Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Phản Bổn Hoàn Nguyên »»

Tu học Phật pháp
»» Phản Bổn Hoàn Nguyên

Donate

(Lượt xem: 6.060)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phản Bổn Hoàn Nguyên

Font chữ:

Phẩm Suối Ao Công Đức của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Mười phương thế giới, chư vị vãng sanh, đều ở hoa sen, trong ao bảy báu, tự nhiên hóa sinh, tất đặng thọ nhận, thanh hư làm thân, vô cực làm thể.”

Ðoạn kinh văn này nói đến kết quả của nguyện hai mươi bốn “Liên hoa hóa sanh” của Đức Phật A Di Đà. Chúng sanh từ mười phương thế giới vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc đều tự nhiên hóa sinh trong hoa sen nơi ao báu. “Tự nhiên hóa sinh” có nghĩa là chẳng phải sanh trưởng từ thai tạng của mẹ, cũng chẳng phải do vọng nghiệp chiêu cảm sanh ra, mà chỉ là kết quả tự nhiên của lời Phật nguyện mà tự nhiên ở trong hoa sen nơi ao bảy báu hóa hiện ra cái thân hy hữu, không chướng ngại giống như là hư vô vô cực. Thân hư vô vô cực là thân gì? Thân ấy tuy có mà dường như không, do không nên thong dong tự tại vô ngại, không bị trói buộc. Hễ một phen được hóa sanh trong hoa sen nơi ao thất bảo, thì tự nhiên khôn lớn mà chẳng cần do ăn uống, chẳng hề bị tổn hại hay già chết. Lại nữa, cái thân ấy gọi là hư vô vô cực vì nó không phải do ngũ uẩn tích tụ mà thành, cũng không phải là từ mười hai xứ hay mười tám giới mà có. Cái thân ấy tuy giống như hư không, chẳng có hình tướng gì cả, mà lại có thể hiện ra ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp tùy hình hảo để cho chúng sanh được thấy, ngưỡng mộ mà phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người đời ai ai cũng thích đẹp chứ ai chẳng thích xấu. Ai ai cũng muốn có vợ đẹp hoặc có chồng khôi ngô tuấn tú; đó là chuyện thường tình hiển nhiên trong thế gian. Nhân vì chúng sanh có tâm phân biệt tốt xấu, nên Phật tùy thuận theo tâm phân biệt của chúng sanh mà thị hiện ra cái thân có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp như vậy. Phật đã từng thị hiện rất nhiều thân tướng không giống nhau để chúng sanh tăng thêm lòng hoan hỷ và tín ngưỡng; đây là pháp môn phương tiện thiện xảo rất khéo léo của Phật.

Người xưa thường nói: “Đạo của người quân tử, bắt đầu từ chuyện chồng vợ.” Nói cách khác, thế giới này hình thành là do sự tổ chức sắc dục của đôi nam nữ khởi nên, phải có đủ cặp nam nữ mới tạo thành thế giới được. Vậy, thế giới này chính là quả báo của sắc dục. Đôi nam nữ phải kết hợp sắc dục mới có cha con, anh em, có tôi, có người, có chúng sanh và có thọ mạng. Nam nữ vốn là âm dương, có âm dương hòa hợp mới có đạo, rời khỏi âm dương thì đạo chẳng thành; đây là đạo lý tự nhiên của thế gian pháp. Nơi Tây Phương Cực chẳng có đạo lý này, thân hư vô vô cực của người cõi Cực Lạc là cái thân Trung đạo Thật tướng, nó chẳng phải âm, cũng chẳng phải dương. Nơi Tây Phương Cực Lạc chẳng có một đạo nào thật sự có thể thành lập, nên cũng chẳng có đạo lý âm dương. Nơi Tây Phương Cực Lạc chẳng có một pháp nào nhất định, nên chẳng có ngã pháp lẫn ngã chấp. Những âm thanh diễn nói vi diệu pháp nơi cõi ấy chỉ là do tùy thuận theo ý thích của chúng sanh mà hiện ra như vậy mà thôi, chớ chẳng phải là do tạo tác để lập ra. Do đó, người hóa sinh trong hoa sen nơi cõi Cực Lạc, khi hoa vừa hé nở, liền nghe được các âm thanh thu-yết pháp vi diệu, bổng dưng dứt bặt vọng niệm, trở về với Chân như Tự tánh của mình, thì đấy gọi là Phản Bổn Hoàn Nguyên hay Vọng Tận Hoàn Nguyên.

