Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Huấn Từ An Cư Sách Tấn Tăng-già của Đức Đệ Tứ Tăng Thống - PL 2548 »»

Tu tập Phật pháp
»» Huấn Từ An Cư Sách Tấn Tăng-già của Đức Đệ Tứ Tăng Thống - PL 2548

Donate

(Lượt xem: 7.139)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Huấn Từ An Cư Sách Tấn Tăng-già của Đức Đệ Tứ Tăng Thống - PL 2548

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG GHPGVNTN

THÍCH HUYỀN QUANG

HUẤN TỪ AN CƯ SÁCH TẤN TĂNG-GIÀ AN CƯ 2548

2548 năm trôi qua kể từ khi hình ảnh của đấng Chí tôn khuất dấu vô thường giữa rừng Câu-thi-na u tịch. Từ đó cỗ xe chuyển dịch tuần hoàn vẫn tiếp tục lăn bánh, để lại sau nó những vết tích của phú cường và huỷ diệt, bạo lực và nhân ái; rải rác đó đây, trên những sa mạc khô cằn, trong những đô thị trù phú, loài người đã góp nhặt từng giọt máu đào, từng giọt nước mắt, tích lũy thành kiến thức, tạo dựng thành văn minh; từ những giá trị cá biệt là căn nguyên xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, dần tiến tới những giá trị phổ quát phản ánh khát vọng và tâm nguyện muôn thủa của con người.

Những giá trị phổ quát, những quyền cơ bản làm nên giá trị hiện hữu của con người càng lúc càng được thừa nhận trong các cộng đồng dị biệt của nhân loại, coi đó như là điều kiện thiết yếu tạo dựng một xã hội hòa bình, an lạc, hóa giải hận thù, xóa bỏ bất công, áp bức gây nên bởi tham vọng quyền lực, cuồng tín giáo điều. Thông điệp bao dung, hỷ xả mà đức Thích Tôn trao truyền cho các chúng Thanh văn và Bồ tát, toả sáng bằng các phẩm tính từ bi và trí tuệ của tuệ giác vô thượng, ngày nay dần dần được nhân loại đón nhận như là dấu hiệu chỉ đường cho một thế giới nội tâm an lạc trong một thế giới đầy sợ hãi vì bạo lực điên cuồng.

Thông điệp ấy được truyền vào đất nước Việt Nam cũng đã 2000 năm. Đức tính bao dung và những giá trị phổ quát của phẩm giá con người được hàm chứa trong đó đã từng là nguồn lực sinh tồn tác động để hình thành ý thức dân tộc. Mỗi dân tộc, trong điều kiện địa lý và lịch sử cá biệt, bằng vô vàn đau thương và khổ luỵ của nhiều thế hệ tiếp nối, đã tạo dựng nên những giá trị truyền thống, có đủ sức mạnh ý chí để tự khẳng định sự tồn tại của mình bình đẳng với mọi dân tộc khác, dù lớn hay nhỏ. Đó là bài học lịch sử được viết bằng tâm nguyện hy sinh vô uý của lịch đại Tổ Sư, của nhiều thế hệ Phật tử anh hùng, mà ngày nay hết thảy chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, cần phải tư duy chiêm nghiệm, tự trang bị cho mình nhận thức chân chính, để nhờ đó mà tăng trưởng tâm nguyện bồ-đề, sức mạnh dũng cảm vô uý. Nếu không được như thế, cộng đồng Phật tử Việt Nam sẽ chỉ hiện diện như những hội đoàn ô hợp, đấu tranh theo quyền lợi thế tục, mà công phu hành trì lại phần lớn tập trung vào những nghi lễ cúng bái rườm rà càng lúc mang đầy tính chất mê tín, tà kiến.

2548 năm, giáo pháp của đức Thích Tôn được truyền bá lan dần từ Đông sang Tây, từ cận vùng Nam cực cho tới vành đai Bắc cực, bằng phương tiện duy nhất là thuyết giáo mà không bạo lực hận thù, chỉ thấm nhuần hương vị duy nhất là giác ngộ và giải thoát. 2000 năm lịch sử truyền thừa trên đất Việt, cũng thuần một hương vị duy nhất được hòa quyện bất khả phân bởi tinh hoa dân tộc và đạo pháp. Đó là ý nghĩa tồn tại, mà cũng là sứ mạng, của các cộng đồng Phật tử Việt Nam trong đại khối cộng đồng dân tộc.

