Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật giáo »» Cái chết của những giá trị »»

Tiểu luận Phật giáo
»» Cái chết của những giá trị

Donate

(Lượt xem: 7.258)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Cái chết của những giá trị

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Văn chương chữ nghĩa ngày nay như là một gánh nặng mà hầu hết cộng đồng xã hội tránh xa như từng tránh xa những thực phẩm độc hại. Họa hoằn lướt vài dòng trên một trang báo; ít khi đọc hết một bài độ chừng vài trang giấy.

Người ta viện lý do không có thời gian, cuốn sách không có gì để đọc, nội dung nhạt nhẽo. Có lẽ nội dung không khích động, không tạo hưng phấn, không kích hoạt cảm xúc…

Trước 1975, nhà sách Khai Trí là một trong những điểm thu hút bạn đọc, nơi móc túi dân nghiện đọc sách, không chỉ học sinh, sinh viên, giới lao động cũng say mê tranh thủ đọc sách báo mỗi khi ngưng việc. Bác cyclo sung sướng vắt chân chữ ngũ nằm trên xe dưới tán cây bên vệ đường đọc kiếm hiệp Kim Dung. Sạp sách báo cũ cho thuê cả truyện thiếu nhi, Anh hùng xạ điêu…Nhà xuất bản Võ Tánh không kịp in thơ văn của những tác giả đương đại. Loại sách khô khốc của những tư tưởng triết gia trong và ngoài nước cũng bán chạy như tôm tươi. Bùi Giáng là thần tượng của những người chuyên đi trên mây, thế mà vẫn không thiếu các chàng, cô nàng súng sính trên tay tập “Mưa nguồn”, kể cả “Hố thẳm tư tưởng” của Phạm Công Thiện.

Miền Nam lúc bấy giờ đối với những cư dân phố thị - chiến tranh như là hương vị của cuộc sống như rau sống kèm với gỏi cuốn trong một bữa ăn. Khói lửa đâu đó ngoài biên cương của những ai có trách nhiệm đấu đá, dân phố thị vẫn vô tư bên gói capstan, ly cà phê đen và cuốn sách nhàu nát trên tay, chúng trở thành mode vô tư bất cần đời cho dù cái chết sát vành tai. Mỗi lần mở miệng trao đổi là văn chương chữ nghĩa, như chữ nghĩa “thâm nho” xuất phát từ cửa miệng mấy “O” miền Bắc pháo kích lẫn nhau. Nhà nhà làm thơ đọc sách, người người đọc sách làm thơ… Chả lẽ đó là cách cho họ quên đi chiến tranh đang cày xới quê hương, tử thần đang làm bạn với họ?

Đột nhiên sau 1975, cuộc sống đảo lộn mọi thứ, đảo lộn kinh tế, đảo lộn giáo dục, đảo lộn giá trị đồng tiền để rồi đảo lộn cả giá trị và kiến thức của con người. Tâm lý chung, ai đâu có thì giờ ngồi đó mà văn ôn võ luyện. Từ thời bo bo bột mỳ giờ tiến lên cơm trắng nước trong, chữ nghĩa vẫn còn nằm xa tầm với của đầu óc. Sách vở trở thành xa lạ và cũng là xa xí phẩm khi mà cuốn sách hơn tiền mua một ký gạo. Đó là những ai đã từng bà con với 24 chữ cái, chưa nói tới lũ trẻ bị nhồi nhét dạng chữ ma quái khi đọc lên, cha mẹ trở thành người dưng của cháu con.

Xã hội đã vậy, trong tôn giáo, ngoài một số ít tu sĩ trong ngành giáo dục, nghiên cứu và một bộ phận đang cố trang bị cho mình một học hàm học vị buộc phải cần đến con chữ, còn lại, sách vở trở thành vật vướng víu chân tay thay vì để cầm những đồng tiền có mệnh giá lớn hơn những loại sách có giá trị không kém.

Chính vì thế, sau Vesak 2019, những bộ sách như: “Thông Điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc” – “Lãnh Đạo bằng chánh niệm vì Hòa bình bền vững” – “Phật giáo và Giáo dục Đạo đức toàn cầu” – “Quan điểm Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0…” và còn hàng chục tập sách in ấn giá trị và công phu biên tập diễn dịch để biếu tặng làm quà cho hàng ngàn đại biểu trên 5 khách sạn đều bị bỏ lại, nhân viên khách sạn thu gom thành núi khi dọn vệ sinh. Chắc chắn số tiền bỏ ra in không nhỏ. Ban tổ chức có dự đoán được kết quả này chăng? Có thấy được nỗi vô tình lạnh lùng khi tên tuổi của tác giả, dịch giả trở thành vật cản trở dưới chân người bước qua?

Trong cuộc sống còn vô số giá trị tinh thần mà xã hội ngày nay bị xem nhẹ; chính vì thế mà những di tích lịch sử, văn học lịch sử bị lãng quên, thậm chí giá trị tâm linh trong tôn giáo cũng bị đánh đổi bởi những giá trị cầu lợi.

Con người ai cũng phải chết, vũ trụ vạn vật cũng phải chết dưới dạng đổi thay, chả lẽ giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị tâm linh làm nền tảng kế thừa cũng phải chết một cách đau thương khi mà người làm văn hóa o bế, gọt dũa, trang trí cho xứng với giá trị nội dung vốn có của nó?

Nhìn núi sách báo bị vất bỏ không thương tiếc sau lễ hội, ước gì được gom lại để hằng ngày ngắm nhìn cái chết tức tưởi của giá trị văn hóa như những cái chết thiếu giá trị làm người hiện nay!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Cho là nhận


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.53.196 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...