Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 1 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 1 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 3.013)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 1 - năm 2024

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vấn đề được chúng tôi đề cập trong tuần này là ý nghĩa của năm căn lành (ngũ căn) trong 37 phẩm trợ đạo (tam thập thất trợ đạo phẩm), cũng gọi là 37 phần Bồ-đề (tam thập thất Bồ-đề phần) hay 37 phẩm đạo (tam thập thất đạo phẩm).

Trước hết cần phân biệt năm căn lành này với thuật ngữ năm căn được dùng để chỉ năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân). Năm căn lành là một trong 7 nhóm pháp thuộc 37 phẩm trợ đạo. Bảy nhóm này bao gồm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát chánh đạo. Bảy nhóm pháp này là những pháp tu tập giúp đạt đến sự giải thoát hay giác ngộ, do đó được gọi là “trợ đạo” hay “Bồ-đề phần”.

Năm căn lành được đề cập trước tiên vì theo đúng như tên gọi, đây là năm pháp lành căn bản nhất, từ đó mới có thể khởi sinh các pháp lành khác. Do vậy, chữ căn ở đây được hiểu là căn bản, là cội gốc sinh ra các pháp lành.

Năm căn lành bao gồm: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Các pháp này được kể ra theo trình tự hợp lý cần được tuân theo khi tu tập, do vậy chúng ta cũng sẽ lần lượt tìm hiểu theo đúng trình tự này.

Trước hết là tín căn. Tín ở đây là đức tin, niềm tin, và phải được hiểu là niềm tin vào chánh pháp, tức là những giáo pháp do đức Phật truyền dạy, hay nói rộng ra là niềm tin vào Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng-già). Bởi vì giáo pháp của đức Phật suy cho cùng cũng chỉ là một bản hướng dẫn, một tấm bản đồ chỉ đường mà thôi. Chính chư tăng là những người có kinh nghiệm tu tập, thực hành giáo pháp một cách cụ thể mới có thể dẫn dắt, chỉ bày cho người Phật tử những phương pháp tu tập cụ thể và hiệu quả. Do vậy, việc học Phật với sự dẫn dắt của chư tăng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải tự tìm hiểu và làm theo giáo pháp. Trong ý nghĩa này, việc sinh khởi và nuôi dưỡng tín căn chính là sinh khởi đức tin vào Tam bảo, tin tưởng thực hành với sự dẫn dắt của chư tăng theo đúng chánh pháp.

Tiếp theo là tấn căn. Tấn nghĩa là tinh tấn, là nỗ lực tiến lên, tiến về phía trước, trong ý nghĩa là hướng theo mục đích tu tập đã đề ra. Nếu chúng ta có đức tin nhưng không có sự tinh tấn thì đức tin đó cũng chỉ mãi mãi là một ý niệm, không thể mang lại kết quả lợi ích cụ thể. Do vậy, tiếp theo tín căn là tấn căn, chính là nỗ lực cụ thể hóa niềm tin và mục đích tu tập của chúng ta. Cho nên sự tinh tấn ở đây cũng không phải là tinh tấn nói chung, mà cần được hiểu một cách cụ thể là tinh tấn tu tập hay nói cách khác là tinh tấn thực hành giáo pháp.

Căn lành kế tiếp là niệm căn. Niệm là ý niệm, là sự nghĩ nhớ, ở đây có nghĩa là biết nhiếp phục, duy trì ý niệm, luôn nghĩ nhớ, ghi nhớ một điều gì. Như người niệm Phật sẽ luôn nghĩ nhớ đến đức Phật, luôn hướng tâm về đức Phật. Sinh khởi và nuôi dưỡng niệm căn là bước đầu nhiếp phục tâm tán loạn, mông lung của chúng ta theo thói quen từ lâu đời. Thay vì buông thả theo nhiều tạp niệm, chúng ta chỉ còn hướng về một đối tượng được ghi nhớ trong tâm, nhờ đó có thể chuẩn bị cho việc tiến tới tu tập sự an định.

Sau niệm căn là định căn. Định là an định, là tâm an ổn trụ yên trong trạng thái tịch tĩnh, không còn bị khuấy động bởi những tạp niệm lăng xăng. Do vậy, định là kết quả của sự điều phục tâm, ngăn dứt được sự tán loạn.

Căn lành cuối cùng trong năm căn là tuệ căn. Tuệ là trí tuệ, là sự sáng suốt nhận hiểu. Trí tuệ trong sự tu tập khác với sự hiểu biết theo tri thức thế gian, vì sự hiểu biết thế gian là có được do học hỏi, thu thập kiến thức, trong khi sự sáng suốt nhận hiểu của trí tuệ là bản năng tự nhiên của mỗi người, chỉ cần tu tập giữ tâm an định thì trí tuệ sẽ tự tỏa sáng. Đức Phật dạy rằng, do vô minh che lấp nên trí tuệ của chúng sinh không thể phát huy được tác dụng. Đây cũng là ý nghĩa của câu “Nhân định phát tuệ.” (Do nơi tâm an định mà phát sinh trí tuệ.) Thiền tông cũng có câu: “Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu.” (Nếu tâm được rỗng không thì mặt trời trí tuệ tự nhiên soi chiếu.) Nuôi dưỡng tâm an định chính là điều kiện để phát triển trí tuệ.

Sự phát triển trí tuệ sáng suốt có thể xem là kết quả thiết thực lợi ích cao nhất của năm căn lành. Từ việc khởi sinh tín căn, được phát triển nhờ tấn căn, được tu dưỡng rèn luyện bởi niệm căn tiến tới định căn, và cuối cùng nhờ định căn để phát khởi tuệ căn hay trí tuệ sáng suốt. Nhờ vào trí tuệ sáng suốt, sự học hỏi và tu tập Phật pháp của chúng ta sẽ không bị lầm lạc, bởi chúng ta có thể tự mình nhận biết phân biệt được những điều đúng pháp hay không đúng pháp. Tâm trí sáng suốt khởi sinh từ sự an định sẽ giúp ta có được trực giác bén nhạy nhận biết được những lợi ích chân thật từ việc tu tập theo chánh pháp, cũng như thấy rõ được những tà kiến sai lệch để tránh xa.

Từ nền tảng căn bản là năm căn lành này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu đến các nhóm pháp tu khác như tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc v.v… trong những tuần sắp tới.

Quý vị có thể nêu những thắc mắc hoặc chia sẻ hiểu biết về những chủ đề này với chúng tôi qua email: nguyenminh@pgvn.org.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.198.191 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...