Năm nay, cũng như hàng nghìn năm trước, Tăng-già và Phật tử Việt Nam cúng dường ngày đản sinh của đức Từ phụ, đấng Đạo sư của chư thiên và nhân loại, bằng tín tâm thanh tịnh, bằng công hạnh tu trì được tích lũy, đốt nén tâm hương giới định huệ, cầu nguyện an lạc cho mình và cho nhiều người, ích lợi trong đời này và đời sau.

Ngay sau ngày Phật đản là ngày Tăng-già Việt Nam, gồm cả hai bộ Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni, kiết giới an cư theo truyền thống Bắc phương. Mặc dù do sự sai biệt phong thổ, lịch pháp và tập quán xã hội nên ngày tháng an cư của hai hệ truyền thừa Nam Bắc không đồng, nhưng tất cả đều dựa trên một nền tảng Tỳ-ni tạng chung, với những học xứ tương đồng của giới bổn Biệt giải thoát. Nhân dịp này, tôi kính gởi đến toàn thể Tăng-già Việt Nam, chư Đại đức tỳ-kheo và tỳ-kheo ni; gởi đến toàn thể bốn chúng đệ tử Phật, lời thăm hỏi và chào mừng ngày mới của mùa an cư 2548 như là lời chúc tụng đầu năm trong đời sống đạo hạnh.

Mùa an cư, các chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni, trong từng trú xứ riêng biệt, cùng hòa hiệp và thanh tịnh trong đồng nhất trú xứ, và đồng nhất thuyết giới; là nền tảng phước điền cho các chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, lấy đó làm y chỉ để tăng trưởng đạo lực, vun bồi gốc rễ phước lạc nhân thiên và đạo quả Niết-bàn.

Cũng nhân đây, tôi xin nhắc lại bảy pháp bất thối mà đức Phật đã chỉ dạy mà chúng tỳ- kheo và tỳ-kheo ni cần phải học tập, chấp hành; y chỉ trên đó mà tu trì để tăng trưởng đạo lực cho mình và đồng thời củng cố bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng-già, không bị lôi cuốn vào các sự nghiệp thế tục, không bị chi phối và sử dịch bởi các cộng đồng thế tục.

Nguyên lai Pháp bất thối được Phật công bố do bởi Đại thần Vũ Xá theo lệnh vua A- xà-thế thỉnh ý đức Phật về ý đồ xâm lược và trấn áp bộ tộc Bạt-kỳ, ỷ thị sức mạnh của Vương quốc Ma-kiệt-đà hùng cường. Nhân đó, Phật khiến A-nan tập họp tất cả chúng tỳ- kheo trong phạm vi thành Vương xá để nghe đức Phật công bố bảy pháp bất thối. Cũng như một dân tộc không bị đánh bại và khuất phục, nếu dân tộc ấy có đầy đủ bảy pháp bất thối; cũng vậy, chúng tỳ-kheo sẽ không thể bị khống chế bởi bất cứ sức mạnh dẫu hung tàn như thế nào của thế lực cường quyền, nếu chúng tỳ-kheo sống hòa hiệp bằng bảy pháp bất thối. Bằng vào ý thức tự giác, chứ không bằng vào sự cưỡng chế pháp luật, đức Phật công bố bảy pháp bất thối, mà Tăng trong một trú xứ nếu không y giáo phụng hành, chúng tỳ-kheo ở đó chỉ là một tập thể ô hợp, nghĩa là như bầy quạ khi có lợi thì cùng tụ nhau lại kêu la inh ỏi, khi hết lợi thì tan tác bay đi.

Bảy Pháp bất thối như sau:

1. Các tỳ-kheo thường xuyên tập họp đúng theo các qui định bởi Luật tạng, để giảng luận Chánh pháp, chứ không phải tập họp để tuyên dương tán tụng sức mạnh quyền lực thế gian, khiến cho các tỳ-kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa thuận.

2. Các tỳ-kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp không tranh chấp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp không tị hiềm, nghi kỵ, và chấp hành các Tăng sự trong tình cảm nhiệt thành.

3. Chúng tỳ-kheo không tùy tiện quy định và ban hành những luật lệ không đáng được ban hành, không thích hợp; cũng không được tự tiện sửa đổi, bài bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng theo giáo huấn của Phật, và tùy thuận những gì mà Tăng-già đã quy định, được truyền thừa qua lịch đại Tổ Sư.

4. Các tỳ-kheo phải luôn tôn trọng, kính lễ các tỳ-kheo trưởng thượng, mà phẩm hạnh và trí tuệ do công phu tu tập và học hỏi, xứng đáng là hàng Trưởng lão trong Tăng; luôn luôn nhiệt thành nghe những lời khuyến giáo của các tỳ-kheo trưởng thượng như thế.