Ở trong thế gian này, chúng ta tu đạo là để dứt trừ vọng niệm, quay trở về với nguồn gốc của Chân như; đó gọi là Phản Bổn Hoàn Nguyên. Người nam tu đạo là để trở về đồng chân giống như Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm, người nữ tu đạo là để phản hồi về đồng nữ giống như Long Nữ trong kinh Pháp Hoa. Họ đều là đồng nam, đồng nữ đã dứt trừ vọng niệm, phản bổn hoàn nguyên, trở về nguồn cội của Chân như Tự tánh. Chúng ta niệm Phật chính cũng chính là để phản bổn hoàn nguyên, trở về với cái đồng thể trinh bạch của Chân tâm, trở về với Pháp thân thanh tịnh hư vô vô cực. Pháp thân ấy chẳng phải âm cũng chẳng phải dương, nên chẳng có phân biệt nam nữ, thiện ác, đẹp xấu, phải trái, trắng đen v.v... Pháp thân ấy đơn thuần chỉ là cái thân sáng lạn, trong suốt như hư không, nên kinh gọi là “thanh hư làm thân.” Pháp thân ấy bao la rộng lớn không ngằn mé, không có kích thước, hạn lượng nào có thể đo lường được, nên kinh gọi là “vô cực làm thể.” Tuy thân ấy là hư vô vô cực, nhưng lại thường biến hóa ra biết bao nhiêu là báo thân và hóa thân để tùy thuận tâm ý của chúng sanh mà diễn biến các pháp vi diệu, khiến họ cũng được thấy Phật Pháp thân. Thế mới biết tất cả vạn vật như thiên hà đại địa, sông núi, rừng cây, hoa trái, chim cá, cho đến ánh sáng, gió thổi, âm thanh, hương vị v.v..., chẳng có thứ nào chẳng phải là do từ Phật Pháp thân biến hiện ra để diễn thuyết pháp nhiệm mầu.

Nếu tâm của chúng sanh chẳng thanh tịnh, nhưng do có nhân duyên với Phật trong đời trước, thì Pháp thân Phật sẽ tùy thuận chúng sanh ấy mà hóa hiện ra cái thân giống họ để họ có thể được thấy, được nghe Phật thuyết pháp. Nếu tâm chúng sanh thanh tịnh rỗng lặng, một niệm không sanh, thì Pháp thân Phật sẽ hiện ra ngay trong tâm họ, hòa lẫn với tâm họ thành một tâm, khiến họ được nghe chính Chân tâm của họ thuyết pháp. Thế nhưng, nếu chúng sanh không tin Phật, tức là chẳng có nhân duyên với Phật, tâm lại ô nhiễm bởi tư dục và vô minh nặng nề ví như ao nước bùn, làm cho trí huệ không thể hiện tiền, thì dù Phật có hiện tiền để giáo hóa họ, nhưng họ chẳng thể thấy được. Vô minh là hắc ám đen tối, trí huệ là ánh sáng quang minh. Có vô minh là có phiền não, có phiền não là có ngu si, có ngu si là có đen tối, có đen tối là không có ánh sáng, không có ánh sáng là không có trí huệ quang minh. Nếu không có trí huệ quang minh cũng không có nhân duyên với Phật, thì không thể nào thấy được Phật. Do đo, chúng ta muốn thấy Phật Pháp thân, thì phải biết lấy kinh Vô Lượng Thọ làm nước Bát-nhã để siêng tu Giới-Định-Huệ và tiêu diệt tâm ô nhiễm (tham, sân, si, mạn, nghi), để thấy được Phật hiện thân thu-yết pháp. Lúc ấy, ta sẽ có cảm nhận giống như là chính mình thuyết pháp cho chính mình nghe. Phật thường luôn hiển hiện ngay ở trong tâm ta để diễn thuyết Chánh pháp Vô tướng Vô vi, Đệ Nhất Nghĩa Đế, nên pháp mà ta nghe được là ngay ở trong tâm mình. Pháp ấy ly cấu, ly nhiễm, chẳng thể nói bằng ngôn ngữ, chẳng thể viết bằng văn từ, mà nó lại khắc khít với tâm cảnh của mình một cách hoàn hảo nhất. Pháp ấy gọi là Vô Tự Chân Kinh!

