Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 3 - năm 2024 »»

Tu học Phật pháp
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 3 - năm 2024

(Lượt xem: 3.277)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 3 - năm 2024

Font chữ:

Tuần qua chúng tôi đã nhận được những chia sẻ từ quý vị. Theo đó, việc nhận thức về năm căn lành nên được hiểu như sau.

Thứ nhất, năm căn lành này đều thiết yếu như nhau, không thể xem bất kỳ yếu tố nào trong đó là quan trọng hơn để có thể bỏ qua các yếu tố khác. Tuy nhiên, việc sinh khởi tất yếu vẫn phải tuần tự chứ không phải nhất thời mà có được, và trình tự sinh khởi hợp lý nhất chính là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Điều này có nghĩa là, chỉ sau khi đã sinh khởi được tín tâm, có lòng tin rồi, thì tuần tự các yếu tố sau mới có thể sinh khởi và mang đến hiệu quả trong sự tu tập. Không có niềm tin thì không thể chuyên cần tinh tấn một cách chân chánh, cũng như không thể tu tập niệm hay định, tuệ.

Thứ hai, sau khi sinh khởi rồi thì cả năm căn lành phải được tu dưỡng, phát triển đồng thời, không thể đợi “hoàn tất” một yếu tố này rồi mới phát triển yếu tố kia. Chẳng hạn như khi phát triển sự chuyên cần thì cùng lúc vẫn phải tiếp tục nuôi dưỡng tín tâm, cho đến khi tu tập định tuệ thì cũng vẫn phải song song với sự chuyên cần. Hay nói cách khác, cả năm căn lành phải đồng thời được nuôi dưỡng và phát triển, cùng hỗ trợ cho nhau. Có thể so sánh một cách dễ hiểu tương tự như khi chúng ta dọn thức ăn lên bàn thì phải tuần tự mang ra từng món, nhưng khi thực sự ngồi vào bàn ăn thì không phải ăn hết món này mới đến món khác, mà chúng ta sẽ cùng lúc thưởng thức tất cả các món ăn trên bàn.

Và hôm nay chúng ta tiếp tục nội dung bài chia sẻ Phật pháp lần thứ ba. Tiếp theo căn lành tinh tấn được nuôi dưỡng và phát triển với bốn pháp chánh cần, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc nuôi dưỡng niệm căn với bốn pháp tu tương ứng là Tứ niệm xứ, cũng là một nhóm pháp tu khác trong 37 phẩm trợ đạo hay 37 Bồ-đề phần.

Tứ niệm xứ là bốn pháp tu tập quán niệm có thể được trình bày ngắn gọn như sau:

Thứ nhất là thân niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nghĩ nhớ về thân, luôn thấy được thân này là một hợp thể giả tạo và bất tịnh, không có gì đáng để chúng ta đam mê, ôm ấp. Pháp tu thân niệm xứ được nêu lên một cách ngắn gọn dễ nhớ là “quán thân bất tịnh”.

Thứ hai là thọ niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nhận biết và nghĩ nhớ đến các cảm thọ trong thân. Một cách tổng quát thì tùy theo tính chất được cảm nhận, có thể chia ra ba loại cảm thọ là khổ thọ (cảm thọ khó chịu), lạc thọ (cảm thọ vui thích, dễ chịu) và cảm thọ trung tính (không khổ không vui). Cho dù là thuộc về loại cảm thọ nào, chúng ta vẫn luôn thấy được bản chất của chúng đều là khổ não, không có sự an vui chân thật lâu dài. Pháp tu này được nêu lên một cách ngắn gọn dễ nhớ là “quán thọ thị khổ”.

Thứ ba tâm niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nhận biết và nghĩ nhớ đối với các ý niệm liên tục khởi sinh và diệt mất trong tâm, do đó biết được chúng đều là vô thường. Pháp tu này được nêu ngắn gọn dễ nhớ là “quán tâm vô thường”.

Thứ tư là pháp niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nhận biết và nghĩ nhớ đối với tất cả các pháp, thấy được tất cả các pháp đều do duyên hợp, không có tự tánh hay chủ thể, và do vậy nên tất cả đều là vô ngã. Pháp tu này được nêu ngắn gọn dễ nhớ là “quán pháp vô ngã”.

“Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã” là các pháp giúp rèn luyện và phát triển niệm lực, nghĩ nhớ những điều chân chánh, đúng pháp. Bốn pháp tu này sẽ giúp đối trị với bốn sự điên đảo. Người đời do không tu tập chánh pháp nên luôn nhận thức ngược lại với bốn tính chất khổ, bất tịnh, vô thường và vô ngã của các pháp, và chính vì vậy mới mê đắm tạo các nghiệp lành dữ để rồi phải trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Người tu tập phá trừ được bốn sự điên đảo đó chính là bước đầu hé lộ chân lý, thấy được một cách đúng thật tính chất của các pháp là khổ, bất tịnh, vô thường và vô ngã. Khi nhận thức đúng như vậy, các tâm niệm xấu ác như tham, sân, si đều sẽ trở nên yếu ớt vì không còn có động lực thôi thúc nữa. Và từ căn bản này, các pháp tu tập tiếp theo đều sẽ dễ đạt được hiệu quả hơn.

Việc tu tập bốn pháp niệm xứ là quan trọng nhưng đòi hỏi phải có sự nỗ lực kiên trì, vì không dễ thấy được kết quả ngay trong thời gian ngắn. Đó là vì những tập khí, thói quen chìm đắm trong bốn sự điên đảo của chúng ta đã có từ quá lâu xa trong quá khứ, nên không thể nhất thời có thể trừ bỏ được. Cũng giống như căn phòng tối mênh mông rộng lớn, mới thắp lên một vài đốm lửa nhỏ thì không thể đủ sức soi sáng. Tuy nhiên, với sự kiên trì tu tập, cũng giống như khi thắp lên ngày càng nhiều ngọn nến hoặc nhen nhúm lên được một đống lửa to, thì khi ấy sự soi chiếu của ánh sáng mới có thể thấy rõ được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1517 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.36.9 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...