Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn học Phật giáo »» Điểm sách: TÂM BẤT SINH »»

Văn học Phật giáo
»» Điểm sách: TÂM BẤT SINH

Donate

(Lượt xem: 5.681)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Điểm sách: TÂM BẤT SINH

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tác giả: Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác)
Peter Haskel soạn thành Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ


Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm.

Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.

Tôi đã xem tiểu sử của Ngài bằng tiếng Việt, nhưng thấy còn đơn giản quá, nên vào Wikipedia bằng tiếng Nhật để tra cứu thêm thì kết quả như sau: Bankei Yotaku/Eitaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác) sinh ngày 8 tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ 8, nhằm ngày 18 tháng 4 năm 1622. Ngài viên tịch vào ngày 3 tháng 9 năm Nguyên Lộc thứ 6 (1693), hưởng thọ 71 tuổi với cái chết của một vị cao Tăng; ngày 4 trà tỳ, ngày 6 thu nhặt xá lợi. Sau đó đem về Chùa Long Môn và Chùa Như Pháp để nhập tháp. Phần xương cốt còn lại phân phối cho các chùa trên toàn quốc do Thiền Sư sáng lập. Năm 1633 Thiền Sư học sách “Đại Học” của Khổng Giáo tại trường làng, muốn làm cho rõ cái nghi về “Minh Đức” là gì, nhưng không ai trả lời được. Năm 1638 nhằm năm Khoan Vĩnh thứ 15, Ngài đến Chùa Tùy Âu gặp Hòa Thượng Vân Phủ để xin làm lễ xuất gia, thọ nhận Pháp húy Vĩnh Trác và từ đó tu hành tại Chùa Tùy Âu. Vào mùa Xuân năm 1647 nhằm năm Chánh Bảo thứ 4, Sư đại ngộ tại cốc ở Giả Trung. Kể từ năm nầy cho đến khi Ngài viên tịch năm 1693, tất cả những gì Sư dạy về Tâm Phật Bất Sanh đều nằm gọn trong sách nầy. Ngài là một vị Thiền Sư của tông Lâm Tế thời đầu của Giang Hộ (Edo). Ngài dạy với những ngôn từ rất dễ hiểu, nên từ những người nổi tiếng cho đến thứ dân đều có thể nắm bắt được ý chính của Phật Pháp. Những người đệ tử quy y có Pháp danh với Ngài, số tính đến trên 50.000 người.

Người viết nên quyển sách nầy là Peter Haskel, người Hoa Kỳ đến học ở Nhật Bản vào thời điểm năm 1972. Ông đã học về Thiền Tông tại Đại Học Columbia trước đó 2 năm và vì muốn nghiên cứu về Thiền Tông Nhật Bản, nên Ông đã vô cùng khó khăn để nắm vững ngữ văn tiếng Nhật. Cuối cùng tác giả bản tiếng Anh nầy đã đến với Giáo Sư cố vấn Yoshito Hakeda. Giáo Sư Hakeda đã khuyên Peter Haskel là nên cố gắng đọc một ít về Bankei. Cuối cùng Peter Haskel đã thức trắng ba đêm liền để đọc về Bankei, sau đó đến gặp Giáo Sư Hakeda và Giáo Sư Hakeda đã nói với Peter Haskel rằng: “Thấy chưa, tôi đã biết Bankei là để dành cho anh mà”. Theo Peter Haskel cho biết, thì tuyển tập giáo lý đầu tiên của Bankei gọi là Bankei Zenji Goroku (Bankei Thiền Sư Ngữ Lục), được ấn hành tại Tokyo vào năm 1942 do Daietz T. Suzuki chủ trương và có viết trong bộ Iwanami bunko, ngày nay phần lớn đã được thay bằng hai ấn bản mới, mà bản dịch nầy đã sử dụng. Đó là Bankei Zenji Zenchu (Daizoshuppan, Tokyo 1970), do học giả Nhật Bản Akao Ryuji ấn hành; và Bankei Zenji hoshoshu (Shunjusha, Tokyo 1971), do Fujimoto Tsuchishige ấn hành. Đây là phần đầu của Peter Haskel viết tại New York vào tháng 9 năm 1983 (trang 15-18). Phần sau ở trang 351-353 Peter Haskel đã viết như sau: “Những bài giảng nầy đã được xếp thành hai phần, theo các ấn bản (Nhật ngữ) Akao và Fujimoto, là hai tài liệu mà bản dịch nầy căn cứ để dịch. Phần một gồm hai đoạn, đoạn đầu ghi các bài giảng tại Chùa Long Môn vào kỳ đại kết thất năm 1690, đoạn hai là những bài giảng ở Marugame trong cùng một năm ấy. Phần hai gồm những tài liệu rút từ một bản thảo cất giữ tại Chùa Futetsu gần Long Môn tự, do Ryoun Jokan, một nữ sĩ Haiku ghi chép, bà nầy đã trở thành nữ đồ đệ chính của Bankei……”

