là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong các pháp”

Tôi, trước sau vẫn một mực vô cùng tôn kính các bậc tôn túc và vẫn biết việc tu học của bản thân không nghĩa lí gì so với bất cứ vị nào lấy Chánh Pháp của Phật giáo làm kim chỉ nam của cuộc sống, nhưng đã xin trình bày suy nghĩ như trên, kính mong quí thầy, quí cô và các thiện tri thức chỉ giáo cho.

05/01/2018

Tài liệu tham khảo:

1. Kinh Niệm Xứ, Hòa thượng Thích Minh Châu Việt dịch, https://thuvienhoasen.org/a793/10-kinh-niem-xu-satipatthana-sutta.
2. Mahāsatipaṭṭhānasuttaṁ, edited and translated by Ānandajoti Bhikkhu, November 2005, 2nd revised version, October 2011 – 2555
3. Ole Holten Pind (one of the authors of Critical Pali Dictionary) , http://groups.yahoo.com/group/Pali/message/11207
4. Nibbanka, https://discourse.suttacentral.net/t/kaye-in-kaye-kayanupassi-viharati-not-spacial-locative-no-such-thing-as-body-in-the-body/5605
5. Bhikkhu Bodhi, https://discourse.suttacentral.net/t/kaye-in-kaye-kayanupassi-viharati-not-spacial-locative-no-such-thing-as-body-in-the-body/5605
6. Majjhima Nikaya 10. Satipatthana Sutta, Frames of Reference , Translated by Bhikkhu Thanissaro, https://thuvienhoasen.org/a793/10-kinh-niem-xu-satipatthana-sutta
7. Pali-English Dictionary (Pali Text Society), http://www.buddhism-dict.net/ddb/
8. Mahāsatipaṭṭhānasuttaṁ, edited and translated by Ānandajoti Bhikkhu, November 2005, 2nd revised version, October 2011 – 2555
9. & 10. Pali-English Dictionary, http://www.buddha-vacana.org/toolbox/dico.html
11. Pali-English Dictionary (Pali Text Society), http://www.buddhism-dict.net/ddb/


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.198.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...