5. Các tỳ-kheo sống không bị lôi cuốn vào những tham ái, những bận rộn thế tục.

6. Trú xứ của chúng tỳ-kheo là những nơi nhàn tĩnh, không phải là trú xứ tập họp để phục vụ các quyền lợi thế tục.

7. Các tỳ-kheo sống an trú chánh niệm, tỉnh thức, tạo thành một cộng đồng thanh tịnh hòa hiệp, để cho các cộng đồng phạm hạnh từ những nơi khác chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn an trú lâu dài để tu tập, cùng sống hòa thuận và an lạc.

Tư duy chiêm nghiệm bảy pháp bất thối mà đức Thích Tôn đã trao truyền cho chúng đệ tử, những người Phật tử Việt Nam không khỏi ngậm ngùi vì những mâu thuẫn bất hòa, tranh chấp, chia rẽ trong hàng đệ tử Phật. Sinh vào thời Pháp nhược Ma cường, hàng Thánh Tăng vắng bóng, Phật tử Việt Nam cùng chung kết quả cộng nghiệp của dân tộc Việt Nam, mà những dòng thác hung bạo của tranh chấp quyền lực quốc tế, của hận thù giai cấp, của đấu tranh ý thức hệ, đã ghi lại vô vàn vết tích đau thương trên đại khối dân tộc.

Đức Phật đã dạy, chúng sinh là kẻ thừa tự của những nghiệp mà họ đã làm. Vậy, mỗi người trong chúng ta, Tăng cũng như tục, cần có thời gian lắng đọng tâm tư để thấy rõ trách nhiệm của từng cá nhân mình, vì đã không có đủ năng lực trí tuệ, không có đủ ý chí dũng mãnh, để cho ngọn đèn Chánh pháp được lịch đại Tổ Sư truyền trao qua 2000 nghìn năm lịch sử bỗng chốc bị lu mờ, khiến không còn ai nhìn thấy rõ đường nào phải đi, không thể phân biệt đâu chánh đâu tà, đâu là sứ mạng của người tu học Phật và đâu là sử dịch nô lệ của thế gian.

Ngày Phật đản, Phật tử chúng ta dâng nén tâm hương cúng dường mười phương chư Phật. Hương thơm giới định huệ dâng lên, nhưng khói bụi trần lao ô trược cũng đồng thời rơi vãi xuống. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ nhìn lên làn khói cuộn như mây lành năm sắc trong hư không mà quên không nhìn thấy bụi bẩn rơi vãi trên bàn thờ. Mỗi khi dâng hương cúng Phật, hãy nhớ đừng quên quét dọn bàn thờ Phật cho thanh tịnh trang nghiêm; cũng đừng tự trói tay mình lại, hay để cho người khác trói tay mình lại, mà nhìn bụi bám đài sen càng lúc càng dày.

Vật có tụ thì phải có tán. Tâm người có khi hiệp thì cũng có khi lìa. Tăng chúng nay hiệp mai lìa, một phần cũng là quy luật của tồn tại. Nhưng bản thể thanh tịnh và hòa hiệp tạo thành tồn tại của Tăng mà đức Phật thiết lập thì không hề dao động, không hề biến đổi. Khi duyên hội, các pháp tự thành. Nhưng duyên hội không hoàn toàn ngẫu nhiên mà không có cộng đồng giao hưởng bởi tâm tư hay ước vọng của chúng sinh. Cho nên, trong mùa an cư năm nay, tôi thành tâm cầu nguyện uy lực Tam bảo gia trì hộ niệm cho bốn chúng đệ tử hội đủ thiện duyên, bỏ bớt dần những vọng tưởng trần lao, xa dần những bôn ba thế tục, chuyên tu giới định huệ, hướng tâm nguyện đến sự tồn tại chói sáng của Tăng- già từ bản thể thanh tịnh và hòa hiệp. Có như thế, Phật pháp mới là nguồn suối an lạc, Tăng-già là tiêu chí cho một xã hội đạo đức và trật tự. Bốn chúng đệ tử Phật như thế cùng góp công đức kiến tạo thế giới hòa bình, cho dân tộc an lạc và tăng tiến.

Cầu nguyện cho tất cả chúng đệ tử Phật cùng học cùng tu, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng sống hòa hiệp như nước với sữa, như thế mới tìm thấy sự an lạc trong Chánh pháp.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Gọi nắng xuân về


Kinh Phổ Môn


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.166.87 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...