Một khi chúng ta phản bổn hoàn nguyên, trở về với Chân tâm Tự tánh, hoặc được vãng sanh trong hoa sen nơi ao thất bảo, liền được nghe tiếng Phật thuyết pháp ngay ở trong tâm mình, tự nhiên không còn thấy ba đường ác đạo và nghe các danh từ bất thiện nữa, nên kinh chép: “Không còn nghe đến tên của ba đường ác não khổ nạn, không có giả thiết, huống chi thật khổ. Chỉ có âm thanh vui vẻ tự nhiên, nên cõi nước kia, gọi là Cực Lạc.” Những điều được nói trong đoạn kinh này là do sự thành tựu của nguyện thứ nhất “Trong nước không có ác đạo” và nguyện hai mươi tám “Nước không có tên bất thiện” của Phật A Di Đà.

Kinh A Di Đà ghi: “Cõi nước Phật ấy còn chẳng có cái tên ác đạo huống là thật có” và “Chúng sanh cõi ấy chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui, nên cõi ấy tên là Cực Lạc.” Kinh Vô Lượng Thọ chép: “Chỉ có âm thanh vui vẻ tự nhiên, nên cõi nước kia gọi là Cực Lạc.” Nói một cách vắn tắt và nông cạn, chúng sanh trong cõi ấy chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui nên gọi là Cực Lạc. Nói sâu xa hơn, y báo trong Thế giới Cực Lạc vốn là Pháp Giới Như Lai Xứng Tánh, nên hiển bày tướng trạng của Chân như Bổn tánh. Tướng trạng ấy là gì? Là thường tịnh vô nhiễm như các kinh luận thường nói: “Tự tánh vốn vô nhiễm, Tự tánh vốn thường tịnh.” Nếu tâm mình xa lìa hết thảy phàm nhiễm thì Tự tánh thanh tịnh liền hiện tiền, thì đó gọi là lạc. Như vậy, chúng ta có thể hiểu Tự tánh vốn vô nhiễm nên chẳng có các nỗi khổ, Tự tánh vốn thường tịnh nên chỉ hưởng các niềm vui vẻ tự nhiên. Nếu xét theo Chân như Bổn tánh, Bát-nhã Tâm Kinh nói: “Bất cấu, bất tịnh;” tức là nếu luận định theo nghĩa của Như Lai Xứng Tánh thì chẳng có nhiễm cũng chẳng có tịnh, chẳng có khổ cũng chẳng có lạc. Nhưng vì thuận theo tri kiến của phàm phu nên Phật nói có nhiễm, tịnh, khổ, lạc để dẫn đến Bát-nhã. Tự tánh là Chân như Bổn tánh của mỗi chúng sanh, bản tánh ấy từ trước đến nay và mãi mãi về sau chẳng hề bị nhiễm bẩn. Nếu bị nhuốm bẩn thì chẳng phải là thật rồi, nếu đã là thật thì đương nhiên chẳng nhiễm.

