Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận bàn Phật pháp »» Khế lý và khế cơ »»

Luận bàn Phật pháp
»» Khế lý và khế cơ

Donate

(Lượt xem: 8.904)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khế lý và khế cơ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hết thảy các pháp Đại thừa, Tiểu thừa và Nhân Thiên thừa mà đức Như Lai đã nói trong suốt một đời đều là tùy thuận theo nhân duyên và căn tánh của chúng sanh mà nói, hoặc có pháp khế hợp với lý nhưng chẳng thể khế hợp khắp mọi căn cơ, hoặc có pháp khế hợp với mọi căn cơ nhưng chẳng thể khế hợp với lý một cách triệt để. Chỉ duy trừ pháp môn Tịnh độ mà đức Thế Tôn nói mới khế lý lẫn cơ, nên có thể độ khắp ba căn, trọn thâu vạn loại, lợi độn đều có thể tu, đều có thể vãng sanh thành Phật, đều có thể liễu sanh tử ngay trong một đời này. Thế mới biết pháp môn Tịnh độ vô cùng lớn lao, không có pháp nào nằm ra ngoài phạm vi của pháp này mà có thể độ trọn hết thảy chúng sanh một cách rốt ráo.

Ấn Quang tổ sư bảo: “Pháp môn Tịnh độ ví như trời che khắp, như đất nâng đều. Không một pháp nào chẳng được kiến lập từ pháp này, không một ai chẳng được pháp này un đúc.” Nếu không có pháp môn Tịnh độ thì bản hoài xuất thế độ sanh của đức Như Lai bị khuất lấp chưa được thông suốt, đại pháp khiến cho chúng sanh được liễu thoát sanh tử ngay trong một đời còn bị ẩn kín chưa được tỏ bày. Do vậy, đức Như Lai khởi lòng Vô Duyên Đại Từ, vận dụng tâm Đồng Thể Đại Bi, đặc biệt phát khởi ra lời nguyện “Mười Niệm tất vãng sanh” nhiệm mầu thành thủy thành chung để giúp chúng sanh lúc lâm chung thành tựu đại quy mô ”tâm làm Phật, tâm là Phật” mà nhập vào Nhất thừa Nguyện hải của A Di Đà Phật mà vãng sanh Cực Lạc, liễu sanh thoát tử, một đời thành Phật.

Nguyện “Mười Niệm tất vãng sanh” của A Di Đà Phật như thuốc A-dà-đà trị chung vạn bệnh, khiến cho khắp cả phàm lẫn thánh đều nhờ vào đây mà thành tựu đạo nghiệp, hiển bày rõ ràng bản hoài xuất thế độ sanh của hết thảy chư Phật! Nếu đức Di Đà Như Lai chẳng phát ra lời nguyện này, thì chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng trong đời Mạt pháp không một ai có thể liễu thoát sanh tử ngay trong một đời. Vì thế, đối với pháp môn này mà chẳng tin, chẳng tu, thì thật là chuyện rất đáng tiếc, rất đáng buồn thương.

Nguyện “Mười Niệm tất vãng sanh” của kinh này bảo: Khi con thành Phật, chúng sanh ở trong mười phương thế giới sau khi nghe danh hiệu của con, họ chỉ cần thành tâm, tin tưởng sâu xa, ưa thích tu học pháp môn Niệm Phật mà con đã chỉ dạy họ, rồi dùng cái tâm thuần nhất, không xen tạp, đem hết thảy các căn lành công đức mà bản thân đã tu tập được trong pháp môn này hướng về mục tiêu phát nguyện sanh về cõi nước của con. Bất luận là người ấy niệm Phật nhiều hay ít, thậm chí lúc lâm chung, họ chỉ niệm được mười câu “A Di Đà Phật” cũng đều được vãng sanh về Thế giới Cực Lạc. Nếu họ tu đúng pháp con dạy như vậy, lại không được vãng sanh, con thề quyết không thành Phật. Nhưng, duy trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch như là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu, lại thêm vào phạm tội phỉ báng chánh pháp, tức là dùng lời nói và hành động thô ác dù trực tiếp hay gián tiếp để phá hoại, công kích Phật pháp, những hạng người này sẽ không được vãng sanh.

Nếu chúng ta đem nguyện “Mười Niệm tất vãng sanh” so sánh với hết thảy các nguyện và các pháp khác thì nguyện này là chân thật nhất trong hết thảy các nguyện, là pháp viên đốn nhất trong hết thảy các pháp; vì sao? Bởi vì nguyện này nói lên đầy đủ, trọn vẹn tông yếu của Tịnh độ pháp môn, đó là “Phát Bồ-đề tâm, Tín-Nguyện trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tịnh độ.” Nói cách khác, pháp môn này lấy ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh làm tông.