Nói về dịch giả tiếng Việt là cố Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, có lẽ rất nhiều độc giả đã biết về Ni Trưởng, nhưng ở đây tôi xin tạm viết đôi dòng để tri ân người dịch. Ni Trưởng tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh, sinh năm 1938 và ra đi ngày 7 tháng 12 năm 2003 tại Suối Cát, Đồng Nai. Hưởng thọ 66 tuổi và 33 năm tuổi hạ (Sư Thọ giới Tỳ Kheo Ni năm 1970 tại Giới đàn Vĩnh Gia ở Đà Nẵng). Sư tốt nghiệp Cử nhân Anh văn tại trường Đại Học Sư Phạm Huế, sau đó dạy Anh văn tại trường Trung Học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Năm 1960 Ni Trưởng sang Hoa Kỳ du học và tốt nghiệp Cao Học ngành Thư viện tại Đại Học Princeton. Năm 1964 Ni Trưởng xuất gia với Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không; năm 1968 Ni Trưởng được Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư Viện Trưởng và Giám Đốc Trung Tâm An Sinh Xã Hội của Viện. Ni Trưởng viết và dịch rất nhiều sách, trong đó có những quyển như: “Câu chuyện dòng sông” của Hermann Hesse viết với nhan đề là: Shidatta (Der Weg nach Innern=đường vào nội tâm), Ghandi tự truyện, Tâm Bất Sinh, Thanh Tịnh Đạo…rất được nhiều người đọc ưa thích. Ni Trưởng không rành tiếng Đức và tiếng Nhật, nhưng nhờ những tác giả viết bằng tiếng Anh, họ dịch từ tiếng Đức hay tiếng Nhật sang, nên Ni Trưởng đã căn cứ vào tiếng Anh để dịch, do đó rất chuẩn. Riêng bài sám Quy Mạng nghĩa, Ni Trưởng đã dịch theo thể thơ lục bát Việt Nam nên rất dễ đọc tụng; ý tưởng rất rõ ràng, đã nêu lên được tư tưởng vãng sanh về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, mà nguyên văn chữ Hán đã được Di Sơn Thiền Sư soạn ra. Ví dụ ở đoạn văn:

“Hỏa hoạch băng hà chi địa, biến tác hương lâm, ẩm đồng thực thiết chi đồ, hóa sanh Tịnh Độ….”

Ni Trưởng Trí Hải dịch là: “Rừng thơm hương biến từ sỏi đá, địa ngục bừng khai đóa bạch liên, người trong hỏa ngục hiện tiền, nhờ nương thần lực sanh liền Lạc Bang…” Do vậy Tổ Đình Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, tôi và Tăng Chúng mỗi tuần đều trì tụng một lần bài Sám Quy Mạng nghĩa, do Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch sang Việt Ngữ, trong thời Kinh Lăng Nghiêm, sau khi kinh hành nhiễu Phật và lễ bái Thánh Hiệu của chư Phật cùng chư vị Bồ Tát.