Chẳng nhiễm là tịnh, chẳng khổ là lạc! Nhiễm hay tịnh, khổ hay lạc đều là do tình sanh ra. Tình là gì? Đã mê mất Tự tánh thì gọi là tình, đã đoạn hết mê thì gọi là ngộ, đã ngộ thì gọi là trí. Vì thế, học Phật đến lúc chung cục rồi, chỉ còn hai vấn đề cần phải giải quyết, đó là mê và ngộ mà thôi! Lại nữa, đã ngộ thì là Tự tánh, đã mê thì là Tám thức. Tự tánh và Tám thức thật ra chỉ là một vật, nhưng lại có hai cái tên gọi khác nhau. Ngộ là Tự tánh, mê vẫn là Tự tánh, bản thể của Tự tánh vốn chẳng có mê hay ngộ, mê hay ngộ đều là do con người chấp tình mà có cái gọi là mê hay ngộ! Hành nhân học Nhất thừa Phật pháp thì phải thấu hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu “chỉ có vui vẻ tự nhiên” chính là: Tự tánh thường tịnh, Tự tánh mãi mãi bất biến, Tự tánh vĩnh viễn thanh tịnh viên mãn. Vui và khổ được kiến lập từ tình chấp vào pháp tương đối. Do thấy có khổ nên mới có vui hiển hiện, nếu chẳng thấy có khổ thì vui cũng chẳng hiển lộ được. Nhiễm ô là mê hoặc, mê hoặc là chính mình chẳng thể làm chủ lấy Tự tâm, ở chỗ nào cũng bị hoàn cảnh nhân sự và vật chất sai sử, bó buộc, chẳng được tự tại. Nếu chúng ta để cho hoàn cảnh bức bách, để cho phiền não nhiễm bẩn tâm thanh tịnh của mình, thì sẽ cảm nhận có khổ, chớ thật ra Tự tánh thường tịnh, Tự tánh mãi mãi bất biến, Tự tánh vĩnh viễn là thanh tịnh viên mãn, thì làm gì có ô nhiễm hay không có ô nhiễm? Do vì hết thảy các pháp đều là do từ tương đối mà kiến lập, nên ở đây kinh nêu ra hai đối tượng khổ và vui để chúng ta ngộ ra bản thể của Tự tánh vốn là chẳng khổ, chẳng vui, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, mà hiểu đúng ý nghĩa của hai chữ Cực Lạc.

Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là cõi Pháp Giới Tánh, tức là thế giới từ trong Pháp tánh biến hiện ra, là tướng phần của Chân như Bổn tánh, nên tất cả vạn vật trong cõi ấy đều là Như Lai Xứng Tánh, đều là như trong kinh Vô Lượng Thọ nói: “Kiến lập thường nhiên, không suy không biến.” Y báo nơi cõi Cực Lạc là kiến lập thường nhiên, không suy không biến bởi vì nó biến hiện ra từ Di Đà Pháp thân. Pháp thân thì thường tịnh, Pháp thân mãi mãi bất biến, Pháp thân vĩnh viễn thanh tịnh viên mãn; cho nên, bản thể của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là thường nhiên, không suy không biến. Còn các thế giới chư Phật phương khác là do từ ngũ dục lục trần, là tướng phần của A-lai-da thức biến hiện ra, nên không bất biến, thường luôn thay đổi, có khổ, có vui. Đấy là chỗ khác nhau giữa Tây Phương Cực Lạc Thế Giới và các cõi Phật phương khác. Vì thế, mười phương chư Phật Như Lai mới xưng dương, tán thán Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Phẩm Bồ-tát Tu Trì của kinh Vô Lượng Thọ chép: “Quyết đoạn lưới nghi, chứng Vô Sở Ðắc, dùng trí phương tiện, tăng trưởng rõ biết, vốn tự xưa nay, an trụ thần thông, đắc đạo Nhất Thừa, liễu ngộ do đấy, không do gì khác!” Mã Minh Bồ-tát nói: “Bổn giác vốn có, bất giác vốn không.” Nói cách khác, bổn minh là thật, vô minh là giả! Đức Phật bảo bản thân của hết thảy chúng sanh vốn sẵn toàn tri toàn năng, nhưng tạm thời do tình si che lấp, nên mới hiện ra cái dáng vẻ vô tri vô năng phiền toái to lớn như vậy. Người theo các tôn giáo khác không tin điều này, họ cho rằng chỉ có Đấng Thượng Đế Chí Tôn của họ là bậc toàn tri toàn năng, mà chẳng biết bản thân mình từ xưa đến nay cũng vốn “an trụ thần thông, đắc đạo Nhất Thừa,” tức cũng vốn là toàn tri toàn năng. Thế nhưng, do một niệm vô minh dấy lên mà từ toàn tri toàn năng biến thành vô tri vô năng. Chúng ta vốn là minh, nay chẳng còn minh nữa, nên gọi là vô minh. Nếu bổn giác và giả, vô minh là thật thì chúng ta làm sao có thể thành Phật được? Các tôn giáo khác tưởng lầm bổn giác và giả, vô minh là thật, nên tin rằng phàm phu mãi mãi vẫn là phàm phu, không bao giờ trở thành Thượng Đế. Họ chẳng biết bổn minh là thật, vô minh là giả! Họ chẳng biết mỗi chúng sanh vốn là toàn tri toàn năng chẳng thua cho bất cứ một Đấng Chí Tôn nào cả, mà chỉ biết tôn thờ có một Đấng Chí Tôn, chẳng chịu phản bổn hoàn nguyên để trở với bản thể toàn tri toàn năng của chính mình. Nếu đã cho vô minh là thật, thì chẳng có cách nào khôi phục toàn tri toàn năng của chính mình được. Do đó, người học Phật nhất định phải biết vô minh là giả, là hư vọng, chỉ có bản năng (năng lực sẵn có) mới là thật, thì mới có thể khôi phục toàn tri toàn năng được. Vì minh là thật nên có thể khôi phục, có thể chứng đắc. Vì vô minh không thật nên có thể đoạn trừ. Trí huệ chân thật trong Phật pháp là như vậy đó, chẳng do gì khác! Phật pháp nói lời quyết định: “Đoạn vô minh, liền thấy Bản tánh.” Sự thật này ai ai cũng có thể thực hiện được, chớ chẳng phải chỉ có Đấng Chí Tôn mới độc nhất có.