“Chí tâm tin vui” là “Tín” mà trong Quán kinh gọi là chí thành tâm và thâm tâm. “Chí tâm” là tâm chân thành cung kính, thật thà, trân trọng phát xuất ra từ sự tột cùng của nguồn tâm, tận cùng của sự chân thật nhất trong tâm mình. “Tín” là niềm tin thật thà, chân thành, viên mãn, trung tín hết lòng, không có một chút nghi ngờ, không có một mảy may hư dối, vững chắc bất động, không gì có thể phá hoại nỗi niềm tin này. “Vui” là ưa thích, mong muốn, yêu mến, sung sướng, vui vẻ, mừng rỡ. Như vậy, “Chí tâm tin vui” là tấm lòng chân thật, thành thực trọn vẹn, tấm lòng mong mỏi yêu thích, tấm lòng hoan hỷ mừng rỡ, trân trọng cung kính đối với pháp môn Niệm Phật. Dùng cái tâm như thế để tin yêu, ham thích sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà thì đó mới gọi là “Chí tâm tin vui.” Lại nữa, “Tín” còn có nghĩa là tin thế giới chúng ta đầy dẫy những sự khổ đau, tin Thế giới Cực Lạc là vui sướng. Tin ta là nghiệp lực phàm phu chẳng thể cậy vào tự lực của mình để đoạn hoặc chứng chân, hòng liễu sanh thoát tử. Tin A Di Đà Phật có đại thệ nguyện, nếu có chúng sanh nào một dạ niệm danh hiệu Phật cầu sanh cõi Phật, người ấy lúc mạng chung, Phật chắc chắn sẽ rủ lòng từ bi mà tiếp dẫn sanh về Tây Phương.

“Có được căn lành, tâm tâm hồi hướng” là Phát Bồ-đề tâm mà Quán kinh gọi là “Hồi hướng phát nguyện tâm.” Câu “có được căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con” là nói đến “Nguyện và Hạnh.” Nguyện là lòng mong muốn mau thoát lìa thế giới khổ sở này, nguyện mau vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thành Phật để phổ độ chúng sanh. Hạnh là chí thành khẩn thiết, thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật, thời thời khắc khắc chớ để tạm quên. Tùy theo bản thân rảnh rỗi hay bận bịu mà lập khóa trình tu hành; sáng tối đều đối trước Phật lễ bái, trì tụng, niệm Phật, lấy công đức đó hồi hướng vãng sanh Cực Lạc. Ngoài ra, trong những lúc đi, đứng, ngồi, nằm và làm việc chẳng cần phải dùng đến tâm thì đều khéo léo dụng công niệm Phật. Lúc ngủ nghĩ, hoặc lúc áo mũ không chỉnh tề, hoặc đang lúc rửa ráy, thay đổi quần áo, đại tiện tiểu tiện, hoặc đến chỗ không sạch sẽ đều nên thầm niệm, chẳng nên niệm ra tiếng. Niệm thầm có cùng một công đức như niệm ra tiếng. Bất luận niệm lớn tiếng hay niệm nhỏ tiếng, niệm kim cang (tức là niệm có tiếng nhưng người bên cạnh không nghe được), niệm thầm trong tâm, đều phải niệm cho rõ ràng rành rẽ trong tâm, miệng niệm cho rõ ràng rành rẽ, tai nghe cho rõ ràng rành rẽ. Nên niệm bốn chữ “A Di Đà Phật” để khỏi bị nhiều chữ khó niệm. Niệm Phật như thế thì tâm chẳng rong ruổi theo cảnh trần bên ngoài, vọng tưởng bên trong dần dần ngừng dứt, Phật niệm dần dần thuần thục, công đức niệm Phật như vậy rất lớn lao!

Ấn Quang tổ sư dạy: “Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp, phải cầu nơi cung kính. Có một phần cung kính liền tiêu được một phần tội nghiệp, tăng một phần phước huệ. Có mười phần cung kính, tiêu được mười phần tội nghiệp, tăng mười phần phước huệ.” Con người tu phước hay tạo nghiệp nói chung chẳng ngoài sáu căn, ba nghiệp. Sáu căn chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Năm căn trước thuộc thân nghiệp, ý căn sau cùng thuộc về tâm. Nếu đời này chúng ta hết lòng chân thành cung kính chuyên tu tịnh nghiệp, nhiếp thủ sáu căn, tịnh niệm tiếp nối thì mới có thể cậy vào Phật từ lực gia trì, đới nghiệp vãng sanh Tây Phương. Hễ được vãng sanh bèn siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, vĩnh viễn lìa các khổ, chỉ hưởng những sự vui thật sự. Còn nếu như chúng ta chẳng cung kính mảy may thì việc tụng kinh, niệm Phật chỉ có ích lợi cho đời sau; nhưng trước hết trong đời này phải chịu cái tội khinh nhờn mà bị đọa lạc trong tam đồ bao nhiêu kiếp! Tội trả hết rồi, sẽ nhờ vào nhân lành của việc tụng kinh niệm Phật trong đời này mà trở lại thế gian để được nghe pháp tu đạo, ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử trong các đời sau. Vì thế, ngoài chánh hạnh niệm Phật ra, chúng ta còn phải tu Tịnh Nghiệp Tam Phước để tích lũy thiện căn. Sáu căn đều thiện thì mới phát sanh ra diệu quả và các điều lành khác. Vậy, thiện căn là cội gốc của mọi sự lành nơi ba nghiệp thân, khẩu, ý kiên cố, chẳng thể nhổ trốc gốc được.

