Đạo Phật ra đời cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ, xuất xứ ban đầu chỉ nội trong xứ Ấn Độ nhưng dần dà lan truyền sang các quốc gia khác của Á châu như: Trung hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Thailand, laos, Sri Lanka… Phật giáo truyền đến đâu thì hoà hợp với văn hoá, phong tục tập quán ở đấy mà dần dà hình thành những trường phái khác nhau, đó là tính khế cơ, khế lý của Phật pháp. Đạo Phật cũng như mọi pháp trên thế gian, cũng không thể nằm ngoài quá trình “Thành- trụ- hoại- không” hay “ Sinh- trụ - dị- diệt”. Phật giáo có thời huy hoàng rực rỡ trên con đường tơ lụa, từng là tôn giáo chính ở những quốc gia vùng Trung Á như: Afghanistan, Pakistan… Trước khi Hồi giáo thống lĩnh những nơi này.
Giáo lý Phật tựu trung là giác ngộ con người, chỉ ra lẽ thật của cuộc đời và con đường giải thoát. Như kinh Pháp Hoa đã nói: Phật ra đời vì một đaị sự nhân duyên là giúp chúng sanh “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”! Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát ngũ dục, giải thoát những tri kiến mê lầm, giaỉ thoát mọi ràng buộc mà con người tự buộc mình và ràng buộc lẫn nhau. Đến khoảng thế kỷ thứ XI- XII thì Hồi giáo tấn công và tiêu diệt toàn bộ Phật giáo ở Ấn Độ. Mười ngàn tu sĩ bị giết, Đại học Nalanda và toàn bộ chùa viện bị phá huỷ. Phật giáo các vùng Trung Á cũng chịu chung số phận như vậy! Riêng Phật giáo ở các nước khác cũng nhiều thăng trầm theo dòng lịch sử. Nếu gặp vua sáng tôi hiền thì Phật giáo phát triển, nếu gặp thời hôn quân thì cũng nhiều lần bị bách hại (thời Hồng Võ bên Tàu, Thời Lê Hy Tông ở Việt, thời hiện đại cũng có giai đọan phá chùa…)
Ở các xứ Ả Rập, Hồi giáo là quốc giáo. Họ vô cùng độc đoán và khắc nghiệt. Họ không chấp nhận những gì nói khác với kinh Quoran. Khắc nghiệt đến độ: Chỉ có thượng đế Alah của họ mới có khuôn mặt người. Họ từng vạt mặc các pho tượng khác tôn giáo với họ. Ấy vậy mà hôm nay ở đây mọc lên một ngôi chùa Phật giáo ở Dubai (UAE). Một điều không thể tưởng, không thể tin nếu không có một đoạn clip của Khalid Al Amei làm bằng chứng. Quả thật đã có một ngôi chùa Phật giáo do các tu sĩ đến từ Sri Lanka thành lập và hoằng pháp ở đây. Các tu sĩ Sri Lanka theo dòng Nam truyền này giữ giới tu hành rất tinh tấn. Ở ngôi chùa này có một cây Bồ Đề đã cao to (Vốn chiết từ cây gốc ở Sri Lanka). Ngôi chùa mang tên: MAHAMEVNAWA BUDDHIST MONASTERY. Hiện ở UAE (các tiểu vương quốc Arab) có khoảng năm trăm ngàn Phật tử, phần lớn đến từ Sri Lanka. Họ là những chuyên gia, công nhân, người giúp việc nhà… đến sống và lao động, cũng có một số ít người bản xứ. Khalid Al Ameri đã đến ngôi chùa này làm phóng sự và tìm hiểu về đaọ Phật. Anh ta được các vị tu sĩ ở đây cho biết:
- Phần lớn thời gian chúng tôi tu tập và cầu nguyện ở trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (người khai sáng đạo Phật) chúng tôi tu thiền Minh Sát. Dâng cúng hoa, đèn, nước tinh khiết và cả thức ăn .