Vấn đề căn bản là vô minh do đâu mà có? Do nguyên nhân gì mà nó dấy lên? Dấy lên khi nào? Thật ra, Phật chỉ cần dùng một câu để trả lời, nhưng khi nói ra câu nói ấy, chẳng những không có ích lợi gì, mà còn khiến cho ngộ môn của chúng sanh bị đóng lấp, vĩnh viễn chẳng thể khai ngộ. Vì sao? Vì sự khai ngộ chỉ phải tự mình tu học để tìm thấy câu trả lời cho riêng mình, Phật pháp gọi đó là “thoát nhiên khai ngộ.” Thoát nhiên khai ngộ nghĩa là chính mình đạt được thọ dụng chân thật trong quá trình tu học của riêng mình, chớ chẳng phải là do tư duy, suy nghĩ hay nghe người khác nói lại. Nếu chúng ta nghe người khác kể lại thì sao? Nghe xong, cũng gật gù khen hay mà vẫn chẳng ngộ ra cái gì hết, vẫn còn mê hoặc, thì có ích gì đâu? Vì cảnh giới của mỗi người mỗi khác, nên mỗi người phải tự ngộ ra lẽ thật cho riêng mình mà phản bổn hoàn nguyên. Cái khéo léo trong nhà Thiền là chẳng nói toạc câu trả lời mà chỉ nói gợi ý để cho người nghe mà tự ngộ. Khi xưa, sau khi chư Tổ khai ngộ, các Ngài bèn nói lại cho mọi người nghe những gì đã ngộ để ấn chứng điều mà Ngài được ngộ. Tỷ dụ, cụ Hoàng Niệm Tổ tự mình siêng năng tu hành mà khai ngộ. Sau khi khai ngộ, Ngài bạch lại cho sư phụ là Hạ Liên Cư nghe cảnh giới khai ngộ của mình. Cụ Hạ nghe xong, liền ấn chứng là cụ Hoàng đã thật sự minh tâm kiến tánh. Đương nhiên, cụ Hạ chẳng ấn chứng những gì cụ Hoàng học từ cụ Hạ, mà chỉ ấn chứng cái mà cụ Hoàng tự ngộ và đạt được sự thọ dụng chân thật trong Phật pháp. Cụ Hoàng đã thật sự khai ngộ, thật sự phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể toàn tri toàn năng vốn sẵn có, đạt được sự thọ dụng chân thật trong Phật pháp. Điều này chỉ có cụ Hoàng và những bậc đã chứng ngộ mới biết, nhưng các Ngài chẳng thể nói ra, vì khi nói ra điều ấy, chúng ta sẽ chấp vào cảnh giới ấy mà chẳng thể tự mình tìm thấy cái mà mình cần phải tự ngộ trong cảnh giới trí của riêng mình.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.12.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...