Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» NGƯỜI ĐI »»

Tản văn Phật giáo
»» NGƯỜI ĐI

Donate

(Lượt xem: 6.663)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - NGƯỜI ĐI

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Khi một người ra đi, rời chốn này, hay rời khỏi cuộc đời này, những kỷ niệm để lại từ những hình vật cụ thể cho đến tiếng nói giọng cười, chữ viết, hình ảnh, thơ văn, ý tưởng, thật và sống động như vẫn còn quanh đây. Niềm lưu luyến của người thân ở lại tưởng chừng không có ngày chấm dứt: dùng dằng, dai dẳng, vừa bám víu, vừa đẩy xô; vừa gọi kêu, vừa né tránh; để tim thắt lại, để hồn nhói đau, để nước mắt rơi dài những đêm thâu…

Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi. Nỗi đau trong hồn có khi còn phai nhanh hơn ngoại vật. Nỗi đau hay niềm vui, dù đậm hay nhạt, cũng phải đổi thay theo năm tháng. Không có nỗi đau trường cửu, không có niềm vui bất tận. Còn sống trong cảm giác là còn sống với vô thường. Sẽ là ảo giác khi tin rằng cảm giác hay ý niệm không bao giờ đổi thay. Cảm giác hay ý niệm đều là những biểu hiện của tâm thức: liên tục chuyển động. Chính vì chuyển động không ngừng mà niềm vui đoàn tụ sẽ không bao giờ kéo dài, và nỗi đau ly tán cũng không thể dìm chết một tâm hồn hay làm héo hắt một đời người.

Sau những biến thiên, con người tiếp tục gượng dậy và vươn lên.

Dẫu sao, không thể phủ nhận nỗi bâng khuâng và cái buồn hoang lạnh hắt hiu khi nhìn lại dấu tích đâu đó của người đi để lại. Cái áo hay chiếc gối đầu nằm. Cây bút hay cuốn sách trên bàn. Có khi thương cha nhớ mẹ quắt quay mà không dám tìm lại hơi ấm nơi chiếc giường đơn lạnh; cũng không đủ can đảm lục soạn đống thư từ cũ nằm trong hộc tủ. Nỗi trống trải quặn lên từ ký ức, trùm lấp cả không gian chung quanh. Nước mắt chỉ chực tuôn rơi khi nhớ lại người xưa.

Thiền gia có đời sống nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng không thiếu những tâm cảnh tương tự. Xâu chuỗi và cây gậy của sư cụ còn lưu lại nơi thiền phòng. Tường rêu như còn in bóng thầy sau chiếc ghế gỗ đã mòn nhẵn lưng dựa. Nhớ ngày nào thầy còn ngồi đó, im như núi, tịnh một cõi tâm hư. Thoảng khi hồi tưởng, chỉ nhớ mơ hồ cánh hạc về tây không dấu tích. Thầy từng ngồi đó mà không ngồi đó. Thiền trượng, giày rơm, còn đây mà không còn đây. Dấu tích, chẳng qua là do nơi người sau giữ lại hoặc khởi họat từ tâm tưởng. Như Tuệ Trung một lần nhìn chiếc thuyền gác mái bên bãi cát ven sông mà liên tưởng hành trình vô tung biệt tích của tiền nhân:

“Tạ Tam nay đã không tin tức
Để chiếc thuyền trơ bãi cát này.” (1)

Giang hồ một thuở đã phỉ chí bình sinh. Lữ khách neo thuyền lên non ẩn tích.

Hình ảnh chiếc thuyền không, ghếch mình lên cát chính là ẩn dụ “qua sông bỏ bè” được nói trong kinh Phật (2).

Nhìn chiếc thuyền mà man mác hoài niệm cổ nhân một thời. Hoài niệm ở đây không phải là nỗi buồn thông thường của thế nhân. Chỉ là cảm khái về một hành trạng, một tâm thức xả ly siêu tuyệt tương ứng với sở hành sở đắc của tự thân.

Đã lên bờ rồi, còn mang thuyền theo làm gì!

Lên đường, là để đi đến chỗ tuyệt cùng cao thẳm.

Tiễn người đi, là tiễn đến nơi không bờ không bến.

Không buồn đau, không nuối tiếc. Chỉ là chút u hoài vu vơ trong một thoáng mơ mòng, chiêm bao.

California, ngày 22 tháng 02 năm 2021

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

______________



(1) Bài “Giang hồ tự thích” của Tuệ Trung, được trích từ “Tuệ Trung Ngữ Lục”, bản dịch của Thiền sư Thích Thanh Từ (trong “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải,” 1996).

(Trích):

VUI THÍCH GIANG HỒ

Tâm xưa hồ hải chửa từng khuây
Ngày tháng như tên dường tợ thoi.
Gió mát trăng thanh sanh kế đủ
Non xanh nước biếc nếp sống đầy.
Sáng sớm giương buồm băng nước thẳm
Chiều nâng sáo thổi cợt khói mây.
Tạ Tam nay đã không tin tức
Để chiếc thuyền trơ bãi cát này.

Thiền sư Thích Thanh Từ chú thích về nhân vật Tạ Tam như sau:

“Tạ Tam là Tạ Tam Lang, tức Thiền sư Huyền Sa Sư Bị, lúc còn cư sĩ ông là một người thả thuyền câu dưới sông, vui thú giang hồ nay đầu ghềnh mai cuối bãi. Đến ba mươi tuổi ông đem thuyền lên bãi để, rồi bỏ đi tu, sau trở thành một Thiền sư nổi tiếng.” (ngưng trích)

Một bản dịch khác rất hay, đã được phổ biến từ đầu thập niên 1970s, của Trúc Thiên, trích từ “Tuệ Trung Ngữ Lục,” xuất bản tại Sài-gòn năm 1968:

“Giang hồ tâm ấy chửa từng lau
Ngày tháng như thoi như bóng câu
Gió mát trăng thanh luôn vẫn đó
Non xanh nước biếc thiếu gì đâu
Chiều nghiêng sáo thổi sương lồng khói
Sớm cuốn buồm phăng sóng bạc đầu
Tăm bóng Tạ Tam nay vẫn bặt
Thuyền không bỏ đó gối cồn nâu.”

(2) “Nhữ đẳng tỳ-kheo, tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp.” Dịch: Các thầy tỳ-kheo nên biết rằng pháp của ta như ví dụ về chiếc bè; pháp còn nên buông xả, huống gì phi pháp. (Kinh Kim Cang, Đoạn 6 – Chánh Tín Hy Hữu). Ở đây chỉ nhắc đến hai chữ “phiệt dụ” (ví dụ về chiếc bè) chứ không nói rõ ý nghĩa của ẩn dụ này; nhưng từ những lần thuyết pháp khác của đức Phật trước đó, người đọc tự hiểu rằng người thực hành chánh pháp không nên cố chấp về sở tri, sở đắc của mình, giống như người qua sông, phải bỏ bè lại, không vác theo mình mọi nơi.






    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.172.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...