Khalid Al Ameri chỉ vào những bức tranh hai bên chánh điện hỏi thì các sư giải thích đó là những đồ đệ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Anh ta lại chỉ vào tủ sách thì được giải thích: ngoài kinh điển còn có các sách dạy về bổn phận của các Phật tử, hoặc cả sách nói về bổn phận người nội trợ (người giúp việc nhà…) Anh Khalid Al Ameri tỏ ra rất thích thú và hoan hỷ lắm. Anh ta nhiều lần nói đến từ khoan dung (tolerance)!
Ngôi chùa vốn là một tòa biệt thự sơn trắng, thành lập từ năm 1999. Hiện tại có hai vị tu sĩ thường trú ở đây, họ đến từ Sri Lanka. Hai vị tu sĩ giữ giới rất nghiêm túc, ngày ăn một bữa, tụng niệm bằng tiếng Sinhalese (một ngôn ngữ của người Sri Lanka), thường giảng kinh thuyết pháp cho Phật tử. Ngày thường các Phật tử phải đi làm và họ thường đến chùa vào những ngày cuối tuần (có lẽ cũng giống như người Việt hải ngoại, ngôi chùa không chỉ là nơi tu tập mà còn là một mảnh hồn của quê hương cho người xa xứ. Ngôi chùa là nơi để người xa quê tìm về!)
Mái chùa che chở hồn dân tộcNếp sống muôn đời của tổ tôngHuyền Không
Hiện tại ngôi chùa quá nhỏ bé so với số lượng Phật tử đến tu tập. Họ đang xin phép chính quyền sở taị để xây dựng một ngôi chùa khác với quy mô rộng lớn hơn để đủ sức dung chứa lượng Phật tử ngày càng tăng. Tuy số lượng Phật tử đông đảo nhưng mọi việc tu tập, sinh hoạt… đều giữ gìn kín đáo sau hai cánh cổng khép chặt, mọi việc đều hết sức nhẹ nhàng tế nhị ( có lẽ để tránh sự xung động, sự “ngứa mắt” của những người bản xứ hay những thành phần cực đoan quá khích)
Khi tôi xem phóng sự của Khalid Al Ameri cũng rất ngạc nhiên và thích thú vô cùng! Sa mạc vốn khắc nghiệt, đạo Hồi vốn rất hẹp hòi và bảo thủ…Thiên nhiên và xã hội đã tạo nên cái tính cách mãnh liệt đến độ lạnh lùng tàn nhẫn, sẵn sàng tiêu diệt đối thủ không thương tiếc. Người Arab rất bảo thủ và cuồng tín, hễ điều gì mà khác với đức tin của họ, khác với tôn chỉ của Hồi giáo thì bị triệt hạ ngay lập tức. Xã hội hôm nay dù khoa học kỹ thuật và văn minh phát triển cao độ nhưng họ vẫn giữ nguyên những giáo điều cũ kỹ, lạc hậu và phi lý! ấy vậy mà một ngôi chùa Phật giáo với hàng trăm ngàn Phật tử đã xuất hiện ở giữa thủ đô Dubai. Thật vô tiền khoáng hậu, xưa nay chưa từng ai dám nghĩ đến! quả thật điều naỳ là một sự kỳ diệu của hai chữ khoan dung mà Khalid Al Ameri đã nói đi nói laị nhiều lần! Hy vọng trí huệ và năng lương từ bi từ ngôi chùa này sẽ như những gịot cam lộ rưới trên đất sa mạc Arab. Hy vọng làn sóng từ bi sẽ lan tỏa trong đất trời đấy nắng gió khắc nghiệt của vùng Ả rập này! Kinh sách thường ví hoa sen trong biển lửa (hoả diệm hoá hồng liên), hy vọng đóa hoa sen tinh khiết sẽ phát quang tỏa hương để tưới tẩm tâm hồn người.
TIỂU LỤC THẦN PHONG Ất Lăng thành, 2/2019