Thế nào là Tịnh Nghiệp Tam Phước? Trước hết, người niệm Phật phải “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng.” Nói rộng ra ý nghĩa của câu “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng ” là làm tận hết bổn phận của chính mình đối với mọi người. Nếu làm cha mẹ thì phải nhân từ thương yêu, dưỡng dục đối với con cái; làm con thì phải hiếu dưỡng, kính thuận đối với ông bà cha mẹ; làm anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, che chở, dạy dỗ em nhỏ; làm em thì phải cung kính, vâng lời anh chị lớn; làm chồng vợ thì phải hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau; làm chủ thì phải nhân từ, công bằng đối với người làm công; làm tớ thì phải trung thành đối với chủ v.v... Kế đó, người niệm Phật còn phải nên tu Thập Thiện Nghiệp, tức là thân chẳng làm chuyện sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng chẳng nói dối, thêu dệt, nói đôi chiều, nói lời ác. Tâm chẳng khởi niệm tham dục, nóng giận, ngu si.

Người niệm Phật phải xả ly tâm phân biệt, chấp trước, tức là chẳng cần biết người khác có trọn hết bổn phận đối với mình hay không, riêng mình thì phải luôn làm trọn hết bổn phận của mình với họ. Nếu chúng ta có thể đối với hết thảy mọi người trong gia đình và xả hội trọn hết tình nghĩa, tận hết bổn phận thì mới đáng gọi là thiện nhân. Bởi do tâm thiện xứng hợp với tâm Phật, nên thiện nhân niệm Phật cầu sanh Tây Phương chắc chắn cảm được từ lực tiếp dẫn của Phật, khi lâm chung liền được vãng sanh. Ngược lại, những người tuy thường niệm Phật, nhưng tâm chẳng nương theo thiện đạo, chẳng tận hết bổn phận của mình đối với cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè, xóm làng v.v... thì nơi Tự tâm của mình ắt phát sanh nhiều chướng ngại trái nghịch với Phật tâm; do đó, dù Phật có rủ lòng từ bi thương xót cho mình, nhưng cũng không có cách nào để tiếp dẫn mình được!

Hơn nữa, người niệm Phật phải nên hết lòng tìm cách khuyên lơn cha mẹ, anh chị em, vợ con, xóm làng, thân hữu thường niệm Phật. Bởi vì bản thân mình biết rõ cái lợi ích của niệm Phật vô cùng lớn lao, thì nỡ lòng nào để cho cha mẹ, họ hàng quyến thuộc và bạn bè của mình chẳng được hưởng lợi ích này hay sao? Huống chi hiện tại chúng ta đang sống trong cõi đời ác khổ, thiện ít ác nhiều nên thiên tai, động loạn và các tai nạn nước, lửa, giặc, trộm, oan gia trái chủ hãm hại v.v… xảy ra khắp nơi, đến nỗi không có cách gì đối phó được. Nếu mọi người đều thường niệm Phật thì chắc chắn sẽ được Phật từ bi che chở, gặp chuyện dữ cũng hóa lành, nghiệp chướng tiêu tan, phước lành tăng trưởng, trí huệ rạng ngời. Hơn thế nữa, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây Phương chính là thành tựu cho họ tương lai sẽ thành Phật, công đức này rất lớn! Dùng công đức này hồi hướng vãng sanh Tịnh độ, ắt sẽ được mãn nguyện.

Hằng ngày chúng ta làm những công đức lành như tụng kinh, niệm Phật, trì chú, lễ bái, sám hối, trợ niệm, cứu tai nạn, giúp kẻ nghèo v.v...; mọi thứ công đức lành làm được dù lớn hay nhỏ gì đều phải nên hồi hướng vãng sanh Tây Phương, chớ nên cầu phước báo nhân thiên, danh văn lợi dưỡng trong đời này hay đời sau mà mất phần vãng sanh. Vì sao? Vì một khi việc sanh tử trọng đại chưa giải quyết xong mà phước báo càng lớn thì nghiệp chướng sẽ càng nặng. Hễ bị tái sanh lần nữa thì khó hòng thoát khỏi bị đọa vào trong ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chúng ta phải biết, muốn có được thân người, lại được gặp pháp môn Tịnh độ liễu thoát sanh tử là việc vô cùng khó trong ngàn vạn kiếp. Nay chúng ta có được thân người, lại được gặp pháp môn Tịnh độ thì chớ nên để nó luống qua trong đời này. Phật thị hiện trong đời, dạy cho chúng ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương là để chúng ta liễu thoát sanh tử ngay trong đời này. Người niệm Phật không có trí huệ, chẳng cầu sanh Tây Phương, lại cầu phước báo nhân thiên thì chính là làm trái nghịch với lời Phật dạy, nên việc niệm Phật chỉ giống như là đem một viên bảo châu vô giá trong khắp cõi đời đổi lấy một cục kẹo; đó chẳng phải là đáng tiếc lắm sao?


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Vầng sáng từ phương Đông


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.101.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...