Đúng theo nguyên mẫu của chữ Hán Nhật, thì Ngài Bankei chủ trương cũng như đề xướng “Bất Sanh Thiền”, chứ không phải là “Tâm Bất Sanh” như Ni Trưởng dịch ra Việt ngữ. Nhiều lúc tác giả và dịch giả còn dịch ra nghĩa là “Tâm Phật Bất Sanh” nữa. Tuy không đi xa với nguyên ngữ là mấy, nhưng so ra biết tận căn cội của ngôn ngữ ấy thì lối dịch sẽ sát nghĩa hơn. Cũng giống như tác phẩm “Câu chuyện dòng sông” của Phùng Khánh (tức Ni trưởng Trí Hải) và Phùng Thăng dịch, vì căn cứ theo bản tiếng Anh, nên đã dịch ra Việt ngữ là như vậy. Trong khi đó nguyên bản tiếng Đức là: “Der Weg nach Innern”, nếu dịch sát nghĩa là: “Đường về nội tâm”. Ngay trong lời “Ghi chú của người chuyển ra Việt ngữ” Ni Trưởng cũng đã viết ở trang 355 rằng: “Dịch là phản, nhưng đồng thời dịch cũng là tái tạo. Tôi (Thích Nữ Trí Hải) rất tri ân Thiền Sư Bankei, tri ân những người đã ghi lại những bài giảng, mặc dù Ngài đã không cho phép làm như vậy, (vì nghe trực tiếp khác xa với nghe qua người khác, huống gì là ghi lại cho người đời sau. Ngài cấm là có lý, vì không thiếu gì những người ngộ nhận lời nói của các Thiền Sư). Tri ân dịch giả Peter Haskel, người đã “sống” với giáo lý Bankei trong mười năm để hoàn thành bản dịch Anh ngữ, và cảm ơn Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, người đã gửi cho tôi (Dịch giả) tập sách…….”

Nội dung của 60 bài pháp được nữ sĩ Ryoun Jokan ghi chép lại trong suốt năm nhập thất (đại kết thất) 1690, trước khi Thiền Sư Bankei Yotaku viên tịch 3 năm, là những việc hỏi đáp giữa Thầy và trò, giữa Thiền Sư và võ sĩ đạo, giữa người mù và người sáng mắt, giữa chấp có và chấp không v.v… chung quy là Tâm ấy chẳng sanh và Tâm ấy chẳng diệt. Tâm ấy cũng còn gọi là Phật Tâm hay Tâm Phật không sanh, Tâm Phật không diệt. Đúng ra phải gọi là Thiền ấy không sanh, Thiền ấy không diệt. Bởi lẽ đối với Ngài việc nhận chân ra Thiền không sanh ấy, không cần phải ngồi Thiền hay không cần tham công án, như những công án của Thiền Lâm Tế mà Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền đã chủ trương ở Trung Hoa. Ngài Bankei lý luận rằng: Hãy tự nhiên như nó là và phải cởi mở, dùng ngôn ngữ địa phương (Nhật ngữ) để diễn đạt lời dạy, hay nói đúng hơn là sự diễn dịch về cái nó đang là thì dễ hơn là những hình ảnh hay những âm thanh trừu tượng khó hiểu. Đến ngày 26 tháng 12 năm Nguyên Văn thứ năm, nhằm năm 1740 Thiền Sư Bankei Yotaku được phong là: Đại Pháp Chánh Nhãn Quốc Sư.

Thiền thì ít dùng đến ngôn ngữ. Do vậy nói về Thiền thì không công dụng bằng thực tập Thiền. Cho nên ai muốn học Thiền thì cũng nên đi sâu vào nhiều phương pháp thực dụng khác nhau, để tìm ra chân như diện mục của mình, trước khi cha mẹ sinh ta ra, ta là ai và sau khi ta mất đi thì Bất Sanh Thiền nầy sẽ đi về đâu? Nếu Quý độc giả chịu khó bỏ ra vài ngày, vài giờ hay vài tháng để đọc tác phẩm nầy thì chắc rằng, tất cả những câu hỏi trên đây sẽ được giải đáp một cách rốt ráo vậy.

Viết xong vào lúc 15:00 ngày 30 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

Sửa lỗi chính tả: Phật Tử Thanh Phi




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Kinh Kim Cang


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.239.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...