Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tự viện đó đây »» Tổ Đình Sắc Tứ Linh Quang »»

Tự viện đó đây
»» Tổ Đình Sắc Tứ Linh Quang

Donate

(Lượt xem: 6.406)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tổ Đình Sắc Tứ Linh Quang

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tổ Đình Sắc Tứ Linh Quang tọa lạc tại số 133, ấp Đa Thiện , khóm Lạc Thành, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng khơi nguồn đạo Phật tại Đà Lạt - Lâm Đồng. Năm 1914, thế chiến thứ I bùng nổ ở Châu Âu. Do đường giao thông bị cắt đứt không thể trở về chính quốc, người Pháp tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam phải tìm một nơi nghỉ hè khác. Thế là, sau bao nhiêu năm yên nghỉ kể từ khi được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện (1893), vào năm 1900, toàn quyền Daul Doumer đã cho thành lập nơi nghỉ mát Đà Lạt, được người Pháp đổ xô tìm đến. Từ năm 1915, các công trình hạ tầng cơ sở được người Pháp gấp rút xây dựng. Vì thế họ đã mộ nhiều lao động bản xứ đến từ các tỉnh miền Trung như: Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… Thời gian đầu, các người lao động làm thuê cho người Pháp, sau đó họ định cư lâu dài trên vùng đất mới này. Tuy nhiên, đến năm 1923, dân cư Đà Lạt cũng chỉ khoảng 1.500 người.

Trong bối cảnh đó, vào năm 1921, Hoà Thượng Thích Nhơn Thứ thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1894), người ở Phú Yên, pháp danh Tâm Trung, tự Từ Lý thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 43, theo chân những người di dân từ Khánh Hoà vào, đã đặt chân đến Đà Lạt. Hơn một thế kỷ trước, nơi đây chỉ là rừng thiêng thú dữ, quanh năm sương mù rét lạnh, dân cư thưa thớt. Sau khi tìm được một khu đất hẻo lánh rộng khoảng 1ha trên một ngọn đồi chưa có người khai phá (nay thuộc Ấp Đa Thuận, P.6, TP. Đà Lạt), Ngài dừng chân và tạo dựng một ngôi thảo am nhỏ để tu tập. Ban đầu Ngài có ý định dựng chùa gần khu Hoà Bình, cạnh cầu An Hoà (phường 1 ngày nay), nhưng ngài nhìn thấy gần đường Cầu Quẹo (số 4 đường Hai Bà Trưng ngày nay) có nghĩa trang đầu tiên, nên Ngài quyết định dựng chùa tại đây để cầu siêu tế độ cho hương linh những người quá cố. Sau đó, Ngài đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Phước Tường (Tổ đình Thiên Bửu - Ninh Hòa), Hòa thượng Thích Từ Nhãn (Tổ đình Bát Nhã - Tuy An - Phú Yên) và Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện (chùa Linh Quang - Diên Khánh) đồng chứng minh đặt tên cho ngôi thảo am này là: “Linh Quang Tự”. Từ đó, Hoà thượng bắt đầu hoằng dương chánh pháp, khai nguồn đạo Phật tại vùng đất Lâm Đồng (lúc này còn mang tên là tỉnh Đồng Nai Thượng). Vì thế, chùa Linh Quang được xem là ngôi Tổ đình đầu tiên của Đà Lạt và Hòa thượng Nhơn Thứ là vị Tổ khai sơn Phật giáo Lâm Đồng nói riêng và Phật giáo vùng cao nguyên nói chung.

Ngày 11 tháng 3 năm 1933, được các phật tử Đỗ Sinh, Trần Văn Tài, Trương Văn Nhàn, Nguyễn Văn Nhạn và Lê Văn Cam hỗ trợ tài vật cúng dường, Hòa Thượng cho xây dựng lại chùa Linh Quang được khang trang hơn bằng vách ván ngo, mái lợp tôn, với kích thước bề ngang 7m, bề dọc 7m, bề cao 6m, có lập bản vẽ trình chính quyền Pháp, được chấp thuận với giấy quyết định ghi: “Cho phép khởi hành xây dựng chùa và chuyển giao cho người nộp đơn theo đúng các kích thước ghi trong bản vẽ. Thị trưởng: A. Darles ký ngày 11 tháng 3 năm 1933.” (Bản vẽ đó hiện nay vẫn còn).

Do cảm mến đức độ của Hoà Thượng và được biết chùa Linh Quang là ngôi chùa đầu tiên tại vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ”, tỉnh Đồng Nai Thượng nên vào ngày 27 tháng 9 năm 1938 (niên hiệu Bảo Đại thứ 13), Đức Đoan Huy Hoàng thái hậu và vua Bảo Đại đã ban biển ngạch Sắc tứ cho chùa. Biển ngạch ghi rõ: “Sắc Tứ Linh Quang Tự, Bảo Đại thập tam niên, cửu ngoạt nhị thập thất nhựt, Lễ Công bộ Đại thần Tôn Thất Quảng cung khắc”. Đến nay, tuy biển ngạch Sắc tứ không còn do bị cháy trong cuộc tổng tiến công Tết năm Mậu Thân (1968) nhưng quyết định ban Sắc tứ do Tham Tri Bộ Lễ Tôn Thất Quảng trình tấu vẫn còn lưu giữ. Trong đó ghi rõ: “Thần bộ khâm phụng ý chỉ Đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu nên Sắc tứ biển ngạch cho chùa Linh Quang thuộc làng Dalat ở Haut - Donnai. Khâm thử khâm tuân. Thần bộ tuân phụng. Vậy chùa Linh Quang xin cho một bức biển ngạch theo thước: bề cao 5 tấc 8 phân tây, bề ngang 1 thước 1 phân tây, bốn phía chạm giao ba, đều sơn son thếp vàng. Vậy kính tâu Đức Hoàng Thượng, Hậu Phụng đỗng tất. Nay kính tâu: Thần Tôn Thất Quảng. Đồng Nai Thượng tỉnh, cung lục Lý trưởng làng Dalat và Trần Xin-Trụ Trì chùa Linh Quang tuân phụng”.

Tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 1 hecta, khi được xây dựng lại vào năm 1972, Tổ đình Linh Quang có lối kiến trúc cổ kết hợp giữa nghệ thuật Trung Hoa và Việt Nam: mái kép uốn cong, tại bốn góc của nóc chùa có trạm trổ hình Long Lân Quy Phụng cùng các con giao uốn lượn được ghép bằng nhiều mảnh sành sứ. Từ phía mặt đường Hai Bà Trưng, qua một chiếc cổng xây có biển hiệu “Linh Quang Tự”, tiền diện chùa Linh Quang hướng về phía Đông Bắc, chánh điện được xây dựng theo hình chữ “Đinh” dài 20m, rộng 15m gồm 3 gian nhà kết cấu liên thông nhau. Ngôi nhà tiền sảnh có lối kiến trúc 3 gian, 2 chái có mái kép. Từ phía ngoài nhìn vào, trên hai đầu đỉnh nóc có gắn hai con rồng theo thế “hồi long”, cùng chầu vào một mặt hổ phù. Phía trên mặt hổ phù là bánh xe chuyển pháp luân. Trên các đầu đao của mái trên là các cặp lưỡng phụng, lưỡng long chầu vào. Ở hai đầu đao mái dưới là một cặp lưỡng long vươn ra. Khoảng giữa của hai mái là các bức trang trí hồi long đối xứng qua biển hiệu bằng chữ Hán “Linh Quang Tự” màu xanh trên nền hoa văn hình chữ Vạn cách điệu màu đỏ. Tiền diện chùa có 4 trụ đắp rồng và sát hai trụ cột ngoài cùng là hai mảng tường hẹp đắp nổi phong cảnh trong vườn Lộc Uyển. Chạy suốt phần chắn mái là một bức lam có khắc hoa văn hình chữ Vạn. Có 3 cửa chính vào trong nội điện, phía trên cửa giữa là dòng chữ “Chùa Linh Quang”.

Chánh điện thờ tượng Đức Phật Bổn Sư ngồi trên tòa sen hào quang tỏa sáng, dưới tán bửu táng. Hai bên thờ đức Văn Thù, Phổ Hiền, Hộ Pháp và Tiêu Diện. Ngoài ra, còn có một quả chuông U Minh nặng 135kg. Sau chánh điện là nhà Tổ thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chư vị Hòa Thượng Tổ sư, hai bên thờ chư vị nam nữ hương linh. Phía sau Tổ đường là dãy nhà Tăng gồm 12 phòng trệt, một phòng trên lầu và tàng kinh các, được xây dựng vào năm 1990. Sau Tăng phòng là một khu đất rộng 4000m2 trồng hoa và rau quả. Phía bên phải chánh điện là khu vườn tháp gồm có ba ngôi Bảo tháp của Hòa Thượng khai sơn và những vị trụ trì thừa kế, được Thượng tọa trụ trì trùng tu vào năm 2010 theo lối kiến trúc điêu khắc của Huế. Công trình nổi bật nhất trong khuôn viên chùa là khu tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên thị hiện trên thân rồng dài 100m, đường kính 2m uốn lượn quanh chùa, có hai lân chầu và một tượng rùa vàng đội đỉnh lư đồng. Đối diện bên kia là cảnh vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sanh, có tượng voi trắng sáu ngà cao 3m, dài 6m, và cảnh Thái tử Tất Đạt Đa thắng ngựa Kiền Trắc cùng hậu cận Xa Nặc vượt thành xuất gia. Phía trước chùa có con đường uốn cong dài 200m, có đắp 10 bức tranh về lược sử Đức Phật từ sơ sanh đến nhập diệt, 5 vị Tổ Thiền tông từ Tây Thiên, Đông Độ đến Việt Nam và cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh…Các công trình này đều được thực hiện vào năm Canh Thìn (2000), năm bản lề của thế kỷ 21. Rồng dài 100m tượng trưng cho một thế kỷ hưng thịnh và trường tồn của Đạo pháp và dân tộc.Hiện tại, chùa đang khởi công đại trùng tu ngôi chánh điện và nhà Tổ. Dự kiến trong tương lai sẽ tiến hành xây dựng tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng Phật Di Lặc cao 18m, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, giảng đường, tháp thờ linh cốt… và một số công trình phụ.

Ngoài việc được biết đến là ngôi Tổ đình đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng, chùa còn là một địa danh tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng, luôn hiện diện trong hành trình của những khách hành hương khi đặt chân đến tham quan thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, Tổ đình Linh Quang còn là một địa điểm thường xuyên tích cực đi đầu trong công tác từ thiện xã hội nhằm thể hiện tinh thần phụng sự Đạo pháp và dân tộc, tiếp nối hạnh nguyện mà Hòa thượng khai sơn và chư Tổ tiền bối đã làm trước kia, được các thế hệ hậu lai duy trì phát huy, Tổ ấn trùng quang, ngõ hầu làm lợi lạc cho mọi loài chúng sanh, báo Phật ân đức, kế vãng khai lai, lưu truyền hậu thế.

Mãn Đường Hồng
(Ghi lại từ tư liệu của Tổ Đình cung cấp)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Hạnh phúc khắp quanh ta


Phúc trình A/5630


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.87.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...